Trong giai đoạn này chính phủ đang thực hiện một chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, qua đó tăng một lượng cung tiền dồi dào cho nền kinh tế. Nhưng lượng tiền này không thực sự được hấp thụ hiệu quả bởi nền kinh tế mà nó được luân chuyển sang các kênh đầu tư phi sản suất và dịch vụ, đặc biệt phải nói tới đó là kênh chứng khoán và bất động sản. Bên cạnh đó, bằng việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO 2006, đã đưa Việt Nam bước vào một giai đoạn hội nhập sâu rộng chưa từng có, giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng lên rất cao. Hai điều này làm lạm phát tăng ở mức rất cao 8.2%, mức cao nhất tính từ năm 2000 và đồng thời cũng làm VN-Index tăng rất mạnh.
Hình 4.1: Tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Nguồn: nhóm nghiên cứu (Số liệu từ Tổng cục Thống kê)
0 2 4 6 8 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 G D P (% ) Năm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2000-2010
Nhìn thấy được tỷ suất sinh lợi rất cao ở chứng khoán Việt Nam, các dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường, minh chứng cho điều này là tài khoản đầu tư tư gián tiếp (FPI) vào Việt Nam tăng từ 1.9 tỷ đô năm 2006 lên tới 6.3 tỷ đô năm 2007, làm cán cân thanh toán tổng thể thặng dư gần 10 tỷ đô la năm 2007, điều này cũng gián tiếp tác động ngược trở lại làm VN-Index tăng kỷ lục trong năm 2007 phá mốc 1100 điểm.