1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng thực đơn cho trẻ 3 đến 5 tuổi

111 7,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 779,57 KB

Nội dung

Với mỗi bữa ăn trẻ được ăn no, đó là điều cơ bản nhất, nhưng còn một điều kiện không thể thiếu được, đó là trong các bữa ăn, cần phải đủ các chất dinh dưỡng khác nhau.. Khác với những tr

Trang 1

Bé y tÕ ViÖn Dinh d−ìng

BÁO CÁO KÕT QU¶ nghiªn cøu §Ò TµI

XÂY DỰNG THỰC ĐƠN MẪU

CHO TRẺ 3- 5 TUỔI

Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Đỗ Vân Anh

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dinh dưỡng

Thời gian thực hiện: 2008

7480

14/8/2009

Hµ Néi, 2009

Trang 2

em dưới 5 tuổi bị đói và suy dinh dưỡng, phần lớn tập trung ở các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh [1] Trẻ suy dinh dưỡng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động sáng tạo, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của từng quốc gia [2] Một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng đó là dinh dưỡng không hợp lý bao gồm cả thiếu và thừa dinh dưỡng [3] Với mỗi bữa ăn trẻ được ăn no, đó là điều cơ bản nhất, nhưng còn một điều kiện không thể thiếu được, đó là trong các bữa ăn, cần phải đủ các chất dinh dưỡng khác nhau Không chỉ đủ mà còn đòi hỏi có sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng với nhau, sự thiếu hay thừa một chất dinh dưỡng này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng khác Có như vậy bữa ăn mới làm tròn chức năng của nó là cung cấp nguyên liệu cho mọi hoạt động và sự phát triển của cơ thể [4] Thỏa mãn đầy đủ nhu cầu

về các chất dinh dưỡng cho trẻ có vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ với các bữa ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ có điều kiện phát triển tốt khỏe mạnh

Khác với những trẻ dưới 3 tuổi, trẻ ở lứa tuổi tiền học đường (từ 3 đến 5 tuổi) chế độ ăn uống của trẻ ít được quan tâm hơn, các cơ quan chức năng trong cơ thể ngày càng hoàn thiện dần đặc biệt là cơ quan tiêu hóa, các loại thức ăn của trẻ ngày càng phong phú hơn

và cơ cấu bữa ăn gần giống với bữa ăn của người lớn, mặt khác, lứa tuổi này là giai đoạn quan trọng để hình thành các tập quán ăn uống, do đó thái độ của cha mẹ của các cô giáo

và khẩu phần ăn ở trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ Theo Cristofaro và cộng sự, chế độ ăn thiếu cả về số lượng và chất luợng ở các trường mẫu giáo ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [5] Darnton-Hill cho thấy tăng năng lượng khẩu phần, ăn nhiều mỡ và tiêu thụ nhiều thức ăn ở lứa tuổi này là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân và béo phì [6] Một loạt các nghiên cứu khác nhau trên thế giới trong vài thập kỷ qua đã cho thấy, ở các nơi có tổ chức bữa ăn đầy

đủ dinh dưỡng tại trường học sẽ khác biệt rất nhiều với các trường tương tự nhưng không

có bữa ăn hợp lý, sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ: nhờ bữa ăn cân đối, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện, tầm vóc phát triển tốt hơn, do trẻ khỏe mạnh hơn nên số ngày nghỉ học vì bệnh tật cũng giảm, chất lượng học tập được tăng thêm [7,8,9,10,11,12,13]

Ở Việt Nam, do triển khai chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” trong những năm qua, đã được Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc đánh

Trang 3

giá cao, là nước duy nhất trong số các nước phát triển đạt gần mức giảm suy dinh dưỡng theo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [14] Nhưng với tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 21,2% và 29,6% thể thấp còi như hiện nay, vẫn còn khá cao so với khu vực Con số đó trông đợi rất nhiều vào những chương trình nâng cao thể lực ở cấp quốc gia, trong đó, bữa ăn học đường là một yêu cầu bức thiết góp phần nâng cao thể lực, cải thiện giống nòi Tuy nhiên, trong khi chưa có một chương trình hoàn chỉnh về dinh dưỡng, các trường học, các cơ cơ quan chức năng trong điều kiện có thể, cần nỗ lực chấn chỉnh bữa ăn tại các trường học, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng dinh dưỡng cho các

em

Xuất phát từ lý do đó, trong khuôn khổ chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ

em (PEM)”, Ban giám đốc Viện dinh dưỡng, Ban điều hành chương trình PEM đã chỉ đạo xây dựng một bộ thực đơn mẫu cho trẻ 3-5 tuổi, sao cho trẻ có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu phát triển Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề là đơn vị được chỉ định, chịu trách nhiệm xây dựng bộ thực đơn này

MỤC TIÊU

1 Xây dựng bộ thực đơn mẫu cho trẻ 3-5 tuổi

2 Biên soạn cuốn sách hướng dẫn để sử dụng bộ thực đơn mẫu nói trên một cách hiệu quả

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I Căn cứ khoa học xây dựng thực đơn

Dựa vào

1 Bảng nhu cầu dinh dưỡng (NCDD) khuyến nghị cho người Việt Nam (9)

2 Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt nam (10)

3 Những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho người Việt nam (11)

II Các nguyên tắc xây dựng thực đơn:

1 Xây dựng thực đơn riêng cho từng nhóm tuổi

2 Dựa vào nhu cầu cả ngày của trẻ về năng lượng, trọng lượng các chất sinh nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết theo đúng bảng NCDD khuyến nghị

Trang 4

5 Các món ăn trong thực đơn phải khả thi khi chế biến

6 Giá cả hợp lý

7 Phù hợp với khả năng chấp nhận của trẻ

8 Xây dựng cuốn sách hướng dẫn sử dụng thực đơn mẫu đi kèm

III- Phương pháp nghiên cứu

1.Quy trình xây dựng thực đơn đã được tiến hành như sau :

ƒ Dựa vào tài liệu tham khảo và ý kiến thống nhất của các chuyên gia dinh dưỡng

+ Tổng số bữa ăn trong ngày của trẻ : 5 bữa bao gồm:

- Bữa sáng (6h30 – 8h) - Bữa trưa (11h-12h)

- Bữa xế chiều (14h30 – 15h30) - Bữa chiều (17h30-19h)

- Bữa tối (20h-21h)

+ Nhu cầu dinh dưỡng phân bố trong từng bữa ăn được xác định như sau :

- Bữa sáng : 15-20% tổng số năng lượng

- Bữa trưa : 30-35% tổng số năng lượng

- Bữa xế chiều : 5-15% tổng số năng lượng

- Bữa chiều : 25-30% tổng số năng lượng

- Bữa tối : 5-15% tổng số năng lượng

ƒ Xây dựng bảng chuyển đổi thực phẩm :

Các thực phẩm được phân loại dựa vào nhóm thực phẩm: giàu đạm, giàu tinh bột đường, cung cấp vitamin và khoáng chất, sử dụng phần mềm Excel, Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam để tính toán :

o Trọng lượng các thực phẩm trong nhóm giàu đạm có năng lượng tương

đương với năng lượng sinh ra từ 50g thịt lợn nạc

o Trọng lượng các thực phẩm trong nhóm giàu bột đường có năng lượng

Trang 5

o Trọng lượng các thực phẩm trong nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng

có năng lượng sinh ra là 10Kcal

ƒ Xây dựng món ăn trong thực đơn :

o Sử dụng phần mềm Exel, Bảng chuyển đổi thực phẩm, ‘Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam’ giúp lựa chọn thực phẩm của từng nhóm và dựa vào giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm để xây dựng món ăn kết hợp với tham khảo ý kiến của các chuyên gia nấu ăn

o Đủ dinh dưỡng và cân đối là tiêu chuẩn ưu tiên hàng đầu trong xây dựng món ăn, trên cơ sở giá trị dinh dưỡng đó lựa chọn thực phẩm cho món ăn sao cho giá thành ở mức hợp lý nhất

2 Thử nghiệm thực đơn :

o 20 món ăn, mà trong quá trình lập thực đơn, theo kinh nghiệm thấy cần phải ưu tiên đánh giá tính khả thi trong khâu chế biến Sau đó một trường mẫu giáo đã được chọn để các cô nuôi của trường thử nghiệm cách nấu

20 món ăn này Các cô nuôi cùng với cán bộ nghiên cứu đã đưa ra nhận định về tính khả thi trong khâu chế biến dưới hình thức thảo luận Các món ăn sau khi chế biến cũng đã được các đối tượng mời đến để đánh giá cảm quan thảo luận cho ý kiến

o Thời gian nghiên cứu được triển khai vào mùa đông, nên 7 thực đơn mùa đông giá cao và 7 thực đơn giá trung bình, tổng cộng là 14 thực đơn đã được thử nghiệm cho trẻ ăn Hai lớp mẫu giáo (một lớp mẫu giáo bé, một lớp mẫu giáo lớn) trong trường mầm đã được chọn để thử nghiệm thực đơn Nhà trường hiện nay mới chỉ tổ chức 2 bữa ăn/ngày tại trường, do vậy việc thử nghiệm khả năng chấp nhận thực đơn của trẻ mới chỉ ở mức từng bữa, chưa đánh giá được khả năng chấp nhận thực đơn cả ngày Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu cũng cố gắng phối hợp với phụ huynh, cung cấp cho họ bộ thực đơn đầy đủ để chế biến món

ăn cho con theo thực đơn và đánh giá khả năng chấp nhận thực đơn tại gia đình

o Khả năng chấp nhận thực đơn về lượng thức ăn trong một bữa chính và một bữa phụ, sự ngon miệng đã được đánh giá theo mẫu phiếu thiết kế sẵn

Trang 6

3 Nội dung tài liệu hướng dẫn sử dụng thực đơn mẫu một cách hiệu quả được tiến hành theo các bước như sau :

ƒ Bước 1: Thành lập nhóm biên soạn sách

ƒ Bước 2: Nhóm biên soạn xây dựng cấu trúc nội dung sách dự kiến

ƒ Bước 2: Xin ý kiến chuyên gia về cấu trúc sách dự kiến

ƒ Bước 3: Thông qua cấu trúc nội dung sách

ƒ Bước 4: Viết nội dung chi tiết

ƒ Bước 6: Biên soạn lại

ƒ Bước 7: Họp thông qua nội dung sách và nghiệm thu nội dung sách

KẾT QUẢ

1 Bộ thực đơn mẫu có tổng số 56 thực đơn trong đó:

- Thực đơn được chia theo nhóm tuổi :

+ Thực đơn cho trẻ 3-<4 tuổi + Thực đơn cho trẻ 4-5 tuổi

- Mỗi nhóm tuổi thực đơn được xây dựng theo tuần (7 ngày)

- Thực đơn tuần lại được xây dựng theo mùa hè và mùa đông

-Mỗi một mùa thực đơn được xây dựng ở hai mức giá cao và trung bình

Tổng số : 2 nhóm tuổi x 7 thực đơn x 2 mùa x 2 mức giá = 56 thực đơn

2 Tài liệu hướng dẫn sử dụng thực đơn mẫu một cách hiệu quả gồm 92 trang có cấu trúc như sau :

Phần I: Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ 3 đến 5 tuổi

Phần II: Một số nguyên tắc cơ bản khi nuôi dữong trẻ 3 đến 5 tuổi

Phần III: Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của một số thực phẩm thông dụng Phần IV : Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo

Trang 7

Phần V : Thực đơn mẫu

Bao gồm:

- Thực đơn mẫu dành cho trẻ 4-5 tuổi:

+ Thực đơn mùa đông giá cao (Thực đơn số 1-7)

+ Thực đơn mùa hè giá cao (Thực đơn số 8-14)

+ Thực đơn mùa đông giá trung bình (Thực đơn số 15-21)

+Thực đơn mùa hè giá trung bình (Thực đơn sô 22-28)

- Thực đơn mẫu dành cho trẻ 3-<4 tuổi:

+ Thực đơn mùa đông giá cao (Thực đơn số 29-35)

+ Thực đơn mùa hè giá cao (Thực đơn số 36 – 42)

+ Thực đơn mùa đông giá trung bình (Thực đơn số 43 – 49)

+Thực đơn mùa hè giá trung bình (Thực đơn số 50 56)

- Cách chế biến một số món ăn: sao cho trẻ ăn ngon miệng và chất dinh dưỡng mất mát trong quá trình chế biến ở mức thấp nhất

+ Nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng

Phần VII: Cách chế biến một số món ăn

Trang 8

BỘ THỰC ĐƠN MẪU

VÀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

Trang 9

ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 3-5 TUỔI

Lứa tuổi này chiều cao, cân nặng phát triển ổn định, cân nặng mỗi năm tăng lên khoảng 2kg và chiều cao mỗi năm tăng trung bình 7cm, đồng thời các hoạt động thể lực tăng lên nhiều Sự phát triển trí não của trẻ ở lứa tuổi này gần bằng so với người lớn Não là vật chất cơ bản cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, sự phát triển của não lại có liên quan mật thiết tới việc cung cấp các chất dinh dưỡng, nhất là việc cung cấp protein Cho nên ở giai đoạn này, việc cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ là việc quan trọng

Nuôi trẻ trong giai đoạn này bên cạnh việc đáp ứng đủ nhu cầu, cần quan tâm thích đáng đến thực trạng cơ thể trẻ:

ƒ Hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn so với lứa tuổi nhà trẻ nên các thức ăn cho trẻ đã

đa dạng và gần với bữa ăn của người lớn hơn, tuy nhiên bữa ăn của trẻ vẫn cần chú ý và không thể ăn như người lớn do việc hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn còn yếu

ƒ Khả năng dự trữ ít, do đó trẻ mau đói vẫn cần ăn làm nhiều bữa Sức đề kháng của cơ thể còn yếu, sự thích nghi với thức ăn lạ kém nên dễ bị dị ứng

Lứa tuổi này khá quan trọng trong việc hình thành các tập tính và thói quen dinh dưỡng chính vì vậy nguyên tắc dinh dưỡng tốt như ăn đủ đúng bữa, bữa ăn đa dạng

và không kiêng tránh thức ăn cũng hình thành từ giai đoạn này

Trẻ 3-5 tuổi rất thích ăn đồ ngọt do sự phát triển của các gai vị giác nên thích ăn vặt đường, bánh, kẹo trước bữa ăn sẽ làm giảm ngon miệng Trong giai đoạn này cha mẹ luôn chú ý tới việc tập cho trẻ ăn đủ đúng bữa và không ăn đường ngọt, bánh kẹo sẽ tạo điều kiện để trẻ có tập tính thói quen dinh dưỡng tốt đáp ứng sự phát triển của trẻ khỏe mạnh

Ở độ tuổi này, ăn uống của trẻ đã tương đối độc lập, không hoàn toàn phụ thuộc vào

mẹ như trước, nên bảo đảm nhu cầu là rất cơ bản Song dù bữa ăn có đầy đủ, nhưng cách nuôi không hợp lý kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ

Cho trẻ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ dần thích ứng tốt với các loại thức ăn, cơ thể không

bị “gánh nặng”, không bị “quá tải”, tạo điều kiện tiêu hóa hấp thu tốt nhất các chất

Trang 10

nuôi và cách dạy trẻ ăn đều có thể gây ảnh hưởng xấu nhất định đến sự trưởng thành

sau này của trẻ

Nhu cầu các chất dinh dưỡng và năng lượng lứa tuổi này được khuyến nghị như

sau:

Năng lượng, các chất dinh dưỡng Từ 3 đến dưới 4 tuổi Từ 4 đến 5 tuổi

2,0 0,5 Chất khoáng:

90 4,1

17

600

500

76 8,4

90 5,1

22 Vitamin:

Trang 11

0,6

200 1,2

% năng lượng từ Protein (P)

% năng lượng từ Lipid (L)

% năng lượng từ Glucid (G)

12-15 35-40 61-70

12-15 20-25 61-70

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI NUÔI DƯỠNG TRẺ 3-5 TUỔI

Muốn trẻ hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh với các bữa ăn hàng ngày của trẻ, cần phải tuân

thủ một số nguyên tắc chung dưới đây:

1 Trong khẩu phần của trẻ cần đảm bảo tính cân đối hợp lý nghĩa là

Cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ thể

Có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, thích hợp Đây là điểm quan trọng nhất

của dinh dưỡng hợp lý, với một tỷ lệ cân đối giữa năng lượng và các chất dinh dưỡng

(4 nhóm thức ăn chính); giữa các chất dinh dưỡng với nhau, trong đó cần chú ý đến tỷ

lệ hợp lý protein động vật và protein thực vật, các loại vitamin (A, B, C, D…), các

muối khoáng chính (calci, phosphor…) Căn cứ theo nhu cầu dinh dưỡng đúng độ

tuổi với thực phẩm theo mùa, vụ…

2 Chú ý tới vệ sinh thực phẩm và vệ sinh trong ăn uống để phòng tránh nhiễm

khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ

Thức ăn phải đảm bảo chất lượng (tươi tốt).Thức ăn được rửa thật sạch trước lúc chế

biến Thức ăn nấu xong chưa ăn ngay, cần chú ý bảo quản (trong tủ lạnh càng tốt),

che đậy cẩn thận chống ruồi nhặng… Đồ dùng đựng thức ăn cho trẻ cần phải sạch sẽ

Người lớn cho trẻ ăn và trẻ trước khi ăn đều cần phải rửa tay

Cần cho trẻ ăn ngay thức ăn khi thức ăn vừa ấm, nhất là mùa đông Không cho trẻ ăn

khi thức ăn nguội lạnh

Trang 12

nấu xong để lâu quá 3 giờ

Tập cho trẻ có thói quen rửa tay dưới vòi nước với xà phòng trước khi ăn, tất cả những gì đưa vào miệng để ăn uống như thìa, bát đều phải được rửa sạch trước bữa

Chú ý khi thay đổi món ăn cho trẻ cần đảm bảo thay thế các thực phẩm trong cùng một nhóm Và phải rất chú ý tới tác dụng bổ trợ của đạm thực vật bằng các chế phẩm

từ đậu, đỗ hoặc phối hợp với các thực phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương ứng

4 Trù tính các bữa phụ phải đóng góp cho khẩu phần dinh dưỡng của cả ngày, không bỏ mặc những thức ăn này cho may rủi, hãy trù tính cẩn thận các bữa phụ và phối hợp các bữa ăn chính và phụ sao cho có thể cho ăn những thức khác nhau cho bữa chính và bữa phụ

Có thể xem các bữa xế chiều và trước khi ngủ là bữa phụ Bữa phụ có nghĩa là khối lượng ít, ăn nhanh, có thể là thức ăn chế biến sẵn, nhưng thuờng là nhiệt lượng cao Sữa và những đồ uống chế biến từ sữa làm bữa phụ rất tốt Mỗi ngày cần cho trẻ dùng thêm 1- 2 ly sữa để bổ sung thêm hàm lượng can xi Không nên loại sữa ra khỏi khẩu phần của trẻ khi thấy trẻ đã lớn Nhưng cần chọn loại sữa phù hợp, loại mà trẻ thích dùng (có thể là sữa bột, sữa tươi, hay sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…) và cho trẻ dùng với lượng thích hợp với độ tuổi (khoảng 400-500ml mỗi ngày) Không nên sử dụng sữa đặc có đường vì loại sữa này rất ngọt, nếu pha vừa theo khẩu vị thông thường của trẻ sẽ không đủ lượng đạm và canxi cần thiết, đồng thời không đáp

Trang 13

ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ Sữa cho trẻ uống thường xuyên nên là sữa bột nguyên kem hoặc sữa tươi, chỉ sử dụng sữa không béo (sữa tách bơ) khi có hướng dẫn của bác sĩ

5 Cho trẻ ăn uống đúng cách đó là điều không kém phần quan trọng:

Cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ, không cho ăn vặt

Nên cho trẻ ăn đều đặn hàng ngày Tránh “no dồn đói góp” là do cơ thể trẻ không tiêu hóa hấp thu được, gây lãng phí dinh dưỡng lại thêm mệt cho trẻ

Nếu trẻ bỏ bữa nào phải có thức ăn thay thế bù ngay Không để trẻ thường xuyên bị đói

Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn, chớ gây cho trẻ thói quen chỉ thích hoặc không thích một vài thứ thức ăn nào đó, theo kiểu ăn tùy thích Không tạo nên nếp kiêng khem vô lý Thức ăn gì trẻ cũng ăn được, miễn là tập cho trẻ ăn quen dần Với thức

ăn lạ dù trẻ rất thích ăn cũng chỉ cho ăn mức độ, không được ăn quá nhiều

Chú ý, đề phòng trẻ bị dị ứng qua ăn uống và có thể mắc bệnh do nhiễm khuẩn Trong ăn uống, ở trẻ nhỏ rất dễ có hiện tượng dị ứng với thức ăn lạ Thậm trí với thức

ăn đã quen nhưng một lúc ăn quá nhiều, quá sức chịu đựng của cơ thể cũng có thể gây

dị ứng Cho nên: Mọi thức ăn lạ (mới cho trẻ ăn lần đầu) phải nhớ cho trẻ “ăn thử xem đã” tức là ăn ít một, nếu không có hiện tượng dị ứng sẽ cho ăn tiếp Không bao giờ cho trẻ ăn lần đầu quá nhiều thức ăn lạ, phòng trẻ bị dị ứng nặng sẽ rất nguy hiểm Tuyệt đối không cho trẻ ăn “ngọt” (bánh, kẹo, nước ngọt) trước bữa ăn

Không chê “món ăn là món dở quá, không ngon” trước mặt con trẻ Dù ăn gì người chăm sóc trẻ cũng nói là ngon để khuyến khích trẻ ăn

Bữa ăn của trẻ nên tránh các yếu tố xấu: không la rầy, dọa dẫm trẻ khi cho ăn, không bắt ép trẻ ăn khi trẻ no hoặc không muốn ăn

Chớ tập cho trẻ có tính đòi “ưu tiên”, chỉ cho trẻ ăn đúng phần của mình, không được phép đòi ăn cả phần của người khác…Như vậy, trẻ sẽ ăn ngon phần của mình và nếu được ai đó cho ăn thêm trẻ sẽ thích thú và biết ơn người cho thêm nó

Hàng ngày chú ý cho trẻ uống đủ nước

6 Chú ý tới vận động của trẻ

Một chế độ dinh dưỡng tốt luôn đi kèm với hoạt động thể chất hợp lý Nếu ở trong

Trang 14

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

VÀ ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

Thịt

Protein của các loại thịt đều có đầy đủ các axit amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối, protit chiếm 15-20% trọng lượng thịt tươi Lipid trong thịt dao động nhiều, liên quan với loại súc vật, mức độ béo và vị trí miếng thịt, do đó giá trị sinh năng lượng của thịt tùy theo hàm lượng mỡ có thể dao động từ 90kcal/100g (thịt bê gầy) tới 480kcal/100g (thịt lợn béo) Glucid trong thịt coi như không có Trong thịt, ngoài các yếu tố sinh năng lượng còn có các chất khoáng và vitamin như phôtpho, kali, sắt, natri, đồng, kẽm,coban…, thịt là nguồn vitamin nhóm B rất tốt nhưng số lượng khác nhau tùy theo loại súc vật Thịt chim và gà có giá trị bồi dưỡng rất cao, thuộc vào loại thịt trắng cho nên có nhiều chất đạm hơn thịt đỏ, đó là một nguồn quý các chất protein, lipid, muối khoáng và vitamin Thịt các con vật non thường có nhiều nước, ít protein và lipid Thịt các con vật già hơn thì cứng hơn Thịt mềm nhất là thịt các con cái còn non

Nếu không thỏa mãn yêu cầu vệ sinh, thịt có thể truyền bệnh sang người Thịt có thể truyền giun sán và các vi trùng nhưng thường là các ký sinh trùng Chỗ thường bị nhiễm trùng là đường mổ thân con vật và các nơi có đụng chạm đến dụng cụ Vi trùng không chỉ phát triển ở mặt trên thịt và làm hư hỏng thịt mà còn theo các tổ chức liên kết vào sâu trong thịt Thịt ôi thì trên mặt bị ướt, có từng chỗ bị đen hoặc xanh, nếu cắt thì ở đường cắt thấy màu xám hoặc sẫm Thịt ôi mềm nhẽo và nấu nước canh sẽ đục Mỡ ôi thì có màu xám nhạt Thịt và mỡ như vậy không còn chất bổ nữa

và không nên dùng làm thức ăn Phương pháp rửa thịt bằng bàn chải rất tốt vì làm sạch thịt, giảm 98-99% số lượng vi trùng và tránh cho thịt khỏi mau hỏng Rửa như

Trang 15

vậy tốt hơn rửa bằng những tia nước nóng phun mạnh lên mặt thịt, vì làm như vậy khiến vi trùng vào sâu trong tổ chức

Giá trị dinh dưỡng của thịt bảo quản:

• Thịt ướp lạnh: Thịt ướp lạnh không có ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng Thịt ướp lạnh có giảm phần nào vị thơm Trong trường hợp để thịt ở tủ lạnh lâu có thể biến đổi mùi vị do lớp mỡ trên mặt bị ôxy hóa Nhiệt độ bảo quản thấp hạn chế được sự ôxy hóa các vitamin nhóm B và A Do đó hàm lượng các vitamin này thay đổi không đáng kể

• Thịt muối: sauu khi ướp muối thịt mất một ít nước, các chất vô cơ và hữu cơ Thịt ướp muối lâu mất một phần các vitamin hòa tan trong nước

• Thịt khô: Khi làm khô thịt nhanh, lượng vitamin nhóm B ít bị mất

Cá là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao không những không kém thịt mà nhiều điểm còn vượt thịt Trước hết đó là nguồn protein quý, có đủ các axit amin cần thiết

Mỡ cá có nhiều vitamin A và D, ngoài ra còn nhiều các axít béo chưa no Cá nhất là

cá biển có nhiều chất khoáng quan trọng Thịt của cá rất dễ tiêu và dễ đồng hóa Tổ chức liên kết phân phối đều nên khi luộc chóng dừ và mềm điều đó làm dễ dàng các quá trình tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa Lượng protein trong cá tương đối ổn định, dao động từ 16-17% Lượng nước và lipid dao động nhiều, nước từ 55,1% đén 83,1%

và lipid từ 0,3% đến 30,8%, tổng số lượng nước và lipid (theo %) gần như ổn định ở mọi loại cá, cá càng béo thì lượng nước càng ít và ngược lại Lượng glucid trong cá không đáng kể (dưới 1%) Cá là nguồn vitamin quan trọng Mỡ cá nhất là mỡ gan cá

có nhiều vitamin A và D Lượng vitamin nhóm B ở cá tương tự như ở thịt, trong đó lượng vitamin B1 ở cá thấp hơn So với thịt, cá là nguồn chất khoáng quý

Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng do hàm lượng nước tương đối cao, sự có mặt của lớp màng nhầy thuận lợi cho vi khuẩn phát triển Cá còn tươi có những đặc điểm sau: vấy óng ánh và rạp vào thân, trên có màng nhầy, màng đỏ và có màng trong, mặt trong lỗ hậu môn không sưng, thân hình chắc, đuôi không mềm nhũn Khi cho vào nước các còn tươi sẽ chìm xuống, khi cắt ra thịt mềm sánh trắng và trong, khó róc ra

Trang 16

nước bị mất Vitamin A cũng có thể bị phá hủy do ôxy hóa, lượng protein dao động

từ 4-6%

Sữa

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Protit của của sữa rất quí vì thành phần axit amin cân đối và độ đồng hóa cao Lipit của sữa giàu năng lượng, mang theo nhiều vitamin tan trong chất béo, nhất là vitamin A Sữa cũng là nguồn vitamin nhóm

B Trong sữa có nhiều canxi, tỷ lệ canxi/photpho thích hợp cho nên mức đồng hóa canxi của sữa cao Vì thế sữa là thức ăn tốt cho mọi người, nhất là trẻ em, người già

và người ốm Sữa là thức ăn chóng hỏng, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau

Các sản phẩm của sữa:

ƒ Bơ có 83-84% chất béo và sinh tố A, D, E

ƒ Fomát là loại thức ăn có giá trị sinh học cao Lượng protein và canxi ở phomát cao hơn ở sữa do đó có thể coi phomát như là sữa cô đặc tự nhiên, 100g phomát cung cấp chừng 15g protein có giá trị cao và 300mg canxi để đồng hóa

ƒ Sữa chua: Đường lactose trong sữa tươi dưới tác dụng của men lactase tạo thành acid lactic có tác dụng làm giảm hội chứng không dung nạp lactose, dự phòng và điều trị tiêu chảy, hạn chế táo bón…

ƒ Sữa đóng hộp:

- Sữa đặc có đường là sữa tươi cô đặc dưới chân không khi đóng hộp cho thêm 40% đường (trong 100g sữa cô đặc) do đó lượng protein thấp, năng lượng cao do có nhiều đường

- Sữa bột là những sữa đã bớt một phần kem (để có thể giữ được lâu) đã trở thành khô Ở những vùng nhiệt đới như nước ta, việc dùng sữa bột rất hợp lý vì có thể để lâu không hư hỏng Bảo quản sữa bột tốt nhất ở nhiệt độ từ 1-10o với độ ẩm tương đối không quá 75% Khi độ ẩm và nhiệt độ cao có thể xuất hiện các dấu

Trang 17

hiệu hỏng sữa, chất béo bị ôxy hóa, vón cục, hòa tan kém, đôi khi có mốc (khi sữa bị ẩm)

Trứng

Là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin các chất khoáng các men và hocmon, các chất này có tương quan với nhau rất thích hợp, đảm bảo cho sự lớn và phát triển của cơ thể Protein của trứng có

đủ các acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối nhất định, được chọn làm “protein chuẩn” Mỗi quả trứng có khoảng 7g protein, trong đó 44,3% ở lòng đỏ, 50% ở lòng trắng Protein của lòng trắng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan, ăn lòng trắng sống khó tiêu và có thể gây ngộ độc do thiếu biotin Protein của lòng đỏ có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất, các loại protein này chỉ có ở trứng và sữa Lòng đỏ là nguồn lexitin quý thường ít có ở các thực phẩm khác, phần lớn các chất khoáng tập trung ở lòng đỏ, lòng đỏ ăn sống hay chín đều dễ tiêu Lòng đỏ trứng

là nguồn vitamin A nhưng hàm lượng dao động nhiều tùy theo mùa và thức ăn cho gia cầm Trên bề mặt vỏ trứng tùy theo điều kiện bảo quản có thể thấy các vi khuẩn của đất, nước và không khí vì vậy trứng có thể gây nhiễm trùng nhất là khi xử lý nhiệt không đầy đủ và bảo quản ở nhiệt độ cao Bảo quản trứng tốt nhất là làm lạnh

Các loại mỡ

Thường dùng là mỡ lợn và mỡ bò Lượng các axit béo no chiếm khoảng 50% tổng số các axit béo, chính vì có nhiều axit béo no nên nhiệt độ nóng chảy của chúng cao Các axit béo chưa no chủ yếu là oleic (30-50%) Thành phần hóa học của các chất béo động vật thay đổi tùy theo loại súc vật, tuổi, vị trí lớp mỡ, độ béo và tính chất của thức ăn cùng nhiều yếu tố khác Con vật càng béo trong mỡ càng có nhiều axit béo chưa no và độ nóng chảy càng thấp, các loại mỡ của tủy xương có đặc điểm là hàm lượng các axit béo chưa no trong đó cao

Các loại dầu thực vật

Nguyên liệu để sản xuất các loại dầu thực vật là các loại quả và hạt nhiều dầu Giá trị dinh dưỡng chính của các loại dầu thực vật là do chúng có nhiều các axit béo chưa no cần thiết, rất cần để xây dựng màng myelin của tế bào thần kinh, tế bào não cho trẻ từ

Trang 18

dụng của không khí, nhiệt độ, ánh sáng…) Để ngăn cản quá trình ôxy hóa cần áp dụng các biện pháp ngăn cản tiếp xúc với không khí Dầu mỡ cần được bảo quản nơi

có nhiệt độ thích hợp trong các bao bì kín, tối, không dùng bao bì bằng sắt, đồng

Gạo

Gạo có nhiều Glucid, hàm lượng 75-80%, Gạo giã càng trắng thì tỷ lệ glucid càng cao Lượng glucid trong gạo thấp hơn ở ngô và lúa mì, gạo giã càng trắng thì tỷ lệ protein càng thấp Tuy nhiên chất lượng và giá trị sinh học protein của gạo cao hơn so với protein của lúa mì và ngô So với protein của trứng, protein của gạo nghèo lizin vì thế protein của gạo đều phối hợp tốt với protein của sữa, trứng thịt và cá Gạo có ít canxi, nhiều photpho nên thuộc loại thực phẩm gây toan Gạo là nguồn vitamin nhóm

B quan trọng, nhưng hàm lượng thay đổi tùy theo tỷ lệ xay xát Quá trình xay xát, thời gian bảo quản và cách thổi nấu ảnh hưởng nhiều tới giá trị dinh dưỡng của gạo Gạo vo quá kỹ, lúc nấu để thừa nước rồi gạn bớt đều làm mất nhiều chất dinh dưỡng Gạo để lâu ngoài việc bị mốc còn có những con bọ gạo phá hủy nhân gạo, không nên

dự trữ gạo quá 03 tháng

Cách nấu cơm đúng cách như sau:

- Nhặt sạn thóc ở gạo chưa vo

- Vo nhanh để loại bỏ chất bẩn ở bên ngoài (vo gạo cho đến khi nước trong có thể làm mất 40-50% vitamin B1)

- Cho gạo vào lúc nước đang sôi, lượng nước vừa đủ (cho gạo vào

từ nước lạnh vitamin B1 bị mất nhiều hơn 10-15% Nếu cho nước nhiều rồi gạn bỏ đi có thể mất tới 60% vitamin B1)

- Đậy vung

Một số loại ngũ cốc khác

Ngô là loại thực phẩm thực vật rất quan trọng Protein của ngô có nhiều lơxin, nghèo

lyzin và nghèo cả trytophan nữa, do đó cần ăn phối hợp ngô với các ngũ cốc khác và tăng các nguồn protein có giá trị vào khẩu phần như các thức ăn nguồn gốc động vật,

Trang 19

đậu đỗ Ngô nghèo canxi, nhiều phospho Ngô tương đối giàu vitamin B Ngô vàng là nguồn carotene tốt

Khoai lang: Lượng protein ở khoai lang thấp nhất trong nhóm giàu bột đường, thành

phần acid amin cân đối phù hợp hơn ngô, sắn nhưng kém hơn khoai tây và gạo Hàm lượng canxi, phosphor ít hơn ngũ cốc nhưng tỷ lệ Ca/P hợp lý hơn

Sắn: Protein của sắn vừa ít về số lượng vừa thiếu cân đối, nghèo lyzin và tryptophan

Sắn tươi có chứa glucozid khi gặp men tiêu hóa, acid hoặc nước sẽ thủy phân và giải phóng ra acid cyanhydric, chính chất này gây độc, do đó khi luộc sắn cần bóc vỏ ngoài, cắt bỏ hai đầu, bỏ lớp lụa hồng, ngâm nước 12-24 giờ trước khi luộc, đun sôi rồi gạn nước đổ đi, sau đó cho thêm ít nước, đun sôi kỹ cho đến khi cạn, mở vung cho bay hết hơi

Khoai tây: lượng protein nhiều hơn khoai lang, protein của khoai tây tương đối nhiều

lyzin nên phối hợp tốt với ngũ cốc Khoai tây có chứa chất độc solanin, nhiều nhất ở lớp vỏ ngoài và mầm là chất độc gây tê liệt dẫn đến chết người, do đó ăn khoai tây chú ý gọt vỏ, khoét hết mầm và chân mầm Khoai tây ít canxi, nhiều kali có vitamin nhóm B nhiều hơn ở khoai lang

Đậu đỗ: có lượng glucid khá cao Tuy nhiên chúng cũng là nguồn cung cấp protein

đáng kể, lượng protein trong đậu đỗ còn cao hơn các thực phẩm động vật giàu đạm Protein đậu đỗ nghèo methionin, cystin nhưng giàu lyzin vì vật chúng kết hợp tốt với protein ngũ cốc Là nguồn vitamin P, PP, canxi, sắt, Mg khá tốt Đậu hầu như không

có carotene và vitamin C Đậu đỗ nên cần được ăn chín và nên ngâm nước trước khi rang khô để diệt các chất phản dinh dưỡng như soyin trong đậu tương

Đậu nành là loại thực phẩm rất tốt về nhiều phương diện, đặc biệt có nhiều protein (34%)lipid (18,4%) nhiều muối khoáng và vitamin Từ các hạt đậu nành người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm rất ngon, dễ tiêu như sữa đậu nành, đậu phụ, tương Dùng

Trang 20

béo

Các loại hạt quả có dầu: Trong thực phẩm thực vật, có một số hạt có chứa một tỷ lệ

dầu khá cao như lạc, vừng hạt bí đỏ, hạt dẻ… Những thực phẩm này ngoài lượng protein và lipid cao còn có nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng nhất là sắt Lạc là một thức ăn đáng chú ý về hàm lượng lipid, protein và một số vitamin, ngược lại hàm lượng glucid rất thấp và chất khoáng thiếu cân đối Trên thực tế đạm của lạc có giá trị nâng cao chất lượng và số lượng của đạm ngũ cốc, ăn phối hợp ngũ cốc và lạc tốt vì ngũ cốc nghèo lizin mà lạc lại nghèo metionin nên chúng hỗ trợ cho nhau, lạc phối hợp rất tốt với ngô, vì ngoài protein ra chúng còn cung cấp nhiều vitamin PP là yếu tố

ở ngô bị hạn chế, hệ số tiêu hóa của protein của lạc khoảng 90%, của lipid 99% và hệ

số tiêu hóa của protein của lạc không thay đổi qua chế biến nóng như đậu tương, lạc cần bảo quản hợp lý nếu không có thể bị mốc và gây độc, cần phơi lạc thật khô để chỗ khô mát và giữ các lớp vỏ được nguyên vẹn Vừng cũng là một thức ăn đặc biệt

có giá trị Vừng có khoảng 20% protein, 46,4% lipid, protein của vừng nghèo lizin nhưng lượng methionin tương đối khá, do đó vừng phối hợp kém với ngũ cốc, đậu tương + vừng phối hợp rất tốt với ngũ cốc, vừng có nhiều vitamin nhóm B, hàm lượng canxi trong vừng rất cao (1200mg%) nhưng kém giá trị vì vừng có nhiều axit oxalic

Rau quả: Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng Về lượng protein

và lipid rau quả kém xa các thực phẩm có nguồn gốc động vật Giá trị chính của rau quả là ở chỗ chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất có hoạt tính sinh học đặc biệt là muối khoáng có tính chất kiềm, vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ Ngoài ra trong rau quả còn có các loại đường tan trong nước, tinh bột và xenluloza Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau quả là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết các tuyến tiêu hóa Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có chứa tinh dầu thơm như rau mùi, hành tỏi… Nước rau quả tươi gây tiết dịch vị mạnh nhất, sau đó đến các loại nước súp, rồi đến súp nghiền Rau phối hợp với các thức ăn nhiều protein, lipid và glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày Do đó bữa ăn có

Trang 21

nhiều rau tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác Các men trong rau quả tươi cũng có ảnh hưởng tới các quá trình tiêu hóa Thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau dao động nhiều tùy theo loại rau, khí hậu, chất đất và nhiều điều kiện khác Lượng nước trong rau từ 70-95%, protein từ 0,5-1,5%, glucid 3-4% Xenluloza của rau có vai trò kích thích mạnh chức năng nhu động

và tiết dịch của ruột, lượng xenluloza trong rau khoảng 0,3-3,5% Rau là một nguồn vitamin quan trọng Đáp ứng nhu cầu vitamin C và carotene chủ yếu dựa vào rau, rau

có nhiều vitamin C là ớt vàng to, rau ngót, mùi, mùng tơi, súp lơ, hành tươi, cà chua Lượng vitamin C trong su hào, rau muống, bắp cải vào loại trung bình nhưng do tiêu thụ nhiều nên cũng không kém phần quan trọng Caroten có nhiều trong các loại rau

có màu đỏ, da cam và xanh như cà rốt, ớt đỏ, cà chua, hành lá, rau muống, rau xà lách, rau thơm Các loại rau xanh có nguồn axit pholic nhiều nhất là sà lách, bắp cải Các chất khoáng trong rau cũng rất quan trọng Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm (kali, canxi, magiê), chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết duy trì cân bằng kiềm toan So với rau, quả tương đối có nhiều glucid, phần lớn là những đường dễ hòa tan như fructoza và glucoza Các loại quả là nguồn vitamin quan trọng nhất là vitamin C, carotene và các chất có hoạt tính P Trong quả có ít vitamin B1, lượng vitamin C ở quả không bị mất mát do chế biến như ở rau Quả cũng như rau có chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm Canxi và photpho trong quả không nhiều nhưng tương quan ở tỷ lệ thích hợp cho sự đồng hóa Quả có ưu thế hơn rau ở chỗ có nhiều axit hữu cơ, pectin và tanin, các axit hữu cơ làm cho quả có vị chua và có tính chất kích thích tiết dịch tiêu hóa mạnh Rau có thể có vi trùng gây bệnh và trứng giun sán nhất là khi tưới rau bằng nước bẩn Muốn rửa rau cho sạch vi trùng phải tiến hành như sau: trước hết rửa thật kỹ bằng nước trong, sau đó ngâm trong 30 phút vào nước pha thuốc tím hay pha nước Javen, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và che đậy kín không đẻ ruồi bậu cho tới khi dùng

Nguyên tắc thay thế thực phẩm trong thực đơn của trẻ:

Các thực phẩm trong thực đơn không phải luôn luôn có mặt đầy đủ để tùy ý ta lựa chọn mà khác nhau tùy theo điều kiện cung cấp, thời tiết Mặt khác tùy theo tập quán dinh dưỡng, món ăn cần được thay đổi, ngon miệng, phù hợp với khẩu vị của trẻ ở

Trang 22

lượng tương đương thế nào để cho giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi Hệ thống thay thế thực phẩm được xây dựng dựa trên 4 nhóm thực phẩm, mỗi nhóm chọn một lượng calo làm chuẩn

CÁCH TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ MẪU GIÁO

Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết suất ăn của trẻ Điều này đôi khi chúng ta chưa chú ý tới

Có thể tổ chức bữa ăn cho trẻ như sau:

Chuẩn bị bữa ăn

Trước bữa ăn nên cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, lau mặt, mặc yếm (hoặc khăn ăn)

Chuẩn bị thức ăn: cơm mềm, thức ăn giàu đạm, canh, trái cây

Bày bàn ăn: bát cơm và thức ăn mặn, bát canh và ly nước, thìa, khăn ăn, khăn giấy,

đĩa đựng thức ăn bỏ đi

Trang trí bàn ăn: lọ hoa nhỏ hoặc búp bê…

Người chăm sóc cho trẻ ăn: vệ sinh tay, trang phục gọn gàng

Việc chuẩn bị bữa ăn sẽ tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng cho trẻ vào bữa ăn Trẻ được vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ Các đồ dùng phục phụ bữa ăn được chuẩn bị đầy đủ

Có trang trí vui mắt, hấp dẫn và sinh động Người chăm cho trẻ ăn phải vệ sinh tay sạch, toàn tâm toàn ý vào việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ Thức ăn ngon, đủ chất, đẹp, thơm, có độ nhuyễn, mềm, độ nóng thích hợp với trẻ Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo

sẽ thêm phần hấp dẫn đối với trẻ

Khi chuẩn bị bữa ăn cũng là lúc tạo ra các kích thích để hướng trẻ vào bữa ăn Tiếng động khi chuẩn bữa ăn, mùi thơm, màu sắc của thức ăn, tiếng nói… được lặp lại trong nhiều ngày liên tiếp có tác dung kích thích trẻ thèm ăn Cũng cần chú ý cho trẻ ăn đúng vào những giờ nhất định để giúp hệ tiêu hóa trẻ tiết dịch và hoạt động tốt Thời gian chuẩn bị cũng chỉ nên từ 5-10 phút, không nên để trẻ chờ lâu

Chăm sóc trẻ trong bữa ăn

Trang 23

Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn qua nét mặt, cử chỉ lời nói của người chăm sóc cho trẻ ăn

Giới thiệu món ăn hấp dẫn

Sử dụng đồ chơi, trò chơi đơn giản dẫn dụ trẻ vào bữa ăn và trong khi trẻ ăn (đối với trẻ chưa chú ý ăn và trẻ biếng ăn)

Cho trẻ tự xúc thức ăn, trẻ sẽ rất thích thú với bữa ăn, dù trẻ tự xúc còn rơi vãi, nhiều khi còn dùng cả tay bốc thức ăn, hãy động viên trẻ và hướng dẫn cho trẻ cách cầm thìa, cách xúc và phụ giúp với trẻ, dần dần trẻ sẽ xúc ăn gọn hơn

Nếu trẻ ngậm thức ăn trong miệng, dỗ dành cho trẻ nhai nuốt Có thể bày những trò chơi thi ăn để trẻ hào hứng

Nếu trẻ ăn chậm, nuốt không hết thức ăn trong miệng, có thể cho trẻ uống nước hoặc nước canh, sẽ giúp trẻ nuốt thức ăn được dễ dàng hơn vì nhiều khi do lượng nước bọt của trẻ tiết ít làm trẻ khó nuốt

Đối với trẻ ăn chậm, thức ăn lấy vào bát vừa phải, ăn hết rồi lấy tiếp Không nên để thức ăn chảy vữa mất ngon Khi trẻ ăn xong nên có lời khen trẻ

Cũng cần chú ý, tuyệt đối không nên la mắng, dọa, thậm chí đánh trẻ Điều này làm cho trẻ sợ bữa ăn, ăn không ngon miệng Dần dần trẻ dễ trở thành biếng ăn

Kết thúc bữa ăn

Cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước Sau bữa ăn cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng 15-20 phút

Trang 24

Bữa ăn Tên món ăn Tên TP SL cần

mua (g) Tên TP SL cần mua

30

15

Mỡ lợn Muối

Gạo tẻ Thịt nạc vai

Cà chua Cua đồng Rau cải

Mỡ lợn Chuối

30

5

3

Dừa nạo Đường kính

Xoài

Gạo tẻ Đậu phụ Nạc vai

Bí xanh Sườn lợn

Xì dầu Dầu mè

Trang 25

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h) Cháo tim bầu dục

Gạo tẻ Gạo nếp Xưong cục Bầu dục

Su su xào trứng Canh thịt nấu chua Dưa hấu

Gạo tẻ

Cá quả Thịt nạc vai

Su su

Ớt xanh Trứng gà Dứa

15

10 3,4

Gạo tẻ

Cá rô Hành thìa là Đường kính Hạt tiêu

Trang 26

Tối

(20h-21h)

Sữa công thức Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

Trang 27

Thực đơn số 3

mua (g) Tên TP SL cần mua

Chuối

Gạo tẻ Đậu phụ Nạc mông

Cà chua Giá đố Trứng gà Đậu cô ve Thịt bò

Cá quả Xương cục

Gạo tẻ Thịt ba chỉ Trứng gà Bột húng lùi Đường kính Bắp cải

60

40

20 0,5

5

70

Mắm Muối Hạt tiêu Hành tỏi Thanh long

Trang 28

B1(mg )

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h)

Bánh mỳ kẹp trứng Sữa công thức

Bánh mỳ Trứng gà

Gạo tẻ Thịt bò

Cà rốt Dầu hào Gừng

40

15

5

Dừa nạo Đường kính

Gạo tẻ Tôm Bột mỳ Cải bắp Thịt nạc Đậu cô ve

Trang 29

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

Thực đơn số 5

mua (g) Tên TP SL cần mua

Bí ngô xào tỏi Chuối

Gạo tẻ Thịt gà Hành tây Hành tỏi Nấm hương Cải xanh

20

7

20

Bột đao Dừa nạo

Gạo tẻ Trứng vịt Nạc vai Miến Nấm hương Đậu trắng

Mỡ Mắm Muối Hạt tiêu

Trang 30

C(mg )

B1(mg )

mua (g) Tên TP SL cần mua

Gạo tẻ Khoai tây Thịt bò

Cà chua Bột đao Cải cúc

Gạo tẻ Đậu phụ Thịt nạc Trứng gà

Bí xanh Tôm khô

Mỡ Hạt tiêu Thanh long

Trang 31

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h)

Bánh mỳ bơ đường Sữa công thức

Bánh mỳ

Bơ Đường kính

Gạo tẻ

Cá nạc

Cà chua Bột đao Khoai sọ Sườn lợn Cải bắp

Gạo nếp Thịt gà Hành tỏi Hành tây

Sữa chua

Gạo tẻ Đậu phụ Nạc vai

Cà chua Cải xoong Thịt bò

Trang 32

B1(mg )

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h)

Phở gà Sữa chua

Bánh phở Thịt gà Hành hoa Xương cục

Quýt

Gạo tẻ Thịt nạc vai

Cà chua Rau giền Tôm khô Hành tỏi

Mỡ Hạt tiêu Quýt

Gạo tẻ

Cà tím Thịt ba chỉ Đậu phụ

Cà chua

Cá quả Hành thì là

Trang 33

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

Gạo tẻ Hến

Cà chua Rau thơm Thịt gà Gừng Rau muống

Mỡ Thanh long

Gạo tẻ Dưa cải bẹ Thịt bò

Cà chua Đậu phụ Thịt nạc

Trang 34

(Kcal)

g đv/tv(%) g đv/tv(%) Ca P Fe A(mcg) C(mg) B1(mg) P:L:G

Thực đơn số 10

mua (g) Tên TP SL cần mua

Cà chua Mắm tôm

Gạo tẻ Thịt ba chỉ Trứng gà Bột húng lùi Đường kính Bầu

70

40

15 0,5

5

50

Tôm khô Hành tỏi Muối Mắm Hạt tiêu Dưa hấu

20

5

25

Bột đao Dừa nạo

Gạo tẻ

Cá quả Hạt tiêu Rau muống Lạc

Mỡ Chanh Thanh long

Trang 35

C(mg )

B1(mg )

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h)

Bánh mỳ bơ đường Sữa tươi

Bánh mỳ

Bơ Sữa tươi

Đu đủ

Gạo tẻ Đậu phụ

Cà chua

Bí xanh Sườn lợn Thịt bò

Gạo tẻ Thịt gà Hành tây Nấm hương Cua đồng Rau giền

Trang 36

6 0 9 8 7 0

Thực đơn số 12

mua (g) Tên TP SL cần mua

Gạo tẻ Cua đồng Mùng tơi Mắm tôm Mướp Thịt bò Giá đỗ Tôm

Mỡ Xoài

Dưa hấu

Gạo tẻ

Cá quả Đậu phụ

Cà chua Thịt nạc Hành tỏi

Trang 37

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h)

Xôi lạc vừng Sữa tươi

Gạo nếp Lạc Vừng

Bí ngô xào tỏi

Đu đủ

Gạo tẻ Thịt nạc Cua đồng Rau giền Mắm tôm

Bí ngô Hành tỏi

Gạo tẻ Trứng gà Nấm hương Thịt nạc Miến

Trang 38

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

Mỡ Sữa tươi

Sữa chua

Gạo tẻ

Cá thu

Cà chua Bột đao Rau ngót Thịt nạc Hành tỏi Mắm

25

7

23

Bột đao Dừa nạo

Gạo tẻ Đậu phụ Nạc vai

Xì dầu Dầu mè

Cà chua Dấm bỗng Giá đỗ

Trang 39

Đu đủ Rượu trắng

Bột đao Bầu non Tép tươi

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

30

25

Mỡ lợn Muối

Gạo tẻ Thịt nạc vai

Cà chua Cua đồng Rau cải

Mỡ lợn Chuối

30

5

3

Dừa nạo Đường kính

5

12

Trang 40

Xoài Sườn lợn Xì dầu

20

20

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

B1(mg )

%nhiệt P:L:G

mua (g) Tên TP SL cần mua

(g)

Sáng

(6h30 – 8h) Cháo tim bầu dục

Gạo tẻ Gạo nếp Xưong cục Bầu dục

Su su xào trứng Canh thịt nấu chua Hồng xiêm

Gạo tẻ

Cá quả Thịt nạc vai

Su su

Ớt xanh Trứng gà Dứa

15

10 3,4

Ngày đăng: 17/04/2014, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w