Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI giai đoạn 2000-2010

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 51 - 72)

Như đã trình bày ở trên, việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO (2006) đã đưa Việt Nam bước vào một giai đoạn hội nhập sâu rộng, các dòng vốn nóng đổ xô đầu tư vào Việt Nam tìm kiếm tỷ suất sinh lợi cao từ thị trường chứng khoán, minh chứng cho điều này là tài khoản đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng từ 1.3 tỷ đô năm 2006 lên tới 6.2 tỷ đô năm 2007, điều này làm cán cân thanh toán tổng thể thặng dư gần 10 tỷ đô la năm 2007.

Sau khi vượt mốc 1100 đến ba lần trong 9 tháng trong năm 2007, giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm từ đầu năm 2008. Đây là thời điểm các nhà đầu tư lớn đều nhận định được một viễn cảnh bong bóng sẽ xì hơi nhanh trước mắt và chuẩn bị hành động.Cuối năm 2008, theo Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán giảm khủng khiếp và làm tài khoản đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thâm hụt 400 triệu đô la năm 2008, gián tiếp làm cán cân thanh toán tổng thể của Viêt Nam cuối năm 2008 thâm hụt 162 triệu USD.

Hình 4.4: Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2000- 2009

Nguồn: nhóm nghiên cứu (Số liệu từ Tổng cục Thống kê)

Hình 4.5: Tổng hợp biến động của các chỉ số kinh tế Việt Nam 2000- 2010

Nguồn: nhóm nghiên cứu (Số liệu từ Tổng cục Thống kê)

0 5 10 15 20 25 30 35 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ F P I/ FD I (% ) Năm

Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2001-2009

Tỷ lệ FPI/FDI giai … -20 0 20 40 60 80 100 120 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T lệ p h ần t r ă m ( % ) Năm

Đồ thị tổng hợp sự biến động của các chỉ số kinh tế Việt

Nam giai đoạn 2000-2010

Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2001-2009

Tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2000-2010

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000- 2010

Biến động Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010

4.2 Tác động của bong bóng cổ phiếu đến các thịtrường khác, tiêu biểu là thịtrường bất động sản.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua một giai đoạn đóng băng khá dài vào năm 2005 và 2006, gây mất niềm tin của rất nhiều nhà đầu tư và khách hàng đối với thị trường này. Nhưng từ cuối 2006 trở đi, khi thị trường chứng khoán nở rộ với khả năng sinh lời cao, mang lại khoản tiền lãi lớn cho các nhà đầu tư, đã không ít nhà đầu tư chứng khoán muốn chuyển khoản tiền mạo hiểm sang đầu cơ tích trữ. Điều này làm cho thị trường bất động sản trở nên “ấm” dần lên. Mặt khác, với việc diễn ra các sự kiện vào năm 2007: Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Hoa Kỳ thông qua Quy chế bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam, Hội nghị các nhà tài trợ Việt Nam đã cho thấy khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam rất cao, và thị trường bất động sản theo đó cũng thu hút được nhiều vốn. Vì thế, thị trường nhà đất năm 2007 rất sôi nổi, niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng sinh lợi và tính thanh khoản của thị trường tăng, và họ bắt đầu trở lại thị trường.

Đầu năm 2007, thị trường chứng khoán trở nên rất nóng với sự hiện diện của bong bóng, đã kích thích thị trường bất động sản sôi động hẳn lên với sự gia tăng đột biến trong khối lượng giao dịch thành công. Đặc biệt, hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào thị trường lúc này là những người đã thu được khoản tiền lớn từ giao dịch trên thị trường chứng khoán và muốn kiếm biệt thự và nhà ở cao cấp từ số tiền lãi này. Tuy nhiên, sang quý II/2007, thị trường bất động sản mới trở nên sốt thật sự . Giá nhà đất tăng lên một cách chóng mặt, có nơi tăng đến 30%, 50%, 80% và thậm chí đến 100% giá trị thật. Những người mua vẫn tiếp tục mua, do tâm lý sợ rằng không mua hôm nay thì ngày mai giá còn tăng nữa. Chỗ này giá tăng thì chỗ khác giá cũng phải tăng theo. Nếu người mua trả được thì giá vẫn cứ tăng. Nhưng cơn sốt này nhanh chóng bị hạ nhiệt do người mua nhạy cảm với các tin tức về bong bóng giá, nên đã có lựa chọn ngừng mua và chờ đợi. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là giá chứng khoán bất ngờ sụt giảm mạnh, tác động xấu đến lợi nhuận của nhà đầu tư, từ đó làm giảm sức cầu bất động sản.

Thị trường chứng khoán giảm nhiệt từ đầu quý III/2007 do bong bóng vỡ, thị trường bất động sản trở về với giá trị thực. Giá nhà đất bình ổn trở lại, các mức giá cao do cơn sốt quý I và II đem lại từ cú hích của thị trường chứng khoán đã trở về với giá trị thực. Nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra trong khoảng đầu tháng 7 đến cuối tháng 8. Thị trường chứng khoán tan đi bong bóng và trở về đúng giá, lạm phát tăng cao làm tiền tiết kiệm không mang lại nhiều lợi nhuận, dân chúng chuyển nguồn vốn nhàn rỗi của mình sang đầu tư bất động sản. Nhưng đợt tăng giá của thị trường bất động sản cuối quý III này tập trung vào những khu chung cư cao cấp và có dịch vụ vụ tốt. Giá không tăng đột ngột như trước nhưng liên tục, chứng tỏ thị trường bất động sản ổn định hơn của so với thị trường chứng khoán.

Nhìn chung, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán vào năm 2006-2007 cùng với các thay đổi chính sách và các sự kiện trọng đại của quốc gia trong thời gian này đã vực dậy thị trường bất động sản Việt Nam sau thời kỳ dài bị đóng băng. Bong bóng chứng khoán đã tạo ra cơn sốt giá nhà đất, nhưng ngay sau đó, khi giá chứng khoán đột ngột sụt giảm đã kéo giá bất động sản về giá trị thực vào cuối 2007. Có thể nói, giai đoạn 2006-2010 có rất nhiều biến động trong thị trường bất động sản từ trạng thái trầm lắng sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành chuyển sang tình trạng sốt giá mạnh vào quý II năm 2007. Nhưng sau đó, thị trường trở lại trầm lắng vào năm 2008, và cuối cùng rơi vào tình trạng thiếu vốn với những cơn nóng lạnh tùy nơi, tùy lúc từ giữa năm 2009 cho đến nay.

4.3 Khuyến nghị cho Việt Nam trong việc đối phó với hiện tượng bong bóng cổ phiếu.

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu trước đây đa số đều kiểm định sự tồn tại của bong bóng đầu cơ trên thị trường cổ phiếu tại các quốc gia phát triển và điều này nên được quan tâm hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thật vậy, thị trường cổ phiếu Việt Nam đang dần trở nên quan trọng hơn trong thị trường vốn, do đó cần khuyến khích để có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về thị trường cổ phiếu Việt Nam và cố gắng

phát triển một mô hình phù hợp vì điều này có thể cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích cho nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách.

Biện pháp hàng đầu để có thể giảm thiểu được tình trạng bong bóng cổ phiếu ở Việt Nam đó là phải đưa ra được những cách thức, giải pháp để hoàn thiện và phát triển cơ chế thị trường, xây dựng hệ thống thông tin chính sách và vận hành một cách có hiệu quả cơ chế giám sát cũng như xử lý kịp thời các hoạt động đầu cơ có tổ chức, một loại nguyên nhân tiềm ẩn của bong bóng. Không những thế, cần thiết lập một hệ thống phương pháp đo lường giá trị hiện hành khoa học và phù hợp với tình hình hiện tại của thị trường Việt Nam nhằm mục đích tìm kiếm những công cụ hữu hiệu, hợp lý, chính xác để có thể đo lường mức độ bong bóng cổ phiếu và đặc biệt là giúp đánh giá một các khách quan thực trạng của nền kinh tế từ góc độ giá trị.

4.3.1 Khuyến nghị cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường

Đối với nhà đầu tư, mặc dù bong bóng đầu cơ cho phép họ tìm kiếm thêm nhiều lợi nhuận bất thường hơn, nhưng họ cũng nên nhận ra sự tồn tại của bong bóng và phát hiện kịp thời những dấu hiệu của một vụ nổ bong bóng sắp xảy ra; họ nên cố gắng hành động hợp lý ngay khi họ nhận biết được sự tồn tại của bong bóng giá cả, như là bán lại tài sản từ các kinh doanh đầu cơ trước đó của mình. Nhờ vậy, giá cả cổ phiếu được định trên giá trị của nó có thể được điều chỉnh về giá trị nội tại và thị trường chung có thể hoạt động trở lại một cách có hiệu quả.

4.3.2 Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách

Bởi vì bong bóng giá cả có thể gây ra khủng hoảng thực sự trên thị trường, do đó, các nhà hoạch định chính sách như chính phủ, nên can thiệp để ngăn chặn sự phá vỡ và mất cân bằng tiền tệ, hạn chế tình trạng xấu đi của bảng cân đối của các ngân hàng, đồng thời ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ nền kinh tế ra khỏi những bong bóng tài sản này.

Đặc biệt trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách nên có một số cách thức để phát triển thị trường, hạn chế tối đa tình trạng bong bóng tài sản xuất hiện. Cụ thể như sau :

Đầu tiên, thiết lập một hệ thống kiểm soát hợp lý nhằm kiểm tra và dự báo bong bóng thị trường cổ phiếu một cách có hiệu quả, kiểm tra sự thay đổi trong khu vực và những thay đổi khi có bong bóng thị trường cổ phiếu

Th hai, đẩy nhanh thiết lập hệ thống luật và qui định đối với thị trường cổ phiếu, tiêu chuẩn hoá thị trường cổ phiếu ngay khi có thể và mở rộng hệ thống thông tin mở, hay là thị trường hiệu quả, từ đó tạo nên một môi trường tốt cho việc kiểm soát và giảm bớt bong bóng thị trường cổ phiếu.

Th ba, mở rộng sự cố vấn và quản lý của hệ thống động này, tăng cường tính nghiêm của luật, cải thiện cơ chế thông tin nhằm giảm bớt nguồn thông tin mâu thuẩn và ngăn chặn các thông tin sai lệch, từ đó giúp giảm hành vi bầy đàn của nhà đầu tư, tránh được lạm phát của bong bóng thị trường cổ phiếu.

Th , mở rộng hệ thống cố vấn và quản lý quỹ tín dụng ngân hàng để kiểm soát nghiêm ngặt lượng cung tiền tệ, lạm phát tín dụng. Tương tự, cố gắng thiết lập một tấm chắn giữa tín dụng ngân hàng và thị trường cổ phiếu để ngăn chặn quỹ không mong đợi đi vào thị trường. từ đó giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.

Thnăm, cho phép các cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam được phép giữ tài khoản ngoại tệ như USD, tự do chuyển đổi giữa VND và ngoại tệ và ngược lại trong giao dịch mua bán. Hành động này sẽ có thể giúp gia tăng các hoạt động của thị trường, đồng thời còn giảm nhẹ sức ép tăng cung tiền VND để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi phục vụ giao dịch kinh doanh. Một điểm cần lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách ở đây đó là việc đưa ra và điều hành chặt chẽ khung quy định liên quan đến quản lý ngoại hối, tránh trường hợp tháo chạy gây nên hiện tượng đổ vỡ tài chính, trong đó đặc biệt quan tâm đến dòng vốn đầu tư ngắn hạn mnag tính chất đầu cơ. Chẳng hạn, có thể đưa ra một số quy định như đặt yêu cầu thời gian hoạt

động tối thiểu với các tổ chức đầu tư của nước ngoài hay thủ tục chuyển vốn ra khỏi đất nước.

Cui cùng, gia tăng lãi suất nhằm làm giảm bong bóng giá cổ phiếu trên thị trường. Đồng thời gia tăng tính đa dạng của thị trường cổ phiếu bằng cách thêm vào các sản phẩm đầu tư như là giao sau và quyền chọn, để tránh tập trung quỹ đầu cơ vào một sản phẩm nào đó. Hơn thế, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng phí môi giới và thuế để ngăn cản những nhà đầu tư mới trên thị trường.

TÓM TT CHƯƠNG 4

Sự tác động của bong bóng cổ phiếu lên nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 10 năm của thị trường chứng khoán được đánh giá thông các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI và mức cung tín dụng của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, sự ảnh hưởng đến thị trường bất động sản cũng cho thấy một khía cạnh của sự tác động đối với nền kinh tế của bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn hình thành và nổ tung.

Trong giai đoạn hình thành bong bóng, các chỉ số cơ bản cũng dịch chuyển theo nhịp tăng đó. Mức cung tín dụng, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là hai biến số song hành với sự lớn lên của bong bóng cổ phiếu. Mối quan hệ giữa bong bóng cổ phiếu và nền kinh tế được đặt trong mối tương quan tác động qua lại. Các nhân tố giúp nhau hình thành, và khi có một sự thay đổi trong cơ chế điều hành cũng như cú sốc từ bên ngoài, sự đổ bể là không thể tránh khỏi. Hệ quả của việc bể bong bóng cổ phiếu là nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng lạm phát rất cao năm 2008, tăng trưởng chậm lại, các chỉ số khác đều giảm.

Bong bóng cổ phiếu có những hệ lụy khủng khiếp, tuy nhiên, nó cũng là một cơ hội tuyệt vời để vực dậy những thị trường khác, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế. Và thị trường bất động sản là một ví dụ điển hình.

KẾT LUẬN CHUNG

Thông qua nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, chúng ta đã có cái nhìn hệ thống và sâu sắc về bong bóng tài sản nói chung và các phương pháp nhận diện và kiểm định bong bóng cổ phiếu nói riêng. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình kiểm định Duration Dependence đã được sử dụng thành công trên nhiều quốc gia, kết quả về sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hơn 10 năm phát triển đã được đưa ra với chuỗi số liệu theo tuần. Hơn nữa, việc đánh giá tác động của bong bóng cổ phiếu thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản và mối tương quan với các thị trường khác đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn ảnh hưởng của bong bóng đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó việc đưa ra các khuyến nghị cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường, cũng như các nhà làm chính sách là điều cần thiết để giúp thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển nhanh và bền vững hơn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, 2007. 2. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Bùi Kim Yến và Thân Thị Thu Thủy, Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, 2009.

4. Lê Đạt Chí, Đầu tư tài chính, Nhà xuất Thống kê.

5. Adam J.Levitin và Susan M.Watcher, Explaining the House Bubble, 2010. 6. Phillip Lebel, Asset bubbles and moral hazard: Evidence from Japan, 2010.

7. Paul de Grauwe và Mariana Grimadi, Bubbles and Crashes in a behavioural finance

model, 2006.

8. Anna Scherbina và Bernd Schlusche, Asset pricing bubbles, 2011. 9. Dilip Abreu và Markus K. Brunnermeier, Bubbles and Crashes, 2001.

10.Eward L. Glaeser, Jonshua Gottlieb, Jonseph Gyourko, Did credit market policies

cause the housing bubble, Rappaport Institution for greatet Boston, 2010.

11.Alan Kirman và Gilles Teyssiere, Testing for bubbles and change points, 2003.

12.Akaev, Askar, tgk…, Log periodic oscillation analysis forecasts the burst of the

“Gold bubble”, Structure and Dynamics, 2011.

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 51 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)