1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Cương Chi Tiết Luận Văn Thạc Sỹ Qtkd.docx

44 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 289,1 KB

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị[.]

Trang 1

i

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2023

Tác giả luận văn

ii

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, độngviên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và

biết ơn sâu sắc tới TS Chu Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công

sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đềtài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Marketing, Khoa kế toán và quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các HTX, các cơ quan chuyên môn trong tỉnh TháiBình, các hộ gia đình tham gia sản xuất giống lúa và tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chứcCông ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (cơ quan nơi tôi công tác và thực hiện đề tài)

đã giúp đỡ và cung cấp số liệu cho tôi để tôi thực hiện đề tài

Tôi vô cùng biết ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi và giúp đỡ, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn

Xin trận trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

iii

Trang 4

MỤC LỤC

3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu và phân tích 29

3.2.2.1Đối với tài liệu thứ cấp 29

3.2.2.2 Đối với tài liệu sơ cấp 29

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 29

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 30

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

4.2.1 Liên hệ tìm các HTX và ký hợp đồng LKSX 32

4.2.2 Triển khai thực hiện hợp đồng LKSX 32

- Liên kết chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất 32

- Liên kết trong bao tiêu sản phẩm sau khi sản xuất 32

4.2.3 Đánh giá kết quả liên kết 32

4.4.1 Định hướng phát triển và liên kết sản xuất lúa giống của công ty đến năm 2025 32

4.4.2 Các giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất lúa giống 32

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32

5.1 KẾT LUẬN 32

5.2 KIẾN NGHỊ 33

5.2.1 Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước 33

5.2.2 Kiến nghị với tập đoàn ThaiBinh Seed 33

iv

Trang 6

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trên thế giới cây lúa là một trong những cây lương thực chính ,cung cấp lương thực chohơn 65%dân số trên thế giới Hiện nay có hơn 100nước trên thế giới sản xuất lúa Khu vựcChâu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như về diện tích

Việt Nam là một nước ở khu vực Đông Nam Châu Á có truyền thống lâu đời và có nềnvăn minh lúa nước hàng nghìn năm mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được Cùngvới sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên, khí hậu và tập quán canh tác, Việt Nam có sự đadạng về cơ cấugiống cây trồng địa phương, đặc biệt là các giống lúa có chất lượng gạothơm ngon được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng Hiện Việt Nam làquốc gia đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới sau Ấn Độ, Thái Lan

Theo Lương Thị Bông (2019) Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ

ở diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng câylương thực Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị tríđộc tôn, gần 85% diện tích lương thực.Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực conngười thì sự thu hút nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nềnkinh tế quốc dân Sản xuất lúa ở nước ta hiên nay tiến hành trong điều kiện biến đổi khíhậu diễn ra khá phức tạp muốn phát triển sản xuất lúa các hộ gia đình cần phải linh hoạtnắm bắt những thay đổi khí hậu theo chiều hướng có lợi và hạn chế tối đa nhưng biến đổi

có hại nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng tăng,đâu tu hợp lý trong quá trình sản xuất vàgiảm được chi phí hợp lý góp phần tăng thu nhập hộ

Để đảm bảo an ninh lương thực nâng cao giá trị trong sản xuất lúa cần phải tăng cường sựkết nối giữa chủ thể người nông dân với các doanh nghiệp đồng thời xây dựng mối liên kếtchặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các HTX và các hộ nông dân sản xuất lúa góp phầnthúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển ổn định tạo động lực cho các doanhnghiệp nông nghiệp phát triển cả về quy mô lẫn trình độ quản lý và khoa học công nghệ

Trong những năm qua để thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam phát triển Đảng

và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp thôngqua các chương trình, đề án, dự án nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định, phải “Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp vớicông nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu,nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị” để nâng cao và thực hiện đồng bộ mốiquan hệ liên kết sáu nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà khoahọc, nhà phân phối) nhằm phát huy cao độ vai trò của người nông dân

Hiện nay việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò hết sức quan trọngtrong phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham giachuỗi giá trị gồm các doanh nghiệp, HTX, tổ chức và đặc biệt là đối với nông dân Từ đó,tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa chophép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an

Trang 7

toàn thực phẩm và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các HTX, vừa tổ chức sảnxuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "được mùa, mất giá"…

Thái Bình là một tỉnh thuần nông theo báo cáo của Sở nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm2021toàn tỉnh có 317 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp tổng hợp.Trong những năm qua, các HTX nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong cung ứng vật tưnông nghiệp, bao tiêu và tiếp thị sản phẩm, hỗ trợ nông dân thuận lợi, yên tâm sản xuất,tăng thu nhập trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt Đồng thời,HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địabàn Hiện toàn tỉnh có 250 HTX tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với 20 doanhnghiệp trong và ngoài tỉnh, đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực Việc liên kết sản xuấtlúa giống giữa doanh nghiệp với các HTX đang là những mô hình kiểu mẫu đem lại hiệuquả kinh tế cao cho người nông dân đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, liên kếtcác hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau, cùng sản xuất một loại lúa giống với quy

mô lớn làm cơ sở để liên kết với các doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng tiêuthụ lúa giống

Bên cạnh những kết quả tích cực trên trong liên kết sản xuất lúa giống vẫn còn có một

số bất cập chưa được giải quyết như việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năngsuất, chất lượng lúa giống, các HTX chưa thực hiện đúng theo quy trình trong hợpđồng đã ký kết với DN dẫn đến chất lượng lúa giống không đảm bảo ảnh hưởng đếnchất lượng thu mua Năng lực cán bộ quản lý của các HTX còn hạn chế, cơ sở vật chấtchưa đáp ứng được các yêu cầu trong liên kết sản xuất giống Một số HTX còn để tìnhtrạng nông dân tham gia sản xuất lúa bán lúa giống ra bên ngoài ảnh hưởng đến kếhoạch thu mua của Doanh nghiệp Lao động trong sản xuất nông nghiệp ngày càngthiếu do chuyển dịch sang các ngành nghề khác ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triểnkhai quy hoạch vùng liên kết sản xuất lúa giống

CHƯA RÕ LÝ DO TẠI SAO LẠI NC LK SX LÚA GIỐNG CỦA THAIBINH SEEDVỚI HTX (LK SX LUA GIỐNG CÓ VAI TRÒ GÌ? TB SEED LÀ DN NHƯ THẾ NÀO?

CÓ VẤN ĐỀ GÌ NỔI CỘM TRONG LKSX LÚA GIỐNG VỚI HTX, …)

Xuất phát từ những khó khăn, thách thức trên tôi thực hiện đề tài “Giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất lúa giống của Tập đoàn ThaiBinh Seed với các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn xây dựng vùng sản xuất lúa giống ổn định,

bền vững cho công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed trên địa bàn tỉnh Thái Bình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất lúa giống của Tập đoàn ThaiBinhSeed với các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2022, đưa ra một số giảipháp tăng cường liên kết sản xuất lúa giống trong tương lai

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Trang 8

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở hóa lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất lúa giốngcủa doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất lúa giống của Tập đoàn ThaiBinh Seed vớicác HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2022

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết SX lúa giống của Tập đoàn ThaiBinh Seedvới các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 20220-2022

- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết trong SX lúa giống của Tập đoàn ThaiBinhSeed với các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025

Trang 9

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là liên kết trong sản xuất lúa giống của Tập đoànThaiBinh Seed với các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Đối tượng phỏng vấn bao gồm các HTX, các hộ nông dân là thành viên HTX tham gia liênkết sản xuất lúa giống với Tập đoàn ThaiBinh Seed

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các mối liên kết trong sản xuất lúa giống của Tậpđoàn ThaiBinh Seed với các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp thúcđẩy liên kết giữa các chủ thể này trong sản xuất lúagiống

1.3.2.2 Phạm vi không gian: Tại các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Bình có liên kết sản xuất

lúagiống với tập đoàn ThaiBinh Seed

1.3.2.3 Phạm vi thời gian:Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2020 đến năm 2022; số liệu sơ

cấp được thu thập qua điều tra vào năm 2022

+ Thời gian thực hiện đề tài: 10/2022 – 10/2023

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 CỞ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái quát vềniệm, vai trò, ý nghĩa củaliên kết sản xuất lúa giống của doanh nghiệp với HTX đối với DN

2.1.1.1 Một số kK hái niệm

a.Khái niệm về lúa giống

Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng Đến nay việc xác địnhchính xác tổ tiên của cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khácnhau chưa thống nhất Một số tác giả như Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lữ, Đinh Dĩnh…chorằng: Oryza fatua là loài lúa dại gần nhất và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay

Thuật ngữ giống (tiếng Latin: varietas; tiếng Anh: variety) dùng để chỉ một quần thể cácsinh vật cùng loài do con người chọn tạo ra và có các đặc điểm di truyền xác định Tất cảcác cá thể của cùng một giống đều có các tính trạng hay thường được gọi là các đặc tính

về hình thái - giải phẫu, sinh lý - sinh hoá, năng suất v.v hầu như giống nhau và ổn địnhtrong những điều kiện sinh thái và kỹ thuật sản xuất phù hợp

Lúa giống nói chung là hạt lúa được chọn lọc, giữ lại, bảo quản phục vụ cho công tác sản xuất vụ sau

b.Khái niệm về sản xuất

Trang 10

Theo C.Mác “ Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những ngườisản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Sản xuất quá trình con người sáng tạo ra tư liệu vậtchất (vật phẩm, năng lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu cầu của con người và xã hội là cơ

sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người”

Hai yếu tố củasản xuất là người lao động và tư liệu sản xuất Quá trình sản xuất cũng làquá trình kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất Quá trình sản xuất trải qua nhữngcông đoạn khác nhau, đi từ nguyên liệu, vật liệu tự nhiên hay bán thành phẩm đến thànhphẩm cuối cùng Các công đoạn ấy nối tiếp nhau đồng thời có quan hệ nhất định với nhau

để cùng tác động đi đến hình thức sản phẩm đa ổn định Quá trình sản xuất không phải lúcnào cũng đồng nhất với quá trình lao động, vì thời gian lao động trong quá trình sản xuất

có lúc bị gián đoạn- thời gian đối tượng lao động chịu sự tác động của nhân tố tự nhiên,không có sự tham gia của người Ví dụ trong nông nghiệp (thời gian sinh vật vẫn pháttriển mà không cần sự tác động của con người), trong công nghiệp chế biến thực phẩm(thời gian lên mem)

Theo nghĩa rộng sản xuất là một quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phânphối, trao đổi và tiêu dùng trong đó sản xuất đóng vai trò quyết định, sản xuất quy địnhphương thức và đặc điểm xã hội của phân phối, trao đổi tiêu dùng Đến lượt mình, phânphối, trao đổi, tiêu dùng cũng có tác động trở lại đốivới sản xuất, thậm chí có mặt quyếtđịnh sản xuất, sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố sản xuất (Lực lượng sản xuất) và xã hội(quan hệ sản xuất) Sản xuất là nguồn chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc dân ( GNP) vàtổng sản phẩm trong nước (GDP) và là yếu tố chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tức là sự

mở rộng sản lượng quốc gia, tiềm năng của một nước

Tóm lại bản chất của sản xuất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác độnglên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhucầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội

- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 “ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợptác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứngnhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dânchủ trong quản lý hợp tác xã”

Trang 11

d.Khái niệm về liên kết kinh tế

Tác giả Trần Văn Hiếu (Trường Đại học Cần Thơ, 2005) cho rằng liên kết kinh tế là quátrình xâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dướihình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trongkhuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của cácchủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiềungang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia,trên phạm vị khu vực và quốc tế

David W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng “Liên kết kinh

tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vựccông nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụthuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển Điều kiện này thường đi kèm với sựtăng trưởng bền vững”

Theo Hồ Quế Hậu (2008) thì liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác laođộng để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung

Theo Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 thì “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra cácchủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất” Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện

Tóm lại, liên kết kinh tế là sự hợp tác tự nguyện giữa các đơn vị kinh tế, giữa các

khu vực khác nhau để giúp nhau cùng phát triển, đem lại lại ích cho các bên tham gia liênkết Liên kết kinh tế thể hiện dưới các văn bản hợp đồng hoặc dưới dạng thỏa thuận bằngmiệng nhưng quá trình hoạt động đó thực hiện thường xuyên, liên tục và trong thời giandài

e Khái niệm về liên kết sản xuất

Trên cơ sở những khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm về liên kết sản xuất nhưsau: liên kết sản xuất là biểu hiện sự hợp tác, nó phản ánh mối quan hệ về hợp tác vàphân công lao động trong các quá trình sản xuất trong các Doanh nghiệp và các HTX,các thành phần kinh tế Liên kết sản xuất là hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể kinh tếtrên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng mang lại lợi íchhài hòa cho các bên tham gia liên kết Liên sản xuất diễn ra và thu hút sự tham gia củatất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu thuộc mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạnbởi phạm vi địa lý.Dựa trên cơ sở tự nguyện liên kết trong một quá trình sản xuất và tiêuthụ để đảm bảo các đơn vị cùng ổn định và phát triển lâu dài

f Khái niệm về liên kết sản xuất lúa giống

Trang 12

Từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm về liên kết sản xuất lúa giống:liên kếtsản xuất lúa giống là sự hợp tác và phân công lao động trong quá trình sản xuất lúa giốngtrong các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết.

2.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của liên kết sản xuất lúa giống

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam.Thu nhập từ trồng  lúa  lànguồn  kinh tế chính của 63 triệu người, chiếm 65,6% tổng số dân số cả nước Đấtlúa  đạt gần 4 triệu ha chiếm 44% trong tổng số đất trồng trọt (tổng cục thống kê,2020).  Phần lớn đất lúa  được trồng hai vụ trong năm với tổng diện tích gieotrồng  hàng  năm khoảng 7,4 triệu ha Như vậy mỗi năm nước ta có nhu cầu khoảng900.000 tấn lúa giống/năm (7,4 triệu  ha lúa, trung bình sử dụng 100 kg/ha) Có thể thấynhu cầu về lúa giống phục vụ cho trong sản xuất rất cao Đảng và nhà nước rất quan tâmđến việc mở rộng và phát triển trong lĩnh vực giống cây trồng nói chung và lúa giống nóiriêng Cho đến nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cấp ban hành(Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành … ) như: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định,hướng dẫn nhằm  quy định, hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt độngnghiên cứu chọn tạo, sản xuất kinh doanh, và các đơn vị chức năng quản lý nhà nước vềcác vấn đề có liên quan đến giống cây trồng Văn bản quan trọng nhất là: “Luật trồng trọt”

do Quốc hội ban hành vào ngày 19/11/2018 Nội dung căn bản của luật này là: bảo tồnnguồn gen cây trồng, nghiên  cứu chọn tạo giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng mới,sản xuất kinh doanh giống cây trồng,  quản lý chất lượng. Chọn lọc thông tin, loại bỏ tin

xa chủ đề NC

Việc liên kết sản xuất lúa giống cho phép hình thành vùng sản xuất ổn định, bềnvững, xây dựng thương hiệu lúa giống đáp ứng yêu cầu thị trường trong thời kỳ hội nhậpquốc tế Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp, huy động được sự đóng gópnguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy được các nguồn lực con người, khoa học,công nghệ vào trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là nghiên cứu, sản xuất giống câytrồng

Ở Việt Nam hiện nay việc phân phối lúa giống vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, vẫn tồn tạihai hệ thống giống song song nhau, đó  là hệ thống chính thống và hệ thống không chínhthống Giống cung cấp từ hệ thống chính thống đảm bảo về tiêu chuẩn  chất  lượng caocủa giống Đối với giống từ hệ thống không chính thống thông thường được phân phối hạtgiống và giống cây trồng trong cộng đồng, trình diễn các giống mới trong vụ gieo trồng,phục vụ nhu cầu sản xuất của địa phương, chất lượng giống tuỳ thuộc vào uy tín cá nhâncủa người sản xuất giống

Nghiên cứu về sản xuất và phân phối lúa giống ở nước ta năm 2007, PGS.TS Dương VănChín đã viết:“Năm 2007, lượng hạt giống lúa được sản xuất, kinh doanh  một cách chínhthống (có kiểm soát) là 132.000 tấn, bao gồm 89.000 tấn có thống kê riêng và khoảng43.000 tấn được tách ra từ thống kê chung với các cây trồng khác Như vậy lượng giốngnày mới đáp ứng được khoảng 15%, còn lại nông dân sử dụng giống không chính thống

Trang 13

hoặc tự để giống Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu tại Philippines và Bangladesh, sửdụng giống lúa xác nhận  có chứng chỉ chất lượng cao sẽ giúp gia tăng năng suất từ 8-10%”.

Về mặt kinh tế LKSX lúa giống có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế theovùng, miền từ đó nâng cao giá trị đối với hàng hóa trong các lĩnh vực liên kết

Về mặt xã hội việc LKSX lúa giống đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thểtham gia LKSX, từ đó tạo sự gắn kết giữa các bên tham gia liên kết sản xuất từ đó pháttriển các mối liên kết bền vững trong các lĩnh vực sản xuất

NỘI DUNG Ở MỤC NÀY CÒN KHÁ VĨ MÔ (VAI TRÒ CỦA LK ĐỐI VỚIQUỐC GIA NÓI CHUNG), CHƯA GẮN VỚI DN

2.1.1.3 Đặc điểm LK của DN với HTX trong sản xuất lúa giống

Trong ngành trồng trọt, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa gạo thì sản phẩm lúa giống giữ vai trò vô cùng quan trọng:

Sản phẩm lúa giống là nguồn đầu vào của quá trình sản xuất lúa gạo (trồng lúa., là yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất của sản phẩm lúa gạo, là cơ sở

để xác định phương thức trồng trọt của các hộ nông dân.

Lúa giống nói chung là hạt lúa được chọn lọc, giữ lại, bảo quản phục vụ cho công tác sản xuất vụ sau.

Sản phẩm lúa giống là những hạt lúa giống các loại được tạo ra từ kết quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo, được tiêu thụ trên thị trường nhằm phục vụ cho hoạt động canh tác, trồng trọt.

Sản phẩm lúa giống không giống các sản phẩm công nghiệp Nó rất đặc thù và khác biệt về đời sống và chất lượng Nó phụ thuộc vào sản xuất, chế biến, kiểm định, bảo quản và tiêu thụ trao đổi trên thị trường Vì vậy, việc sản xuất sản phẩm lúa giống đòi hỏi một hệ thống và những người sản xuất cần xác định và thực hiện tốt từng khâu trong toàn bộ tiến trình để có thể duy trì và cải thiện chất lượng hạt giống.

Kỹ thuật hạt giống là một chuỗi các hoạt động từ lúc lúa chín cho đến khi gieo trồng

ĐOẠN TRÊN MỚI ĐỀ CẬP TỚI ĐẶC ĐIỂM CỦA LÚA GIỐNG

Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát từ những lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá

Trang 14

trình vận động và phát triển theo tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình

độ và phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống là những quan hệ kinh tế đạt tới trình

độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thỏa thuận, hợp đồng từ trước giữa doanh nghiệp với các đối tác tham gia liên kết.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống là một quá trình làm xích lại gần nhau

và ngày càng cố kết với nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết.

Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động giữa chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợp đồng, điều lệ… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của doanh nghiệp và các đối tác tham gia trong liên kết.

ĐOẠN TRÊN LÀ KHÁI NIỆM LK, CHƯARÕ ĐẶC ĐIỂM

- Chủ thể tham gia liên kết

Trong sản xuất nông nghiệp, lúa giống là một loại sản phẩm mang tính hàng hóa cao Khi sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, nhu cầu dịch vụ đảm bảo cho quá trìnhsản xuất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa giống có các công ty giống, các Hợp tác xã, các đại lý, các hộ nông dân Các đơn vị sản xuất kinh doanh lúa giống khi tham gia liên kết kinh tế đã tạo thành một hệ thống có tổ chức và có các mối liên kết hợp tác khá đầy đủ (Nguyễn Huy Tùng: 2016)KHÔNG THẤY TÀI LIỆU THÌ ĐƯA MỤC 2.1.3 VÀO THAY THẾ

2.1.2 Các hình thức liên kết

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời gian, hoạt độngvà đối tượng liên kết,

có các hình thức liên kết sau:

2.1.2.1 Theo mục tiêu và thời gian liên kết:Liên kết thường xuyên và Liên kết dài hạn (từ

1 năm trở lên); Liên kết ngắn hạn (thời gian dưới 1năm) MỤC TIÊU CỦA TỪNG LOẠI

LÀ GÌ?

2.1.2.2 Theo phạm vi hoạt động: Liên kết toàn diện (toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh

theo kế hoạch kinh doanh của nhà nông); Liên kết từng bộ phận, từng dự án, chương trình

cụ thể trong sản xuất kinh doanh CỤ THỂ HƠN CHÚT CHO CÂN ĐỐI GIỮA CÁCTIỂU MỤC

2.1.2.3 Theo đối tượng liên kết: Liên kết của 4 nhà; Liên kết một vài nhà nào đó (Nhà

khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông) tuỳ theo yêu cầu của chương trình, dựán CỤ THỂ HƠN CHÚT

2.1.1.4 Theo hình thức thỏa thuận:

Trang 15

+ Hợp đồng chính thống (hợp đồng văn bản): Liên kết theo hợp đồng là quan hệmua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bánsản phẩm Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụsản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đượcthống nhất trước Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai nên bị ràngbuộc bởi bản hợp đồng, do đó có tính ổn định hơn

Hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức: (1) Hợp đồng trên

cơ sở cá nhân: Là quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất (như nông hộ, trang trại) với cơ sởchế biến được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên Các chủ thể có tráchnhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và chất lượng cho cơ sở chế biến.Ngược lại cơ sở chế biến có trách nhiêm nhận sản phẩm (nông sản) và thanh toán hợpđồng cho bên kia Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏathuận (2) Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Hợp tác thông qua hiệp hội Hiệp hội là tập hợp cácnhà sản xuất có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất trên thị trường.Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sở chế biến về thời giangiao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng, giá cả cũng như phương thức thanh toán.Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ Những người sản xuất có quan hệ gián tiếp với cơ

sở chế biến và quan hệ trực tiếp với các hợp tác xã dịch vụ Hợp tác xã thay mặt người sảnxuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở chếbiến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuất (hoặc từng hộ nông dân).Đối với mối liênkết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất (nông dân) thì chịu sự tác độngcủa nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau về mặt kinh tế, nhân tốquy định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận hànhnền kinh tế, bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc điểm ngành nghề, sản phẩmnguyên liệu cụ thể, nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên kết(Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006)

+ Hợp đồng phi chính thống:là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa cáctác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động công việc nào đó Hợp phi chínhthống cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểmgiao nhận hàng Cơ sở của hợp đồng phi chính thống là niềm tin, độ tín nhiệm, tráchnhiệm cam kết thực hiện giữa các bên tham gia hợp đồng Hợp đồng phi chính thốngthường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết như (họ hàng, bạn bè, anh emruột ) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất- kinh doanh vớinhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổchức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác Tuy nhiên hợp đồng phi chính thống chỉ làcác thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa (Phạm ThịMinh Nguyệt, 2006)

2.1.3 Các đặc điểm của liên kết trong sản xuất lúagiốngĐƯA VÀO MỤC 2.1.1.3

2.1.3.1 Liên kết được hình thành trên nguyên tắc bình đẳng trong các nội dung đã ký trong hợp đồng.

Trang 16

Trong hoạt động LKSX lúa giống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trên cơ

sở hợp tác cùng có lợi và bình đẳng giữa các chủ thể trong thực hiện các quyền vànghĩa vụ theo nội dung đã ký kết

Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp của các chủ thểtham gia, mặt khác các liên kết có quan hệ chặt chẽ đến lợi ích của chủ thể tham gianên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi ích trong liên kết không cónghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở những đóng góp của mỗi bên

Để có sự bình đẳng và dân chủ, các quyết định của liên kết phải đảm bảo tính côngkhai, minh bạch và được thực hiện thông qua một cơ chế điều phối chung được thốngnhất giữa các bên ngay từ đầu (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006)

2.2.3.2 Liên kết được hình thành trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tham gia

Các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng liên kết sản xuất giống lúa giữa các chủ thể chỉthành công và hiệu quả khi được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia đểgiải quyết những khó khăn, phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc tìm kiếm lợi ích caohơn thông qua liên kết sản xuất Liên kết sản xuất thành công chỉ khi các bên tự nguyệntham gia, các chủ thể liên kết phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng nên mốiquan hệ hiệu quả, bền chặt vì lợi ích chung đồng thời đem hết khả năng cùng chịu tráchnhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết sản xuất Mọi liên kết sản xuất được thiếtlập mang tính hình thức hay những quyết định mang tính chủ quan, áp đặt sẽ không thểtồn tại và không thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia

2.2.3.3 Liên kết sản xuất giúp giải quyết những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

Trong hoạt động sản xuất lúa giống, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (hộ, HTX, doanhnghiệp) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp, dịch vụ đầu vào và đầu ra;mỗi cung đoạn lại có những đầu vào khác nhau, quy trình công nghệ khác nhau và mangtính đặc thù, hơn nữa để sản xuất một loại sản phẩm đầu ra nào đó lại yêu cầu chủng loạivật tư, nguyên liệu đầu vào khác nhau mà bản thân đơn vị sản xuất (hộ, HTX, doanhnghiệp) không tự sản xuất ra tất cả, mà đó là kết quả của quá trình phân công lao động,liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sảnxuất và chủ động, ổn định sản xuất kinh doanh

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất lớn, thời gian thu hoạch tập trung, ngắn do vậygiá sản phẩm thường không ổn định phụ thuộc rất lớn vào thời vụ, năng suất cây trồng đặcbiệt là thị trường xuất khẩu do thị trường trong nước luôn dư thừa , trong nhiều năm sảnxuất lúa thường lặp lại điệp khúc “được mùa mất giá”

Để khắc phục những bất cập trên việc liên kết sản xuất lúa giống nhằm ổn định giá đầu racủa sản phẩm, nâng cao giá trị trên diện tích sản xuất , nâng cao trình độ thâm canh củacác hộ nông dân tham giá đặc biệt là nâng cao trình độ quản lý của các HTX góp phầnphát triển kinh tế HTX theo định hướng mớido vậy cần phải thực hiện liên kết sản xuất lúagiống với doanh nghiệp

2.1.4 Nội dung nghiên cứu về liên kết sản xuất lúagiống củagiữa doanh nghiệp vớià HTX

Trang 17

MỤC NÀY EM KHẢI QUÁT VỀ LÝ LUẬN CHUNG CHO CÁC DN KHI LIÊN KẾT SX VỚI HTX KHÔNG LẤY THÔNG TIN THỰC TẾ CỦA THÁIBINH SEED VÀO ĐÂY

2.1.4.1 Liên hệ tìm các HTX và ký hợp đồng LKSX

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng lần thứ V (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tậpthể khẳng định vai trò, vị trí quan trọng nòng cốt của kinh tế hợp tác xã (HTX) trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã đưa ra mục tiêu sớm đưa kinh tế tập thểnói chung và kinh tế HTX thoát khỏi yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn,

tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế quốc dân.( Sách trắng HTX Việt Nam năm 2021)

Để có thông tin về các HTX có đủ điều kiện tham gia LKSX với DN thì việc tìm hiểu cácthông tin về các HTX phải đảm bảo chính xác đáng tin cậy Việc lấy thông tin này phảicăn cứ vào các nguồn tin cậy như thông qua các cơ quan quản lý nhà nước như phòng NNhuyện, liên minh các HTX, Sở NN hoặc DN phải trực tiếp xuống các HTX để tìm hiểuthông tin

Các HTX hàng năm thường ít khi công bố rộng rãi các thông tin về hiệu quả kinh doanhhoặc quy mô sản xuất của mình do mô hình HTX nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay cònthực hiện song song cả 2 nhiệm vụ là SXKD và dịch vụ công ích cho các thành viên HTX

là các hộ xã viên Đối với HTX mới được thành lập thì chủ yếu là vốn góp của các thànhviên HĐQT vốn góp thường nhỏ chưa đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất lúa giốngnếu không có các cơ quan quản lý nhà nước đứng ra bảo lãnh

Quy mô HTX nông nghiệp tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng nói chung tại Thái Bình nóiriêng diện tích sản xuất lúa thường nhỏ lẻ, manh mún do chính sách chia ruộng bình quântrên đầu người Những năm gần đây nhà nước đã có chính sách dồn điền đỏi thửa đảm bảocho mỗi gia đình có nhiều nhất là 3 thửa ruộng cũng đã làm tăng quy mô diện tích trên đầungười Để đáp ứng được các điều kiện về LKSX giống lúa đòi hỏi phải quy hạch được từ30ha/vùng tập trung trở lên mới triển khai ký HĐ LKSX lúa giống do vậy nhiều HTXđảm bảo các chỉ tiêu về năng lực, quy mô nhưng khi triển khai quy hoạch đến các hộ nôngdân thì lại không triển khai được do có hộ trong vùng sản xuất không đồng thuận

Đối với các HTX đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về diện tích, vùng sản xuất tập trung, có nănglực triển khai sản xuất, ban lãnh đạo HTX đoàn kết, nông dân trong vùng sản xuất đồngthuận tham gia sản xuất thì DN sẽ triển khai ký HĐ LKSX Các điều khoản trong hợpđồng phải đảm bảo tính pháp lý và đầy đủ các thỏa thuận giữa hai bên trước khi triển khaisản xuất đến các hộ xã viên trong vùng

2.1.4.2 Triển khai thực hiện hợp đồng LKSX DÙNG CHỮ CÁI a, b, CHO CÁC ĐỀ MỤC dưới mục cấp 4

- Liên kết cung cấp GG cho sản xuất

Trang 18

Trong liên kết sản xuất lúa giống khác với các liên kết sản xuất khác là việc cung ứng vật

tư đầu vào là rất quan trọng trong quá trình sản xuất Đối với giống gốc cho các hộ sản

xuất phải do doanh nghiệp liên kết cung cấp phải có nguồn gốc rõ ràng ( như giấy kiểmđịnh chất lượng lô giống, cấp giống, nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày đóng gói, mã lôgiống, doah nghiệp sở hữu ) Đối với việc cung ứng các loại vật tư, dịch vụ đầu vào khác( Phân bón, thuốc BVTV ) thường được diễn ra giữa các đại lý, HTX, Doanhnghiệp với người nông dân Tuy nhiên việc cung ứng các loại vật tư đầu vào trên đềuphải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp đã triển khai để đảm bảochất lượng lúa giống đúng theo quy định trong hợp đồng đã ký kết

Qua hình thức này các nhà cung cấp đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào để người nông dân

có vật tư đầu vào và họ tổ chức sản xuất Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhàcung cấp vật tư sẽ bán được sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổchức, đơn vị mình Đồng thời người nông dân lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảmbảo số lượng, chất lượng,…vật tư đầu vào Khi liên kết này được thực hiện đều mang lạilợi ích cho các bên tham gia Từ đó người nông dân sẽ chủ động về các nguồn đầu vào cóchất lượng tốt và sẽ yên tâm sản xuất hơn BÁM VÀO CHỦ ĐỀ LÀ LK CỦA DN VỚIHTX ĐỂ CÓ CÁCH DIỄN GIẢI PHÙ HỢP

- Liên kết chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất

Quá trình liên kết sản xuất lúa giốngthường được diễn ra giữa các doanh nghiệp với cácHTX Doanh nghiệp là đơn vị có đội ngũ các nhà khoa học, kỹ thuật cótrình độ, kinhnghiệm trong canh tác lúa thông qua đó hướng dẫn nông dân các phương pháp canh táchiện đại, hiệu quả, giảm chi phí trong sản xuất

Qua hoạt động liên kết này các nhà khoa học sẽ chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho các cán

bộ kỹ thuật của HTX để từ đó các HTX áp dụng và chuyển giao lại kỹ thuật cho các hộnông để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về canh tác lúa bềnvững tạo ra các sản phẩm nông nghiệp năng suất, chất lượng cao, đảm bảo khả năng cạnhtranh trên thị trường, từ đó góp phần nâng cao thu nhập Đổi lại người nông dân sẽ phải trảchi phí, hoặc không phải trả cho đơn vị, tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đó

- Liên kết trong bao tiêu sản phẩm sau khi sản xuất

Mục tiêu của liên kết sản xuất lúa giốnglà tạo ra sản phẩm giống lúa đảm bảo chất lượngtheo cam kết đồng thời phải đảm bảo đầu ra ổn định cho sảm phẩm với giá bán cao hơngiá lúa thương phẩm trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân

Trong liên kết sản xuất lúagiống các sản phẩm lúa giống đảm bảo chất lượng quy định đềuđược doanh nghi bảo chất lượng quy định đều được doanh ợng theo cam kết đồng

thời phải đảm bảo đầu ra ổn địn? do vậy nông dân yên tâm sản xuất không phải lo đầu

ra cho sản phẩm mình sản xuất ra, nông dân chỉ việc tập trung làm tốt các quy trình sảnxuất mà doanh nghiệp, HTX đã hướng dẫn

Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm lúa giống HTX là đơn vị trung gia đại diện cho nôngdân thống nhất giá thu mua, triển khai thu mua ( Thời gian thu mua, địa điểm thu mua,

Trang 19

lượng thu mua ) đồng thời là người ký các thủ tục để nhận tiền thu mua sản phẩm từdoanh nghiệp để trả cho các hộ nông dân theo lượng nhập của từng hộ.

Tuy nhiên trong điều kiện thiếu nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp như hiện nay

đa phần các hộ nông dân mong muốn bán lúa tươi cho DN về sấy vừa đảm bảo chất lượngvừa mua được tối ta lượng lúa giống đã sản xuất Tuy nhiên DN sản xuất với quy mô lớnnên lượng thu mua lớn không đủ sàn sấy để sấy lúa tươi cùng một lúc do vậy nhiều hộkhông có nhân công phơi đã bán tươi cho thương lái thu mua về làm gạo Môt số HTX đãđầu tư sàn sấy để thu mua lúa tươi cho nông dân về sấy nhưng cũng chỉ được một phầnnhỏ Chính vì vậy nhiều HTX thu mua không đảm bảo lượng theo hợp đồng đã ký với DNảnh hưởng đến KH kinh doanh của DN

2.1.4.3 Đánh giá kết quả liên kết

Trên cơ sở việc liên kết sản xuất lúa giống giữa Doanh nghiệp và các HTX đều phải đánhgiá tính hiệu quả của các bên, muốn liên kết sản xuất bền vững thì điều bắt buộc là phảiđảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia đồng thời cùng nhau chia sẻ rủi ro khi gặpthiên tai, dịch bệnh

Mục tiêu đối với DN hướng đến trong LKSX lúa giống là đảm bảo ổn định vùng sản xuấtnguyên liệu với giá thành sản xuất hợp lý, hạn chế rủi ro trong sản xuất

Mục tiêu của HTX là đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nông dân theo hợp đồng, nâng caotrình độ quản lý, phát triển kinh tế hợp tác xã từng bước xây dựng cơ sở vật chất phục vụviệc chế biến lúa giống nâng cao chất lượng giống và tăng doanh thu trong sản xuất

Đối với nông dân đảm bảo có đầu ra ổn định cho sản phẩm, tiếp cận được trình độ thâmcanh hiện đại, quy vùng sản xuất lớn, tập trung, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảmchi phí và công lao động hiện đang là vấn đề cấp thiết tại nông thôn hiện nay…

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến LKSX lúagiống của giữa doanh nghiệp vớiàHTX

2.1.5.1 Yếu tố doanh nghiệp

a Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật

Trong sản xuất nông nghiệp khác với các ngành nghề khác cán bộ kỹ thuật nôngnghiệp ngoài giỏi chuyên môn còn phải có kinh nghiệm trong sản xuất đồng thời phải cóphương pháp để hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình sản xuất đảm bảo chấtlượng lúa giống theo hợp đồng đã kỹ kết Cán bộ kỹ thuật là người đại diện cho DN trựctiếp triển khai các quy trình kỹ thuật đến với các HTX và các hộ nông dân tham gia sảnxuất lúa giống Trình độ chuyên môn của nhà khoa học là yếu tố đầu tiên, công việcchuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đòi hỏi bản thân nhà khoa họcphải có trình độ chyên môn Nhà khoa học sẽ giúp người nông dân ứng dụng công nghệ,TBKT để nâng cao hiệu quả sản xuất Tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa

b Nguồn lực phục vụ liên kết sản xuất.

Nguồn lực sản xuất bao gồm vốn sản xuất, lao động và đất đai Bất kỳ ngành sản

Trang 20

xuất nào với quy mô lớn hay nhỏ đều cần đến những nguồn lực sản xuất này Vốn dùng đểmua vật tư và chi trả cho các dịch vụ khác Lao động là nhân tố quyết định hiệu quả sảnxuất, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất Đất đai là nguồn lực quan trọng vàkhông gì có thể thay thế được Các nguồn lực này quan trọng nhưng không phải bất cứngười sản xuất nào cũng đảm bảo được đầy đủ, nhất là đối với người nông dân Trongnông nghiệp nếu người nông dân có đầy đủ các điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho họ cóđiều kiện cho nông dân tham gia liên kết.

Đối với doanh nghiệp nguồn lực của doanh nghiệp là yếu tố để cho doanh nghiệp cóthể mở rộng quy mô và chủ động trong liên kết Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ quyếtđịnh đến chất lượng những nội dung đầu tư của doanh nghiệp vào vùng nguyên liệu liênkết bao gồm cả cơ sở vật chất và con người.(Hồ Quế Hậu, 2008)

c Uy tín của DN đối với các HTX và các hộ nông dân tham gia LKSX

Khi triển khai LKSX đến các vùng trên cả nước các HTX và nông dân thường quan tâmđến uy tín của các DN trên thị trường thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quantruyền thông và đặc biệt là các mô hình mà DN đã thực hiện nếu thấy hiệu quả thì HTXmới đại diện cho các hộ nông dân ký hợp đồng LKSX Nhiều DN khi triển khai LKSXkhông thành công do đã bị mất uy tín trên các vùng LKSX khác như việc chất lượng giốngđầu vào không đảm bảo, chậm trả tiền thu mua sản phẩm của HTX, không bao tiêu hết sảnlượng sản phẩm đảm bảo chất lượng theo hợp đồng đã ký kết…

Uy tín của DN còn tạo tâm lý tin tưởng khi thực hiện quy trình sản xuất đến các hộ nôngdân tham gia sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm giúp người nôngdân tăng thu nhập, DN thu mua được sản phẩm chất lượng để bán ra thị trường, HTX tăngnguồn thu từ dịch vụ để phát triển

d Tính pháp lý của hợp đồng liên kết trong mối liên kết

Một hợp đồng được coi là có tính pháp lý khi được pháp luật thừa nhận, và có sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên tham gia Trong đó còn bao gồm cả chế tài đối với bên phá bỏ liên kết Khi hợp đồng có tính pháp lý thì lợi ích các bên mới thực

sự được đảm bảo thực hiện, người liên kết sẽ có trách nhiệm ràng buộc chặt vào mối liên kết Sẽ tránh được tình trạng được mùa thì mua với giá thấp mà mất mùa thì bán với giá cao (Hồ Quế Hậu, 2008)

2.1.5.2 Yếu tố thuộc các HTX

a Quy mô vùng liên kết sản xuất Qui mô diện tích SX lúa của HTX?

Đối với LKSX lúa giống cần phải đảm bảo quy mô diện tích sản xuất đủ lớn,tập trung liềnvùng mới đáp ứng được các yêu cầu trong quy trình sản xuất lúa giống đặc biệt là việcđảm bảo chất lượng lúa giống khâu thu hoạch Hiện nay nhiều HTX việc quy hoạch cònmanh mún, nhỏ lẻ nên rất khó khăn cho việc thực hiện quy trình sản xuất lúa giống đặcbiệt là việc áp dụng cơ giới hóa và các phương thức canh tác tiên tiến bền vững bảo vệmôi trường vào sản xuất

Trang 21

Đối với vùng sản xuất quy mô lớn, liền vùng còn giúp cho việc giảm chi phí trong sảnxuất như việc tưới tiêu đảm bảo đồng bộ tiết kiệm nước, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, làmđất và thu hoạch tập trung là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng lúa giống saukhi thu hoạch.

b Nguồn lực và trình độ năng lực của các HTX liên kết sản xuất

Hiện nay các HTX DVNN ở các địa phương hoạt động không đồng đều, trình độ quản lýcủa cán bộ HTX chưa theo kịp được việc chuyển đổi sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sangquy vùng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn đưa cơ giới hóa vào sản xuất giảm chi phí,tăng thu nhập cho người sản xuất

Nhiều HTX chưa hiểu hết các nội dung trong hợp đồng nên triển khai thực hiện chưa đúngcác điều khoản trong hợp đồng đã ký với DN Năng lực chỉ đạo thực hiện quy trình sảnxuất của cán bộ HTX đến các hộ nông dân trong vùng sản xuất chưa tốt dẫn đến chấtlượng sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp không thể thu muaảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của DN, nông dân không tiêu thụ được sản phẩm, HTXkhông có nguồn thu để duy trì một số hoạt động chỉ đạo sản xuất Chính từ lý do đó đãlàm phá vỡ mối LKSX lúa giống giữa DN và các HTX

2.1.5.3 Yếu tố thuộc các hộ nông dân không gắn với chủ đề, nên chăng cho vào trong mục 2.15.2 với tiểu mục là “đặc điểm của các thành viên tham gia HTX”

c Đ ặc điểm của các thành viên tham gia HTX

- Đối với các hộ nông dân thành viên của các HTX tham gia sản xuất lúa giống có trình độthâm canh không đồng đều, tuổi trung bình của lao động làm nông nghiệp hiện nay tươngđối cao so với các ngành nghề khác Việc dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang cácngành nghề khác ngày càng gia tăng dẫn đến thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệpđặc biệt là việc sản xuất lúa giống đòi hỏi một số khâu phải thực hiện bằng thủ công chưathể thay thế triệt để bằng máy móc

- Việc nhận thức trong việc tuân thủ các quy trình sản xuất và thực hiện các cam kết tronghợp đồng LKSX với DN do các HTX làm trung giam không có tính ràng buộc cao nênnhiều hộ nông dân phá vỡ cam kết bán sản phẩm ra ngoài cho thương lái mà không báncho HTX theo thỏa thuận do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan như giá thu mua củathương lái cao hơn, chất lượng không cần cao, do thiếu lao động thực hiện các quy trìnhsau thu hoạch ( Phơi rê, đóng bao….)

2.1.5.4 Yếu tố vĩ mô và vi mô Bổ sung yêú tố khác như cạnh tranh, ĐK tự nhiên, …

a Cthuộc chính sách nhà nước

Đối với mỗi địa phương đều có những chính sách quan tâm đầu tư cho nông nghiệpriêng Nhiều địa phương liên hệ với các DN kêu gọi vào địa phương để tổ chức LKSX vớicác HTX để bao tiêu sản phẩm cho nông dân Chính quyền địa phương chỉ đạo các HTX

tổ chức quy hoạch vùng sản xuất tập trung theo yêu cầu cầu DN Tuy nhiên cũng có nhiềuđịa phương chưa quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và LKSX lúagiống nói riêng nên để các DN tự tìm hiểu, liên hệ với các HTX có năng lực để LKSX khi

Trang 22

triển khai thì gặp rất nhiều vướng mắc như việc tiếp cận các thông tin về các HTX cònthiếu, một số hộ nông dân trong vùng quy hoạch không tham gia LKSX lúa giống gâynguy cơ lẫn cơ giới cao, không đảm bảo chất lượng lúa giống theo quy định, khó cho việc

áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất Do vậy có nhiều HTX khi DN đến triển khai LKSX lúagiống thì không triển khai được dù HTX đã đủ các yếu tố để tham gia vào việc LKSX lúagiống

b Điều kiện tự nhiên

c Cạnh tranh giữa các DN

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1.Kinh nghiệm về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản của một số nước trên thế giới NHƯ CÔ ĐÃ GÓP Ý LẦN TRƯỚC TT NÀY VĨ MÔ, KHÔNG TƯƠNG ỨNG VỚI CHỦ ĐỀ NC TỐT NHẤT, TÌM TÀI LIỆU VỀ LIÊN KẾT SX (LÚA LÀ TỐT NHẤT, NẾU KHÔNG THÌ SP NN) CỦA DN NƯỚC NGOÀI NÀO ĐÓ VỚI HTX HAY TỔ CHỨC (HOẶC NÔNG HỘ NẾU KHÔNG CÓ TL) VÍ DỤ CÔNG TY CP,

Nền nông nghiệp Việt Nam được hình thành từ rất sớm tuy nhiên trải quan nhiềucuộc chiến tranh và chế độ đô hộ của các nước đế quốc nên nông nghiệp Việt Nam hiệnnay đang đi sau so với các nước khác trong khu vực và Thế giới Vì vậy công tác nghiêncứu và học hỏi kinh nghiệm ở các nước phát triển khác là rất cần thiết Tại mỗi nước đều

có những chiến lược phát triển nông nghiệp riêng phù hợp với điều kiện tư nhiên vàKTXH của nước đó Sự vận dụng những thành tựu của các nước là những kinh nghiệmquý báu cho nền nông nghiệp Việt Nam Các mô hình liên kết giữa người sản xuất, ngườitiêu thụ diễn ra trong nhiều ngành hàng của ngành nông nghiệp Qua thực tế các nước trênthế giới cho thấy LKSX là hình thức mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộnông dân Hình thức này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước trên thế giới điển hình như ởTrung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan

* Trung Quốc

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn tự túc phần lớn lương thực phục vụ nhu cầu trong nước Những năm gần đây Trung Quốc có rất nhiều ưu thế trong nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ của công nghệ sinh học trong sản xuất lúa giống, các giống lúa mới được tạo ra có năng suất và chất lượng cao được thị trường ưa chuộng Đây được coi là thành tựu đáng kể của nền nông nghiệp Trung Quốc trong đó công tác sản xuất và tiêu thụ có đóng góp lớn Mạng lưới phân phối lúa giống được cung cấp qua các đơn vị tập thể chịu sự quản lý của Nhà nước, đại bộ phận mạng lưới này được nhà nước hỗ trợ một phần nên hiệu quả đạt được khá cao, giống mới nhanh chóng được đưa vào sản xuất

Hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc phát triển nhanh khoảng 10 năm trở

Ngày đăng: 20/03/2023, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w