1.1. Đặt vấn đề Ngành chế biến thủy sản (CBTS) tại Việt Nam tiêu thụ một lượng nước lớn 40 -114 m3/tấn thành phẩm, trung bình 1 tấn thành phẩm thải ra một lượng nước thải khá lớn khoảng 70-120 m3 nước thải/tấn sản phẩm ( Doste TpHCM và CEFINEA, 1998 ). Nước thải thủy sản có nồng độ nitơ, photpho rất cao, nếu không được quan tâm xử lý đúng mức và thải vào môi trường có thể là nguồn dinh dưỡng kích thích sự phát triển của rong rêu, tảo,… gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá, gây ra sự thiếu hụt oxy hoà tan trong nước; ammnia hoà tan với nồng độ > 0,2 mg/l đã có thể gây chết cho nhiều loài cá và thủy sinh vật và là nguồn chất độc đối với hệ sinh thái xung quanh.. Để giải quyết vấn đề gây ô nhiễm môi trường, hầu hết các nhà máy CBTS đặt ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải (hệ thống xử lý cuối đường ống) là hàng đầu, nhằm đáp ứng những yêu cầu về công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc đầu tư cho các công trình xử lý chất thải cuối đường ống thường rất tốn kém. Hiệu quả của việc đầu tư này chỉ cải thiện được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường với điều kiện các công trình xử lý được vận hành thường xuyên, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và đòi hỏi chi phí việc vận hành tương đối lớn. Theo Sở khoa học công nghệ và môi trường (1998), tiền đầu tư cho một hệ thống xử lý bằng bùn hoạt tính cho nhà máy thủy sản với lưu lượng 200m3/ngày tải lượng BOD5 180-200kg/ngày khoảng 70.000 USD, chi phí vận hành, bảo dưỡng, xử lý là 0,25 USD/m3. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình hoạt động của các nhà máy CBTS. Như vậy, việc tìm kiếm giải pháp cho việc xử lý nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cũng như xử lý nitơ, photpho cho các nhà máy CBTS nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung ở điều kiện cụ thể của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách nhằm ứng dụng trong công nghệ xử lý nước thải hiện nay sao cho thỏa mãn điều kiện kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: bùn hạt hiếu khí có nhiều ưu điểm hơn so với bùn hoạt tính thông thường: ổn định; khả năng lắng tốt; duy trì nồng độ sinh khối cao; có khả năng chịu được tải trọng chất hữu cơ cao có thể lên đến 15 kg COD/m3.ngày đêm (trong khi đó bùn hoạt tính 0,5-2 kg COD/ m3.ngày đêm); chịu sốc tải lượng...và xử lý đồng thời nitrogen, photpho.Và khả năng xử lý ammonia nồng độ cao 1.000- 1.400 mg/m3, hiệu quả xử lý > 80% ( Tsuneda và cộng sự, 2003) . Khả năng xử lý của bùn hạt hiếu khí gấp 7 lần và chi phí xử lý thấp so với bùn hoạt tính thông thường. Tuy nhiên các nghiên cứu về bùn hạt hiếu khí rất hạn chế tại Việt Nam, chỉ có nhóm nghiên cứu Bùi Xuân Thành, Nguyễn Phước Dân, Lê Thanh Hải nghiên cứu tạo hạt trên chất mang và khảo sát xử lý ở tải trọng chất hữu cơ cao. Nghiên cứu áp dụng bùn hạt hiếu khí để xử lý nitơ hầu như chưa được nghiên cứu. Do đó, “ nghiên cứu ứng dụng bùn hạt hiếu khí xử lý COD và nitơ cho nước thải thủy sản ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn… 1.2. Tính mới của đề tài Công nghệ bùn hạt hiếu khí là công nghệ mới và đang được bắt đầu ứng dụng trên thế giới. Tại Việt Nam các nghiên cứu về bùn hạt hiếu khí rất hạn chế, chỉ có nhóm nghiên cứu Bùi Xuân Thành, Nguyễn Phước Dân, Lê Thanh Hải nghiên cứu tạo hạt trên chất mang và khảo sát xử lý ở tải trọng chất hữu cơ cao. Nghiên cứu ứng dụng bùn hạt để xử lý đồng thời chất hữu cơ và nitơ trên nước thải thủy sản là vấn đề mới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng bùn hạt hiếu khí xử lý COD và nitơ kết hợp cho nước thải thủy sản. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nước thải chế biến thủy sản. - Mô hình nghiên cứu là bể SBAR với chế độ hoạt động tự động theo thời gian nạp liệu, sục khí, lắng và rút nước. - Bùn hạt hiếu khí với chất mang là vỏ sò. - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 1.5. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung với hai nội dung chính: 1. Nghiên cứu quá trình khử COD và nitơ kết hợp của bùn hạt khí tăng đồng thời tải trọng chất hữu cơ và tải trọng nitơ tương ứng 2,6 kgCOD/m3.ng; 4,8 kgCOD/m3.ng; 7,2kgCOD/m3.ng. 2. Nghiên cứu quá trình khử COD và nitơ kết hợp của bùn hạt khi giữ ổn định tải trọng chất hữu cơ 2,6 kg COD/m3.ngày và tăng tải trọng nitơ lần lượt 0,3 kgN/m3.ng; 0,6 kgN/m3.ng và 0,9 kgN/m3.ng. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu của đề tài có kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này tạo cơ sở và tiền đề để nghiên cứu áp dụng bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải thủy sản ngoài thực tế và một số nước thải có tải trọng chất hữu cơ và nitơ cao.
Chương 1: Mở đầu 1 CHƢƠNG1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chế biến thủy sản (CBTS) tại Việt Nam tiêu thụ một lượng nước lớn 40 - 114 m 3 /tấn thành phẩm, trung bình 1 tấn thành phẩm thải ra một lượng nước thải khá lớn khoảng 70-120 m 3 nước thải/tấn sản phẩm ( Doste TpHCM và CEFINEA, 1998 ). Nước thải thủy sản có nồng độ nitơ, photpho rất cao, nếu không được quan tâm xử lý đúng mức và thải vào môi trường có thể là nguồn dinh dưỡng kích thích sự phát triển của rong rêu, tảo,… gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá, gây ra sự thiếu hụt oxy hoà tan trong nước; ammnia hoà tan với nồng độ > 0,2 mg/l đã có thể gây chết cho nhiều loài cá và thủy sinh vật và là nguồn chất độc đối với hệ sinh thái xung quanh Để giải quyết vấn đề gây ô nhiễm môi trường, hầu hết các nhà máy CBTS đặt ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải (hệ thống xử lý cuối đường ống) là hàng đầu, nhằm đáp ứng những yêu cầu về công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc đầu tư cho các công trình xử lý chất thải cuối đường ống thường rất tốn kém. Hiệu quả của việc đầu tư này chỉ cải thiện được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường với điều kiện các công trình xử lý được vận hành thường xuyên, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và đòi hỏi chi phí việc vận hành tương đối lớn. Theo Sở khoa học công nghệ và môi trường (1998), tiền đầu tư cho một hệ thống xử lý bằng bùn hoạt tính cho nhà máy thủy sản với lưu lượng 200m 3 /ngày tải lượng BOD 5 180-200kg/ngày khoảng 70.000 USD, chi phí vận hành, bảo dưỡng, xử lý là 0,25 USD/m 3 . Đây là một trở ngại lớn trong quá trình hoạt động của các nhà máy CBTS. Như vậy, việc tìm kiếm giải pháp cho việc xử lý nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cũng như xử lý nitơ, photpho cho các nhà máy CBTS nói riêng và các ngành công Chương 1: Mở đầu 2 nghiệp nói chung ở điều kiện cụ thể của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách nhằm ứng dụng trong công nghệ xử lý nước thải hiện nay sao cho thỏa mãn điều kiện kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: bùn hạt hiếu khí có nhiều ưu điểm hơn so với bùn hoạt tính thông thường: ổn định; khả năng lắng tốt; duy trì nồng độ sinh khối cao; có khả năng chịu được tải trọng chất hữu cơ cao có thể lên đến 15 kg COD/m 3 .ngày đêm (trong khi đó bùn hoạt tính 0,5-2 kg COD/ m 3 .ngày đêm); chịu sốc tải lượng và xử lý đồng thời nitrogen, photpho.Và khả năng xử lý ammonia nồng độ cao 1.000- 1.400 mg/m 3 , hiệu quả xử lý > 80% ( Tsuneda và cộng sự, 2003) . Khả năng xử lý của bùn hạt hiếu khí gấp 7 lần và chi phí xử lý thấp so với bùn hoạt tính thông thường. Tuy nhiên các nghiên cứu về bùn hạt hiếu khí rất hạn chế tại Việt Nam, chỉ có nhóm nghiên cứu Bùi Xuân Thành, Nguyễn Phước Dân, Lê Thanh Hải nghiên cứu tạo hạt trên chất mang và khảo sát xử lý ở tải trọng chất hữu cơ cao. Nghiên cứu áp dụng bùn hạt hiếu khí để xử lý nitơ hầu như chưa được nghiên cứu. Do đó, “ nghiên cứu ứng dụng bùn hạt hiếu khí xử lý COD và nitơ cho nước thải thủy sản ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn… 1.2. Tính mới của đề tài Công nghệ bùn hạt hiếu khí là công nghệ mới và đang được bắt đầu ứng dụng trên thế giới. Tại Việt Nam các nghiên cứu về bùn hạt hiếu khí rất hạn chế, chỉ có nhóm nghiên cứu Bùi Xuân Thành, Nguyễn Phước Dân, Lê Thanh Hải nghiên cứu tạo hạt trên chất mang và khảo sát xử lý ở tải trọng chất hữu cơ cao. Nghiên cứu ứng dụng bùn hạt để xử lý đồng thời chất hữu cơ và nitơ trên nước thải thủy sản là vấn đề mới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng bùn hạt hiếu khí xử lý COD và nitơ kết hợp cho nước thải thủy sản. Chương 1: Mở đầu 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nước thải chế biến thủy sản. - Mô hình nghiên cứu là bể SBAR với chế độ hoạt động tự động theo thời gian nạp liệu, sục khí, lắng và rút nước. - Bùn hạt hiếu khí với chất mang là vỏ sò. - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 1.5. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung với hai nội dung chính: 1. Nghiên cứu quá trình khử COD và nitơ kết hợp của bùn hạt khí tăng đồng thời tải trọng chất hữu cơ và tải trọng nitơ tương ứng 2,6 kgCOD/m 3 .ng; 4,8 kgCOD/m 3 .ng; 7,2kgCOD/m 3 .ng. 2. Nghiên cứu quá trình khử COD và nitơ kết hợp của bùn hạt khi giữ ổn định tải trọng chất hữu cơ 2,6 kg COD/m 3 .ngày và tăng tải trọng nitơ lần lượt 0,3 kgN/m 3 .ng; 0,6 kgN/m 3 .ng và 0,9 kgN/m 3 .ng. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu của đề tài có kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này tạo cơ sở và tiền đề để nghiên cứu áp dụng bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải thủy sản ngoài thực tế và một số nước thải có tải trọng chất hữu cơ và nitơ cao. Chương 1: Mở đầu 4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hạt hiếu khí rất triển vọng trong tương lai. Với các ưu điểm của hệ thống xử lý như diện tích mặt bằng nhỏ, thời gian xử lý nhanh, hiệu quả xử lý cao, lượng bùn thải ra thấp, v.v… nên việc áp dụng kỹ thuật này giúp giảm phần nào chi phí xử lý nước thải và giảm được nồng độ chất ô nhiễm thải ra môi trường. Kết quả của đề tài mang tính thực tiễn cao, và có thể áp dụng xử lý nước thải có tải trọng chất hữu cơ và nitơ cao. Chương 2: Tổng quan 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu về ngành chế biến thủy sản Bờ biển Việt Nam dài hơn 3.200 km tạo tiềm năng to lớn cho ngành thuỷ sản, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong năm 2006, ngành thuỷ sản đã tạo công ăn việc làm thường xuyên trong lĩnh vực đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến hải sản cho hơn 4 triệu người trong đó có trên 150.000 người làm việc trong ngành chế biến hải sản. Trong những năm gần đây, khoảng 24% lượng sản phẩm đầu ra dùng xuất khẩu và một phần khoảng 35% thủy sản tươi bán cho thị trường địa phương, 41% còn lại dùng chế biến nước mắm và làm khô. Hiện tại, các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu sản xuất mặt hàng đông lạnh. Đây cũng là mặt hàng chính để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực đông lạnh… xuất khẩu thủy sản sang 140 thị trường, chủ yếu: Nhật, Châu Âu, EU… Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.400 triệu USD, năm 2005 tăng lên 2.738 triệu USD, năm 2006 đạt 3.357 triệu USD (Nguồn bộ thủy sản). Cùng với sự phát triển vượt bậc về sản lượng cũng như mặt hàng xuất khẩu, thì quy mô các cơ sở chế biến cũng tăng đáng kể. Vào năm 1990 có 102 cơ sở, lên 168 cơ sở vào năm 1998 rồi lên 264 cơ sở năm 2001. Hiện nay, cả nước có gần 500 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 246 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, 320 doanh nghiệp được công nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc và 288 doanh nghiệp được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Thuỵ Sỹ và Canada, 248 đơn vị đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ… đạt kim ngạch xuất khẩu 3,35 tỷ USD Việt Nam tạo được thế Chương 2: Tổng quan 6 đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới đứng thứ 7 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu thủy sản (Nguồn bộ thủy sản). Bên cạnh việc phát triển về số lượng các cơ sở sản xuất, ngành chế biến thủy sản Việt Nam còn chú trọng tới chất lượng sản phẩm và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Nhờ sự giúp đỡ các chuyên gia dự án US/VIE/98/058 và dự án cải thiện, xuất khẩu thủy sản do DNA/DA tài trợ các cơ sở CBTS đã xây dựng chương trình quản lý sản xuất theo HACCP (Nguồn bộ thủy sản). Chương 2: Tổng quan 7 2.1.2 Một số quy trình chế biến thủy sản hiện nay a. Quy trình sản xuất cá phi lê Hình 2.1. Quy trình sản xuất cá phi lê (Nguồn Lê Hồng Dương – Luận văn thạc sĩ, 2005) Nguyên liệu Rửa Trích phi lê – bỏ da Rút xương, vanh Rửa lần 1 Xếp khuôn Rửa lần 2 Phân cỡ hạng Cấp đông Rã đông, mạ băng Đóng thùng Nước thải Chất thải rắn Chất thải rắn Nước thải Nước thải Nước thải Chương 2: Tổng quan 8 b. Quy trình sản xuất cá nguyên con: Hình 2.2. Quy trình sản xuất đá nguyên con (Nguồn Lê Hồng Dương – Luận văn thạc sĩ, 2005) Tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu Vào khuôn Phân cở Chế biến (lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ) Đóng gói Rã đông, mạ băng Lưu kho lạnh Chất thải rắn Nước thải Nước thải Nước thải Chất thải rắn Nước thải Làm đông Tôm Chương 2: Tổng quan 9 c. Quy trình chế biến mực đông lạnh: Hình 2.3. Quy trình chế biến mực đông lạnh (Nguồn Lê Hồng Dương – Luận văn thạc sĩ, 2005) Nguyên liệu Rửa Bỏ da và nội tạng Rửa nhanh Vanh sữa Phân cỡ, xếp khuôn hạng Cấp đông Rã đông, mạ băng Nước thải Chất thải rắn Nước thải Nước thải Đóng thùng Chương 2: Tổng quan 10 d. Quy trình chế biến tôm đông lạnh: Hình 2.4. Quy trình chế biến tôm đông lạnh (Nguồn Lê Hồng Dương – Luận văn thạc sĩ, 2005 2.1.3 Thành phần tính chất nƣớc thải thủy sản Thành phần và tính chất của nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật dễ bị phân hủy (chủ yếu là các hợp chất của protit và các axit béo bão hòa). Nước thải ngành này có chỉ tiêu COD dao động trong khoảng 600 – 2300 mg/L, BOD 5 từ 400 – 1800 mg/L. Hàm lượng chất rắn lơ lửng SS từ 125 – Tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu Vào khuôn Phân cở Chế biến (lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ) Đóng gói Rã đông, mạ băng Lưu kho lạnh Chất thải rắn Nước thải Nước thải Nước thải Chất thải rắn Nước thải Làm đông Tôm [...]... Khó kiểm sốt kích thước hạt bùn 2.4 Các nghiên cứu áp dụng bùn hạt hiếu khí trong và ngồi nƣớc Vì bùn hạt hiếu khí có những ưu điểm như vậy nên trong những năm gần đây trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về q trình tạo bùn hạt hiếu khí và ứng dụng chúng vào trong xử lý nước thải Dưới đây là một số nghiên cứu ứng dụng bùn hạt tiêu biểu trong lĩnh vực xử lý nước thải: 2.4.1 Các nghiên cứu... khi đó bùn hạt kỵ khí khơng chịu được + Bùn hạt hiếu khí có khả năng xử lý đồng thời nitơ và phospho Chịu sốc tải lượng chất hữu cơ và độc tố 27 Chương 2: Tổng quan Bảng 2.6: So sánh đặc điểm bùn hạt hiếu với bùn hoạt tính và bùn hạt kỵ khí (Liu và cộng sự, 2005) Bùn Thơng số hoạt Bùn hạt kỵ Bùn hạt hiếu tính khí khí Thời gian thích nghi Vài ngày 3 tháng 1 tuần MLSS (g/L) 1–2 20 5 8 OLR (KgCOD/m3.ngày)... (R2) (R3) (R4) Kích thước hạt (mm) 4,57 2,19 1,72 0,83 Hiệu quả xử lý COD (%) 95 95 96 97 Hiệu quả xử lý N 99 100 100 100 Khả năng xử lý đồng thời COD, nitơ, photpho của bùn hạt hiếu khí: De Kreuk và cộng sự (2005), nghiên cứu khả năng xử lý đồng thời COD, nitơ, photpho của bùn hạt hiếu khí Kết quả nghiên cứu cho thấy, bùn hạt hiếu khí có khả năng xử lý thành phần hữu cơ và dinh dưỡng Nhờ sự phát... suất xử lý N là 21,46% và hiệu suất xử lý tổng P là 21,87% Và mơ hình bùn hoạt tính có nồng độ COD 579 – 784 mg/l, nồng độ tổng N tương ứng là 50,66 – 68,85 mg/l, nồng độ tổng P tương ứng là 64,35 – 87,12 mg/l thì hiệu quả xử lý COD đạt 95%, hiệu suất xử lý tổng nitơ là 51,39% và hiệu suất xử lý P là 35,3% Như vậy, cơng nghệ xử lý nước thải chưa triệt để Cơng nghệ xử lý nước thải hiện tại chưa xử lý. .. gian 3 chiều, dễ dàng tiếp xúc với nước thải hơn So với bùn hạt kỵ khí, bùn hạt hiếu khí có những ưu điểm như sau: + Q trình thích nghi và tạo mầm cho bùn hạt xảy ra rất nhanh, ít tốn thời gian Trong khi đó, bùn hạt kỵ khí đòi hỏi thời gian thích nghi lâu + Bùn hạt kỵ khí đòi hỏi nhiệt độ cao, trong khi đó bùn hiếu khí khơng đòi hỏi nhiệt độ khắt khe + Bùn hạt hiếu khí chịu được điều kiện shock tải... đầu vào thay đổi từ 37,5-112,5 mg/l Chế độ vận hành sục khí 230 phút với nồng độ oxy bão hòa 50%, điều kiện kỵ khí được cung cấp bằng khí nitơ trong 119 phút với vận tốc khí 1lít/phút Kết quả cho thấy bùn hạt được tạo sau 40 ngày vận hành, kích thước bùn hạt tạo thành giảm theo tải trọng NLR và hiệu quả xử lý COD và nitơ trong Bảng 2.7 Bảng 2.7: Đặc điểm và hiệu quả xử lý bùn hạt hiếu khí (Qin và Liu,... N/m3.ngày và hiệu quả xử lý trên 98 % 30 Chương 2: Tổng quan Nghiên cứu xử lý đồng thời chất hữu cơ và nitơ bằng bùn hạt hiếu khí trong điều kiện hiếu khí – kỵ khí trong bể SBR Qin và Liu (2006) nghiên cứu trong q trình tạo bùn hạt trong điều kiện kỵ khí và hiếu khí kết hợp với nồng độ COD duy trì ổn định 500 mg/l và tải trọng nitơ thay đổi tương ứng 0,15; 0,25; 0,35; 0,45 kgN/m3.ngày, tương ứng với nồng... trình khử COD và nitơ của bùn hạt khi tăng đồng thời COD và nitơ, (2) nghiên cứu q trình khử COD và nitơ của bùn hạt khi giữ COD và tăng NLR Các nội dung tiến hành thí nghiệm được biểu thị trong hình 3.1 Nội dung thí nghiêm Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Nghiên cứu q trình khử COD và nitơ kết hợp của bùn hạt khi tăng đồng thời tải trọng chất hữu cơ và tải trọng nitơ 3 tương ứng 2,6 kgCOD/m ng và 0,3 kgN/m3.ng;... chú Mẫu 1 : Nước thải chế biến mực Mẫu 2 : Nước thải chế biến tơm Mẫu 3 : Nước thải phân xưởng đơng lạnh Mẫu 4 : Cống xã phân xưởng hải sản đơng lạnh 14 Chương 2: Tổng quan 2.2 Tổng quan về cơng nghệ xử lý nƣớc thải thủy sản 2.2.1 Một số quy trình cơng nghệ xử lý nước thải thải thủy sản 11 16 16 3 4 2 NT 5 7 6 1 8 Bùn tuần hồn 14 Bón ruộng 13 12 15 Xã ra nguồn 9 10 Hình 2.5 Trạm xử lý nước thải thực... bên trong bùn hạt nên nó có khả năng xử lý chất dinh dưỡng (nitơ và photpho) Ở độ oxy bảo hòa thấp (20%), hiệu quả xử lý của bùn hạt hiếu khí cao: 100% COD, 31 Chương 2: Tổng quan 94% photphat (P-) và 94% Nitơ tổng (với 100% ammonium) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng hiệu quả xử lý nitơ cao khi đường kính bùn hạt lớn 32 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG . ứng dụng bùn hạt để xử lý đồng thời chất hữu cơ và nitơ trên nước thải thủy sản là vấn đề mới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng bùn hạt hiếu khí xử lý COD và nitơ kết hợp cho nước. hiếu khí xử lý COD và nitơ cho nước thải thủy sản ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn… 1.2. Tính mới của đề tài Công nghệ bùn hạt hiếu khí là công nghệ mới và đang được bắt đầu ứng dụng. áp dụng bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải thủy sản ngoài thực tế và một số nước thải có tải trọng chất hữu cơ và nitơ cao. Chương 1: Mở đầu 4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Công nghệ xử lý nước