Nguyên nhân do nhiều yếu tố nhưng có một điều cần phải bàn đến là việc mắc một số lỗi diễn đạt rất phổ biến ở một số bài làm của học sinh.. Một số em không nắm được nghĩa của từ dẫn đến
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình giảng dạy bộ môn ngữ văn tôi nhận thấy,các kì thi lên lớp hay chuyển cấp đều thi hai môn văn toán Thế nhưng một thực trạng hiện nay học sinh lại rất ngại học môn ngữ văn Vì vậy kĩ năng viết bài của học sinh rất kém Nguyên nhân do nhiều yếu tố nhưng có một điều cần phải bàn đến là việc mắc một số lỗi diễn đạt rất phổ biến ở một số bài làm của học sinh Làm cho bài văn rời rạc thiếu sự liên kết giữa các câu các ý Một
số lỗi dùng từ dẫn đến hiểu sai nghĩa câu văn Một số em không nắm được nghĩa của từ dẫn đến dùng sai từ làm cho câu văn tối nghĩa.lỗi sai về ngữ pháp , về kiến thức, về chính tả…
Từ thực tế trên tôi làm chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng sửa lỗi diễn đạt”thường gặp trong viết văn và giao tiếp hằng ngày Để nâng cao hiệu quả trong khi viết văn và giao tiếp
Trang 2B.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
I Tình hình chung
1 Về sách giáo khoa
Sách giáo khoa biên soạn mới đã chỉnh sửa cho phù hợp đưa một số tiếtchữa lỗi diễn đạt ở lớp 8,trau dồi vốn từ ở lớp 9 để rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh
2.Về giáo viên
Hầu hết các giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn đều say sưa tâm huyết với nghề nghiệp giảng dạy nhiệt tình, tìm tòi đổi mới phương pháp sao cho các em tiếp thu bài có hiệu quả Tuy nhiên một số giáo viên mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm, vốn sống chưa phong phú nên cũng hạn chế trong kĩ năng chữa lỗi diễn đạt cho các em Hay việc sửa chữa lỗi diễn đạt không được làm thường xuyên trong tiết trả bài các em không được rút kinh nghiệm và rút ra bài học cho mình nên lại rất dễ mắc lỗi vào lần sau
3 Về học sinh
Học sinh ngày nay vẫn còn chưa mặn mà với môn văn do nhiều nguyên nhân : giáo viên chưa gây được hứng thú cho HS hoặc cũng có thể là môn học thuộc và đòi hỏi kĩ năng nên các em không thích học Viết văn kém cả
về nội dung lẫn hình thức ; nội dung sơ sài ,diễn đạt yếu : bí từ lặp từ, dùng
từ tối nghĩa, câu văn dài không biết sử dụng dấu câu,sai ngữ pháp, sai chính tả…Vì vậy nên kết quả môn văn thường thấp
II, Những vấn đề cần giải quyết.
Cần rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho các em là rất cần thiết Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy thầy và trò phải nắm được các lỗi thường mắc phải sau đây
Trang 31 Lỗi dùng từ
2 Lỗi ngữ pháp
3 Lỗi sai về kiến thức
4 Lỗi sai về chính tả
5 Lỗi sai về lô gíc
Giáo viên phải phân loại các lỗi diễn đạt,chỉ ra nguyên nhân và cách sửa đúng cho các em Luyện tập cho các em chữa lỗi thường xuyên vào các giờ trả bài
III Phương pháp tiến hành
Các lỗi diễn đạt thường gặp
1 Lỗi về dùng từ
a Lỗi lặp từ
-Đây là hiện tượng dùng đi dùng lại một từ, gây cho câu văn lủng củng nhàm chán
-Nguyên nhân :Do bí từ , dùng từ không cân nhắc
*Ví dụ : Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian
*Nguyên nhân : Người viết dã mắc lỗi lặp từ
*Cách sửa: Bỏ từ “truyện dân gian” thay bằng “truyện này”
*Chép lại câu văn đúng: “ Em rất thích đọc truỵên dân gian vì truyện này có
nhiều chi tiết tưởng tượng ,kì ảo.”
b.Lẫn lộn các từ gần âm
Đây là hiện tượng dùng từ không phù hợp với nghĩa của câu ,làm cho câu sai
về ý diễn đạt
* Nguyên nhân do các từ đọc gần giống nhau
*Ví dụ :Ơ vùng này có nhiều thủ tục như ma chay cưới xin đều làm cỗ bàn
linh đình, ốm không đi viện mà ở nhà cúng bái
Trang 4Người viết đã dùng sai từ “thủ tục” do nhầm lẫn với từ “ hủ tục”.
Sửa lại: Thay từ “thủ tục” bằng “hủ tục”
Chép lại: Ơ vùng này có nhiều hủ tục như ma chay, cưới xin đều làm cỗ
bàn linh đình, ốm không đi viện mà ở nhà cúng bái
c.Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Hiện tượng dùng từ không phù hợp với nghĩa của từ
Nguyên nhân : Do người viết năm nghĩa của từ không chắc chắn.
Ví dụ : Trong cuộc họp lớp tất cả các bạn học sinh nhất trí đề bạt bạn Hùng
làm lớp trưởng
Người viết đã dùng sai từ “đề bạt”
Sửa lại: Thay từ “ đề bạt” bằng từ “bầu cử” hoặc “bầu”
d Bài tập vận dụng
* Bài 1.Xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
a Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Lỗi sai : Lặp từ “nhân vật” và “câu chuyện”
Sửa lại :Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện , chúng tôi ai cũng thích nhân
vật trong câu chuyện này vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp
b Tiếng Viêt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.
Lỗi sai :Dùng nhầm từ “linh động”
Sửa lại :Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng tháiv của con người
c Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành lớn lên.
Lỗi sai: dùng nhầm từ “cũng là”và thừa từ “lớn lên”
Trang 5Sửa lại: Quá trình vượt núi cao cũng như quá trình con người trưởng thành
d Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Lỗi sai: Dùng nhầm từ “ tinh tú”
Sửa lại : chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh hoa của văn hoá dân tộc
e Làm sai cần thực thà nhận lỗi không bao biện
Lỗi sai: Dùng nhầm từ “thực thực”thay bằng từ “thật thà”
Sửa lại : Làm sai cần thật thà nhận lỗi không bao biện
g Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca Lỗi sai: Dùng nhầm từ “bù lao” thay bằng “thù lao”
Sửa lại:Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền thù lao của mấy ngày làm thêm ca
h Một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK.
Lỗi sai : dùng nhầm từ “cha ruột” thay bằng từ “cha đẻ”
Sửa lại: Một kĩ sư người Nga là cha đẻ của súng AK
i.Ơ đây có nhiều chỗ để đón tiếp khách ngoại lai đến.
Lỗi sai: dùng thừa từ “đến”
Sửa lại : Ơ đây có nhiều chỗ để đón tiếp khách ngoại lai
*Bài 2 Phân biệt các từ dễ lẫn sau đây: bàng quan – bàng quang, chuyện –
truyện, hiệu quả- hậu quả, nguyên thủ tướng- cố thủ tướng, phong thanh-phong phanh, vô giá- vô giá trị
Đây là những từ gần âm nên HS rất dễ nhầm lẫn , cần phải phân biệt như sau:
a Bàng quan là chỉ cách nhìn thờ ơ trước cuộc đời, với mọi người.
Ví dụ: Anh ấy rất bàng quan trước cuộc đời
-Bàng quang: là một bộ phận trong cơ thể (cái bóng đái trong cơ thể).
Đặt câu: Nó bị viêm bàng quang
Trang 6b.Chuyện: là một động từ , ví dụ : trò chuyện, kể chuyện, nói chuyện -Truyện :là danh từ chỉ một tác phẩm văn học, ví dụ:Truyện dân gian,
Truyện ngắn, Truyện cổ tích, Truyện Kiều của Nguyễn Du…
c.- Hiệu quả: chỉ kết quả đạt được cao (tốt)
-Hậu quả : Chỉ kết quả xấu
d Nguyên thủ tướng: Chỉ một người đã từng lkàm chức vụ thủ tướng,
nay đã nghỉ
-Cố thủ tướng: Chỉ người thủ tướng đã quá cố.
e Phong thanh: Là chỉ âm thanh nghe không rõ Ví dụ tôi nghe phong
thanh nó đỗ vào THPT với số điểm rất cao
-Phonh phanh : chỉ ăn mặc Vídụ: hôm nay trời rét nó ăn mặc rất phong
phanh
g.Vô giá: Có giá trị rất cao Ví dụ : Bức tranh này vô giá.
Vô giá trị: là không có giá trị.
2 Lỗi sai về ngữ pháp
a Lỗi về câu
Câu sai thiếu các bộ phận ( thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ , thiếu cả chủ ngữ
và vị ngữ)
Nguyên nhân do người viết lầm tưởng câu đã đày đủ thành phần
Ví dụ :Trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính
-Lỗi sai : Thiếu chủ ngữ
Cách sửa có 3 cách:
Cách 1 Bỏ từ “trong”
Cách 2 Bỏ từ “của” thay bằng dấu phẩy
Cách 3 Thêm từ “ tác giả” đứng trước từ “đã”
Trang 7Chép lại đáp án đúng:
“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật /đã sáng
CN một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính
VN
b.Lỗi sai về dấu câu
Hiện tượng : Do người viết không hiểu được công dụng của dấu câu
Ví dụ: Trên mái trường chim bồ câu gù thật khẽvà tôi vừa nghe vừa tự nhủ liệu người ta có bắt cả chúng nó hót bằng tiếng Đức không nhỉ
Sửa lại :
Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ và tôi vừa nghe, vừa tự nhủ: liệu người ta có bắt cả chúng nó hót bằng tiếng Đức không nhỉ
3 Lỗi sai về kiến thức
-Hiện tượng: Do người viết nhầm lẫn giữa tác giả này , nhân vật này với tác giả nhân vật khác Hoặc nhầm lẫn giữa các chi tiết tác phẩm này với các chi tiết của tác phẩm khác
Ví dụ : Nhà văn Nam Cao đã khắc hoạ rõ nét về hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị xã hội thực dân phong kiến làm bần cùng hoá, đó là những nhân vật điển hình như: lão Hạc, Chí Phèo, anh Pha, chị Dậu, Binh Tư
Lỗi sai: Người viết đã nhầm lẫn nhân vật chị Dậu (Tắt đèn- Ngô Tất Tố), nhân vật anh Pha ( Bước đường cùng- Nguyễn Công Hoan) vào các nhân vật của nhà văn Nam Cao
4 Lỗi sai về chính tả
a.Nguyên nhân:
Hiện tượng do người viết nhầm lẫn các phụ âm đầu và người viết không nắm chắc được luật chính tả
Trang 8Ví dụ: Dứt nời, ông não lại đi, làm như bận nhiều công việc nắm, cũng như mọi hôm việc đầu tiên nà ông vào phòng thông tin nghe đọc báo
-Lỗi sai chính tả: nời, ông não,nắm, nà
Sửa lại: Thay từ “dứt nời” bằng từ “dứt lời”
Thay từ “ông não” bằng từ “ông lão”
Thay từ “nắm” bằng từ “lắm”
Thay từ “nà” bằng từ “là”
-Chép lại đáp án đúng:
Dứt lời , ông lão lại đi, làm như bận nhiều công việc lắm, cũng như mọi hôm việc đầu tiên là ông vào phòng thông tin nghe đọc báo
b.Bài tập
*Bài 1
Chỉ ra lỗi sai về ngữ pháp trong những câu văn sau, sửa và chép lại cho đúng( giữ nguyên ý ban đầu)
a Trong tác phẩm “ Cố hương “ của Lỗ Tấn đã phản ánh được sự chua xót
về một làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn
b Qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã cho người đọc thấy những kỉ niện đầy xúc động về tình bà cháu
c Trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy đã nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ
d Trong “Bìa thơ về tiểu đội xe không kính”, của Phạm Tiến Duật đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính
Gợi ý:
-Lỗi của câu là thiếu thành phần chủ ngữ
Nguyên nhân người viết đã lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ
-Các sửa có 3 cách:
+Cách1: Bỏ từ trong hoặc từ qua ở đầu câu
Trang 9+Cách 2 Bỏ từ của thêm dấu phẩy
+Cách 3 Thêm chủ ngữ( tác giả) vào sau trạng ngữ
Ví dụ câu a:
Cách1: bỏ từ “trong”
chép lại câu văn đúng:
Tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn /đã phản ánh được sự chua xót về một
làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn
Cách 2: Bỏ từ “của” thêm dấu phẩy
Trong tác phẩm “Cố hương”/, Lỗ Tấn /đã phản ánh được sự chua xót về một
TN CN VN
làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn
Cách3:Thêm “tác giả” sau từ “Lỗ Tấn”trước từ “đã”
Chép lại câu văn đúng:
Trong tác phẩm “Cố hương của Lỗ Tấn,tác giả đã phản ánh được sự chua xót
TN CN VN
về một làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn
VN
Câu sau làm tương tự
*Bài 2.
Chép lại những câu văn sau khi đã sửa những lỗi chính tả
a Vừa núc ấy, tôi đã đến gần anh Với nòng mong nhớ của anh, trắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy sô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn nên như những chụ cột nhẵn bóng toả ra vòm ná xanh mướt tre rợp từ vườn tược đến núi rừng
Trang 10c Mẹ tôi vừa kéo tay tôi,soa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc, rồi cứ thế lức lở Mẹ tôi cũng xụt sùi theo
Gợi ý:
a lỗi sai chính tả: núc ấy, trắc anh nghĩ rằng, nòng mong nhớ, sô
Sửa lại:
-Từ “núc ấy” sửa lại là “lúc ấy”
-Từ “nòng mong nhớ”sửa lại “lòng mong nhớ”
-Từ “trắc anh nghĩ rằng” sửa lại là “chắc anh nghĩ rằng”
-Từ “Sô” sửa lai là “xô”
Chép lại đáp án đúng:
Vừa lúc ấy, tôi đến gần anh Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b Lỗi sai chính tả: vươn nên, chụ cột, tán ná,tre rợp
Sửa lại:
-Từ “vươn nên” sửa lại là “vươn lên”
-Từ “chụ cột” sửa lại là “trụ cột”
-Từ “tán ná” sửa lai là “tán lá”
-Từ “ tre rợp” sửa lại là “che rợp”
C lỗi sai:soa đầu, lức lở, xụt sùi
Sửa lại:
-từ “soa đầu” sửa lại là “xoa đầu”
-Từ “lức lở” sửa lại là “nức nở”
-Từ “xụt sùi” sửa lại là “sụt sùi”
Sau đó chép lại đáp án đúng
*Bài 3.
Hãy chỉ ra lỗi sai và sửa lại cho đúng phải giữ nguyên ý ban đầu:
Trang 11a Khổ thơ cuối cùng trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tế Hanh đã gợi cho người đọc bao nhiêu niên tưởng và cảm súc xâu sắc
b Trong đoạn chích “Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”, “hoa ghen liễu hờn”
c Với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”của Hồ Phương đã khắc hoạ nhân vật anh thanh liên với những phẩm chất tốt đẹp : say mê tận tuỵ có chách nhiệm với công việc được dao
*gợi ý
a.câu văn trên mắc lỗi sai về kiến thức ngữ pháp và chính tả
*sửa lại:
-Lỗi kiến thức: nhà thơ Tế Hanh sửa lại Tố Hữu
-Lỗi sai chính tả: “Niên tưởng” sửa lại “liên tưởng”
+ “ cảm súc” sửa lại “cảm xúc”
+ “xâu sắc” sửa lại “ sâu sắc”
-Lỗi sai về ngữ pháp: thiếu chủ ngữ
Sửa lại:
Cách1 bỏ từ “của” thêm dấu phẩy
Cách2 thêm từ “tác giả” vào trước từ “đã”
Chép lại đáp án đúng:
Khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Lượm”, nhà thơ Tố Hữu /đã gợi cho người đọc bao nhiêu liên tưởng và cảm xúc sâu sắc
b Sai về kiến thức: nhầm lẫn giữa Thuý Vân và Thuý Kiều
Sửa lại: thay “Thuý Vân” bằng “Thuý Kiều”
Sai chính tả: “đoạn chích” sửa lại “đoạn trích”
Chép lại đáp án đúng:
Trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”, “hoa ghen liễu hờn”
Trang 12c Lỗi sai về ngữ pháp, kiến thức và chính tả
-Lỗi sai về kiến thức:
Sửa lại “ Hồ Phương”bằng “Thành Long”
-Lỗi sai chính tả:
Sửa lại: từ “thanh liên” là “thanh niên”
-Từ “ chách nhiệm” là “trách nhiệm”
-Từ “dao” là “giao”
-lỗi sai về ngữ pháp:
Sửa lại :
-Bỏ từ “với”
Chép lại đáp án đúng:
-Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long/ đã khắc hoạ
CN VN
nhân vật anh thanh niên với phẩm chất tốt đẹp: say mê tận tuỵ có ý thức VN
trách nhiệm với công việc được giao
5 Lỗi sai về lô gíc
Nguyên nhân người viết không biết cách lựa trọn trật tự từ trong câu
Ví dụ:Họ úp cái nón lên mặt, nằm ngủ một giấc cho đến chiều
Câu văn trên sai về lô gíc, trật từ không theo đúng trình tự lô gíc
- Cách sửa đảo trật tự từ trong câu
- Chép lại câu văn đúng:
Họ nằm xuống ,úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều
*Bài tập
Đọc kĩ các câu văn dưới đây chỉ ra lỗi sai , nêu nguyên nhân và cách sửa tối ưu
a Đợt thi dua kéo dài hai tháng của chúng mình
Trang 13b Khoa học tự nhiên nói chung, môn văn nói riêng đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều ghi chép nhiều
c Cây cầu đưa chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh
d Con đường dẫn chúng tôi men theo bờ sông qua nmột chiếc cầu nhỏ rồi dừng lại trước ngôi nhà cũ kĩ
Nguyên nhân : Sai lô gíc do người viết không biết lựa chọn trật tự từ Cách sửa:
Sắp xếp lại trật tự từ trong câu
Câu văn đúng:
a Đợt thi đua của chúng ta kéo dài hai tháng
b Khoa học xã hội nói chung và môn văn nói riêng đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều
c Cây cầu đưa chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và chiếc xe bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh
d Con đường dẫn chúng tôi men theo bờ sông qua một chiếc cầu nhỏ rồi chúng tôi dừng lại trước ngôi nhà cũ kĩ
IV Kết quả thực hiện
Trước khi thực hiện:
Kết quả điều tra như sau:
giỏi
Kết quả sau khi thực hiện
Trang 149A 21 3 14% 13 62% 5 24%
Từ kết quả trên tôi nhận thấy nếu giáo viên thường xuyên rèn luyện kĩ năng chữa lỗi diễn đạt cho học sinh , trong các giờ Tiếng Việt , giờ Tập làm văn và giờ trả bài Các em sẽ dạt kết quả cao trong khi nói và viết
V Vấn đề còn hạn chế và hướng tiếp tục nghiên cứu
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy vẫn còn hạn chế Mới chỉ rèn luyện cho các em nắm một số lỗi cơ bản mà còn nhiều lỗi chưa rèn được cho các em Cần phải nghiên cứu một số chuyên đề khác nữa để giúp các em viết bài được tốt hơn
VI Điều kiện để áp dụng
Với bài dạy này giáo viên có thể áp dụng ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp
9, trong các giờ Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn học và đặc biệt quan trọng nhất là giờ “ Trả bài” cần phải chỉ ra lỗi sai và chữa lỗi cho học sinh rút kinh nghiệm Để đạt cao có thể dạy bài này dưới dạng một chuyên đề
Đối với giáo viên cần phải đầu tư nghiên cứu tích luỹ kinh nghiệm , phân dạng các lỗi sai để dạy cho các em cách sửa Các em nhớ được lâu hơn và không bị mắc phải các lỗi đó nữa
VII Kết luận về việc thực hiện
Nếu giáo viên nào cũng có ý thức chữa lỗi diễn dạt cho học sinh trong các bài kiểm tra Rèn kĩ năng chữa lỗi diễn dạt trong các tiết trả bài thì học sinh
sẽ tiến bộ rất nhiều và đạt kết quả cao trong các bài viết văn và rất hiếm khi các em mắc phải các lỗi diễn đạt nữa.Các em còn có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống
Song những ưu điểm trên không tránh khỏi những hạn chế Trong giờ trả bài không chữa đươc hết các bài của học sinh mà chủ yếu chỉ ra cho các em