Kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 29 - 30)

Phương pháp này được gọi là kiểm định tính không dừng hoặc kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức. Ý tưởng nền tảng của phương pháp này xuất phát từ kết luận của

Diba và Grossman cho rằng giá sẽ là chuỗi dừng nếu các điều kiện sau được thỏa mãn:

giá cổ phiếu chỉ phụ thuộc vào cổ tức tương lai; không tồn tại các bong bóng hợp lý và dòng cổ tức thì dừng ở mức trung bình. Qua khảo sát, Diba và Grossman khám phá ra rằng: các chuỗi cổ tức và giá của chỉ số S&P 500 có độ dừng khác nhau, vì vậy, họ bác bỏ giả thiết có bong bóng. Tương tự, sau khi kiểm định tính đồng liên kết, họ đã xác nhận kết quả không có bong bóng vì chuỗi giá và cổ tức đồng liên kết. Một vài nhà nghiên cứu đã từng sử dụng và cải thiện kỹ thuật này như Campbell và Shiller (1987), Craine (1993),

Fama và French (1988) và Summers (1986).

Campbell và Shiller (1987) cũng đưa đến một kết luận tương tự sau khi kiểm định sự khác nhau về tính dừng giữa giá và dòng cổ tức đã chiết khấu. Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng thông tin trong quá khứ để dự đoán dòng cổ tức và thu nhập dùng dữ liệu cổ tức và giá cổ phiếu Mỹ. Các kết quả kiểm định chỉ ra rằng: sự kết hợp tuyến tính của giá và dòng cổ tức đã chiết khấu là một chuỗi được hợp nhất của một trật tự nào đó; vì vậy, có bằng chứng cho thấy sự hiện diện của bong bóng. Hơn nữa, Craine (1993) chỉ ra rằng: tỷ suất chiết khấu của S&P 500 không ổn định, vì thế, tính không dừng của giá có thể được gây ra bởi tỷ suất chiết khấu đã dùng, cho dù dòng cổ tức đã dừng. Kết luận này cũng được chấp nhận bởi Fama và French (1988), hai nhà nghiên cứu này đã chứng minh rằng giá sẽ theo một quá trình dừng trong thời gian ngắn, nhưng quá trình này có thể thay đổi trong dài hạn. Mô hình hiện giá truyền thống không thể giữ vững vì sự hiện diện của bong bóng không thể phát hiện được.

Ở một khía cạnh khác, cho dù dòng cổ tức và giá không dừng và đồng liên kết, giả thiết không bong bóng vẫn không thể bị bác bỏ. Lý do là vì mô hình có thể đã loại trừ các biến có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu và các yếu tố không ổn định.

Summer (1986) cũng chỉ ra rằng: dù các bong bóng có thể gây ra mức sai lệch tạm thời

đáng kể của giá cổ phiếu so với giá trị nội tại, nhưng chỉ để lại các dấu hiệu rất nhỏ, và vì thế không thể phát hiện được. Hơn nữa, Campbell và Shiller (1988) nhận thấy rằng: dù thu nhập và cổ tức có sự biến động rất cao, nhưng chúng có tương quan chặt chẽ với giá trị nội tại. Xa hơn, điều này minh chứng rằng: có một mối quan hệ đồng liên kết yếu giữa dòng cổ tức và giá. Như vậy, bằng chứng cho sự hiện diện của bong bóng được tìm thấy bằng phương pháp này thì không đáng tin cậy.

Cuối cùng, Johansen (1991) chỉ ra rằng: sự thiếu tính đồng liên kết trong dòng cổ tức và giá không thể được gây ra bởi sự hiện diện của bong bóng, nhưng có thể được gây ra bởi các nhân tố khác. Thêm vào đó, Evans (1991) cho rằng: các kiểm định sự đồng liên kết không thể phát hiện loại bong bóng dựa trên giá trị nội tại. Các bong bóng nội tại đi theo quá trình tiến triển tương tự như cổ tức kỳ vọng, và vì vậy, rất khó để phát hiện ra chúng. Với tất cả kết quả trên, cho thấy các kiểm định tính dừng và sự đồng liên kết đưa ra một sự dự báo kém tin cậy về bong bóng.

Tóm lại, theo các nghiên cứu trước đây, có thể thấy ba nhóm kỹ thuật được dùng để phát

hiện bong bóng: các kiểm định phần bù bong bóng, các kiểm định biến động vượt mức và

các kiểm định sự đồng liên kết của dòng cổ tức và giá. Tất cả đều đã nhận được những

chia sẻ và phê bình chân thành từ các nhà nghiên cứu do thiếu sức thuyết phục và độ tin

cậy trong việc kiểm định sự tồn tại của bong bóng tài sản.

Một phần của tài liệu Kiểm định hiện tượng bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)