1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Câu hỏi ôn thi môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam

48 25,8K 77

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 412 KB

Nội dung

Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóa và văn minh. Câu 2: Nội dung cơ bản của không gian văn hoá và bản sắc văn hoá, phân tích Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:Câu hỏi 3: Trình bày lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá:Câu 4: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu và tiếp biến Văn hoá Việt Nam với Văn hoá Trung Hoa thời cổ trung đại và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.Câu 5: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu Văn hoá Việt - Pháp và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.Câu 7: Phân tích khái niệm “Cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình-Bắc sơn:Câu 8: Văn hoá Đại Việt thời Lý-Trần:Câu 9: Văn hoá Đại Việt thời Lê Sơ:Câu 10: Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hoá này trong tiến trình hình thành và phát triển của văn hoá VN. Câu 11: Văn hoá ChamPa và những nét đặc trưng nổi bật của kiến trúc tháp Chàm:Câu 12: Phân tích những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Việt và nêu lên vai trò, ý nghĩa của nó đối với ngành du lịch hiện nay:Câu 13: Trình bày tổng quát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt và rút ra ý nghĩa văn hoá của tín ngưỡng đó. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay: Câu 13: Trình bày tổng quát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt và rút ra ý nghĩa văn hoá của tín ngưỡng đó. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay:Câu 14: Trình bày tổng quát những đặc điểm chính của làng việt truyền thống và đi sâu phân tích một đặc điểm mà anh (chị) hiểu biết sâu sắc nhấtCâu 15: Phân tích vai trò và phẩm chất của người phụ nữ trong gia đình người Việt truyền thống, vai trò và phẩm chất của người phụ nữ hiện đại cần được thay đổi như thế nào cho phù hợp:Câu 16: Trình bày tổng quát về lễ tết của người Việt và phân tích một lễ tết hiểu biết sâu sắc nhất:Câu 16: Tết Nguyên Đán:Câu 17: phân tích ý nghĩa văn hoá của lễ hội truyền thống Việt nam. Những tích cực, hạn chế và phương pháp phát huy, khắc phục:Câu 18: Đặc trưng chủ yếu của lễ hộI truyền thống VN, những biểu hiện và ý nghĩa:

Trang 1

Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóa và văn minh.

- Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu tiên Nhưng lúc

bấy giờ, hai chữ văn hóa có nghĩa là “dùng văn để hóa”, nói một cách khác, văn hóa tức là giáo

hóa Đến thời cận đại, nghĩa của chữ văn hóa có phần khác trước, chữ văn hóa trong tiếng Anh

và tiếng Pháp là culture Chữ này có nguồn gốc từ chữ La tinh cultura nghĩa là trồng trọt, cư

trú, luyện tập, lưu tâm Đến giữa thế kỉ 19, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hộihọc, dân tộc học , khái niệm văn hóa đã thay đổi Người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn

hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh, ông nói: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội” Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa

ra những định nghĩa về văn hóa Trên cơ sở ấy, người Nhật Bản đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ culture của phương Tây và do đó chữ văn hóa mới có nghĩa như ngày nay.

Như vậy, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người.

Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa Dần dần,ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo Trên cơ sở nền văn hóa nguyênthủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kì văn minh

- Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức

là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.

Chữ văn minh còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy.

Như vậy, khi định nghĩa văn minh, người ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa.Như thế, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo

ra trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộnhững giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ lànhững giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội Đó là giai đoạn

có nhà nước Thông thường vào thời kì thành lập nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đóvăn hóa có một bước phát triển nhảy vọt Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khinhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết

Tóm lại, các khái niệm văn hóa và văn minh, ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn được

như đối với từng cá nhân, chỉ có thể nói trình độ văn hóa, không thể nói trình độ văn minh,ngược lại, đối với xã hội, chỉ có thể nói thời đại văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nóichung, 2 thuật ngữ này có nghĩa rất gần nhau Chỗ khác nhau là, văn minh là giai đoạn pháttriển cao của văn hóa

Nội dung của văn hóa văn minh bao gồm trình độ phát triển kinh tế, quan hệ xã hội, hôn nhân,gia đình, phong tục, y phục, nhà cửa cư trú cho đến thể chế chính trị và các thành tựu về vănhóa tinh thần như chữ viết, văn học, sử học, tư tưởng, nghệ thuật, luật pháp, khoa học, kĩ thuật,giáo dục, tôn giáo song ở đây chỉ giới thiệu những thành tựu chủ yếu về văn hóa tinh thần,chứ không trình bày dàn trải tất cả mọi vấn đề của văn minh./

Câu 2: Nội dung cơ bản của không gian văn hoá và bản sắc văn hoá, phân tích Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

Trang 2

- Không gian văn hoá là những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, nó chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại, nó có những nét đặc trưng cơ bản về đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán của mổi dân tộc.

- Bản sắc văn hoá là khái niệm bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt các đặc điểm làm nên diện mạo, sắc thái văn hóa riêng của dân tộc Về nội hàm, bản sắc văn hóa là tổng hòa các giá trị, các yếu tố vừa đa dạng, vừa lâu dài, không ra đời một cách ngẫu nhiên, mà hình thành, khẳng định và phát triển như sản phẩm của điều kiện kinh tế, địa lý, của quá trình dựng nước

và giữ nước, của quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa "nội sinh" kết hợp với tiếp thu có chọn lọc một số yếu tố tinh hoa văn hóa "ngoại sinh" Bản sắc văn hóa vừa gắn với những giá trị cơ bản, cốt lõi làm nên cốt cách của dân tộc, vừa được biểu thị trong sinh hoạt hằng ngày Ðể có các giá trị thiêng liêng làm nên bản sắc văn hóa, dân tộc phải đổ mồ hôi và cả máu mới có được.

- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng

chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội

đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên, ), v.v

Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch

ăn khách sản phẩm du lịch

Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hoá(mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ Phương pháp chỉnh sửachiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âmtinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trongkhông gian Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gòtheo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên nhữngđiểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếc chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoahọc (mặc dù trình độ phát triển xã hội của người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lýhọc) Đây là sáng tạo lớn của cư dân các dân tộc ít người Tây Nguyên

Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựachọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau:

Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộcngười Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha, củangười Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng… cũng thuộc loại này.Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người Mạ; dànStang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc Mnông;dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê Cũng có dàn gồm 6 cồng núm như nhóm Bih thuộcdân tộc Êđê Dàn chiêng 6 chiếc có thể đảm trách nhịp điệu như dàn cồng núm của nhóm Bihthuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộcMnông

Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các tộc ngườiGiarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành Steng)

Trang 3

Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặp chũm choẹ.Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phối hợp.

Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc ngườiÊđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu

hệ lẫn chế độ phụ hệ Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ởngười Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: Dàn chiêng nam,dàn chiêng nữ Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ Việc nữ giớiđánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc ngườinày

Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana,phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng Điềuđáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bàicồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí) Nóicách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng,cuốn hút tất cả các thành viên tham gia Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồngchiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng choyêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó Như thế, mỗi nghi

lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn cónhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bàinhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừngchiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt… Ngoài ra, còn có những bài chiêngdùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sứckhoẻ…

Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái tình cảm củacon người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùagặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã…

Có thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mangtầm kiệt tác của nhân loại Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở TâyNguyên rất đa dạng, nhưng thống nhất Đây chính là đặc điểm rất cơ bản của vùng văn hoá TâyNguyên và cũng là đặc điểm của văn hoá Việt Nam

Cồng chiêng đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dân tộccủa cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên

Di sản văn hoá của các thế hệ tộc người ở Tây Nguyên gồm: Kho tàng ngữ văn dân gian,nghệ thuật điêu khắc dân gian, tri thức dân gian, nhưng nổi trội nhất là sử thi và cồng chiêng.Người dân nơi đây có cồng chiêng để ứng xử với thiên nhiên, cầu xin, giãi bày với thần linh, tổtiên, đối thoại với cộng đồng và với chính mình Khó có nhạc khí nào, sinh hoạt văn hoá nào lại

có nhiều vai trò đến vậy Với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, phương tiện để khẳng địnhcộng đồng và bản sắc cộng đồng là cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng.Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi cũngkhác nhau Có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêngÊđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng Mnông cường độ không lớnmặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana – Giarai thiên về tính chất chủ điệu (một bè trầm

Trang 4

của cồng có núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêngkhông có núm với âm sắc đanh gọn, lảnh lót).

Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng vàsinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩmthực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ở nhà mồ củacác dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong một không gian huyền ảođầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng)

Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng cũng lại là cồng chiêng.Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồngkhác của cùng một dân tộc Điều đáng lưu ý là Tây Nguyên có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộcluôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộcmình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoácồng chiêng Các dân tộc đều có thể đến với nhau khi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tiếngcồng chiêng luôn đem đến một cảm xúc rạo rực khó tả trong mỗi con người, như sự đồng thanhtương ứng khiến họ tìm đến với nhau./

Câu hỏi 3: Trình bày lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá:

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dântộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của mộthoặc cả hai nhóm Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở cáccộng đồng Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sựphát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếpnhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốtmối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh"

Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khudân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừacác giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, tăng sức đềkháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế,chính trị, xã hội và sinh hoạt của mổi người"

Như vậy giao lưu và tiếp biến văn hoá có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình pháttriển VH của một dân tộc Nhưng giao lưu như thế nào, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn,bảo tồn, vừa phát triển VH dân tộc ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho mổi chúng ta nhất là trong thờiđại ngày nay, muốn giữ lấy giá trị, bản sắc ,văn hóa tốt đẹp của dân tộc.sự kế thừa có chọnlọc,biết phát huy và gìn giữ chúng, thì khi tiếp thu văn hóa bên ngoài trên cơ sở nhận biết cácmặt tốt đẹp tích cực, nhân văn mà thế giới đang phổ biến.phù hợp với thuần phong mỹ tục của

VN

Để làm được việc này thì bản thân phải thể hiện mỗi con người là 1 nét văn hóa tốt thì cả xh sẽtốt đẹp "Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triểnnhững giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của nhân loại Trong thời đại ngày nay, xuthế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn Cùng với sựphát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu Sựảnh hưởng của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá không chỉ về phương diện kinh tế mà còn

cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo

Trang 5

một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giaothoa với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là điều tất yếu, là quy luật vận động và phát triển của nhânloại Nó là một quá trình thường xuyên, diễn ra một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốnchủ quan của con người Dù có như thế nào đi chăng nữa, thì giao lưu và tiếp biến văn hoá vẫn

cứ diễn ra Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá là quá trình trao đổi tiếp nhận những giá trịvăn hoá tốt đẹp của nhau, làm giàu thêm văn hoá của bản địa và từ đó mỗi một dân tộc có sựđóng góp tích cực chung vào kho tàng văn hoá của nhân loại Khi giao lưu và tiếp biến văn hoá

là tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của các nền văn hoá thế giới, quá trình tiếp nhận nhưvậy là quá trình làm giàu cho kho tàng văn hoá dân tộc, sự tiếp biến và giao lưu văn hoá cầnlưu ý:

Một: có thái độ chủ động, tích cực hội nhập.

Hai: trong giao lưu và tiếp biến văn hoá, phải tiếp thu những điều tốt đẹp, không lai căng Với

tinh thần đó, trong suốt chiều dài lịch sử, không mặc cảm tự ty mà chủ động giao lưu và tự

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc), đây là một nền văn hoá thống nhấttrong đa dạng, nên cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của 54 dân tộc trên đất ViệtNam, giữ gìn các vốn cổ, trong đó có ngôn ngữ dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “việcgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gìcũng làm mới Cái gì xấu thì phải bỏ Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửađổi lại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”

Ba: Hồ Chí Minh cho rằng: có thể tiếp nhận bất cứ cái hay nào, nhưng điều cốt yếu là phải sáng

tạo; mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng có cái hay cho người ta hưởng; mình đừngchịu vay mà không trả

Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là đem những cái tốt đẹp trong văn hoá của nhân loại hoàvào và phát triển cùng văn hoá dân tộc, nâng tầm văn hoá dân tộc lên, đưa văn hoá dân tộc đónggóp chung vào văn hoá thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc, góp vào bướctiến chung của nhân loại

Các giá trị tốt đẹp của văn hoá chính là giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam làsản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất củaquá trình lịch sử ấy Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa,phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay, bởi nó là kết tinh văn hóanhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới, chúng ta vừa

có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trongviệc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộnggiao lưu và hợp tác quốc tế Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốthơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại,thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính hoa của thời đại trên thế giới để sánh vaicùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại, khi chúng ta biết phát huymạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc của mình./

Trang 6

Câu 4: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu và tiếp biến Văn hoá Việt Nam với Văn hoá Trung Hoa thời cổ trung đại và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.

Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vào thời đại đồ đồng, bản sắc dân tộc Việt

đã hình thành ở lưu vực sông Hồng Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủngtộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn bó cộng đồng đấu tranh chốngngoại xâm phương Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng)

Mặc dù bị Trung Quốc và Pháp đô hộ trong những thời gian dài, gốc văn hóa Đông Nam Ávẫn tồn tại qua những thời kỳ lịch sử cho đến nay Nó vẫn tàng ẩn nhiều hình thái như huyềnthoại, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập quán Nó vẫn nằm sâu lắng trong tiềm thức cộngđồng Việt Nó là chất liệu của dòng văn hóa dân gian đi song song với văn hóa bác học và đónggóp hiệu quả vào việc bảo tồn bản sắc dân tộc vào những thời kỳ bị đô hộ

Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc (179 trước CN - 1858) Ta tiếp biến văn hóa với TrungQuốc qua hai giai đoạn: giai đoạn Bắc thuộc và giai đoạn các vương triều Việt Nam độc lập Trong giai đoạn Bắc thuộc (179 tr CN - 838) “đối đầu văn hóa” là chủ yếu Người TrungQuốc thống trị áp đặt văn hóa Hán, người Việt chống lại để bảo vệ văn hóa gốc Chính trongcuộc đấu tranh ấy, bản sắc Việt được mài giũa sáng tỏ hơn và tự khẳng định mạnh mẽ

Người Việt đã tiếp biến một số khái niệm và tổ chức chính trị Trung Quốc để tạo ra một khốidân tộc gắn bó keo sơn, đặc biệt Khổng học trở thành một triết lý chính trị có hiệu quả (ngườiChàm sở dĩ thất bại một phần cũng do thiếu một triết lý chính trị thiết thực)

Làng xã Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều yếu tố văn hóa gốc Tuy đối đầu văn hóa là chủyếu thời Bắc thuộc, đối thoại văn hóa cũng diễn ra do các tầng lớp trên tiếp thụ văn hóa Hán (dochủ trương các Thái thú tiến bộ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp )

Trong giai đoạn các vương triều độc lập (thế kỷ l0-19) với các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần,

Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, đối thoại văn hóa với Trung Quốc là chủ yếu tuy đối đầu vẫn tiếp tục.Qua hai giai đoạn dài 2000 năm, tiếp biến văn hóa đã đem lại một số kết quả tích cực cho ta

Về mặt văn minh vật chất, ta đã tiếp thụ nhiều kỹ thuật (lưỡi cày sắt thay cho đồng, các nghềthủ công như dệt, in, giấy v v)

Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc Ta đã họcchữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt Khổng học và Phật học mang nhữngnét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc Làng xã là nơi chínhquyền thực dân (Trung Quốc và sau này cả Pháp) không với tới, do đó là đồn lũy bảo tồn gốcdân tộc với những công trình tôn giáo (chùa, đền, đình ) dân gian

Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc mang tính liên tục, trực tiếp và thường qua đối đầu (chiếntranh, đô hộ)./

Câu 5: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu Văn hoá Việt - Pháp và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.

Tiếp biến văn hóa với Pháp: hiện đại hóa lần thứ nhất (1858-1945) Việt Nam và cácnước châu Á nói chung, “hiện đại hóa” có nghĩa là “Tây phương hóa” với nội dung chủ yếu là

“công nghiệp hóa”, thị thành hóa

Trang 7

Ở Việt Nam, thời kỳ “hiện đại hóa” lần thứ nhất là thời kỳ Pháp thuộc Nhưng do chịu tácđộng phương Tây thời kỳ này chủ yếu là xã hội thị dân một số thành phố lớn, nên Việt Nam vẫncòn là một nước thuộc địa bán phong kiến Do đó, vẫn gọi là Việt Nam thời kỳ truyền thốngchứ chưa gọi là Việt Nam hiện đại.

Từ 1945 thời Pháp thuộc, đối đầu văn hóa là chủ yếu, nhất là giai đoạn đầu: Trí thức Nhohọc phản ứng, không muốn đổi “bút lông” lấy “bút chì”, học Quốc Ngữ và tiếng Pháp

Từ những năm 20-30 thế kỷ 20, song song với đối đầu văn hóa, có hiện tượng đối thoại vănhóa Các nhà nho hiện đại như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, các trí thức mới như DươngQuảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh muốn đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào Theo đánh giá khách quan một hiện tượng, một vấn đề, một nhân vật thời thục dân (Pháp),phải xét về 3 mặt: ý đồ chủ nghĩa thực dân (đối đầu văn hóa), đối thoại văn hóa Đông Tây, vaitrò của cá nhân trong 2 quá trình trên Ví dụ: chữ Quốc Ngữ và trường Cao đẳng Mỹ thuật ĐôngDương

Vào thế kỷ 17, các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt một giáo sĩ Pháp đặt ra chữ Quốc Ngữ đểtruyền đạo Thiên chúa ở nước ta Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, ý đồ của họ là dạy chữQuốc Ngữ là để phục vụ mục đích cai trị của họ Những người yêu nước Việt Nam sử dụngQuốc Ngữ để truyền bá lòng yêu nước, đấu tranh cho độc lập, xây dựng một nền khoa học ViệtNam Đó là vai trò cá nhân khác nhau trong tiếp biến văn hóa

Chính phủ thuộc địa Pháp mở các trường đại học nhằm đào tạo người bản xứ phục vụ côngcuộc cai trị Việc thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương không thể nằm ngoài ý đồấy./

Câu 7: Phân tích khái niệm “Cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình-Bắc sơn:

Là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới của các nền văn hóa HòaBình và Bắc Sơn,

- Văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (khoảng 6.000 - 10.000 năm), con người đã biết dùng công

cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm đồ gốm và có khả năng đã biết đếntrồng trọt sơ khai Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện những nhóm cư dân tiền

sử có đặc trưng văn hoá là thuộc thời đại Đá mới Con người trong giai đoạn này đã biết dùngnhững chiếc rìu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất khéo, vànhững đồ gốm có hoa văn rất đẹp

Văn hóa khảo cổ mang tên tỉnh Hoà Bình, nơi nhà khảo cổ người Pháp Côlani phát hiện vàkhai quật di tích đầu tiên vào năm 1927 Thuật ngữ VHHB được các nhà tiền sử học Viễn Đônghọp tại Hà Nội thông qua năm 1932 Các di tích VHHB phân bố ở hầu khắp các nước ĐôngNam Á lục địa, nhưng tập trung nhất là Việt Nam với trên 120 di chỉ Cư dân VHHB chủ yếusống trong các hang động đá vôi, săn bắt hái lượm là hoạt động kinh tế chính, có thể đã biết đếnnông nghiệp sơ khai Người Hoà Bình chế tác công cụ lao động từ đá cuội sông suối, loại hìnhtiêu biểu nhất là rìu hình hạnh nhân, nạo hình đĩa, rìu ngắn, rìu mài lưỡi; ít chế tác và sử dụngcông cụ từ xương và vỏ trai, có thể đã sử dụng đồ gốm trong sinh hoạt Người Hoà Bình chônngười chết tại nơi cư trú, chủ yếu theo tư thế nằm co, có rải đá, vỏ ốc hoặc than tro dưới thi hài,

di cốt được bôi thổ hoàng Người Hoà Bình có nghệ thuật dung dị, mang tính ước lệ, phản ánhquan hệ của con người với môi trường và tín ngưỡng tâm linh VHHB có niên đại tuyệt đối sớmnhất là 18.000 năm và muộn nhất 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời đại đá mới; phát triểnqua 3 giai đoạn: Hoà Bình sớm (18.000 - 12.000 năm), Hoà Bình điển hình (12.000 - 9.000

Trang 8

năm) và Hoà Bình phát triển (9.000 - 7.500 năm) VHHB có nguồn gốc từ văn hoá Sơn Vi vàđóng góp vào sự hình thành một số văn hoá đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Cái Bèo, QuỳnhVăn; đồng thời đóng góp vào việc tạo dựng sắc thái văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đadạng.

- Văn hoá Bắc Sơn là văn hoá sơ kì đá mới Cư dân VHBS sống trong hang động hoặc mái

đá trong vùng núi đá vôi Bắc Sơn

Kinh tế: săn bắt, hái lượm và làm gốm Công cụ tiêu biểu: rìu cuội ghè đẽo mài lưỡi, thườngđược gọi là "rìu Bắc Sơn" và thỏi đá phiến có dấu hai rãnh song song, gọi là "dấu Bắc Sơn".VHBS phát triển tiếp sau văn hoá Hoà Bình, tồn tại cách ngày nay khoảng từ 7 - 10 nghìn nămVăn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niênđại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm Bắc Sơn là đặttheo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này Các bộ lạcchủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn

Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên,Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngày nay Tính đến năm 1997, đã có 51 điểmvăn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối

Họ sống bằng săn bắn, hái lượm Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai.Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ Các công cụ này tỏ ra tinh vihơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình Đặc biệt, người nguyên thủythời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóaHòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn./

Câu 8: Văn hoá Đại Việt thời Lý-Trần:

Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, đã chứng kiến một

sự phát triển rực rỡ về văn hoá Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt Như LêQuý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”

Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – ÂuLạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia quanhững cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi Vị thế độc lập về chính trị– dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cộinguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần

Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã trở nên phong phú và phát triển

ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa Trên cơ sở cốt lõi của nềnvăn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần

đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũngnhư của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóadân tộc Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạnchế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh

Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã pha trộn và dung hoà giữanhững yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa Sự cân bằng đó thể hiệntrong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gianlàng xã và văn hóa quan liêu cung đình Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa

Trang 9

Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quanliêu Nho giáo trong giai đoạn cuối.

- Tôn giáo: Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dunghòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật,Đạo, Nho Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này.Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đãđược tôn sùng Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờMẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích.Hình tượng Phật Mẫu Man nương đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi Các đạo sĩ Đạogiáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý – Trần Họ được triều đìnhmời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làmphép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện Đạo học, cùng vớiPhật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo

Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một Quốc giáo.Hầu hết các vua Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý ThầnTông, Lý Anh Tông) và nhiều vua Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông)đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật… Nhưnăm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150chỗ Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung.Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích,Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử Phầnlớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ Đông đảo quần chúng nhân dân trong làng xã

nô nức theo đạo Phật

Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính

trị-xã hội Có 3 tông phái chủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lênchùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng nhân dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có

sử dụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo; Thiền tông vốn có truyền thống từlâu, là tông phái có thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tạiTâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ Có 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do

Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc

Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôngiáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thựctiễn đời sống

Đạo Phật thời Lý – Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thândân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo

- Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới Năm 1070, Văn Miếu được thànhlập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử Lúc đầu, khi mới mở trường chỉ cócác quý tộc quan liêu và con em được theo học Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lýcòn khá hạn chế

Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần

- Văn học thời Lý- Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đại, nhìnchung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở thế đi lên Cơ sở tưtưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo Có 2 dòng văn học chính: văn học Phật giáo và văn họcyêu nước dân tộc.Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý – Trần chủ yếu là tư tưởng của phái

Trang 10

Thiền tông Nó bao gồm các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là nhữngtác phẩm về lịch sử Phật giáo thời Lý – Trần

Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tínhdân tộc, vừa mang tính dân gian, cải biến và Việt hóa chữ Hán Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi

là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”

Thời Lý – Trần cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc Nhìn chung,kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng, khoẻkhoắn Tinh thần Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này

- Thuộc mỹ thuật thời Lý- Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh thoát Có cácloại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi tiếng Nghệ thuật biểu diễn

ca múa nhạc thời Lý- Trần phát triển phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á vàĐông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cungđình Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm, các loại đàn cầm,đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ, các khúc ca trong các buổi yến tiệc có biểu diễn

ca vũ của các đào, kép “Con gái đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10người con trai mình đều cởi trần, kề vai giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”.Chèo, tuồng được nhiều người ưa chuộng

- Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời Lý, có liên quan đến nhà sư TừĐạo Hạnh, đã được trình diễn trong các hội đèn Quảng Chiếu, với nhiều trò rất sinh động.Trong các lễ hội, có nhiều trò vui tạp kỹ mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơichải, đánh đu, leo dây, đá cầu, cưỡi ngựa đánh cầu…

Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Lý- Trần chủ yếu được biết ở một số ngành như yhọc cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như những kỹ thuật truyền thốngtrong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng…

- Danh y Phạm Bân nổi tiếng về y đức, trách nhiệm đối với người bệnh, đề cao tác đụng củathuốc nam Các thày thuốc đã có nhiều kết quả về khoa châm cứu

Kỹ thuật xây dựng và tính toán đã đạt đến trình độ cao trong các công trình thành quách(như thành Tây Đô), cung điện, chùa tháp

- Về thiên văn lịch pháp, chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, về các hiện tượngnhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ

Văn hóa Lý – Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt Văn hóa Lý – Trần

đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu

tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình Văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần,

vì thế đã mang tính dân tộc sâu sắc

Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý – Trần là sự hỗn dung của dòng văn hóa dângian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữaPhật – Đạo và Nho Nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian,đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóaĐông Á Nho giáo Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã mang đậm tính dân gian

Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa

là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Đồng thời nó cũng là một tốchất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung,làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt./

Trang 11

Câu 9: Văn hoá Đại Việt thời Lê Sơ:

Trang 12

Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 - 1789), được chia làm 2 thời kì : Lê sơ được tình từ khi

Lê Lợi lên ngôi( 1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi ( 1527), gồm 11 đời vua, trong đó

Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh

Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn

bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế Đến thời Lê Thánh Tông(1460 - 1497), nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền Đây là một bướcngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý - Trần mang đậmtính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á

Trong thiết chế quân chủ thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã được rất cao với chủ nghĩa "tônquân" Theo đó, nhà vua là "con Trời" Người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân

Bộ máy quan liêu hành chính và chuyên môn cũng được kiện toàn từng bước Năm 1471 , LêThánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉđạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giớiquan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại

Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định phápluật Lê Thánh Tông nói: "Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo" Với lòng tự hào dân tộc, các vua thời Lê sơ đã không ngừng củng cố, phát triển quốc gia dântộc thống nhất

Nhà nước quân chủ tập trung thời Lê sơ là một nhà nước mạnh và ổn định Trong sự phục hồi

và phát triển kinh tế, Nhà nước đó đã đề cao vai trò chỉ đạo và sự can thiệp của mình vào đờisống kinh tế - xã hội, duy trì sự cân bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian, công hữu và

tư hữu Thời Lê sơ, nền kinh tế tiểu nông - sản xuất nhỏ làng xã đã được duy trì và khuyếnkhích, với sự can thiệp và bảo hộ của một Nhà nước thu tô, trọng nông Nhà nước đó cũng cóthái độ dè dặt, không khuyến khích nền kinh tế công thương nghiệp hàng hóa phát triển, nắmđộc quyền gian thương với nước ngoài

Ruộng đất thời Lê sơ bao gồm ruộng đất Nhà nước, ruộng công làng xã và ruộng tư RuộngNhà nước thường được gọi là quan điền Có ruộng quốc khố là những ruộng do Nhà nước trựctiếp quản lý và sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công Ruộng làng xã gồm có các loại công điền

và tư điền Thời Lê sơ, tuy ruộng tư đã phát triển, nhưng ruộng công vẫn chiếm uu thế, qua việcthực hiện phép quân điền

Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua nghĩa vụ tôthuế, lao dịch, binh dịch) mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn định được đời sống nhândân Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dầnmất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng đất

Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số là của địa chủ quan liêu

Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất tronglịch sử Việt Nam, xác lập quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội.Tuy nhiên, đây là một quá trình tư hữu hóa không tự nhiên, không được Nhà nước khuyếnkhích, nên đã dẫn đến những tệ nạn như chiếm công vi tư, chấp chiếm ruộng đất dần dần đitới tình trạng khủng hoảng ruộng đất

Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, đã đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích vàphát triển nông nghiệp.Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng đặt ra các chức quanKhuyến nông

Trang 13

Quan điểm trọng nông là một chính sách truyền thống của các vương triều phong kiến ViệtNam Nó cũng xuất phát từ nguyên lý trọng bản, ức mạt của Nho giáo Vì vậy, thời Lê sơ, quanđiểm trọng nông bắt đầu đi kèm với quan điểm ức thương.

Nhà nước Lê sơ một mặt dung dưỡng nền sản xuất nhỏ thủ công nghiệp trong các làng xã, mặtkhác đẩy manh hoạt động của các quan xưởng thuộc thủ công nghiệp Nhà nước

Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là nền buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ

ở nông thôn và thành thị Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân

là có chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên

Thời Lê sơ, Nhà nước bỏ lệ tiêu tiền giấy của nhà Hồ, cho lưu thông tiền đồng Lê Lợinói :"Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có” Nhà nước quy định 1 quan là 10 tiền, 1tiền là 60 đồng, tức 1 quan = 600 đồng

Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước đã kiểm soát nghiêm ngặt các cáng khẩu, cấmdân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi hành chính sách

bế quan toả cảng"

Xã hội Đại Việt thời Lê sơ là một xã hội tương đối ổn định và phát triển, đồng thời là một xãhội mang tính đẳng cấp đã chín muồi Có hai đẳng cấp chính: quan liêu và thứ dân (chia thành 4tầng lớp: sĩ nông, công, thương) Thời Lê sơ các quan hệ giai cấp (địa chủ phong kiến và nôngdân) đã đan chen vào các quan hệ đẳng cấp Đội ngũ quan chức thời Lê sơ là những tri thứcNho sĩ được tuyển lựa kỹ lưỡng (chủ yếu qua khoa cử), được rèn luyện và kiểm soát chặt chẽ

Đó cũng là đẳng cấp có nhiều đặc quyền, ưu đãi trong các tiêu chuẩn sinh hoạt (nhà cửa, quần

áo, võng lọng), được ban cấp đất ở, ruộng lộc điền, lương bổng

Đầu thời Lê sơ, các công thần chủ yếu là quan võ, sau dần dần chuyển sang các quan văn Vớiviệc mở rộng khoa cử, các Nho sĩ trí thức bình dân đã có điều kiện tham gia chính quyền, tạonên sự bình đẳng tiến thân, thoáng rộng hơn so với thời Lý - Trần Tuy nhiên, quan lại lúc nàycũng bị kiểm soát ràng buộc nghiêm ngặt bởi các lễ thức, quy phạm Nho giáo, do vậy, đã mangnhiều tính chuyên chế và quan liêu hơn Nho sĩ thời Lê sơ là cầu nối giữa bình dân và quan liêu.Nông dân là tầng lớp xã hội đông đảo nhất, đã phân hóa thành nhiều bộ phận: địa chủ bình dân,nông dân tự canh, tá điền Địa chủ bình dân cùng với địa chủ quan liêu đã hợp thành giai cấpphong kiến

Nhìn chung, thời Lê sơ, văn hóa Đại Việt đã chuyển sang sự ưu thắng của văn hóa Đông Á,Nho học- Nho giáo

Đây là thời kỳ diễn ra một sự phân dòng văn hóa Dòng văn hóa dân gian làng xã không đượcnhà nước khuyến khích, đã tách khỏi dòng văn hóa cung đình Sự phân dòng văn hóa này đãphản ánh sự phân tầng đẳng cấp ngoài xã hội

Tuy nhiên, trên thực tế, các yếu tố văn hóa khác biệt nhau vẫn cùng tồn tại, chung sống hòabình, như giữa Nho và Phật, Đạo, giữa văn hóa chính thống và văn hóa dân gian Mô hình ýthức hệ đã phải nhân nhượng với thực trạng văn hóa

Các nhà vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nướcthời Lý- Trần để chuyển sang một chính sách văn hóa đơn nguyên quan phương, độc tôn Nhogiáo và Nho học Ở đây, Tống Nho đã được đề cao như một hệ tư tưưởng chính thống nhànước, làm bệ đỡ tư tưởng cho chế độ quân chủ quan liêu Khẩu hiệu chiến lược "Sùng Nhotrọng Đạo là việc hàng đầu” Văn Miếu - Quốc Tử Giám được mở rộng, giáo dục khoa cử Nhohọc được kiện toàn Lê Thánh Tông còn cho ban bố trong nhân dân "điều giáo huấn" để củng cốnhững nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lễ giáo Nho giáo

Trang 14

Nho giáo thời Lê sơ cũng dần dần chuyển hóa Thời kỳ đầu, khái niệm "nhân" đã được nhấnmạnh Giai đoạn sau, trọng tâm của Nho giáo là được chuyển qua khái niệm "lễ", mang tínhgiáo điều bảo thủ Lê Thánh Tông nhấn mạnh: "Người khác cầm thú là vì có Lễ để làm khuônphép giữ gìn".

Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống nhưPhật và Đạo, lấy cớ là "sợ lòng người lay động, phân tán" Lê Thái Tổ quy định sư tăng phảitrên 50 tuổi, phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục Triều đình Lê sơ đã cấm quýtộc quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ, cấm quan liêu trong triều kếtgiao với tăng, đạo./

Câu 10: Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn Phân tích vị trí của nền văn hoá này trong tiến trình hình thành và phát triển của văn hoá VN

Văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 2000-2500năm, có nguốn gốc bản địa với địa bàn phân bố rộng (từ biên giới phía Bắc đến tỉnh QuảngBình ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm, muộn khác nhau

Văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâudài từ những nền văn hoá trước đó Nguồn gốc cơ bản để hình thành nên Văn hóa Đông Sơn đó

là các giai đoạn "Tiền Đông Sơn" từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun Văn hóa ĐôngSơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hoá phát triển cùng thời trên đất nước như văn hoá

Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) và văn hoá Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai) Văn hoá ĐôngSơn còn được coi là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, có mối tương quan với các trungtâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam,Trung Quốc)

Chính vì vây, đặc trưng cơ bản của Văn hoá Đông Sơn là tính thống nhất trong đa dạng Đỉnhcao của Văn hoá Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn mà ở đó, người Việt đã hoàn toànlàm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau Đồ đồng đúc có mặt trong toàn bộ đờisống vật chất tinh thần của người Đông Sơn Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời này đã đạtđến trình độ hoàn mỹ Đồ đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn không thể lẫn với bất cứ nền văn hóakhảo cổ nào khác trên thế giới Trống đồng là loại di vật điển hình nhất của Văn hóa Đông Sơn Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó còn làmột bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển Trống đồng Đông Sơn có quy mô đồ sộ,hình dáng cân đối, thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật Trống đồng thể hiện tínngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất

cả các trống đồng Đông Sơn là hình Mặt Trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh vàChim Lạc (xuất phát từ việc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời

và những loài chim gắn bó với đồng ruộng) Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vậtchất và tâm linh của dân cư bản địa thời Đông Sơn

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã chia sưu tập hiện vật Văn hóaĐông Sơn làm các loại chính sau:

- Vũ khí: Rìu, giáo, lao, dao găm, búa chiến, mũi tên, hộ tâm phiến Điểm khác biệt với loạihình khác là các bộ dao găm có tay chắn thẳng; rìu lưỡi lượn gấp khúc và lưỡi xéo gót vuông cóhoa văn trang trí

- Công cụ sản xuất: Rìu, lưỡi cày, cuốc, lưỡi dao gặt đặc sắc nhất là bộ lưỡi cày đồng

Trang 15

- Đồ dùng sinh hoạt: Thạp, thố, bình, khay, đĩa, chậu, âu, muôi, thìa Đặc sắc nhất của loạihình sông Hồng là thạp Đồng Thịnh (Yên Bái) có niên đại 2000-2500 năm Thạp được đúc với

kỹ thuật cao, được trang trí các hình chèo thuyền, chim bay…trên nắp thạp được tạc 4 cặptượng nhỏ nam nữ trong tư thế giao hoan, thể hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của ngườiViệt cổ

- Nhạc cụ: Trống đồng, chuông đồng mà trong đó trống đồng Đông Sơn (trống đồng Ngọc Lũ)

Văn hóa Đông Sơn, đã có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật thuộc Văn hoá Đông Sơn đượcphát hiện, nghiên cứu Công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiêncứu Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng Năm 1957, học giảĐào Duy Anh coi Văn hoá Đông Sơn là văn hoá đồ đồng và là văn hoá của người Lạc Việtđược coi là tổ tiên của người Việt-Mường Dưới ánh sáng của những phương pháp nghiên cứumới, thông qua việc phúc tra lại những di tích và thẩm định lại những sưu tập hiện vật, các nhàkhảo cổ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của Văn hóa Đông Sơn trong tiến trìnhlịch sử dân tộc Văn hoá Đông Sơn được đánh dấu bởi cái mốc khá đặc biệt: Năm 1924, mộtngười đánh cá vô danh "nhặt" được vài di vật lạ trên đầu nguồn sông Mã thuộc địa phận ThanhHoá Từ một vài di vật "lạ" của người đánh cá vô danh ấy, nhà khảo cổ học người Pháp đã tiếnhành nhiều cuộc khai quật khảo cổ và ông đã xác định được những nét cơ bản của nền văn minhViệt cổ Cái tên di chỉ Đông Sơn đã trở thành tên của một nền văn hoá rực rỡ và không ngừngtoả sáng Rất nhiều di vật của nền văn hoá Đông Sơn đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử

VN đã cho thấy chúng cần được giải mã một cách khoa học Chiếc ấm đồng, cái thố đồng nếuchỉ dùng cho việc đựng nước, đựng rượu để uống cho tiện thì chắc chắn chúng không được chếtác cầu kỳ và đẹp đến kinh ngạc như thế Miếng giáp hộ tâm, chuôi dao hình người, vòng đeotay, bao tay, bao chân có gắn những chiếc chuông nhỏ vv nếu chỉ giải mã theo quan niệm tiệních, dễ chế tác, dễ sử dụng thì sẽ không thoả đáng

Bản thân nhu cầu làm đẹp (khuyên đeo tai, vòng đeo cổ, bao tay, bao chân, những chiếc

chuông nhỏ ) của chủ nhân nền văn hoá Đông Sơn đã phản ánh rất rõ quan niệm thẩm mỹ, nhucầu thiết yếu của cái đẹp trong đời sống của người Việt cổ

Nhận thức đó càng được củng cố qua các hội nghị nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương trongthập kỷ 60-70 của thế kỷ XX Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn nhànước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp lànhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minhHán Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và

Trang 16

kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa ĐồngĐậu và Văn hóa Gò Mun Dưới góc độ nghiên cứu khảo cổ học của các nhà nghiên cứu:

Văn hóa Đông Sơn, kể từ văn hóa Phùng Nguyên tính đến thời điểm này, vẫn có thể coi là nềnvăn hóa đồ đồng có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồ đồng ở các nơi khác trongvùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á

Các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất

sắc nét của trống đồng Thật may mắn cho những trang sử được chạm khắc trên chất liệu đồng

đã lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về văn hóa Đông Sơn

Các yếu tố thuộc về văn hóa ở Đông Sơn không hề có bóng dáng của yếu tố bên ngoài Bởi vìthời điểm văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhất cách ngày nay khoảng 2.500 năm

Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy sự cảm nhận tinh tế của các cư dân thời đó qua khả năngchạm khắc, tạo hình tinh tế và một đời sống ca múa nhạc phong phú Hình chạm khắc trên tốngđồng Đông Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ,chim công (một loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới), nhà sàn của cư dân vùng nhiệt đớiĐông Nam Á, bộ sưu tập về các loài chim cổ mà ngày nay nhiều trong các số loài đó đã tuyệtchủng

Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văntrang trí phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ,chậu Qua đó làm chứng cứ về một xã hội phức tạp trên cơ sở các đại gia đình, các dòng họtrong cộng đồng làng xã đã định cư ổn định

Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đailưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An.Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật nhưcóc, chim, gà, chó, hổ, voi

Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng

Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triểnrực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này Đó là cộng đồng văn hóa Đông Sơn

Cộng đồng văn hóa ấy phát triển cao so với các nền văn hóa khác đương thời trong khu vực,

có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hóa vùng Đông Nam

Á, vì có chung chủng gốc Nam Á và nền văn minh lúa nước

Những con đường phát triển khác nhau của văn hóa bản địa tại các khu vực khác nhau đã hội

tụ với nhau, hợp thành văn hóa Đông Sơn Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôi thai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa),

từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc

Giai đoạn văn hóa Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20-30 của thế kỷ này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới

Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đãkhông bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa, trái lại còn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hóa dân tộc

Trang 17

Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước,nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước ) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam.

Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hóa và tâm

lý dân tộc Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam

Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á

Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước,

từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc

Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng

Hơn bao giờ hết đặt ra vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, vấn đề lựa chọn các giá trị

cũ, xây dựng các giá trị mới Bảo tồn nhưng vẫn phải là một nền văn hóa mở Hiện đại nhưng không xa rời dân tộc Công cuộc đổi mới văn hóa đang tiếp tục /

Câu 11: Văn hoá ChamPa và những nét đặc trưng nổi bật của kiến trúc tháp Chàm:

Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đã từng phát triểnrực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn mànhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫncòn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chínhcủa chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa

Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:

- Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như

Dân tộc chính của Chăm Pa là tộc người Chăm được chia thành hai nhóm: Chăm ở phía Bắc

và Chăm ở phía Nam Nhóm Nam Chăm thuộc bộ tộc Cau và Nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộcDừa Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh nhau quyền đứng đầu Vương quốcChăm Pa

Trang 18

Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từBorneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên Qua quansát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từnhững địa điểm khảo cổ như hang động Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắttrong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khuvực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng

Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo, về việc viết chữ, họ không có giấy hay bút, họ dùng

da dê kéo mỏng hay vỏ cây hun khói đen, và họ gấp nó lại thành hình một quyển kinh sách, vớiphấn trắng, họ viết chữ để ghi lại thành tài liệu lữu trữ

Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, ở các

tín ngưỡng như lễ năm mới, lễ Kate vào tháng 7 Chăm lịch, lễ cầu đảo, lễ mở cửa tháp Việc

dùng các hình thức nhạc cụ tùy thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác

nhau Trống Baranâng và trống gineng là loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với

người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo, người Chăm có các điệu múa khácnhau như: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.Cho đến nay, các công trình nghiên cứu dân tộc học và điền dã cũng như tổng quan các nghiêncứu về xã hội nguời Chăm đều tập trung vào người Chăm hiện đại Đến nay chưa có một côngtrình nghiên cứu lịch sử nào, nhất là các công trình dựa trên khảo cứu văn bia hay văn tịch cổcủa người Chăm cho ra các kết luận khách quan có chứng cứ về xã hội Chăm Pa cổ, tuy nhiên

từ những sử liệu, bia ký rời rạc chúng ta có thể điểm được một số yếu tố trong tổ chức xã hộiChăm Pa

Về các tội bị trừng phạt:

- Đối với các tội nhẹ, họ dùng việc đánh vào lưng bằng một sợi mây

- Đối với các tội nặng, họ cắt mũi

- Đối với tội cướp, họ chặt tay

- Đối với tội ngoại tình, đàn ông và đàn bà bị khắc lên mặt sao cho thành vết sẹo

Ở xã hội Chăm cổ vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng rất to lớn

Các phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Phong cách nghệ thuật các tháp Chăm

Kiến trúc Chăm Pa được phân tích qua các tháp Chăm thờ các vị thần Ấn Độ giáo và các vịvua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo,kiến trúc đền tháp Chàm và văn hóa Chămpa ,đặc trưng bởi đường nét kiến trúc đậm văn hóaChăm, kèm theo các tiện nghi sang trọng và hiện đại Về phong cách kiến trúc điêu khắc cáctháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều thời kỳ, mỗi một thời kỳ có những thayđổi khác nhau, dấu dấn riêng biệt của người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp vàchạm trổ trên đá, những chất liệu của văn hóa kiến trúc Chămpa như: các thức vòm, kiểu dángmái cho đến vật liệu đất nung, mạch vữa xám để trần, các tượng trang trí và phù điêu

Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc Chăm Pa là một trong

ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới tầm cỡ thế giới Tuy ảnh hưởng nhiều từnền điêu khắc Ấn Độ, Java và Khmer nhưng điêu khăc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáoriêng Xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu,trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng, Ví dụnhư bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánhtay cong Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả

Trang 19

thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuậtđiêu khắc cổ Chăm Pa./.

Đặc trưng của tháp Champa

Tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiếntrúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền NamTrung Bộ Việt Nam ngày nay Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi

ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đấtnước Camphuchia như tháp Damray Krap

Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ởKhương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champagọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này

có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn Những băng trang trí cho công trình córất nhiều họa tiết Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là cácvòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám Các cột ở khung cửa hìnhbát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong Khoảng giữa hai cộttrụ ốp có trang trí hình thực vật Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó

có hình người đắp nổi Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát.Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch Gạch có màu đỏ hồng, đỏsẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trựctiếp trên gạch

- Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp Tỷ lệ các phần của tháp cótính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người

- Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp

- Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối

- Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng

- Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Lingađược làm bằng sa thạch

- Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống

Đặc trưng của tháp Chàm

Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địaphương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa Mặt bằng tháp đa số là hình vuông cókhông gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trờimọc) Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá Nghệ thuậtchạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặttường ngoài của tháp Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thếkỷ

* Những đền tháp Chăm, tháp Chàm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồmmột tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trungtâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần” Xung quanh tháp chính là những tháp chính là nhữngtháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểutượng của đại dương Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau Mặttrước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửagiả Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ

Trang 20

dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính thápChăm như thế nào đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiêncứu Gần một thế kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu ngườiPháp như G Maspero (1928), J Clayes, H Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)

… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xâytháp người Chăm Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:

- Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tựkết dính với nhau

- Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch

- Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau

- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn

Tất cả những giả thuyết trên, mặc dù hiện nay được hỗ trợ bằng phương pháp phân tích khoahọc thực nghiệm hiện đại, tiên tiến nhưng kết quả về chất kết dính, về kỹ thuật xây dựng thápChăm vẫn chưa được làm sáng tỏ Tiếp tục công việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, saunăm 1975 các tác giả Việt Nam như Cao Xuân Phổ, Trần Kỹ Phương, Ngô Văn Doanh… cũng

đã mất khá nhiều công sức nghiên cứu tháp Chăm nhưng chưa có gì mới hơn “Hầu hết các giảthuyết” nghiên cứu sau năm 1975 gần như lặp lại các giả thuyết trước 1975 của các nhà nghiêncứu người Pháp” Tháp Chăm vẫn đang còn bí ẩn, chưa được khám phá

Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo Những đề tàiđiêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma Ngoài những vị thần trên, vật thờ ởtháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đềntháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những convật huyền thoại như Garuda, Kala, bò thần Nandin Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệthờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạmkhắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita) Bệthờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư,giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh Điêu khắc Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú,

đa dạng Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara)được đánh giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia,Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên

cơ sở văn hoá bản địa Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của ngườiChăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờmẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực) Về sautục thờ Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga) Điều đó thể hiện được tính bản địa

- một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm Cũng như các mẫu đề điêu khắc, kiếntrúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình Chẳng hạntháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ Các tháp Chăm hướng

về hình khối đơn giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền thápĂngko(Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia) Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cânxứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là mộtđiều bí ẩn Đó là thành tựu rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, “thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáocủa những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưa”./

Trang 21

Câu 12: Phân tích những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Việt và nêu lên vai trò, ý nghĩa của nó đối với ngành du lịch hiện nay:

Trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam, ăn uống không chỉ là để duy trì cuộc sống màcòn mang ý nghĩa tinh thần Với nhiều nét đặc sắc và tinh tế, đây là một nghệ thuật lâu đời đượcđúc kết, giữ gìn và phát triển thành văn hóa dân tộc Điều đó thể hiện rõ trong tục ngữ Nhữngcâu tục ngữ về ăn uống không chỉ mang giá trị khoa học về ẩm thực mà còn tỏa sáng giá trị tinhthần người của người Việt và ẩn chứa những quy tắc ứng xử, những bài học luân lí sâu sắc.Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người Việt Nam có nhiều món ngon truyền thống, tuydân dã nhưng lại là món khoái khẩu, được nhiều người ưa thích Kho tàng tục ngữ Việt Nam nóinhiều về món ăn bình dân của đa số người lao động như: cơm tẻ, sắn, ngô, khoai… mà ít đề cậpđến những món ăn “cao lương mĩ vị” của các bậc quyền quý

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên tính đa dạng trong sản phẩm nông nghiệp Vùng nào cũng

có những đặc trưng “của món ngon vật lạ” Vì vậy người Việt Nam ăn uống theo mùa “mùa nàothì thức ăn ấy”

Tùy từng mùa, con người biết nên hay không nên nấu món gì Bởi mỗi mùa, người ta biếtđược cái gì ngon và không ngon: “Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể”, “Chim ngói mùa thu,chim cu mùa hè”, “Ếch tháng ba, gà tháng bảy”, “Ăn vảy trốc còn hơn ăn ốc tháng tư”, “Raumuống tháng chín, mẹ chồng nhịn cho nàng dâu ăn”… Cái ngon của thực phẩm cũng được thểhiện ra ở những thời kỳ khác nhau: “Gạo tám xoan, chim ra ràng”, “Gà cựa dài thịt rắn, gà cựangắn thịt mềm” Mỗi loại cá có những bộ phận ngon khác nhau: “Đầu trôi, môi mè, đe gáy”,

“Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm” Tùy từng loại rau, con người chọn ăn lá hay ăn cây:

“Cây rau má, lá rau húng, cuống rau đay”, “Rau cần ăn cuống, rau muống ăn lá”

Có những căn cứ ít nhiều mang tính khoa học trong cách chọn cá, thịt: “Cá tươi thì phải xemmang, người khôn xem lấy hai hàng tóc mai”, “Thịt tươi thì phải xem gan, mua bầu xem cuốngmới toan không nhầm” Có thể nói, cha ông đã đúc kết và truyền lại kinh nghiệm trong việcchọn thực phẩm theo mùa, theo thời kỳ sinh trưởng, theo chủng loại… Điều đó được đúc rúttrong quá trình lao động, sản xuất và ăn uống của người Việt Nam ta

Không chỉ cần có thực phẩm ngon, mà còn phải có nghệ thuật chế biến mới có được món ănngon Có những món ăn tưởng chừng như rất đơn giản như dưa cà, rau muống nhưng khôngphải ai cũng có thể làm ngon: “Muối dưa phải dằn đá, làm cá phải róc vây” Tùy từng tay nghềcủa mỗi người mà hương vị món ăn lại có sức hấp dẫn khác nhau Nấu ăn là một nghệ thuật,không đơn giản chỉ là “chém to kho mặn”

Trong kho tàng tục ngữ người Việt có khá nhiều câu nói về kinh nghiệm chế biến, nấu ăn như:kinh nghiệm nấu cơm: “Cơm gạo mùa thổi đầu chùa cũng chín”, “Cơm sôi nhỏ lửa một đờikhông khê”; kinh nghiệm mổ gà: “Gà mổ đằng bụng, chim mổ đằng lưng”, kinh nghiệm làmtương: “Tốt mốc ngon tương”; làm mắm: “Mắm mặn chết giòi”; kinh nghiệm nấu thịt chó vàchọn rượu: “Rượu tăm thịt chó nướng vàng, mời đi đánh chén cách làng cũng đi”

Nhiều kinh nghiệm chế biến và nấu nướng đã được cha ông truyền lại cho con cháu, vì vậy ởViệt Nam đã hình thành những món ăn gắn liền với những vùng đất, tạo nên những làng nghềtruyền thống: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”,cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Mơ…

Quan niệm về ăn uống của người Việt cũng rất đặc sắc Người Việt Nam coi ăn uống là nhucầu tất yếu Song bên cạnh đó con người luôn phải “học ăn, học nói, học gói, học mở” Vì vậy,với con người, ăn không chỉ là bản năng mà còn là văn hóa Ăn sao cho văn minh, lich sự, và

để ăn uống trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt đời thường

Trang 22

Người Việt Nam coi trọng và đánh giá cao lời mời: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” Vì vậy hìnhthành nên nguyên tắc quan trọng trong ứng xử: “Ăn có mời, làm có khiến”.

Không gian và đồ dùng ăn uống phải thoáng đãng, sạch sẽ Cha ông ta không thích “Ăn xó móniêu”, “Bốc ngầm trong niêu” Chính vì vậy mà tồn tại quan niệm: “Một miếng giữa làng hơnmột sàng xó bếp”- sự coi trọng giá trị tinh thần của việc ăn uống, đồng thời thể hiện thói quenđàng hoàng trong ăn uống Trong ăn uống, việc ý tứ, từ tốn là rất quan trọng: “Ăn trông nồi,ngồi trông hướng”

Thông thường, trong nếp sống của người Việt, hễ nhà nào có món gì ngon hoặc khi nhà cóviệc, người ta thường mang thức ăn sang biếu anh em hoặc hàng xóm Họ san sẻ, giúp đỡ nhaukhi đói cũng như khi no: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” Nét đẹp ấy của người ViệtNam làm xúc động lòng người

Miếng ăn còn ẩn chứa giá trị tình thương Nhiều món ăn đơn giản, rẻ tiền nhưng tình nghĩayêu thương làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng: “Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợhúp gật đầu khen ngon”- đó cái ngon của tình nghĩa con người Bởi vậy người ta sống vì “tình”chứ không phải vì “thực”: “Vì tình vì nghĩa chứ ai vì đĩa xôi đầy”, “Trời đánh tránh miếng ăn”;một người ốm đau là bữa ăn đó mất vui: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Món ăn lung linhánh sáng tình người, vì thế nhớ đến món ăn dân dã của quê hương cũng là nhớ đến tình ngườitrong đó: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” Đó thực sự là nétđẹp trong ăn uống thể hiện tình cảm giữa người với người Coi trọng “tình” hơn “thực” nênnhiều khi cha ông ta có những quan niệm có phần cực đoan như: “Miếng ăn vào dạ như vạ vàothân”, “Ăn đã vậy múa gậy sao đây” Nhưng cũng từ đó, cha ông ta cũng để lại những lờikhuyên đơn giản mà thấm thía: “Tham thực cực thân”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàng”;khuyên con cháu “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “ăn vóc học hay”, “ăn cây nào, rào cây ấy”,không được “ăn cháo đái bát”

Những câu tục ngữ về ăn uống không chỉ mang giá trị khoa học về ẩm thực mà còn tỏa sánggiá trị tinh thần người của người Việt và ẩn chứa những quy tắc ứng xử, những bài học luân lísâu sắc Bên cạnh phần lớn người Việt Nam văn minh, lịch sự và tình cảm trong ăn uống thì vẫncòn tồn tại những người “ăn tục nói khoác”, những hiện tượng “cốc mò cò xơi” Chúng ta trântrọng, ngợi ca những nét đẹp trong ăn uống truyền thống của người Việt song cũng không khỏibăn khoăn trước những biểu hiện không đẹp trong đời sống nói chung và ăn uống nói riêng củamột số người Ngày nay, chúng ta phải có trách nhiệm nâng niu, giữ gìn những giá trị truyềnthống quý báu trong văn hoá ẩm thực, đồng thời không ngừng phát triển nó lên cho phù hợp vớithời đại mới, làm tỏa sáng thêm những nét văn hóa mang bản sắc Việt Nam./

Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực phương Nam là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằngchịt với nhiều con sông lớn chứa đầy nước ngọt quanh năm, cá là một trong số những sản vật chủ yếunhất mà thiên nhiên nơi đây ban tặng cho người dân Cá ở đây phong phú về chủng loại, dồi dào về sốlượng

Trong số hàng trăm loại cá ở đây có nhiều loại cá rất ngon như cá lẹp, cá phèn, cá cóc, cábông lau, cá chẻm, cá út, v.v , nhưng nổi tiếng hơn hết có hai loại cá quý, đó là cá chìa vôi ởNhà bè và cá cháy ở Trà Ôn, từng được xếp vào hàng đặc sản của sông nước miền Nam Do làsản vật đặc trưng trên vùng đất mới, từ thuở khai hoang lập ấp, cá đã là thức ăn rất phổ biếntrong bữa cơm thường ngày của lưu dân Cá được dùng làm nguyên liệu để chế biến cả hai mónchính trong bữa ăn là món mặn và món canh Với món mặn, người nội trợ có thể chế biến theonhiều cách như cá kho, cá hấp, cá chiên, cá nướng, nhưng thông dụng nhất vẫn là cá kho Xưa

Trang 23

kia, do còn nghèo hoặc thiếu thốn vật dụng, người ta thường kho cá trong chiếc tô mẻ, gọi là cákho tộ Bây giờ, dù đã được kho trong các loại nồi ơ hiện đại, món ăn này vẫn được gọi theo tên

cũ có 4 loại cá kho tộ ngon nhất, đó là cá rô, cá trê vàng, cá bông lau và cá lóc

Món chủ lực thứ hai trong bữa cơm là món canh Bình thường, món canh được chế biến theonguyên tắc: ở địa phương có cá gì, rau gì thì nấu canh bằng cá ấy, rau ấy Có nhiều loại canh rấtngon như canh điên điển cá rô, canh bông súng cá linh, canh rau đắng cá lóc Tuy nhiên, dođặc điểm thời tiết nắng nóng quanh năm, người dân lao động nặng nhọc, vất vả suốt ngày nên

đa số rất ưa thích món canh chua, vừa dễ ăn, lại vừa giải nhiệt Tùy theo từng địa phương,những loại cá thường được sử dụng để nấu canh chua là cá lóc, cá chẻm, cá bông lau, cá cóc, cábasa và cá linh

Những người nội trợ tài hoa ở các địa phương đã chế biến được những loại mắm ngon nổitiếng như mắm cá linh, cá sặc ở Đồng Tháp, mắm ruột, mắm thái ở An Giang Ngoài ra, còn cómắm còng ở Long An, mắm tôm chà ở Gò Công, mắm ba khía ở Cà Mau cũng rất được ưachuộng Là một món ăn dân dã nhưng ngon miệng, mắm trở thành một loại thức ăn rất phổ biến

ở miền Nam Người ta có thể ăn mắm theo nhiều cách như mắm xé, mắm chưng, mắm chiên,mắm kho và lẩu mắm, trong đó lẩu mắm đã được nâng lên hàng nghệ thuật ẩm thực, có mặttrong thực đơn của các quán ăn bình dân cũng như những nhà hàng, khách sạn nổi tiếng

Sau cá, rau rừng là loại thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn Danh mục những loại rau trongnền văn hóa ẩm thực của người phương Nam hết sức phong phú và độc đáo, không thể tìm thấy

ở miền Bắc hay miền Trung Chỉ riêng các loại lá, loại trái dùng để nấu canh chua đã có đếnhàng chục loại như trái me, trái khế, chùm ruột, xoài, trái bần, trái giác, lá bứa, lá giang, đọt cócv.v… Ngoài ra còn có thể kể đến hàng chục loại rau khác nấu kèm với chúng như bông súng,bông điên điển, bông so đũa, kèo nèo, bồn bồn, mái dầm, tai tượng, lục bình, rau dừa, rau đắng,rau mác, đọt xoài, cơm nguội v.v… Đọt cây rừng như lá lụa, đọt sộp, đọt vừng, chùm ruột,chiết, vông, điều, tra, ngành ngạnh, lá săng máu, cát lồi, lá lột, bằng lăng v.v… dùng để góibánh xèo hay các loại thịt - cá nướng đều rất ngon Chỉ riêng với món lẩu mắm, người ta đã tínhđược có tới 24 loại rau khác nhau Tuy nhiên, đó là cách tính dựa trên số rau có mặt trong cácthực đơn ở nhà hàng, còn trong sự biến thiên vạn hóa của đời sống dân gian thì con số rau rừngcòn cao hơn nhiều

Thiên nhiên hoang dã miền Tây Nam bộ không chỉ cung cấp cho dân tôm cá, mà còn rất nhiềusản vật độc đáo khác Có thể kể ra đây một số món tiêu biểu như tôm cá nướng trui, lươn um lánhào, rùa rang muối, chuột xào lá cách, rắn nướng sả, đuông nướng lửa than, cháo huyết dơiv.v… Tại các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, giữa cảnh quan thiên nhiên sông nướcxinh tươi và trong lành, khách du lịch đặc biệt ưa thích những món ăn cũng như cách chế biếncác đặc sản mang đậm chất hoang dã xưa

Ngoài việc kho cá, nấu canh chua cho bữa cơm thường ngày, mọi thức ăn khác thường đượcchế biến bằng cách nướng trui, tức nướng lửa rơm, hoặc nướng trên bếp lửa than Cách chế biếnnày tuy rất đơn giản, không cầu kỳ nhưng trước hết, nó phù hợp với cuộc sống luôn di chuyểnnay đây mai đó Mặt khác, nó còn có những ưu điểm lớn, đó là thức ăn vừa bảo đảm được cácchất bổ dưỡng do không phải qua quá nhiều công đoạn chế biến, vừa giữ được hương vị thơmngon tự nhiên Do vậy, những thức ăn chế biến theo phương pháp này cho đến nay vẫn đượcnhiều người ưa chuộng, đặc biệt khi đó là những món nướng thuần túy như cá lóc nướng trui,tôm nướng cọng dừa, chuột nướng sả, rùa rắn nướng, chim đồng nướng, khô nướng v.v …Những thức ăn này thường được ăn kèm với các loại rau vườn, các loại đọt hái trên những hàng

Trang 24

cây mọc ngoài mé sông, cuốn bánh tráng chấm mắm nêm, chấm muối tiêu chanh hay muối ớt lànhững cách ăn uống thông dụng và được ưa chuộng ở khắp nơi

Khẩu vị trong ẩm thực phương Nam cũng có điểm khác biệt với truyền thống ẩm thực ởnhững vùng đất khác Nhìn chung, đó là sự hài hòa giữa 4 vị chua - cay - mặn - ngọt Ngoài ra,người phương Nam còn ưa thích vị đắng, một nét rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực củaphương Nam Vị đắng đó có thể tìm thấy trong bộ lòng cá, trong các loại rau trái như rau đắng,

lá tai tượng, lá sầu đâu, trái khổ qua v.v… Ở những vùng khác, người ta không sử dụng bộ lòng

cá, còn ở miền Nam, đây lại là thức ngon chỉ dành cho người lớn tuổi hay khách quý trong giađình Lòng cá còn là nguyên liệu để chế biến món mắm ruột rất nổi tiếng ở An Giang hay củangư dân các vùng biển Về nguồn gốc của cách ăn uống này, có thể giải thích như sau: thoạtđầu, do thời tiết phương nam quanh năm nắng nóng, lưu dân ưa ăn chua để giải nhiệt Sau đó,như trên đã đề cập, do môi trường rất khắc nghiệt đã bắt buộc lưu dân phải tìm cách để tự thíchnghi với hoàn cảnh sống của mình Giữa hàng trăm loại cây lá hoang dại, họ chọn những loạirau - lá có vị chát, đắng để tránh độc làm thức ăn Mặt khác, theo cách ăn uống dân gian từ ngànxưa, là “đói ăn rau, đau uống thuốc”, thì những vị đắng - chát trong những thứ rau ấy cũngchính là những vị thuốc nam Trong hoàn cảnh thiếu thốn, lưu dân đã tìm cách bảo vệ sức khỏebằng cách ăn uống như vậy Sau đó, nhờ khẩu vị tinh tế của những người nội trợ, họ đã điềuchỉnh, gia giảm, thêm bớt các loại gia vị vào món ăn sao cho chúng thật hài hòa và phù hợp vớiphong cách sinh hoạt trên vùng đất mới Ngày nay, khẩu vị đậm đà của người phương Namđược người dân mọi miền ưa chuộng Canh chua, lẩu mắm đã trở thành những món ăn quenthuộc đối với người dân ở nhiều vùng trên cả nước

Tuy nhiên, tuân theo truyền thống mà tổ tiên xa xưa để lại, vào ngày Tết hay những ngày cúnggiỗ, người dân miền Nam vẫn giữ mâm cơm cúng với các món cổ truyền, bao gồm 4 món chính

là luộc, xào, kho, hầm, trong đó món thịt kho tàu có thể được tăng thêm cá lóc, hột vịt, trứng cúttheo phong cách miền Nam, món giò heo hầm măng cũng có thể được thay thế bằng món khổqua hầm thịt Mâm cơm cúng không vì thế mà mất đi sự thiêng liêng, ấm cúng trong gia đình

Có thể nói, những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân Nam bộ chính là kết quảcủa một quá trình khai hoang khẩn đất kéo dài hàng trăm năm Rất giản dị, hoang dã, nhưngcũng rất đa dạng và hào phóng, những nét đặc sắc ấy đã góp phần làm phong phú hơn cho nghệthuật ẩm thực của dân tộc Việt Nam và tạo một diện mạo riêng độc đáo cho nghệ thuật ẩm thựccủa người phương Nam./

Ngày đăng: 10/04/2014, 12:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w