Chương 3: Đánh giá chung mức rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của Vietnam Airlines

Một phần của tài liệu nhận dạng và phân tích những vấn đề có mức rủi ro tiềm tàng cao có thể tác động đến cuộc kiểm toán hoạt động vietnam airlines (Trang 26 - 31)

ghi nhận là thuê hoạt động thay vì thuê tài chính.

Ngoài ra, theo nhóm chúng tôi, các doanh nghiệp có tài sản đi thuê có thể tạo ra các khoản thuê gọi là thuê tổng hợp. Bằng cách hạch toán tài sản đó là thuê tài chính vì mục đích thuế và hạch toán là thuê hoạt động khi lập báo cáo tài chính. Đối với mục đích thuế, khi ghi nhận là tài sản thuê tài chính thì doanh nghiệp có trách nhiệm trích lập khấu hao hàng năm, tạo nên lá chắn thuế, giảm khoản thuế phải nộp. Khi lập báo cáo tài chính, vì ghi nhận là tài sản thuê hoạt động, doanh nghiệp có thể loại khoản nợ thuê này ra khỏi bảng cân đối kế toán, cải thiện các chỉ tiêu tài chính như đã trình bày ở trên.

Những sai phạm trên sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính nên cần được kiểm toán viên xem xét kỹ lưỡng để phát hiện và ngăn chặn.

2.6.3. Bằng chứng cần thu thập

Để kiểm toán vấn đề trên, kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành kiểm kê máy bay của Vietnam Airlines nhằm xác minh chính xác số lượng máy bay đi thuê của doanh nghiệp. Nhằm mục tiêu: Quyền và nghĩa vụ, Hiện hữu, Đầy đủ.

- Thu thập sổ sách, hợp đồng thuê tài sản, giấy tờ liên quan cũng như Thuyết mình Báo cáo tài chính để chứng minh hình thức thuê máy bay và đối chiếu với việc ghi nhận của công ty. Nhằm mục tiêu: Trình bày và công bố.

KẾT LUẬN: Cần đảm bảo rằng công ty hạch toán đúng hình thức thuê tài sản và trích lập đầy đủ chi phí khấu hao hàng năm.

Chương 3: Đánh giá chung mức rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của Vietnam Airlines Vietnam Airlines

Để có thể đánh giá được mức rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của Vietnam Airlines, chúng tôi sẽ dựa trên những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Cụ thể là:

- Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề biến động tỷ giá.

- Rủi ro tiềm tàng liên quan đến chi phí khai thác.

- Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thiếu hụt nhân sự.

- Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề vay nợ.

- Rủi ro tiềm tàng liên quan đến kế hoạch cổ phần hóa, IPO.

- Rủi ro tiềm tàng liên quan đến vấn đề thuê tài sản.

Trên cơ sở nhận dạng một số rủi ro tiềm tàng trên, chúng tôi nhận thấy rằng những vấn đề đó nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động liên tục, tình hình tài chính cũng như sự chính xác của các con số trên Báo cáo tài chính. Do đó, rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của Vietnam Airlines được nhóm chúng tôi đánh giá ở mức cao.

3.2 Đánh giá mức rủi ro kiểm soát

Qua quá trình thu thập thông tin tìm hiểu về hoạt động của Vietnam Airlines, chúng tôi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trên những khía cạnh sau:

- Môi trường kiểm soát: Cơ cấu tổ chức của Vietnam Airlines chặt chẽ, có sự điều hành hoạt động từ các cấp trên xuống cấp dưới, phân chia trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng và Ban lãnh đạo, Vietnam Airlines đã tích cực phát huy tư duy đổi mới, thể hiện sự năng động sáng tạo trong mỗi cá nhân. Vietnam Airlines luôn chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực đặc thù và coi đây là yếu tố cốt lõi. Đội ngũ phi công, kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, cán bộ thương mại và quản lý của Vietnam Airlines ngày càng có bản lĩnh và chuyên môn giỏi, tiếp cận với trình độ khu vực.

- Đánh giá rủi ro: Hoạt động của ngành Hàng không luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh, vì vậy nhà quản lý của Vietnam Airlines luôn quan tấm đến những rủi ro có thể xảy ra. Nhà quản lý ban hành những chính sách kiểm soát và phân công, phân nhiệm cụ

thể cho từng thành viên trong Ban kiểm soát cũng như đối với toàn thể nhân viên trong công ty. Do đó, có thể phát hiện và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra.

- Thông tin và truyền thông: Hệ thống thông tin của Vietnam Airlines luôn đảm bảo tính kịp thời, chính xác. Hệ thống thông tin được xử lý trên máy tính với phần mềm kế toán hiện đại cùng với đó là quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý. Nhờ việc tổ chức các kênh thông tin hữu hiệu trong nội bộ mà mọi thành viên của đơn vị đều hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ nhà quản lý. Các thông tin từ bên ngoài và cho bên ngoài được truyền đạt kịp thời đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với yêu cầu.

- Giám sát: Toàn bộ quy trình hoạt động của Vietnam Airlines được giám sát và điều chỉnh khi cần thiết. Nhà quản lý luôn tiến hành giám sát thường xuyên thông qua việc tiếp nhận ý kiến của khách hàng, nhà cung cấp,… xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động bất thường. Bên cạnh đó các hoạt động giám sát định kỳ thường được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán.

Từ những thông tin trình bày ở trên, nhóm chúng tôi cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của Vietnam Airlines hữu hiệu, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp.

3.3 Đánh giá mức rủi ro phát hiện

Hai rủi ro ở trên tồn tại độc lập với các thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên. Dù có kiểm toán hay không thì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại trong hoạt động và môi trường kinh doanh của Vietnam Airlines. Ngược lại, rủi ro phát hiện có thể được kiểm soát bởi các kiểm toán viên thông qua điều chỉnh nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.

VSA 400 trình bày mối quan hệ giữa các loại rủi ro theo một ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện như sau:

Bảng 3.3: Mô hình xác định rủi ro phát hiện

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của kiểm toán viên

về rủi ro tiềm tàng

Cao Tối thiểu Thấp Trung bình

Trung

bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Tối đa

Thực tế ở Vietnam Airlines, chúng tôi đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao, rủi ro kiểm soát ở mức thấp, từ đó xác định rủi ro phát hiện ở mức trung bình.

3.4 Các phép thử nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện kiểm toán

Vietnam Airlines là một doanh nghiệp lớn, có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động tốt, được nhóm chúng tôi đánh giá mức rủi ro kiểm soát thấp, rủi ro tiềm tàng cao, rủi ro phát hiện ở mức trung bình. Do đó, để có được những bằng chứng hiệu quả và đáng tin cậy cho giai đoạn Thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện các phép thử nghiệm sau:

- Tăng cường các thử nghiệm kiểm soát (TOC) và dựa vào HTKSNB của Vietnam Airlines để giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ (TOB và TOT).Các công việc cần thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát:

+ Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện nổi bật như: hợp đồng thuê máy bay, thuê phi công, kỹ sư, bảng thanh toán lương, hợp đồng vay vốn, phiếu chi thanh toán mua nhiên liệu bay,… để thu được bằng chứng kiểm

toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và HTKSNB của Vietnam Airlines;

+ Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của bộ phận kiểm soát nội bộ công ty Vietnam Airlines xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không;

+ Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ: kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm kê quỹ, đối chiếu lại số nợ vay,… để đảm bảo rằng chúng có được đơn vị thực hiện hay không

+ …

- Thủ tục phân tích như: so sánh số liệu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa kế hoạch và thực hiện; so sánh chi phí khấu hao, chi phí trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái do KTV ước tính và số liệu ghi nhận trong sổ sách của Vietnam Airlines,…được tăng cường để giảm thiểu các thử nghiệm kiểm toán khác.

- TOB và TOT do vậy được giảm thiểu ở mức tối đa.

Do tập trung vào TOC và các thủ tục phân tích, cuộc kiểm toán Vietnam Airlines có thể tiết kiệm được nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu nhận dạng và phân tích những vấn đề có mức rủi ro tiềm tàng cao có thể tác động đến cuộc kiểm toán hoạt động vietnam airlines (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w