1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của nhnn việt nam

16 4,6K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 247,89 KB

Nội dung

Nguyên tắc dự trữ bắt buộc: Các TCTD phải duy trì đầy đủ dự t rữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:  Số dư bình quân tài khoản tiền g

Trang 1

1

Tiểu luận

Công cụ dự trữ bắt buộc

và việc điều hành chính sách tiền tệ của

NHNN Việt Nam

Trang 2

2

I Công cụ dự trữ bắt buộc

1 Khái niệm

Dự t rữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHTW, được xác định bằng tỷ lệ dự t rữ bắt buộc là tỷ lệ % tính trên tổng số dư t iền gửi các loại mà các NHTM phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW Tỷ lệ dự t rữ bắt buộc được quy định khác nhau cho các thời hạn tiền gửi, quy mô và tính chất hoạt động của NHTW Đây là một trong những công cụ của NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ

2 Nguyên tắc dự trữ bắt buộc:

Các TCTD phải duy trì đầy đủ dự t rữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:

 Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ

 Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hàng ngày trong kỳ duy trì dự t rữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự t rữ bắt buộc của kỳ đó

3 Mục đích:

Hạn chế rủi ro thanh khoản cho các tổ chức tín dụng

Thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW

4 Cơ chế vận hành:

Điều chỉnh (tăng hoặc giảm) tỷ lệ dự t rữ bắt buộc

Điều chỉnh (tăng hoặc giảm) lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHTW

5 Đối tượng thực hiện:

Trang 3

3

Các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi

Loại tiền gửi khôn g kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn

6 Cơ chế tác động:

Khi NHTW thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc => thay đổi lượng dự trữ bắt buộc => t ác động đến cung tiền và lãi suất:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ làm giảm quy mô cho vay của NHTM, giảm quy mô tiền gửi và cung tiền giảm

Tỷ lệ dự t rữ bắt buộc tăng làm giảm hệ số nhân tiền, giảm khả năng mở rộng tiền gửi của NH

Tỷ lệ dự t rữ bắt buộc tăng làm tăng cầu dự trữ của NHTM trên Interbank, với cung dự t rữ không đổi sẽ làm tăng lãi suất liên ngân hàng, tăng lãi suất trên thị trường và giảm khối lượng cung tiền

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng làm tăng chi phí đầu vào của NHTM => tăng lãi suất cho vay vì NH muốn có lãi

 Tóm lại tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ làm giảm quy mô hoạt động, giảm lượng cung tiền,

tăng lãi suất và làm giảm đầu tư

7 Ưu nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc

 Ưu điểm:

 Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phận biệt đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng

 NHTW có thể tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi

tỷ lệ dự trữ bắt buộc

 NHTW có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để tạo ra mối quan hệ phụ thuộc về vốn giữa NHTW với các ngân hàng thương mại, từ đó tăng khả năng quản lý, kiểm soát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại

 Đặc biệt, nó có thể giúp tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế giảm thiểu, bởi người dân không còn cảm thấy quá hấp dẫn khi giữ ngoại tệ

 Ưu điểm lớn nhất: Là công cụ mang tính chất đầy quyền lực vì nó mang nặng tính chất hành chính và nó tác động như nhau đối với ngân hàng Vì nó phản ánh được tính chất

Trang 4

4

quyền lực của ngân hàng nhà nước, đảm bảo cho ngân hàng nhà nước thực thi được các chính sách tiền tệ một cách công bằng, nhanh và mạnh

 Nhược điểm

 Công cụ này tỏ ra thiếu tính linh hoạt, vì một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc

sẽ gây ra sự bất ổn đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có dự trữ thứ cấp thấp

 Dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các ngân hàng vì các ngân hàng phải giữ lại một phần tiền gửi không được sử dụng vào mục đích sinh lời theo yêu cầu trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng gửi tiền

 Làm tăng chi phí đầu vào cho ngân hàng do đó không thể tăng dự trữ bắt buộc lên quá cao vì nó sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng và đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn nhiều

 Do việc tính toán và trích lập dự trữ bắt buộc là khá phức tạp khi thực thi, không thể thực hiện thường xuyên hàng ngày, do vậy, nếu liên tục thay đổi dự trữ bắt buộc sẽ rất có thể gây nên tình trạng bất ổn định cho các ngân hàng và làm khó khăn cho công tác quản trị thanh khoản của ngân hàng

 Khi thay đổi một tỷ lệ nhỏ trong dự trữ bắt buộc có thể gây nên sự thay đổi đáng kể của

số nhân tiền và kết quả, với sự khuyếch đại của cơ số tiền – do cơ số tiền là rất lớn về giá trị tuyệt đối – sẽ gây nên sự thay đổi rất lớn trong cung tiền => khôn g thể dùng dự trữ bắt buộc để thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong mức cung tiền => Vì những lý do đó, các nước phát triển thường ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền tệ

dù vẫn luôn ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc

 Làm tăng chi phí đầu vào cho ngân hàng do đó không thể tăng dự trữ bắt buộc lên quá cao vì nó sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng và đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn nhiều Đây là nhược điểm lớn nhất của công cụ dự trữ bắt buộc Vì đây là một công

cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước với mục đích là ổn định chính sách tiền tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường Nhưng việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng lãi suất cho vay, điều này đi ngược lại mục đích đề ra

Trang 5

5

Một số vấn đề liên quan đến dự trữ bắt buộc

Thông thường, tỷ lệ dự t rữ bắt buộc được các ngân hàng trung ươn g trên thế giới quy định là tỷ

lệ giữa dự t rữ t iền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm , một bộ phận cấu thành của M 2) Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở NHTW hoặc giữ tại két dự trữ của NHTM Tuy nhiên, thông thường các NHTM sẽ gửi ở NHTW để được hưởng lãi suất Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ t rữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn Ngoài ra tỷ lệ dữ t rữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động

Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống Tuy nhiên, theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD chống đỡ được nguy

cơ phá sản; M ặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự t rữ bắt buộc càng cao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của TCTD; Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự trữ t iền mặt Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp Tỷ lệ dự t rữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Các TCTD là 2% - 4% , đối với tiền gửi bằng ngoại tệ là 3% - 8% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc Quy ết định số 1209/QĐ-NHNN ngày 01/6/2011 của Thống đốc NHNN

 NHTW của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, đã không còn áp dụng công cụ này

8 Các công thức tính: (phần này máy tính g bị hư nên ko tổng hợp dc)

KM =

M1=KM H

c: C/D –tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng

d: R/D- tỉ lệ dự trữ của ngân hàng

D: tiền ngân hàng

C: tiền mặt ngoài ngân hàng

H (tiền mạnh):C + D

Trang 6

6

M1= C + D

Mức dự t rữ bắt buộc = T ỷ lệ dự trữ bắt buộc × số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng dự trữ bắt buộc

kỳ xác định

Số dư bình quân t ài khoản thuộc đối tượng dự trữ bắt buộc kỳ xác định = T ổng số dư cuối ngày của các tài khoản dự trữ bắt buộc của kỳ xác định / Số ngày của kỳ xác định

Số dự t rữ bình quân ngày của kỳ duy trì = T ổng số dư cuối ngày của các t ài khoản phải dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì / Số ngày của kỳ duy trì

Số nhân K: K = (D+(Cu/D+1))/(D+(Cu/D+R/D))=(1+Cu/D)/(R/D+Cu/D)

H Tiền mạnh H=Cu+R

Cu Tiền mặt trong lưu t hông Sm=Cu+D=K*H

R Tiền dự trữ

Sm Lượng tiền

D Tiền gởi trong ngân hàng

- Kỳ xác định dự t rữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng

- Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng

Ví dụ đối với kỳ duy trì dự t rữ bắt buộc tháng 1/2012:

Kỳ xác định dự trữ bắt buộc: từ đầu ngày 01/12/2011 đến cuối ngày 31/12/2011

Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc: từ đầu ngày 01/01/2012 đến cuối ngày 31/01/2012

Cách tính dự t rữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2012:

Xác định mức dự trữ bắt buộc:

Mức dự trữ bắt buộc tính vào cuối kì xác định được dung làm căn cứ để thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ

Chênh lệch giữa mức dự trữ bình quân thực tế trong kỳ duy trì với mức dự trữ bắt buộc được tính toán vào cuối kỳ xác định phản ánh tình trạng thừa thiếu dự t rữ bắt buộc của ngân hang

Trang 7

7

NH trong tình trạng thiếu dự trữ bắt buộc là vi phạm về dự trữ bắt buộc và phải chịu xử p hạt do

vi phạm

9 Cơ sở quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

 Căn cứ vào loại tiền gửi: loại tiền gửi có tính ổn định cao, nhu cầu rút tiền của khách hang ít thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp

 Yêu cầu của chính sách tiền tệ mỗi thời kỳ

- NHTW sẽ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

- NHTW sẽ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng

 Chi phí phải trả của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM khi huy động vốn

10 Phương pháp quản lý: (cần làm rõ hơn)

Phương pháo quản lý nối tiếp

Phương pháp trùng một phần

Phương pháp trùng hoàn toàn

11 Vai trò và ý nghĩa:

- Là công cụ khá hiệu nghiệm tron g việc kiểm soát lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Giúp điều tiết vốn cho thị trường chứng khoán

- Khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nghĩa là NHTW đang muốn điều chỉnh hệ số nhân tiền Dự trữ bắt buộc chỉ là yếu tố quyết định hệ số nhân tiền tệ trong dự báo, tuy nhiên dự trữ thực của các NHTM mới thực sự quyết định hệ số nhân tiền trong thực tế

- Dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTW các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế

- Đảm bảo khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng trước nhu cầu rút tiền của khách hàng

và sự ổn định của hệ thống ngân hàng

Trang 8

8

12 Xác định và xử lý thừa, thiếu dự trữ bắt buộc

 Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc:

 Thừa dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

 Thiếu dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế nhỏ hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

 Xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc

 Ngân hàng Nhà nước trả lãi phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Hội sở chính tổ chức tín dụng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ

 Ngân hàng Nhà nước phạt bằng tiền phần thiếu dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng như sau:

o Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ chịu hình thức

xử phạt cảnh cáo

o Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần thứ 2 trở đi trong năm, Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiền phần thiếu đối với Hội sở chính của các tổ chức tín dụng như sau:

- Đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

- Đối với phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

Trang 9

9

II Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ

dự trữ bắt buộc trong thời gian qua: (phần này g vẫn cảm thấy ko ổn)

M ặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, son g ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào năm 1990 Ngày 23/5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất

ở mức 10% và nhiều nhất ở 30% trên toàn bộ tiền gửi ở tổ chức tín dụng được quy định tại điều

45 của Pháp lệnh Ngân hang Nhà nước

Luật Ngân hàng Nhà nước bổ sun g và sửa đổi năm 2003 quy định tại điều 20 như sau: Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư t iền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ

TỶ LỆ DTBB TIỀN GỬI VIỆT NAM ĐỒNG

Loại hình Không kì hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên

NHTM Nhà nước (trừ NHNo&

P TNT), NH TMCP

đô thị, chi nhánh

NH nước ngoài,

NH liên doanh, cty tài chính, cty cho thuê tài chính

Ngân hàng Nông

ng hiệp và

P hát triển

nô ng thôn

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươn g

NHTM Nhà nước (trừ NHNo&

P TNT), NH TMCP

đô thị, chi nhánh

NH nước ngoài,

NH liên doanh, cty tài chính, cty cho thuê tài chính

Ngân hàng Nông nghiệp và

P hát triển nông thôn

NHTMCP nông

th ôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

Trang 10

10

T CT D có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QT ĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội : 0%

TỶ LỆ DTBB TIỀN GỬI NGOẠI TỆ

Loại hình Không kì hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên

NHTM Nhà nước

(trừ NHNo&

PT NT), NH TMCP đô thị, chi

nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, cty tài chính, cty cho thuê tài chính

Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân T rung ương

NHTM Nhà nước (trừ NHNo& PT NT), NH TMCP đô thị, chi nhánh

NH nước ngoài, NH liên doanh, cty tài chính, cty cho thuê tài chính

Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

Trang 11

11

T CT D có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QT ĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội : 0%

Nhận xét:

Nhìn chung, dự trữ bắt buộc là công cụ được NHNN sử dụng thường xuyên, đặc biệt trong những thời kì mà nền kinh tế có nhiều biến động như nă m 2008, 2009, 2011

Điều chỉnh nhiều nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ

Cụ thể

+ Từ năm 2007 đến đầu năm 2008, điều chỉnh tăng 1% dự trữ VNĐ và ngoại tệ trong cả hai kì hạn đối với NHTM Nhà nước (trừ NHNo& PTNT), NH TMCP đô thị, chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, cty tài chính, cty cho thuê tài chính

+ Trong năm 2008 có 4 lần điều chỉnh DTBB với 3 lần điều chỉnh giảm và 1 lần điều chỉnh tăng vào cuối năm

+ Trong năm 2009, DTBB đối với ngoại tệ biến động mạnh với 3 lần điều chỉnh liên tiếp trong quý I

+ Năm 2011, điều chỉnh tăng 3 lần liên tiếp đối với tiền gửi ngoại tệ

Đánh giá: (khác với số liệu)

Nguyên nhân:

+ Năm 2007- 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, đáng chú ý là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cầu tài sản tăng vọt, nới lỏng cung tiền tệ làm cho lạm phát tăng cao=> Chính Phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

+ Năm 2009, thâm hụt ngân sách của Chính Phủ tăng đột biến Chính Phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

+ Năm 2011: Các chuyên gia nhận định, trong khi NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng, trong

đó có tín dụng ngoại tệ, ở mức dưới 20% trong năm 2011, việc tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ là phù hợp Đồng thời, tăng dự trữ bắt buộc cũng sẽ làm giảm áp lực tỷ giá, lạm phát

Ngày đăng: 11/04/2014, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w