0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP (1946 – 1950)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LICH SỬ LỚP 12 THI TỐT NGHIỆP THPT (Trang 25 -27 )

TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP (1946 – 1950)

Câu 1. Trình bày nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ và nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

- Do thực dân Pháp bội ước tấn công ta :

• Sau Hiệp định sơ bộ 6 – 3 - 1946 và Tạm ước 14/9/1946, thưc dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng Lạng Sơn, nhất là Hà Nội (tháng 12 – 1946).

• Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

• Do dã tâm xâm lược của Pháp, đêm 19- 12 – 1946, Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Nội dung đường lối, kháng chiến chống Pháp của Đảng :

Thể hiện trong các văn kiện : Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung

ương Đảng (12 – 12 - 1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19 – 12 - 1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9 - 1947). Đó là cuộc kháng chiến của toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân : Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, từ quan

điểm”cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Kháng chiến toàn diện : Do địch đánh ta toàn diện chúng ta phải chống lại toàn diện.Cuộc

kháng chiến bao gồm cuộc chiến đấu trên tất cả các mặt trận quân sự, chình trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến”, vừa “kiến quốc”, tức vừa xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

Kháng chiến lâu dài : So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh

hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, đánh lâu dài ta phát huy yếu tố tinh thần chính nghĩa và khắc phục các mặt yếu khác, phát triển lực lượng, tiến lên đánh bại kẻ thù.

Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế : Vì bất cừ cuộc chiến

tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng nước đó, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào, tuy nhiên cũng phải coi trọng yếu tố bên ngoài.

Câu 2. Trình bày cuộc chiến đấu anh dũng của quân ta ở Hà nội các đô thị miền Bắc và ý nghĩa của của nó.

- Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19 – 12 – 1946, cuộc chiến đấu bắt đầu, nhân dân lập chướng

ngại vật, chiến lũy chống giặc. Trung đoàn Thủ đô được thành lập và những trận đánh quyết liệt diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, Bưu Điện …. Sau 2 tháng chiến đấu, quân ta rút ra căn cứ an toàn (2 – 1947).

- Ở các đô thị Bắc Giang, Bắc Ninh, Huế, Đà Nẵng… quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

- Ý nghĩa :

- Tiêu diệt sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chận đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

- Cơ quan đầu não của Đảng được chuyển lên Việt Bắc an toàn, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu cuộc kháng chiến lâu dài được vận chuyển thành công ra các căn cứ.

Câu 3. Trình bày âm mưu của Pháp, diễn biến và ý nghĩa của Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947

- Tháng 3 - 1947, tướng Bôlaec, cao ủy Pháp ở Đông Dương, vạch kế hoạch tiến công căn cứ Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Chủ trương của ta là “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”

- Diễn biến :

• Ngày 7 – 10 – 1947, Pháp huy động 12.000 quân tấn công Việt Bắc.

Quân ta bao vây, tiến công địch tại Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp

phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã.

Ở mặt trận hướng đông,ta chặn đánh trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau (30

– 10 – 1947).

Ở hướng tây, ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là là trận Đoan Hùng, Khe

Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và ca nô địch.

Phối hợp với Việt Bắc, quân và dân ta trên khắp các chiến trường toàn quốc hoạt động

mạnh, kiềm chế địch, không cho chúng tập trung vào chiến trường chính.

- Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

- Kết quả, ý nghĩa :

• Ta đập tan cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên địch. • Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực trưởng thành.

• Đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, Pháp buộc phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

Câu 4. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện như thế nào?

- Về chính trị, năm 1949, tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành

chánh các cấp và mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.

- Về quân sự, bộ đội chủ lực phân tán gây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh du

kích.

- Về kinh tế, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25%, hoãn nợ, xóa nợ, chia lại ruộng công.

- Văn hóa- giáo dục, tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông,

hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp được xây dựng.

- Ý nghĩa: Tiếp tục xây dựng củng cố hậu phương vững mạnh về mọi mặt để chuẩn bị bước vào

giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Câu 5. Nêu hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.

- Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến :

• Ngày 1 – 10 – 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

• Đầu năm 1950, Trung quốc, Liên Xô, các nước XHCN lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta.

• Tháng 5 – 1950, với sự đồng ý của Mỹ, Pháp đã đưa ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.

- Chủ trương của ta : tháng 6 năm 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên

giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc.

- Diễn biến :

• Ngày 16 - 9 - 1950, ta mở màn đánh Đông Khê. Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.

• Trên đường 4, ta mai phục chặn đánh địch. Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí như Thất Khê, Na Sầm…đường 4 được giải phóng

- Kết quả :

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên.

- Giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân. - Chọc thủng hành lang Đông – Tây, phá vỡ thế bao vây của địch.

- Kế hoạch Rơve phá sản.

- Ý nghĩa :

• Khai thông đường liên lạc của ta với các mước XHCN. • Bộ đội ta trưởng thành.

• Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. • Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Nội dung 3

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LICH SỬ LỚP 12 THI TỐT NGHIỆP THPT (Trang 25 -27 )

×