Kiểm định phần bù bong bóng:

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 26 - 28)

Nhìn chung, thu nhập nội tại của một chứng khoán được tạo ra từ thu nhập phi rủi ro, phần bù rủi ro bù đắp cho các nhà đầu tư và “một nhiễu ngẫu nhiên”, Brooks và Katsaris- 2003. Một phần bù bong bóng có thể được định nghĩa như các thu nhập vượt trội, nghĩa là nhu cầu của nhà đầu tư cao hơn thu nhập nội tại khi bong bóng đầu cơ hợp lý tồn tại. Tuy nhiên, thu nhập này chắc chắn bùng nổ khi nó tăng cấp số nhân theo thời gian. Hơn nữa, thu nhập này được liên kết với thu nhập vượt trội của chứng khoán so với lãi suất phi rủi ro, theo Mokhtar, Nassir và Hassan- 2006. Kỹ thuật này từng được nhiều nhà kinh tế sử dụng để phát hiện các bong bóng đầu cơ hợp lý trước đây như Hardouvelis-1988,

Delong-1990, Rappoport và White-1993, và Liu-1995.

Để tìm ra nguyên nhân sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 10-1987,

Hardouvelis (1988) kiểm tra sự tồn tại của một phần bù bong bóng trong các chỉ số chứng khoán New York, London và Tokyo trong thời kỳ 1977-1987. Mô hình dùng nhiều biến thay thế đại diện cho rủi ro thời gian, rủi ro doanh nghiệp và rủi ro thị trường của nhà đầu tư cũng như một số biến cổ tức và chính sách nợ của thị trường chứng khoán. Các kết quả cho thấy rằng: dù mô hình có khả năng dự báo các thu nhập vượt mức trong thời kỳ 1977-1985, một điểm gãy trong dữ liệu vẫn được chỉ ra sau tháng 3-1985. Hardouvelis (1988) vì thế chỉ ra rằng điểm gãy này có thể có hàm ý: các thu nhập trước tháng 3-1985 thì không phù hợp với bong bóng. Các tính toán phần bù bong bóng cho thấy bằng chứng của sự tồn tại một phần bù bong bóng dương và đang gia tăng trong khoảng 18 tháng trước khi vỡ vào nắm 1987.

Delong (1990) đưa ra một mô hình phát sinh trùng khớp giản đơn cho một thị trường tài

sản gồm các nhà giao dịch không hợp lý, tác động đến giá và thu nhập cao hơn thu nhập kỳ vọng. Ý tưởng nền tảng cho nghiên cứu của ông là vì sự thay đổi niềm tin của các nhà kinh doanh nhiễu tạo ra rủi ro trong giá tài sản, từ đó ngăn cản các nhà kinh doanh hợp lý đánh cuộc một cách xông xáo chống lại chúng. Giá có thể biến động vượt xa giá trị nội tại ngay cả khi không có rủi ro nội tại. Hơn nữa, do các nhà giao dịch không hợp lý phải

gánh chịu một số rủi ro do chính mình tạo ra, nên họ có thể kiếm được một mức thu nhập kỳ vọng cao hơn các nhà đầu tư thành thạo. Đây là một đặc điểm phù hợp của bong bóng đầu cơ hợp lý, vì các nhà đầu tư sẽ nhận các thu nhập bất thường như phần bù cho rủi ro bóng bóng bị vỡ. Mô hình có thể đưa ra các hàm ý quan trọng đối với việc kiểm định bong bóng giá trong thị trường chứng khoán.

Hơn nữa, Rappoport và White (1993) đã phát triển một phương pháp khác để kiểm định sự hiện diện của một phần bù bong bóng trong thị trường chứng khoán. Các tác giả dùng hành vi của phần bù được đòi hỏi như các khoản vay ký quỹ cho việc mua chứng khoán để kiểm định liệu có hay không một bong bóng đã gây ra sự sụp đổ vào năm 1929. Họ phát triển một mô hình để ước lượng xu hướng của bong bóng và xác suất bong bóng vỡ trong từng thời kỳ. Qua các quan sát, họ nhận thấy rằng: lãi suất của các khoản vay,và phần bù của họ, tính theo lãi suất liên ngân hàng, đều tăng trong năm 1928 và 1929. Điều này ý nói các chủ nợ trong thời kỳ này đã nhận thấy được sự gia tăng trong rủi ro thị trường do sự tồn tại của bong bóng đầu cơ gây ra.

Tuy nhiên, Liu (1995) không đồng ý với các kết luận của Rappoport và White (1993) và đặt ra các thách thức đối với việc làm sáng tỏ phần bù lãi suất trên các khoản vay của các nhà môi giới trong thời kỳ 1928-1929 với ba lý do. Thứ nhất, Liu chỉ ra một giai đoạn tương tự xuất hiện vào cuối 1919 và 1920, khi giá chứng khoán sụt giảm hàng loạt, không giống với tình hình trong thời kỳ 1928-1929. Thứ hai, các kiểm định kinh tế đã không đưa ra được bằng chứng về tính không bền vững của tham số hoặc những sự phá vỡ cấu trúc trong khoảng giữa lãi suất của các khoản vay của các nhà môi giới và chấp nhận của giám đốc ngân hàng trong suốt năm 1928-1929. Cuối cùng, trái ngược với giả định của Rappoport và White về nhận thức của các giám đốc ngân hàng về bong bóng trong giá chứng khoán, phần bù lãi suất của chính họ biến mất vài tuần trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày 29 tháng 10 năm 1929. Họ kết luận rằng khoảng cách giữa lãi suất vay vốn của các nhà môi giới và các thị trường tiền tệ khác không thể được dùng để xác nhận sự tồn tại của bong bóng trong thị trường chứng khoán trong thời kỳ 1928-1929, và vì vậy, họ đã loại bỏ giả định về sự hiện diện của bong bóng.

Nhìn chung, các lý thuyết đều nhất trí rằng: kiểm định sự hiện diện của phần bù bong bóng đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng, và do đó nó không thể chứng minh hoặc bác bỏ một cách thõa đáng sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ hợp lý (Mokhtar, Nassir và

Hassan -2006).

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)