Mục tiêu của chuyên đề là minh họa tầm quan trọng của việc nhận dạng và đánh giárủi ro tiềm tàng khi lập kế hoạch kiểm toán hoạt động một công ty.. Rủi ro tiềm tàng liên quan đến kế ho
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 5
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 7
Phần I: Đặt vấn đề 7
I.1 Sự cần thiết của việc thực hiện chuyên đề: 7
I.2 Mục tiêu của chuyên đề: 8
I.3 Đối tượng kiểm toán, thời điểm kiểm toán: 8
I.4 Phạm vi nghiên cứu 8
I.5 Phương pháp làm chuyên đề 8
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu 9
Chương 1: Cơ sở lý luận 9
1.1 Giới thiệu về Kiểm toán hoạt động 9
1.2 Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán 10
1.3 Các phép thử nghiệm áp dụng trong giai đoạn Thực hiện Kiểm toán 11
Chương 2: Phân tích những vấn đề có mức rủi ro tiềm tàng cao 14
2.1 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề biến động tỷ giá 14
2.2 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến chi phí hoạt động 17
2.3 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thiếu hụt nhân sự 20
2.4 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề vay nợ 22
2.5 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến kế hoạch cổ phần hóa 24
2.6 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thuê tài sản 27
Chương 3: Đánh giá chung mức rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của Vietnam Airlines 29
3.1 Đánh giá mức rủi ro tiềm tàng 29
3.2 Đánh giá mức rủi ro kiểm soát 30
3.3 Đánh giá mức rủi ro phát hiện 31
3.4 Các phép thử nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện kiểm toán 32
Phần III: Kết luận 34
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 38
Bảng số 2.1:Cơ cấu nguồn vốn cho việc phát triển đội bay giai đoạn 2006 – 2010 38
Bảng số 2.2: Số lượng máy bay, giá thị trường và giá thuê/tháng một số dòng máy bay 39
Bảng số 2.6.1: Các dòng máy bay và số lượng tương ứng 39
Biểu đồ 2.6.: Tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam 40
Bảng 3.3: Mô hình xác định rủi ro phát hiện 40
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ
HIỆU
KTV: Kiểm toán viên
IPO : Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên
HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số 2.1: Cơ cấu nguồn vốn cho việc phát triển đội bay giai đoạn 2006 – 2010
Bảng số 2.2: Số lượng máy bay, giá thị trường và giá thuê/tháng một số dòng máybay
Bảng số 2.6.1: Các dòng máy bay và số lượng tương ứng
Biểu đồ 2.6.: Tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam
Bảng 3.3: Mô hình xác định rủi ro phát hiện
Trang 5TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình thực hiện Kiểm toánhoạt động nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểmtoán Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung củatoàn bộ cuộc kiểm toán Trong đó, công tác nhận dạng và đánh giá những vấn đề có mứcrủi ro tiềm tàng cao có thể tác động đến cuộc kiểm toán là công việc quan trọng trong giaiđoạn này Việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng này giúp Kiểm toán viên xây dựng một quytrình kiểm toán hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc Kiểmtoán
Qua việc thực hiện chuyên đề : “Nhận dạng và phân tích những vấn đề có mức rủi rotiềm tàng cao có thể tác động đến cuộc kiểm toán hoạt động Vietnam Airlines”, nhóm đã
áp dụng được những kiến thức đã được học vào thực tế Qua đó, hiểu rõ hơn tầm quantrọng của việc nhận dạng và đánh giá rủi ro tiềm tàng khi lập kế hoạch kiểm toán hoạtđộng một công ty
Mục tiêu của chuyên đề là minh họa tầm quan trọng của việc nhận dạng và đánh giárủi ro tiềm tàng khi lập kế hoạch kiểm toán hoạt động một công ty Ngoài phần đặt vấn
đề, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu, sơ đồ, đồ thị, biểu bảng và tàiliệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề này gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Nhận dạng và phân tích những vấn đề có mức rủi ro tiềm tàng cao Baogồm:
Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề biến động tỷ giá
Rủi ro tiềm tàng liên quan đến chi phí hoạt động
Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thiếu hụt nhân sự
Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề vay nợ
Trang 6 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến kế hoạch cổ phần hóa, IPO
Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thuê tài sản
Chương 3: Đánh giá chung mức rủi ro kiểm toán trong hoạt động của VietnamAirlines Bao gồm:
Đánh giá mức rủi ro tiềm tàng
Đánh giá mức rủi ro kiểm soát
Đánh giá mức rủi ro phát hiện
Các phép thử nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trang 7NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần I: Đặt vấn đề
I.1 Sự cần thiết của việc thực hiện chuyên đề:
Sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếuđối với hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng quản lí doanh nghiệp trongnền kinh tế thị trường Theo mục tiêu kiểm toán, kiểm toán bao gồm: Kiểm toán hoạtđộng, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính Trong đó, kiểm toán hoạt động
là loại hình kiểm toán mới được phát triển trên thế giới Sự phát triển này được bắt đầu từnhững năm 70 của thế kỷ XX ở khu vực công và sau đó cũng được phổ biến ở khu vực tưnhân Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và xác nhận về tính kinh tế, tính hiệu lực vàtính hiệu quả của một hoạt động được kiểm toán Đối với Việt Nam, kiểm toán hoạt độngvẫn chưa được chú trọng Với thực tế tình trạng lãng phí của công, thất thoát các nguồnlực của nền kinh tế vẫn còn diễn ra rất phổ biến, việc thực hiện các cuộc kiểm toán hoạtđộng là cần thiết để hạn chế tình trạng đó
Tổng Công ty hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) được đánh giá làmột doanh nghiệp thành công và hoạt động hiệu quả Những năm qua, mặc dù kinh doanhtrong môi trường cạnh tranh khốc liệt, tác động của thiên tai, dịch bệnh, giá nhiên liệu bất
ổn, nguy cơ khủng bố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu… nhưng Vietnam Airlines đã tậndụng linh hoạt những thời cơ và kiên trì thực hiện các mục tiêu dài hạn nhằm đảm bảovừa kinh doanh có lãi ngay cả trong bối cảnh khó khăn nhất, vừa hoàn thành các nhiệm vụtrọng tâm và trọng trách chính trị của Hãng hàng không Quốc gia
Mặc dù Vietnam Airlines bên ngoài là một doanh nghiệp hoạt động tốt và thànhcông, song nếu xem xét trên các khía cạnh: chi phí hoạt động, biến động tỷ giá, thuê tàisản, mục tiêu cổ phần hóa, tình hình nhân lực, vấn đề vay nợ,…thì nhận thấy những vấn
đề này có khả năng dẫn đến sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính
Trang 8Công ty đã thực sự cung cấp cho sinh viên một phương tiện để nghiên cứu và thựchành kĩ năng tìm hiểu bản chất của rủi ro tiềm tàng khi lập kế hoạch kiểm toán của mộtdoanh nghiệp lớn Là sinh viên kiểm toán thì việc trang bị cho mình kiến thức, sự hiểubiết về lĩnh vực kiểm toán, dựa trên đối tượng kiểm toán để có những đánh giá ban đầu,nhận diện các rủi ro tiềm tàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán hoạt động của đơn
vị được kiểm toán là hết sức cần thiết
I.2 Mục tiêu của chuyên đề:
- Vận dụng các kiến thức kiểm toán đã học kết hợp với thu thập thông tin để nhậndạng và đánh giá rủi ro tiềm tàng khi lập kế hoạch kiểm toán hoạt động của mộtkhách thể kiểm toán
- Đánh giá các mức rủi ro kiểm toán từ đó xác định các phép thử nghiệm áp dụngtrong giai đoạn Thực hiện kiểm toán
I.3 Đối tượng kiểm toán, thời điểm kiểm toán:
- Đối tượng kiểm toán: Tổng Công ty hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines)
- Thời gian: Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011.
I.4 Phạm vi nghiên cứu
- Tất cả các hoạt động của Vietnam Airlines trước ngày 31/12/2011.
I.5 Phương pháp làm chuyên đề
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu: tham khảo các loại sách báo, giáotrình, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán - kiểm toán, trang web điện tử,
- Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá: từ các số liệu thực tế để phân tích cáchoạt động của doanh nghiệp, đánh giá xu thế biến động qua các năm
Trang 9Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Giới thiệu về Kiểm toán hoạt động
1.1.1 Khái niệm
“Kiểm toán hoạt động một khái niệm rộng và không được định nghĩa một cách nhấtquán, loại hình này cũng được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau; thí dụ kiểm toán kết quả(performance auditing), kiểm toán quản lý (management auditing), kiểm toán hỗn hợp(comprehensive auditing), kiểm toán việc sử dụng tiền (value for money auditing)… vớikhá nhiều tranh luận về nội dung và phạm vi của hoạt động này
Một cách tổng quát, Whittington et al (2007) định nghĩa: “Kiểm toán hoạt động làquá trình soát xét các bộ phận của một doanh nghiệp, một đơn vị nhà nước hoặc một tổchức không vì lợi nhuận để đo lường tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu các hoạtđộng”.”[1]
1.1.2 Mục tiêu Kiểm toán hoạt động
“Kiểm toán hoạt động gồm 3 mục tiêu chính Đó là:
- Tính kinh tế: Liên quan đến chi phí của hoạt động hay chi phí để có được nguồnlực của hoạt động Khi đánh giá về tính kinh tế, câu hỏi được đặt ra là liệu tổ chức đã tiếtkiệm, không lãng phí nguồn lực trong qua trính hình thành nhiệm vụ hay không
- Tính hiệu quả: Liên quan đến phương pháp hoạt động Khi đánh giá về hiệu quả,vấn đề đặt ra là liệu tổ chức có thực hiện của mình theo các phương pháp/quy trình tối ưugiữa chi phí và kết quả chưa
- Tính hiệu lực: Liên quan đến kết quả của hoạt động Khi đánh giá về tính hữuhiệu, câu hỏi đặt ra là liệu tổ chức có đạt được kết quả hoặc lợi ích phù hợp với mục tiêu
đã đề ra, hay các tiêu chuẩn được thiết lập hay không.”[2]
Trang 101.1.1.3 Quy trình Kiểm toán hoạt động
Về cơ bản, quy trình kiểm toán hoạt động bao gồm bốn giai đoạn chính:
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Xử lý các phát hiện và đưa ra kiến nghị
- Báo cáo
Chuyên đề này tập trung vào giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán và xác định các phép
áp dụng trong giai đoan Thực hiện kiểm toán
1.2 Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán
- Thu thập thông tin nhanh chóng và đầy đủ
- Đánh giá tầm quan trọng của vấn đề được xem xét để chọn đối tượng kiểm tratrong chương trình kiểm toán
- Sử dụng phối hợp nhiều thông tin, kỹ thuật
Đồng thời, qua những thông tin thu thập được KTV đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
Trang 11“Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịpthời”[4]
“Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmuc trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán,kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.[5]
Để khẳng định cho các đánh giá ban đầu về các mức rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát KTV cần thu thâp những bằng chứng thích hợp
“Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thậpđược liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hìnhthành nên ý tưởng của mình.” [6]
Bằng chứng kiểm toán có thể bao gồm nhiều loại như là tài liệu, sổ sách chứng từ,báo cáo tài chính, thông tin từ những nguồn khác,…
1.3 Các phép thử nghiệm áp dụng trong giai đoạn Thực hiện Kiểm toán
Nhằm mục đích khằng định các đánh giá ban đầu về sự hữu hiệu của HTKSNB cũngnhư tìm kiếm các hạn chế trong hệ thống, xác định những số liệu về rủi ro hay ảnh hưởngcủa chúng đến hoạt động của đơn vị và thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán thì KTV
sẽ sử dụng các phép thử nghiệm sau:
- Thử nghiệm kiểm soát (TOC): “Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểmtoán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ.” [7]
- Thử nghiệm cơ bản: “Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liênquan đến báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đếnbáo cáo tài chính.”[8] Thử nghiệm cơ bản“, gồm:
+ Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ (TOT) và số dư (TOB);
Trang 12o Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ (TOT): là kiểm tra chi tiết một số ít haytoàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của cáckhoản mục.
o Kiểm tra số dư (TOB): là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của
số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh
+ Quy trình phân tích: “Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quantrọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra n hững mối quan hệ
có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so vớigiá trị đã dự kiến.”[9]
- Các thủ tục tìm hiểu HTKSNB
“Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phảixem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợpvới các bằng chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệucủa báo cáo tài chính.”[10]
“Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính: Là căn cứ của các khoản mục và thông tintrình bày trong báo cáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu tráchnhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định phải được thể hiện rõràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính Cơ sở dẫn liệu của báocáo tài chính phải có các tiêu chuẩn sau:
a/ Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tếphải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo;
b/ Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chínhđơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả lại thời điểm lập báo cáo
c/ Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liênquan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét;
Trang 13d/ Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liênquan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan;
e/ Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên
cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận)
f/ Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó,doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học.g/ Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phùhợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).”[11]
Trang 14Chương 2: Phân tích những vấn đề có mức rủi ro tiềm tàng cao
2.1 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề biến động tỷ giá
2.1.1 Giới thiệu chung
Vietnam Airlines là công ty có sử dụng một lượng ngoại tệ lớn trong hoạt độngthanh toán của mình “Theo báo cáo của Vietnam Airlines, thực tế khoảng 70% chi phíđầu vào của ngành Hàng không được thanh toán bằng ngoại tệ” [12] Các yếu tố chi phí
có thể kể đến là:
- Chi phí mua nhiên liệu bay Nhiên liệu là loại xăng chất lượng cao Jet A1 được
nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu nổi tiếng và chất lượng trong khu vực Châu Á
- Chi phí thuê và mua máy bay từ các đối tác nước ngoài
- Chi phí thuê và đạo tạo đội ngũ phi công Hiện nay, trong số trên 600 phi công
đang bay cho Vietnam Airlines thì có đến trên 200 phi công là người nước ngoài Điềunày dẫn đến tất yếu phải đi thuê phi công nước ngoài và đưa phi công trong nước ra nướcngoài đào tạo
- Chi phí phát sinh từ việc hãng mở rộng thêm các đường bay quốc tế như: thuê
văn phòng đại diện ở các nước, thuê các trạm dừng chân, thuê nhân viên giao dịch nướcngoài…
Bên cạnh đó, trong cơ cấu nguốn vốn sử dụng để phát triển đội bay của VietnamAirlines các nguồn vốn từ: vay quỹ hỗ trợ phát triển, vay thương mại có hỗ trợ lãi suất,vay tín dụng xuất khẩu, vay thương mại khác chiếm một tỷ trọng lớn (79,55% - 1193,25
triệu USD) (Xem bảng 2.1)
Các nguồn vốn vay này đều bằng ngoại tệ (USD) Do đó làm gia tăng áp lực trả lãivay bằng ngoại tệ Đồng thời ảnh hưởng đến chi phí trích lập chênh lệch tỷ giá cuối nămđối với các khoản vay nợ này
Trang 15Tất cả những điều kể trên là lý do dẫn đến “tỷ giá ngoại tệ” trở thành vấn đề đángquan tâm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần được xem xét đánh giá kỹ lưỡng trong quá trìnhkiểm toán Vietnam Airlines
2.1.2 Sai phạm tiềm tàng
Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND ngày càng tăng cao đã làm cho Vietnam Airlineslâm vào khó khăn Việc sử dụng ngoại tệ với tỷ lệ cao trong các hoạt động giao dịch,thanh toán dẫn đến lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng Một khi có sự biếnđộng của tỷ giá theo chiều hướng tăng sẽ làm công ty phát sinh một khoản chi phí tàichính khá lớn khi tiến hành thanh toán các khoản chi phí đầu vào cũng như trả lãi cho cáckhoản vay bằng USD Bên cạnh đó, mức giá trần áp dụng trong các đường bay nội địachưa điều chỉnh theo sự biến động của tỷ giá cũng là một nguyên nhân khiến cho hoạtđộng trên tuyến đường bay nội địa của Vietnam Airlines hoàn toàn không có lãi Cụ thể,trong năm 2010 hãng đã phải bù lỗ khoảng hơn 30 triệu USD cho tuyến đường bay nộiđịa
Mặt khác với việc tồn đọng các khoản nợ vay với số dư rất lớn sẽ khiến chi phí tríchlập dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tăng lên khi tỷ giá USD/VND tăng caoLợi nhuận của công ty do đó giảm, không tương xứng với mức gia tăng về lượng kháchhàng, hàng hóa vận chuyển Doanh nghiệp phải bù lỗ hoạt động
Năm 2010 là ví dụ rõ nhất cho vấn đề này “Lợi nhuận của Vietnam Airlines, theothông báo của ông Phạm Ngọc Minh chỉ đạt khoảng 350 tỉ đồng Mặc dù con số lợi nhuậnnày tăng hơn gấp đôi so với năm trước (154 tỉ đồng), nhưng không tương xứng với mứcgia tăng mạnh về số lượng hành khách hàng hàng hóa mà hãng này vận chuyển trong năm
2010 (tăng 43,9%) Nguyên nhân chính, theo ông Minh, là do lạm phát và biến độngmạnh về tỷ giá Được biết, hãng này phải trích lập số chi phí chênh lệch tỷ giá để bảo toànvốn với các khoản vay bằng ngoại tệ với số tiền trên 1.000 tỷ đồng “Nếu như không cóyếu tố trượt giá, điều chỉnh tỷ giá, lợi nhuận của hãng này có khả năng đạt trên 1.300 tỷđồng”, ông Phạm Ngọc Minh nói ” [13]
Trang 16Năm 2011, khả năng xảy ra tình trạng tương tự là hoàn toàn có thể xảy ra đối vớiVietnam Airlines Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ sẽ làm chi phí của công ty tăng lênlàm cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do đó tạo áp lực ghi tăngdoanh thu để có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra Ngoài ra khả năng áp dụng saiphương pháp tính giá xuất ngoại tệ cũng có thể được thực hiện để làm giảm bớt gánhnặng chi phí, vi phạm nguyên tắc nhất quán của Chuẩn mực kế toán Việt Nam,…
2.1.3 Bằng chứng cần thu thập
Để kiểm toán vấn đề trên, kiểm toán viên cần thu thập những bằng chứng liên quan,những bằng chứng hữu ích nhất cho việc nghiên cứu, đánh giá Cụ thể là thực hiện nhữngcông việc sau:
- Thu thập bảng thống kê về tình hình biến động tỷ giá trong năm 2011, chính sáchngoại tệ của chính phủ và quy định về giá trần cho tuyến đường bay nội địa
- Thu thập báo cáo tài chính, một số chỉ tiêu chủ yếu về doanh thu, lợi nhuận củacông ty trong năm và một số năm trước đó để thực hiện các thủ tục phân tích: đối chiếu,
so sánh
- Chọn mẫu thu thập các chứng từ, hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ có giá trị lớn,bất thường trong năm để xem nghiệp vụ có thực sự xảy ra, đã được ghi nhận và hạch toánđúng tỷ giá, khớp đúng với số liệu ghi trên sổ sách Nhằm mục tiêu: Phát sinh, Chính xác,Đầy đủ
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ để tính toán lại phương pháp tính giá xuất kho ngoại
tệ đã chính xác chưa kết hợp với phỏng vấn nhân viên kế toán,…Nhằm mục tiêu: Chínhxác
- KTV ước tính chi phí trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm và
đối chiếu với số liệu của công ty để kiểm tra tính chính xác trong việc trích lập chi phínày Nhằm mục tiêu: Đánh giá, Chính xác
KẾT LUẬN: Cần xác minh một cách chắc chắn rằng lợi nhuận của công ty không
bị thổi phồng, có sự áp dụng nhất quán phương pháp tính giá xuất kho ngoại tệ
Trang 172.2 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến chi phí hoạt động
2.2.1 Giới thiệu chung
Ngành công nghiệp hàng không là một ngành vận tải có những điểm khác biệt sovới những ngành vận tải khác Hoạt động của ngành chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do
đó làm cho chi phí hoạt động của các hãng Hàng không thường phát sinh rất lớn Vì vậyảnh hưởng đến việc đạt được các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí và hoàn thành mục tiêu lợinhuận đề ra của các Công ty Hàng không trên thế giới nói chung và của Tổng Công tyHàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) nói riêng
Với Vietnam Airlines, chi phí hoạt động phát sinh gồm những loại sau:
- Chi phí nhiên liệu bay
- Chi phí thuê, đào tạo phi công; thuê, mua máy bay; một số chi phí khác
Các yếu tố trên sẽ làm cho chi phí hoạt động của Vietnam Airlines đội lên rất caonếu có một sự biến động theo chiều hướng tăng Vì vậy, xem xét tác động từ sự biến độngcủa các yếu tố này sẽ là cần thiết để có thể nhận ra các rủi ro tiềm tàng trong hoạt độngcủa Vietnam Airlines
2.2.2 Sai phạm tiềm tàng
- Chi phí nhiên liệu bay
Nhiên liệu bay của máy bay là loại xăng chất lượng cao Jet A1 Nguồn cung cấpxăng Jet A1 này chủ yếu là qua Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) JetA1 là loại nhiên liệu đặc thù được Vinapco nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu nổi tiếng vàchất lượng trong khu vực Châu Á
Năm 2011 là một trong những năm giá dầu thô biến động mạnh nhất Sự biến độngnày do “sức khỏe” của các nền kinh tế không ổn định khiến cho nhu cầu về dầu mỏ tănggiảm thất thường Ngoài ra, nguyên nhân địa chính như tình hình Trung Đông, Bắc Phicũng gây tác động mạnh đến nguồn cung dầu Sự biến động giá dầu mỏ thế giới đã ảnh
Trang 18hưởng đến giá nhiên liệu nhập khẩu Jet A1 Ngoài ra, với việc gánh chịu nhiều khoản thuếnhư: thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng cũng một phần tác độnglớn đến giá nhiên liệu Jet A1
Trong cơ cấu chi phí hoạt động, chi phí nhiên liệu bay chiếm một tỷ trọng rất lớntrong tổng chi phí của Vietnam Airlines Năm 2010 là 11.103,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng30% tổng chi phí hoạt động; năm 2011 là 17.554,5 tỷ đồng (tăng 58% so với năm 2010),chiếm tỷ trọng 37% tổng chi phí hoạt động Những tác động từ sự thay đổi giá này ảnhhưởng rất xấu đến tình hình hoạt động của Vietnam Airlines
- Chi phí thuê, đào tạo phi công; thuê, mua máy bay; chi phí khác
Bên cạnh yếu tố chi phí nhiên liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn, thì các chi phí như:thuê, đào tạo phi công; thuê, mua máy bay; một số chi phí khác cũng chiếm một tỷ trọngkhông nhỏ trong cơ cấu chi phí hoạt động hàng năm của Vietnam Airlines
+ Thuê, đào tạo phi công: Một trong những tồn tại và thách thức của Vietnam
Airlines hiện nay là nguồn nhân lực phi công còn đang rất thiếu “Theo số liệu thống kê,mỗi năm, ngành HKVN phải bỏ ra khoảng 30-40 triệu USD để thuê phi công nước ngoàinhưng vẫn không đủ Hiện nay, trong số trên 600 phi công đang bay cho Vietnam Airlinesthì có đến trên 200 phi công là người nước ngoài Để có đủ phi công cho hoạt động bay,lâu nay, hầu hết các hãng HK phải đi thuê phi công nước ngoài với giá thuê rất cao từ 40-
70 ngàn USD/người/tháng (gần gấp đôi mức thu nhập của một phi công người VN).Riêng Vietnam Airlines, bên cạnh việc thuê phi công nước ngoài, hãng còn chủ độngtuyển chọn, huấn luyện và gửi học viên phi công đi đào tạo tại nước ngoài Tuy nhiên,kinh phí đào tạo thành công một phi công cơ bản rất lớn (khoảng từ 120-150 ngànUSD)”[14] Có thể thấy rằng, khan hiếm nguồn nhân lực trong lĩnh vực phi công tạo áplực lớn đến chi phí thuê, đào tạo phi công Qua đó làm cho tổng chi phí hoạt động củaVietnam Airlines sẽ tăng cao hơn nữa
Trang 19+ Thuê, mua máy bay:
Vietnam Airlines sở hữu một đội máy bay rất hùng hậu với nhiều dòng máy bay mới
và hiện đại Một số dòng máy bay có giá thị trường và giá thuê rất cao như: Boeing 777
với giá thị trường là 140.000.000 USD và giá thuê/tháng là 1.285.000 USD (Xem bảng số
2.2) Với một đội lớn như vậy thì chi phí phải trả hàng tháng từ việc thuê, mua máy bay
của Vietnam Airlines là rất cao Do đó làm tăng gánh nặng cho chi phí hoạt động củaVietnam Airlines
+ Một số chi phí khác:
Ngoài các yếu tố về phi công và máy bay nói trên, còn có những chi phí khác như:lương cho đội ngũ tiếp viên phục vụ các chuyến và bộ phận phục vụ khác, chi phí đầu tưmua sắm các trang thiết bị điện tử - viễn thông hàng không hiện đại, chi phí cho kỹ sưngười nước ngoài bảo dưỡng máy bay, chi phí thuê nhà ga,… cũng chiếm một tỷ trọngtương đối lớn trong cơ cấu chi hoạt động của Vietnam Airlines
Tóm lại: Lạm phát vẫn ở mức cao (năm 2011 là 18.58%) khiến cho nhu cầu đi lại bằng
đường Hàng không tiếp tục giảm (khối lượng hành khách vận chuyển năm 2011 là 15,6triệu người, tăng 9.7% so với năm 2010; thấp hơn mức tăng 30.3% của năm 2010 so vớinăm 2009) Bên cạnh đó, việc cam kết thực hiện “Quyết định số 2967/QĐ-BTC ngày6/12/2011 về mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trêncác đường bay nội địa còn vị thế độc quyền” khiến cho thu nhập có được từ các chặngbay nội địa của Vietnam Airlines không đủ bù đắp cho các chi phí lớn phát sinh Trên cácđường bay quốc tế còn chịu sự cạnh tranh của các hãng Hàng không trong khu vực và trênthế giới với tiềm lực tài chính mạnh đã khẳng định được thương hiệu Vì vậy, việc tiếp tụcgánh chịu những khoản chi phí lớn sẽ khiến cho Vietnam Airlines gặp khó khăn trong cânđối thu – chi hoạt động sản xuất kinh doanh Việc mất cân đối thu – chi sẽ khiến cho công
ty mất khả năng thanh toán các khoản nợ và có nguy cơ vi phạm nguyên tắc hoạt độngliên tục Ngoài ra, để hướng đến mục tiêu cổ phần hóa vào cuối năm nay và trong năm
2012, rất có thể công ty sẽ cố gắng che dấu không ghi nhận các khoản chi phí phát sinh
Trang 20lớn này Qua đó tạo nên một hình ảnh đẹp về tình hình tài chính của công ty để có thể thuhút được nhiều vốn đầu tư hơn từ các cổ đông.
2.2.3 Bằng chứng cần thu thập
Để có thể phát hiện rủi ro này, Kiểm toán viên cần thực hiện những công việc sau:
- Thu thập Báo cáo tài chính để xem xét dòng tiền thu – chi của công ty, tính toánchỉ số tài chính về khả năng thanh toán của công ty Từ đó xem xét khả năng thanh toáncác khoản nợ, hoạt động liên tục của công ty
- Thu thập một số chứng từ thanh toán chi phí (nhiên liệu bay, lương đội ngũ phicông, ) và đối chiếu sổ sách xem thử đã ghi nhận đầy đủ, chính xác số tiền, đúng niên độ,
… nhằm mục tiêu: Đầy đủ, Chính xác, Cut – off
KẾT LUẬN: Với rủi ro tiềm tàng này, mục tiêu kiểm toán được đặt ra cho kiểm
toán viên cũng như công ty là phát hiện ra được sai phạm có thể xảy ra như đã nêu trên.Cần xác minh một cách chắc chắn rằng chi phí của công ty được ghi nhận chính xác
2.3 Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thiếu hụt nhân sự
2.3.1 Giới thiệu chung
Trong những năm gần đây nhu cầu đi lại bằng đường Hàng không đã có sự tăng lênđáng kể Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Hàng không thếgiới và Việt Nam Tuy nhiên đội ngũ nhân lực của các hãng Hàng không vẫn chưa pháttriển tương xứng với tốc độ phát triển chung của ngành Hàng Không Tình trạng khanhiếm nguồn nhân lực cũng trở thành một bài toán nan giải cho Vietnam Airlines trongnhững năm gần đây
Nguồn nhân lực của Vietnam Airlines còn thiếu hụt ở nhiều bộ phận như: đội ngũphi công có kinh nghiệm, đội ngũ tiếp viên, lực lượng kỹ sư sửa chữa và bảo dưỡng máybay Sự thiếu hụt này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của hãng, nhất là trong thờiđiểm phải nâng cao năng lực vận chuyển và mở thêm nhiều đường bay trong nước và trên