Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 55 - 72)

Bởi vì bong bóng giá cả có thể gây ra khủng hoảng thực sự trên thị trường, do đó, các nhà hoạch định chính sách như chính phủ, nên can thiệp để ngăn chặn sự phá vỡ và mất cân bằng tiền tệ, hạn chế tình trạng xấu đi của bảng cân đối của các ngân hàng, đồng thời ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ nền kinh tế ra khỏi những bong bóng tài sản này.

Đặc biệt trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách nên có một số cách thức để phát triển thị trường, hạn chế tối đa tình trạng bong bóng tài sản xuất hiện. Cụ thể như sau :

Đầu tiên, thiết lập một hệ thống kiểm soát hợp lý nhằm kiểm tra và dự báo bong bóng thị trường cổ phiếu một cách có hiệu quả, kiểm tra sự thay đổi trong khu vực và những thay đổi khi có bong bóng thị trường cổ phiếu

Th hai, đẩy nhanh thiết lập hệ thống luật và qui định đối với thị trường cổ phiếu, tiêu chuẩn hoá thị trường cổ phiếu ngay khi có thể và mở rộng hệ thống thông tin mở, hay là thị trường hiệu quả, từ đó tạo nên một môi trường tốt cho việc kiểm soát và giảm bớt bong bóng thị trường cổ phiếu.

Th ba, mở rộng sự cố vấn và quản lý của hệ thống động này, tăng cường tính nghiêm của luật, cải thiện cơ chế thông tin nhằm giảm bớt nguồn thông tin mâu thuẩn và ngăn chặn các thông tin sai lệch, từ đó giúp giảm hành vi bầy đàn của nhà đầu tư, tránh được lạm phát của bong bóng thị trường cổ phiếu.

Th , mở rộng hệ thống cố vấn và quản lý quỹ tín dụng ngân hàng để kiểm soát nghiêm ngặt lượng cung tiền tệ, lạm phát tín dụng. Tương tự, cố gắng thiết lập một tấm chắn giữa tín dụng ngân hàng và thị trường cổ phiếu để ngăn chặn quỹ không mong đợi đi vào thị trường. từ đó giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.

Thnăm, cho phép các cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam được phép giữ tài khoản ngoại tệ như USD, tự do chuyển đổi giữa VND và ngoại tệ và ngược lại trong giao dịch mua bán. Hành động này sẽ có thể giúp gia tăng các hoạt động của thị trường, đồng thời còn giảm nhẹ sức ép tăng cung tiền VND để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi phục vụ giao dịch kinh doanh. Một điểm cần lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách ở đây đó là việc đưa ra và điều hành chặt chẽ khung quy định liên quan đến quản lý ngoại hối, tránh trường hợp tháo chạy gây nên hiện tượng đổ vỡ tài chính, trong đó đặc biệt quan tâm đến dòng vốn đầu tư ngắn hạn mnag tính chất đầu cơ. Chẳng hạn, có thể đưa ra một số quy định như đặt yêu cầu thời gian hoạt

động tối thiểu với các tổ chức đầu tư của nước ngoài hay thủ tục chuyển vốn ra khỏi đất nước.

Cui cùng, gia tăng lãi suất nhằm làm giảm bong bóng giá cổ phiếu trên thị trường. Đồng thời gia tăng tính đa dạng của thị trường cổ phiếu bằng cách thêm vào các sản phẩm đầu tư như là giao sau và quyền chọn, để tránh tập trung quỹ đầu cơ vào một sản phẩm nào đó. Hơn thế, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng phí môi giới và thuế để ngăn cản những nhà đầu tư mới trên thị trường.

TÓM TT CHƯƠNG 4

Sự tác động của bong bóng cổ phiếu lên nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 10 năm của thị trường chứng khoán được đánh giá thông các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI và mức cung tín dụng của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, sự ảnh hưởng đến thị trường bất động sản cũng cho thấy một khía cạnh của sự tác động đối với nền kinh tế của bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn hình thành và nổ tung.

Trong giai đoạn hình thành bong bóng, các chỉ số cơ bản cũng dịch chuyển theo nhịp tăng đó. Mức cung tín dụng, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là hai biến số song hành với sự lớn lên của bong bóng cổ phiếu. Mối quan hệ giữa bong bóng cổ phiếu và nền kinh tế được đặt trong mối tương quan tác động qua lại. Các nhân tố giúp nhau hình thành, và khi có một sự thay đổi trong cơ chế điều hành cũng như cú sốc từ bên ngoài, sự đổ bể là không thể tránh khỏi. Hệ quả của việc bể bong bóng cổ phiếu là nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng lạm phát rất cao năm 2008, tăng trưởng chậm lại, các chỉ số khác đều giảm.

Bong bóng cổ phiếu có những hệ lụy khủng khiếp, tuy nhiên, nó cũng là một cơ hội tuyệt vời để vực dậy những thị trường khác, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế. Và thị trường bất động sản là một ví dụ điển hình.

KẾT LUẬN CHUNG

Thông qua nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, chúng ta đã có cái nhìn hệ thống và sâu sắc về bong bóng tài sản nói chung và các phương pháp nhận diện và kiểm định bong bóng cổ phiếu nói riêng. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình kiểm định Duration Dependence đã được sử dụng thành công trên nhiều quốc gia, kết quả về sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hơn 10 năm phát triển đã được đưa ra với chuỗi số liệu theo tuần. Hơn nữa, việc đánh giá tác động của bong bóng cổ phiếu thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản và mối tương quan với các thị trường khác đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn ảnh hưởng của bong bóng đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó việc đưa ra các khuyến nghị cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường, cũng như các nhà làm chính sách là điều cần thiết để giúp thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển nhanh và bền vững hơn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, 2007. 2. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Bùi Kim Yến và Thân Thị Thu Thủy, Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, 2009.

4. Lê Đạt Chí, Đầu tư tài chính, Nhà xuất Thống kê.

5. Adam J.Levitin và Susan M.Watcher, Explaining the House Bubble, 2010. 6. Phillip Lebel, Asset bubbles and moral hazard: Evidence from Japan, 2010.

7. Paul de Grauwe và Mariana Grimadi, Bubbles and Crashes in a behavioural finance

model, 2006.

8. Anna Scherbina và Bernd Schlusche, Asset pricing bubbles, 2011. 9. Dilip Abreu và Markus K. Brunnermeier, Bubbles and Crashes, 2001.

10.Eward L. Glaeser, Jonshua Gottlieb, Jonseph Gyourko, Did credit market policies

cause the housing bubble, Rappaport Institution for greatet Boston, 2010.

11.Alan Kirman và Gilles Teyssiere, Testing for bubbles and change points, 2003.

12.Akaev, Askar, tgk…, Log periodic oscillation analysis forecasts the burst of the

“Gold bubble”, Structure and Dynamics, 2011.

13.Yoon Dokko, tgk…, Japan land prices: A statistical expectations modeling approach, 2007.

14.Greg Tkacz và Carolin Wilkins, Forecasting with bubbles, 2005.

15.Mohammad R. Jahan-Parvar, tgk…, Equity price bubbles in the middle Eastern and

North African financial market, 2009.

16.Bodo Herzog, Leading indicators for asset bubbles in the real and financial market, 2010.

17.David Gruen, Michael Plumb và Andrew Stone, How should monetary policy

response to asset-price bubbles, 2003.

18.Freidrich Geiecke và Mark Trede, A direct for rational bubbles, Center for

19.Shahin Kamadolin, Asset bubbles, financial crises and the role of human behavior, 2011.

20.Ako Doffou, Testing for bubbles in the internet stock market, Journal of Business and

Economic Perspctives, 2003.

21.Gerald P. O’ Driscoll Jr, Asset bubbles và their consequences, 2008.

22.Robert P. Flood và Robert J. Hodrick, On testing for speculative bubbles, Journal of

Economic Perspectives, 1990.

23.Refet S. Gurkaynak, Econometric tests for asset price bubbles: Talking stock, 2005. 24.Ulrich Homm và Jorg Brcitung, Testing for speculative bubbles in the stock markets:

A comparison of alternative methods.

25.Shigenori Shiratsuka, Asset price bubble in Japan in the 1980s: Lessons for financial

and macroeconomic stability, 2003.

26.Pariyate Potchamanawong, Asset price bubbles and challenges to Central banks: The case of Thailand.

27.Florin Bidian, Tests of asset price bubbles, 2010.

28.Ling Ling Dou, Duration dependence test of rational speculative bubbles: A case

study of Hong Kong stock market, 2010.

29.Jing Zhao, Is China’s stock market insulted from bubbles? A test of China’s stock

market, 2006-2007.

30.Robert A. Jarrow, Philip Protter và Kazuhiro Shimpo, Asset price bubbles in the complete markets.

31.Jean Tirole, Asset bubbles and overlapping generations, 1985. 32.Colin Camerer, Bubbles and fads in asset prices,1989.

33.Allen, F., S. Morris và A. Postlewaite, Finite bubbles with short sale constraints and

asymmetric information, Journal of economic theory, 1993.

34. Summers, Does the stock market rationally reflect fundamental values, The journal of finance, 1986.

35.Rappoport, White, tgk,…, Was there a Bubble in the 1929 stock market?, The journal of economic history, 1993.

36.Payne, Zuehlke,tgk,…, Duration dependence in real estate investment trusts, Applied financial economics, 2006.

37.Mokhtar, Nassir và Hassan, Detecting rational speculative bubbles in the Malaysian

stock market, International research journal of finance and economics, 2006.

38.McQueen, Thorley, tgk,, Bubbles, stock returns and duration dependence, Journal of finance and quantitative analysis, 1994.

39.Marsh và Merton, Dividend variability and variance bounds tests for the rationality of

stock market prices, American economic review, 1986.

40.Lavin, Zorn, tgk,…, Empirical tests of the fundamental-value hypothesis, Journal of real estate finance and economics, 2001.

41.Cambell và Shiller, Cointegration and tests of present value models, Journal of political economy, 1987.

42.www.gso.gov.vn.

43.www.sbv.gov.vn.

PH LC

Phụ lục 1: Các sự kiện bong bóng nổi tiếng trên thế giới

1. Bong bóng hoa Tulip

Có rất nhiều các ví dụ về bong bóng tài sản trên toàn thế giới được nhắc đến. Một ví dụ có thể được đưa ra đó là “bong bóng hoa Tulip” ở Hà Lan bắt đầu vào năm 1634 và bùng phát vào tháng 2 năm 1637. Năm 1633, hoa Tulip được mang từ Thổ Nhĩ Kì đến Hà Lan và nó nhanh chóng được ưa chuộng tại đây, giá cũng dần dần tăng lên. Chính vì giá cao nên các lái buôn mua củ hoa về để đầu cơ. Tại đỉnh điểm của vụ việc, một củ hoa tulip được bán với giá tương đương 60000 đô la ngày nay. Đến tháng 2 năm 1937, các tay đầu cơ bắt đầu bán củ hoa Tulip để bảo toàn lợi nhuận, tạo nên một chuỗi hiệu ứng Domino làm giá hoa sụt giảm một cách nhanh chóng. Hậu quả là hàng ngàn người bị phá sản, nền kinh tế Hà Lan suy sụp kéo dài nhiều năm sau đó.

2. Bong bóng South Sea

Hiện tượng bong bóng South Sea (1720) có liên quan đến giá thị trường của một công

ty Anh quốc mang tên South Sea - một công ty độc quyền thương mại ở Nam Mỹ. Công ty này không hề có tài sản nhưng lại báo cáo với nhà đầu tư về chiến lược mang lại lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư vào các vùng biển phía Nam. Dựa vào danh tiếng của mình, mỗi cổ phiếu của công ty đều được nhà đầu tư đánh giá rất cao cho đến khi chính công ty đã âm thầm bán đi cổ phiếu của mình vào mùa hè năm 1720 vì việc kinh doanh không hiệu quả. Cụ thể, nửa đầu năm 1720, giá cổ phiếu tăng trên 700%, và sau đó rớt xuống còn khoảng 50% vào nửa sau của năm. Hậu quả là các ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng, ngưng trệ. Nhờ vào sức mạnh của mình và sự can thiệp giúp đỡ từ phía chính phủ nên nước Anh may mắn thoát khỏi một sự sụp đổ, nhưng từ đó, chính phủ Anh đã nghiêm cấm bán cổ phiếu mãi cho đến năm 1825.

3. Bong bóng Missisippi

Bong bóng Missisippi đề cập đến sự kiện giá cổ phiếu tăng và giảm đột ngột ở công ty

được thành lập bởi John Law có tên là Compagnie d’Occident, sau này đổi tên là Compagnie des Indes, và ngày nay chúng ta biết đến công ty này thông qua tên gọi Công ty Mississippi. Công ty đặt trụ sở tại Pháp, thành lập vào tháng 8 năm 1717, nhằm mục đích mở ra các giao dịch giữa Pháp và các nước thuộc địa của Pháp. Vào tháng 5 năm 1719, công ty mở rộng địa bàn hoạt động sang Trung Hoa và East Indies. Như một hệ quả, công ty đã điều khiển mọi giao dịch giữa Pháp và phần còn lại của thế giới vùng ngoài châu Âu. Sau đó, công ty cũng thực hiện giao dịch nhằm đạt được các lợi ích trong thuế sách ở Pháp. Khoảng tháng 1 năm 1720, công ty đã trở thành một tập đoàn thành công nhất ở Pháp và các nhà đầu tư Châu Âu - những người biết rất ít về thuộc địa của Mississippi khi đó, đã rất hào hứng về công cuộc tìm vàng và bạc tại đây. Sự mở rộng của công ty được thực hiện bằng cách phát hành cổ phần, giá của chúng tăng ngất ngưỡng ngay sau đó. Giá cổ phiếu tăng từ khoảng 500 livres trong tháng 1 năm 1719 đến 10 000 livres vào tháng 12 năm 1719. Thị trường trở nên vô cùng sôi nổi đến mức tầng lớp lao động cũng bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu của công ty. Cuối cùng, giá cổ phiếu bắt đầu giảm vào tháng 1 năm 1720 khi các nhà đầu tư bán cổ phần để chuyển lợi nhuận sang vàng. Công ty đã rất cố gắng trong việc thuyết phục nhà đầu tư chấp nhận giấy bạc hơn là các đồng tiền vàng và đã đồng ý định giá 10 000 livres cho mỗi cổ phiếu, điều này đã tạo ra siêu lạm phát lên đến 23% mỗi tháng. Cuối cùng, đến tháng 11 năm 1721, giá cổ phiếu đã rớt xuống 500 livres (tương đương giá trước khi xuất hiện bong bóng).

4. Bong bóng ti M t 1929-1939

Nước Mỹ đã trải qua rất nhiều vụ bong bóng tài sản và các cuộc sụp đổ, nhưng hầu hết trong thế kỉ qua, các vụ sụp đổ diễn ra khi nền kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh, từ “Tiếng gầm những năm 20” đã dẫn đến một sự đình trệ kinh tế vào năm 1929. Các cuộc khủng hoảng đều có liên quan đến sự sụp đổ trong giá cổ phiếu và giá bất động sản. Theo như Nicholas và Scherbina, các ông đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập bằng tay của các loại

giá giao dịch, khoảng cuối năm 1932, không giống như giá cổ phiếu, giá bất động sản ở Manhattan đã rớt xuống 67% so với quý 3 năm 1929 và luôn giữ ở mức thấp trong khoảng thời gian còn lại của thập kỉ. Nếu thu nhập từ cổ tức trong thị trường chứng khoán và thu nhập ròng từ việc cho thuê mướn trong thị trường bất động sản được tái đầu tư vào chỉ số giá tương ứng, thị trường cổ phiếu vượt trội hơn thị trường bất động sản khoảng 5.2 từ năm 1920 đến 1939. Sự đầu tư đồng đôla vào cả hai chỉ số được trình bày ở hình 2. Những nhà cho vay cầm cố có thể phải chịu những sự tổn thất nặng nề, đó là giới hạn của cho vay giao sau. Thêm nữa, White cho rằng sự sụp đổ của thị trường nhà đất đã làm suy yếu mạnh sự giàu có của các hộ gia đình, góp phần tạo nên tình trạng suy thoái trầm trọng.

5. Bong bóng c phiếu và bất động sn ti Nht bn 1980-1993

Vào đầu những năm 1980, Nhật bản đã phải trải qua một cú nhảy nhanh chóng trong giá cổ phiếu và bất động sản. Từ năm 1980 đến đỉnh điểm năm 1989 thị trường cổ phiếu Nhật bản tăng 373% trong kỳ hạn thực và rớt xuống 50% ba năm sau đó. Giá đất cũng theo một chiều hướng tương tự, tăng gấp ba từ năm 1985-1990. Khi nó lên mức cao nhất vào năm 1990, giá trị thị trường của toàn bộ đất đai ở Nhật bản gấp bốn lần ở Mỹ. Cuối năm 1993, Giá đất Nhật bản lại rớt xuống chỉ còn 50%. Nhiều người cho rằng sự sụp đổ của bong bóng do một quá trình tác động lâu dài, từ sự sụt giảm dần dần tốc độ tăng trưởng kinh tế cho tới thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)