1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ruộng đất công làng xã dưới triều Nguyễn trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX

26 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Chính sách của nhà Nguyễn đối với ruộng đất công làng xã

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ruộng đất công làng xã ra đời từ rất sơm sinh ra từ các xã nông thôn.Ruộng đất công làng xã khi mới ra đời và bắt đầu phát triển là do các làng xã tựquản, tự chi và cũng tự sử dụng theo tập quán riêng của mỗi làng và được thôngqua hương ước của làng Những thành viên trong làng xã đều xem ruộng đất đónhư tài sản thiêng liêng của làng lưu truyền lại cho bao thế hệ Nên mọi ngườiphải giữ gìn, bảo vệ nó như báu vật thiêng liêng và chỗ dựa cơ bản của chínhsách cộng đồng Do đó, còn tồn tại ruộng đất công làng xã là còn cơ sở đảm bảo

sự cố kết bền chặt các mối quan hệ bên trong cộng đồng

Từ lúc ra đời cho đến thế kỷ XV, quyền sở hữu và quyền tự quản ruộngđất công làng xã là quyền gần như tuyệt đối của mỗi làng Vào đầu thời phépquân điền đặt ra là một thách đố về quyền lợi và quyền sở hữu của nhà nước đốivới dân làng Làng xã đã chịu nhiều nhân nhượng trước sự tấn công của luậtnước về ruộng đất Vào thời Nguyễn, khi đó quyền và tập quyền được khẳngđịnh, chế độ phong kiến nhà nước được phát triển Triều Nguyễn lại can thiệpmạnh hơn vào thế giới tự trị của thôn xã cổ truyền bằng luật ruộng đất, việc ưutiên về khẩu phần và chất lượng cho quan viên chức sắc cao hơn so với thời Lê.Nhưng vòng quay quân cấp chỉ có 3 năm Triều Nguyễn tỏ rõ khả năng to lớncủa đám ruộng công làng xã này trong việc thu thuế, điều động lực dịch, binhlính và sự ổn định xã hội qua sự bất biến của khẩu phần mà người dân vẫnnương tựa

Việt Nam là một nước nông nghiệp cổ truyền Do đó, ruộng đất là tư liệusản xuất hết sức quan trọng Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, từ khitriều Nguyễn thành lập đã hết sức chú trọng tới vấn đề ruộng đất để thúc đẩykinh tế xã hội Đặc biệt là ruộng đất công làng xã – cơ sở cho sự tồn tại của bộmáy nhà nước phong kiến

Bài tiểu luận này, tôi đề cập tới vấn đề “Ruộng đất công làng xã dưới triều Nguyễn trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX” Để thấy được những nét cơ

bản nhất mà nhà Nguyễn đã thực hiện nhằm phát triển loại hình ruộng đất này

Trang 2

Nhà Nguyễn can thiệp sâu vào ruộng đất công làng xã và đưa ra nhiềubiện pháp chính sách để khẳng định quyền sở hữu của nhà nước đối với loạiruộng này Và những kết quả thu được sẽ chứng minh cho ta thấy, chính sách vàbiện pháp của nhà Nguyễn là tiến bộ hay tụt hậu so với sự phát triển của lịch sử.

Trang 3

I Chính sách của nhà Nguyễn đối với ruộng đất công làng xã

Ruộng công làng xã xuất hiện từ rất lâu đời Có ý kiến cho rằng thời Lý

và Trần, ruộng công làng xã là loại “quan điền bản xã” Vào thời nhà Lê, nómang tên là xã dân công điền Ở triều đại các ông vua đều có chính sách quản lýchặt chẽ đối với loại ruộng đất công làng xã để tỏ rõ quyền sở hữu của nhà nướcđối với loại ruộng này Sang thế kỷ XIX, Nhà Nguyễn với quyền lực tuyệt đốitrong tay đã ngày càng can thiệp sâu hơn nữa đối với loại ruộng này NhàNguyễn đã chính thức tuyên bố quyền sở hữu nó là thuộc về nhà nước Để tỏ rõquyền sở hữu của mình, các đời vua nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các chínhsách khác nhau để duy trì, bảo vệ, mở rộng ruộng đất công làng xã

Năm 1803, Triều đình nhà Nguyễn nhắc lại việc cấm các làng xã khôngđược bán đứt hay cầm cố ruộng công “Theo lệ cụ thì công thổ quân cấp cho dânđem bán là có tội” Như vậy, từ những triều đại trước đã thực hiện quyền sở hữucủa mình đối với ruộng đất công làng xã Và đến khi Gia Long lên ngôi sau mộtnăm cũng thực hiện chính sách này Nhà Nguyễn đã chính thức công bố và nhắc

đi nhắc lại quyết định cấm bán ruộng đất công làng xã Ngay năm 1803 sắc chỉghi: “Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làmtrái là có tội Ai mua nhầm thì mất tiền Nếu nhân có việc mà bán cho ngườimướn để chi dùng trong xã thôn thì chỉ hạn trong 3 năm, quá hạn sẽ bị tội nặng.Người nào tố cáo đúng thực thì thưởng cho ruộng nhất đẳng một mẫu, cày cấy 3năm hết hạn trả về dân”(1) Vậy là trên pháp lệnh, Nhà nước tỏ ra kiên quyết vàtích cực ngăn cấm việc bán ruộng đất công làng xã Lệ này được nhắc lại nhiềulần trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX như năm 1844, 1855…

Như vậy lệnh cấm bán ruộng đất công làng xã là biểu hiện của việc nhànước tuyên bố quyền sở hữu của nó đối với loại ruộng đất ấy Mặc dù vậy, taphải nhìn rõ quan điểm rằng tính không thể nhượng bán là thuộc về bất cứ mộtloại tài sản nào thuộc quyền sở hữu công cộng tập thể Bản thân làng xã cũng

Trang 4

yêu cầu tính không thể nhượng bán đối với ruộng đất công của làng Vì vậy lệcấm bán ruộng đất công làng xã trước hết mang mục đích ngăn cấm việc tư hữuhoá nhiều ruộng đất thuộc sở hữu công cộng, chặn đứng sự hao hụt ruộng đấtcông về mặt số lượng, diện tích Vả lại khi nhà nước ra lệnh cấm bán ruộng đấtcông, nhà nước phong kiến Nguyễn chưa bao giờ quy định rõ thêm ai có quyềnđem bán ruộng đất ấy Và điều đó cho ta thấy rằng, đối với ruộng công làng xãhầu như không ai, không tập thể nào có quyền đem bán cả Trong khi đó nhànước lại thừa nhận cho làng xã có thể đem ruộng đất công cho thuê một thời hạnnhất định 3 năm, với điều kiện việc đó là nhu cầu thực sự, thiết yếu của làng xãcủa tập thể.

Năm 1844, Nhà nước đã quy định: “ Từ nay, phàm ruộng đất công các xãthôn, theo đúng lệ định, không được bán đứt, bán cố Nếu xã thôn nào có việcchung khẩn trọng phải đem cầm cố hay cho thuê lấy tiền tiêu dùng thì lý dịch xã

ấy báo khắp hương mục cho đến dân chúng trong xã, nhưng không được quá 3năm Văn khế đem cầm cố phải nhiều người ký tên, điểm chỉ Nếu xã lớn thì vàichục người, nếu xã nhỏ thì 5-6 người ký tên điểm chỉ liền nhau thì mới là việccông của làng”(2)

Khi các công trình công cộng xâm phạm vào ruộng đất công làng xã cũngnhư tư nhân, thì nhà nước có trách nhiệm đền tiền và miễn tô thuế Đối với tất cảcác công trình: “Đàn cao, đàn thấp, miếu, chùa, tích điền, nhà học, thành, ao,đồn, bảo, nhà trạm, đê điều, đường xá, các chỗ lấy đất nung ngói, trông dâu,trồng gai, ở ngoài kinh kỳ mở vào ruộng đất công hay tư được theo hạng miễnthuế, chiểu giá cấp tiền cho”(3) “ Chiểu giá” tức là chiểu theo giá tiền mua bánruộng đất lúc bấy giờ ở địa phương đó Nếu đền bù theo giá bán thì rõ ràng nhànước đã bỏ tiền ra mua lại số ruộng đất đó và chính vì vậy nhà nước đã thừanhận quyền sở hữu các ruộng đất được đền bù ấy không thuộc về nhà nước màthuộc về các tư nhân hay làng xã Gia Long đã thực hiện nguyên tắc quyết địnhđền bù như sau:

Trang 5

Địa phương làm các công

Ở Quảng Bình, đắp thành

Ở Thừa Thiên xây làng

năm 1814

Nhất đẳng:200 quanNhị đẳng:150 quanTam đẳng:100 quan

Ở doanh Quảng Đức: làm lò

nung vào đất vườn 1817 Đất vườn:10 quan mỗi xào

Nguyên tắc đền bù trên được thực hiện nghiêm chỉnh trong suốt thời GiaLong nhưng từ thời Minh Mệnh trở đi, nguyên tắc trên bị vi phạm Năm 1827,Minh Mệnh đã quyết định: ruộng công làng xã chỉ được miễn thuế chứ khôngđược đền bù nữa (ruộng tư vẫn theo lệ cũ) Đây là một hành động mãnh mẽ củavua Minh Mệnh Nó là một sự tuyên bố dứt khoát quyền sở hữu của nhà nướctrên số ruộng đất công làng xã, vì vậy nhà nước không phải đền bù một đồngnào cho làng xã cả Cho nên đây là một sự tước đoạt với làng xã Tuy nhiên,chính sách trên cũng chưa được thực hiện triệt để Năm 1835, khi đào sông PhảLại ở Thừa Thiên, triều đình nhà Nguyễn đã đền bù như sau:

Ruộng lúa: mỗi sào 2 quan, tức mỗi mẫu 20 quan

Ruộng dâu: mỗi thức 20 đồng, tức mỗi mẫu 30 quan

Ta có thể thấy đây là mức đền tiền thấp nhất, rẻ mạt nhất Nhưng dù saovẫn là sự đền bù, do đó phần nào đấy vẫn thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất củalàng xã

Ngoài ra nhà Nguyễn bản thân nó cũng cố giữ số lượng ruộng công khỏi

bị sứt mẻ nhiều Mọi thứ ban cấp ruộng đất trích từ ruộng công ra đều hầu như

Trang 6

bị bãi bỏ hết Riêng việc ban cấp tự điền là còn được duy trì, nhưng cũng bị hạnchế rất nhiều; và có khi còn được trích cả ruộng tư nữa Năm 1802, Gia Longlấy một vạn mẫu ruộng cả công lẫn tư ban làm tự điền cho con cháu vua Lê.Hoặc năm 1815 triều Nguyễn sai lư thủ Quảng Nam chi tiền kho 3 vạn quan và

3000 lạng bạc để mua ruộng của dân dùng vào việc tế tự ông tổ ba đời của Tốngquốc công phu nhân Lê Thị Đó là biện pháp tránh làm hao hụt số lượng ruộngđất làng xã trong trường hợp phải ban cấp nhiều

Bên cạnh những biện pháp trên, nhà nước còn tích cực tạo điều kiện đểphát triển số lượng công điền công thổ Triều Nguyễn khôi phục lại những ruộngđất công bị chiếm đoạt từ trước, đồng thời dùng quyền lực cắt xén bất cứ loạiruộng đất nào thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào để nhập vào ruộng đất cônglàng xã Từ khi Gia Long lên ngôi cho đến đầu thời kỳ Tự Đức, nhà nước đã banhành 24 quyết định mở rộng quỹ công điền( Gia Long 2, Minh Mênh 18, ThiệuTrị 2, Tự Đức 2), lấy từ ruộng đất do nhà nước quản lý trực tiếp (58% số quyđịnh), từ kết quả khai hoang ( 29 % số quy định), và từ ruộng đất của tư nhân( 13% số quy định) Hai hình thức đầu không có gì đặc biệt vì nó đều thuộcquyền sở hữu trong tay nhà nước, hình thức 3 được thực hiện bằng áp chế từtrên xuống mà hiện tượng điển hình là việc thực hiện thi hành phép quân điền ởBình Định vào những năm của thời Minh Mệnh

Trong công cuộc khai hoang mà đối tượng là những đất công của nhànước, chính quyền nhà Nguyễn cho phát triển song song hai loại hình sở hữuruộng đất, sở hữu tư nhân và sở hữu làng xã Năm 1828, thời kỳ mà công việckhai hoang đang tiến hành mạnh mẽ nhất, Minh Mệnh đã ra một đạo dụ quyếtđịnh rằng những ruộng đất công mới khai hoá thành ruộng thì một nửa thuộckhai phá, còn một nửa nạp vào công điền Đây là một biện pháp khá mạnh mẽcủa Minh Mệnh để phát triển diện tích công điền công thổ Đồng thời với côngcuộc khai hoang của dân, nhà Nguyễn còn trực tiếp cho tù binh đi vỡ đất rồitrích toàn bộ hay một phần ruộng khẩn được giao cho làng xã sở tại để mở rộngdiện tích công điền Ví dụ: Quảng Định năm 1818 cấp toàn bộ ruộng đất do tùphạm khẩn được ở Tam Độc cho xã sở tại làm công điền Dụ năm 1840, Nhà

Trang 7

Nước đã nói rõ : “Nay cứ quan tỉnh Biên Hoà tâu bày trước đã phái vát biềnbinh khai phá ruộng ở Xích Lam thuộc hạt ấy, hiến số đến 300 mẫu, nên phảichia nợ cho dân… Vậy cứ số nguyên trước phát cho tù phạm… còn bao nhiêuchiểu theo các xã thôn cận tiện, sức cho nhận lĩnh cày cấy nộp thuế, xung làmruộng công, chia cấp cho quân dân Lại như các tỉnh Khánh Hoà trở vào Nam,tỉnh nào có ruộng mới khai khẩn như thế thì cũng cho chiểu theo đây màlàm.”(4).

Đối với các ruộng của nhà nước như quan điền quan trại và đồn điềnchính quyền phong kiến cũng đem một phần xung vào làm ruộng công làng xã.Năm 1820, vua Nguyễn ra lệnh đem tất cả những quan trại bị bỏ hoang cấp trảcho địa phương, nhập vào công điền, chia cho dân và chịu thuế như ruộng cônglàng xã Quan điền quan trại đang canh tác cũng có thể bị chuyển sang làmruộng công làng xã

Quyết định trên chứng tỏ sự mạnh dạn và quyết tâm khá cao của chínhquyền nhà Nguyễn nhằm đi tới mở rộng diện tích ở các làng xã Quyết tâm này

đã lên tới đỉnh tối cao của nó kể từ năm 1837, khi nhà Nguyễn thực hiện 2 biệnpháp có ý nghĩa lớn lao trong vấn đề ruộng đất như sau:

1 Áp đặt chế độ công điền công thổ vào Nam kỳ

2 Tịch thu ruộng tư để khôi phục công điền ở Bình Định

Trước kia trên đất Nam kỳ đã tồn tại loại ruộng đất của làng xã Nhưng dođến cuối thời Minh Mệnh, loại ruộng này bị thu hẹp lại rất nhiều do chính sáchphát triển của ruộng tư nhân Sang đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn vẫn tiếp tụcphát triển chính sách trên trong những năm khai phá ào ạt bằng việc mộ dân vàolàm ăn ở miền đất này Bởi vậy, loại ruộng công làng xã dù có tồn tại cũngkhông thể phát triển mà còn bị tàn lụi đi trước sở hữu tư nhân, vì sở hữu tư nhânkích thích hứng thú sản xuất hơn

Vì thế mà chế độ công điền công thổ đã được áp đặt và mở rộng vào MiềnNam, nơi có khá nhiều ruộng đất phì nhiêu Tuy nhiên, số lượng công điền ở đâykhông nhiều vì thế muốn phát triển diện tích công điền, không có cách nào kháchơn là xâm phạm vào ruộng đất tư hữu Triều Nguyễn đã đi tới một quyết định

Trang 8

quyết liệt là tịch thu một phần ruộng đất tư hữu bổ sung vào ruộng công làng xã

đã có Năm 1840 bố chính Gia Định Lê Khánh Chinh tâu xin trích 50% ruộng tưxung làm ruộng quân điền quân cấp Minh Mệnh cân nhắc rồi xuống dụ: “ cáctỉnh Nam kỳ có đất tốt và nhiều ruộng Chỉ lo dân không chăm cày ruộng chứkhông lo dân không chẳng đủ ruộng cày Nếu khéo điều hoà để ruộng ngườigiàu đem ruộng dư cho thêm người nghèo không đủ ruộng cày, bằng cáchkhuyên bảo khiến dân đều được hưởng lợi, há lại không tránh khỏi sự tranhgiành? Chứ chia cắt lấy một nửa ruộng tư không khỏi gặp phải một phen sửa đổi

sổ sách, gây nhiều phiền nhiễu Nay thuận cho xem xét, xã thôn nào có nhiềuruộng đất hoang, khiến dân hợp lực khai khẩn làm ruộng công, rồi đem cấp cholính và dân Hoặc làng nào có nhiều ruộng đất tư không canh tác hết, thì quanphải thân hành kiến thị khiến người có ruộng trích ra một nửa, hoặc ba, bốnphần mười giao cho làng xung công điền, để dân cùng hưởng lợi chung” Tuynhiên kết quả cho thấy lại chưa đạt được hiệu quả Số người tự nguyện đemruộng tư nhượng làm ruộng công chỉ có 6-7 trăm mẫu so với số ruộng 6-7 ngànmẫu

Ở tỉnh Bình Định đến cuối thời Minh Mệnh là nơi có tỷ lệ ruộng côngthấp( bằng khoảng 10% ruộng tư) Năm 1838, lưỡng thổ tổng đốc Bình- Phú VũXuân Cẩn đã tâu lên vua về tình hình ruộng công tư ở đây và cho biết: “ Cácruộng tư đều bị bọn hào phú chiếm cả người nghèo không nhờ cậy gì” Ông đềnghị người nào có ruộng tư chỉ được để lại 5 mẫu, còn bao nhiêu đều xung vàoruộng công.(5)

Việc làm trên, một mặt là thí điểm của nhà Nguyễn dùng sức ép hànhchính để mở rộng công điền công thổ, mặt khác cũng thể hiện tham vọng áp đặtchế độ công điền công thổ ở một vùng đất hầu như chỉ có ruộng tư (Nam bộ).Những chính sách này bộc lộ rõ quan điểm chủ quan của nhà Nguyễn trong việcgiải quyết vấn đề ruộng đất ở nửa đầu thế kỷ XIX

Đồng thời với các biện pháp trên, nhà nước đã ban hành chính sách “quânđiền” 1804, tức là chỉ sau 2 năm Gia Long lên ngôi Mục đích của chính sáchnày là nhằm duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã, lấy đó làm cơ sở để giải

Trang 9

quyết những vấn đề kinh tê xã hội và ổn định tình hình đất nước Chính sáchquân điền quyết định rất tỷ mỉ và chi tiết những đối tượng được nhận ruộng,khẩu phần ruộng đất của từng đối tượng và thời gian chia lại ruộng Quan lại vẫn

là đối tượng được nhà nước ưu tiên ban cấp ruộng đất cho họ nhiều hơn cả, khẩuphần của họ tuỳ theo chức bậc được chia từ 8-18 mẫu Tiếp sau là binh línhđược chia từ 7-9 mẫu Năm 1806 nhà nước ban hành thêm chính sách “Lươngđiền” ưu tiên chia thêm cho binh lính Dân đinh được chia 6, 5 phần Ngoài ranhà Nguyễn còn có phần quan tâm đến những đối tượng chính sách xã hội (dânđinh già ốm 5 phần, lão nhiêu cố cùng, trẻ em mồ côi, tàn phế, đàn bà góa 3phần) Đến năm 1840, Minh Mệnh lại rút nhiều khẩu phần của quan lại, binhlính xuống bằng khẩu phần của dân đinh, lão nhiêu, lão hạng được một nửa, trẻ

em mồ côi, đàn bà góa được một phần ba

Về thời hạn chia ruộng công, các triều đại trước quy định là 6 năm, cònthời nhà Nguyễn đã sửa lại 3 năm chia lại ruộng một lần Sở dĩ như vậy vì trongmột thời gian ngắn quyền sở hữu công cộng của làng xã và nhà nước đối vớiruộng công được đảm bảo hơn, sẽ tránh khỏi tình trạng “biến công vi tư” do thờigian dài tạo nên những thuận lợi cho các chủ chiếm hữu Bên cạnh đó, chia cấptrong một thời gian ngắn còn có thể nắm vững năng suất ruộng đất và do đókiểm tra được chắc chắn việc thu nộp tô thuế Việc làm này đã gây tác động đến

độ phì của đất vì khoảng cách trong hai lần chia ruộng ngắn ngủi khiến chongười canh tác thửa ruộng không chú ý chăm sóc đất đai mà chỉ biết khai tháctriệt để từ đất đai, làm cho đất đai ngày càng cằn cỗi

Nhìn chung những chính sách của nhà Nguyễn không có tác dụng nhiềulắm đối với ruộng đất công làng xã Tuy nhiên, những việc làm của nhà Nguyễnchỉ là cố gắng phục hồi lại chế độ sở hữu công cộng, một hình thái sở hữu đếnlúc này đã trở nên lỗi thời và cản trở quá trình tiến hoá của lịch sử

II Tô thuế ruộng đất công làng xã

Tô thuế chính là nguồn lợi để nuôi sống bộ máy chính quyền phong kiến.Chính quyền phong kiến cũng dựa vào tô thuế để tăng thêm sức mạnh quyền lựctrong tay đối với sở hữu ruộng đất Bởi có quyền chiếm hữu ruộng đất thì cũng

Trang 10

đồng thời có quyền chiếm hữu địa tô, và mặt khác chiếm hữu địa tô chính làhình thức biểu hiện quyền sở hữu ruộng đất Người dân không những phải chịunhiêù khoản thuế khác nhau mà còn phải chịu thuế ruộng khá nặng nề Thuếruộng đất dưới thời Nguyễn trong thời gian này không ổn định, khá phức tạp vàthay đổi theo địa phương và dưới mỗi triều vua.

Ngay năm 1803, thuế ruộng đất công làng xã đã được quyết định GiaLong chia cả nước thành 4 khu vực đánh thuế Mỗi khu vực chịu một mức thuếkhác nhau:

- Khu vực I bao gồm: Các phủ Quảng Bình, Triều Phong, Điện Bàn,Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Hoà, Diên Khánh

- Khu vực II bao gồm: Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây, Kinh Bắc, HảiDương, Sơn Nam thượng, hạ và Phủ Phụng Thiên

- Khu vực III bao gồm 6 trấn: Yên Quảng, Hưng Hoá, Thái Nguyên, LạngSơn, Tuyên Quang, Cao Bằng

- Khu vực IV bao gồm: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên,Kiên Giang

Cụ thể như sau:

Biểu số 1

Trang 11

TÔ THUẾ RUỘNG CÔNG

Đơn vị mẫu

Các thứ tiền khác(đơn vị mẫu)

I

Ruộng hạng nhấtRuộng hạng nhìRuộng hạng baRuộng mùa(thu)

III Ruộng hạng nhất

Ruộng hạng nhìRuộng hạng ba

60 bát

42 bát

25 bát

Tiền thập vật: 1 tiềnTiền mao nha:10 đồngTiền khoán khố:15 đồng

IV (Theo lệ 1801 có biểu riêng)

Tiền khoán khố: tiền để làm kho

Tiền điền mẫu: thuế phụ đánh vào từng mẫu

Tiền thường tân: tiền thuế về lễ cơm mới

Tiền cung đốn: tiền chi phí cho quan lại

Tiền mao nha: tiền tranh tre làm nhà

Tiền thập vật: tiền lặt vặt

Như vậy, chính sách thuế trên cùng với những chính sách quyết định thuếriêng cho từng khu vực từng loại đất thì Gia Long đã đặt rõ những nét cơ bảncho chế độ tô thuế triều Nguyễn, đồng thời nó cũng phản ánh được quan điểm

và thái độ chủ quan của nhà Nguyễn đối với tô thuế ruộng đất công làng xã Từnhững năm đầu thống trị, nhà Nguyễn đã quyết định tô thuế ruộng đất công làng

xã một cách hệ thống và toàn diện hơn cả vì nhà Nguyễn hi vọng và trông đợinhiều ở loại ruộng đất công làng xã này, muốn biến nó trở thành cơ sở kinh tếchủ yếu của chế độ phong kiến tập quyền

Trang 12

Ta có thể nhận thấy được, tô thuế ruộng đất công ở mỗi khu vực đều ởmức rất cao Đây đúng là một chính sách vơ vét bóc lột của triều đình nhàNguyễn Công điền công thổ đã trở thành đồi tượng bóc lột chủ yếu trong chínhsách tô thuế ruộng đất của triều nhà Nguyễn Thái độ vơ vét này còn thực hiện ởviệc đánh thuế nhiều ruộng đất công vắng chủ chiếm hữu Nghĩa là không mộtmảnh ruộng nào cho thu hoách thoát khỏ lệ cống nạp.

Ngay năm 1802, khi Gia Long mới lên ngôi, đã “ cho các phủ huyện BắcThành đi khám đất của dân lưu tán Nếu dân làng bên cạnh cấy chiếm thì chodân khai nhận và phải nộp thuế theo đẳng hạng ruộng công, tư, thu tiền thuếtrước:

Ruộng công : Nhất đẳng: mỗi mẫu nộp 4 quan

Nhị đẳng: mỗi mẫu nộp 2 quan 5 tiền

Tam đẳng: mỗi mẫu nộp 1 quan 5 tiền

Nếu có người ẩn tránh đi thì cho quan quân thu gặt mà nộp thuế Đợi khidân lưu tán về thì trả lại” (6)

Ta thấy rõ đây là một thái độ bóc lột trắng trợn và tham lam bộc lộ rõ ràngtrong cái quyết định mở đầu về tô thuế của nhà Nguyễn Tính chất vơ vét còncộng thêm với tính chất lạc hậu, kéo lùi lịch sử, thực hiện trong loại hình tô thuế

mà triều Nguyễn quyết định Bởi đại bộ phận tô thuế là nộp bằng hiện vật: ruộnglúa nộp thóc, ruộng muối nộp muối, trì trừ những khoản thuế phụ thì nộp bằngtiền Thái độ tham lam vơ vét còn được thể hiện ở mức nặng nề của tô thuế Tôthuế bao gồm rất nhiều khoản Ngoài thóc, còn có 5-6 khoản thu phụ nữa Riêngkhu vực IV còn phải nộp thêm gạo ngụ lộc nữa Sự bóc lột ở đây đầy tinh vi vàtàn nhẫn

Tính chất áp bức bóc lột tô thuế vẫn không thay đổi qua nhiều triều đạitiếp theo Mặc dù mức độ tô thuế còn đơn giản hơn và hạ thấp hơn, nhưng tínhchất bóc lột vơ vét cũng cao hơn nhiều Vì thế, thuế sát hơn, tinh vi hơn và cũngnặng nề hơn

Đến thời Minh Mệnh chia làm 3 khu vực:

Khu vực I: Các tỉnh Quảng Trị đến Khánh Hoà

Trang 13

Khu vực II: Các tỉnh Nghệ An trở ra Bắc

Khu vực III: Các tỉnh Bình Thuận trở vào Nam

TÔ THUẾ RUỘNG CÔNG THỜI MINH MỆNH

I

Hạng nhấtHạng nhìHạng ba

40 tháng

30 tháng

20 thángII

Hạng nhấtHạng nhìHạng ba

- Đất trồng dâu, mía trầu

Ngày đăng: 26/12/2012, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w