1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

51 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

B GIO DC V O TO B Y T VIN V SINH DCH T TRUNG NG [ \ Trơng thừa Thắng nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút hanta tại một số tỉnh miền bắc việt nam Chuyên ngnh: Virut hc Mã số: 62.72.68.05 tóm tắt luận án tiến sĩ y hC H NI NM 2008 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Uyên Ninh TS. Hoàng Văn Tân Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Duy Kháng Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Hữu Dung Phản biện 3: PGS.TS. Lê Văn Phủng Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, Hà Nội Vào hồi 9 gìơ ngày 20 tháng 05 năm 2008 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1. Hoàng Thuỷ Nguyên., Hoàng Thuỷ Long., Trần Văn Tiến., Trương Uyên Ninh., Huỳnh Phương Liên., Trịnh Quân Huấn., Nguyễn Hồng Hạnh., Lê Quỳnh Mai., Nguyễn Thị Thành., Trương Thừa Thắng. (2000), Khảo sát bước đầu về nhiễm virut Hantaan tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí y học dự phòng, Tập X, Số 1 (43), Tr 34-38. 2. Trương Thừa Thắng., Trương Uyên Ninh. (2003), Bước đầu nghiên cứu huyết thanh học Hantan virut trên chuột tại hai tỉnh Hòa Bình và Lào Cai trong năm 2002, Tạp chí y học thực hành, Số 3 (445), Tr 17-19. 3. Trương Thừa Thắng., Trương Uyên Ninh. (2003), Nghiên cứu huyết thanh học virut Hantaan trên chuột tại tỉnhNam trong năm 2002, Tạp chí y học dự phòng, Tập XIII, Số 2+3 (60), Tr 38-41. 4. Trương Thừa Thắng, Đặng Đức Anh, Phạm Ngọc Đính, Trương Uyên Ninh, Jiro Arikawa. (2004), Phát hiện virut Hantan trên chuột Rattus novergicus và người lành tại tỉnhNam năm 2003, Tạp chí nghiên cứu y học. 31(5), Tr 27-31. 5. Trương Thừa Thắng., Trương Uyên Ninh. (2004), Giám sát huyết thanh học virut Hantaan trên chuột Rattus novergicus tại tỉnh Thanh Hóa trong năm 2003, Tạp chí Y học thực hành. Số 1 (471), Tr 55-56. 6. Trương Thừa Thắng., Trương Uyên Ninh. (2004), Tìm thấy một bệnh nhân nhiễm virut Hantaan tại Hải Dương trong năm 2004, Tạp chí Y học dự phòng. Tập XIV, Số 6(70), Tr 26 – 28. 7. Trương Thừa Thắng., Hoàng Văn Tân., Trương Uyên Ninh. (2007), Huyết thanh học bệnh nhân nhiễm virus Hantaan tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004. Tạp chí y học thực hành, Số 7(574), Tr 34 – 36. 8. Trương Thừa Thắng., Trương Uyên Ninh., Jiro Arikawa., Kumiko Yoshimatsu. (2007), Phát hiện virus Seoul trên chuột Rattus novergicus bắt được tại Hà Nội trong năm 2005. Tạp chí Y học thực hành, Số 7(574), Tr 65-67. 9. Song J.W., Kang H.J., Song K.J., Truong T.T, Bennet SN., Arai S., Truong UN.,Yanagihara R.(2007), Newfound Hantavirus in Chinese Mole Shrew, Vietnam, Emerg.Infect.Dis., 13, 1784-1787. 1 MỞ ĐẦU Người bị nhiễm virút Hanta là do hít phải những vật thể trong không khí hình thành từ chất thải (phân, nước bọt hay vết cắn) của động vật gậm nhấm có mang mầm bệnh. Virút Hanta là nguyên nhân gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là Sốt xuất huyết với hội chứng thận (Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome – HFRS) đã phát hiện từ lâu ở châu Âu, châu Á và Hội chứng viêm phổi do virút Hanta (Hantavirus Pulmonary Syndrome – HPS) mới được phát hiện tại Hoa Kỳ năm 1993. Các nhà khoa học dùng các phản ứng huyết thanh nhằm phát hiện các kháng thể IgM và IgG thông qua các kỹ thuật miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật Western Blot, kỹ thuật sinh học phân tử PCR, kỹ thuật ngưng kết hạt Hantadia, kỹ thuật trung hoà (PRNT). Với phân lập virút hay dùng trên tế bào Vero – E6 rồi nhận biết bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang hay kỹ thuật RT-PCR. Những năm gần đây một số tác giả bước đầu phát hiện nhiễm virút Hanta tại đồng bằng miền Bắc Việt Nam năm 1998 – 1999 bằng kỹ thuật ngưng kết hạt Hantadia đã phát hiện 4,03% (5/124) các mẫu huyết thanh người và 3,07% (1/27) các mẫu huyết thanh chuột có kháng thể kháng virút Hanta. Năm 2000, phát hiện 10,24% các mẫu huyết thanh người dương tính bằng kỹ thuật ELISA (21/225). Tại khu vực phía Nam, bằng kỹ thuật ELISA phát hiện trên nhóm công nhân cao su tỷ lệ 3,67% và công nhân vệ sinh là 7,45%, kỹ thuật IFA là 11,24% năm 1998 và 29,41% năm 1999. Mặt khác triệu chứng lâm sàng giữa bệnh nhân sốt do căn nguyên virút Dengue, virút Hanta rất dễ nhầm lẫn. Thời gian từ năm 2000 đến nay số bệnh nhân nghi sốt Dengue tại miền Bắc Việt Nam tăng cao nhưng kết quả phân lập và huyết thanh học hoàn toàn âm tính. Do đó đề tài: "Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001 – 2004" tiến hành để nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ và đặc điểm phân bố huyết thanh học của virút Hanta trên người ở một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam 2001 – 2004 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật Western Blot (WB). 2. Xác định một số đặc điểm phân bố virút Hanta qua giám sát huyết thanh chuột tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam 2001 – 2004 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật Western Blot (WB). 2 Những đóng góp mới của luận án: - Phát hiện kháng thể IgG kháng virút Hanta (một loại virút mới tại Việt Nam) trên chuột và người, bằng chứng cho thấy tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2001-2004 có các dấu ấn lưu hành của virút Hanta tại cộng đồng dân cư của 5 tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa. - Lần đầu tiên phát hiện vật liệu di truyền ở vùng gien M týp virút Seoul trên chuột Rattus novergicus bẫy tại Hà Nội Bố cục của luận án: Luận án được trình bày trong 152 trang, gồm có 4 chương, và 222 tài liệu tham khảo bao gồm (11 tài liệu Tiếng Việt Nam và 211 tài liệu Tiếng Anh) Đặt vấn đề: 2 trang Chương 1: Tổng quan tài liệu: 32 trang Chương 2: Đối tượng, nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu: 23 trang Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 29 trang Chương 4: Bàn luận: 29 trang Kết luận: 2 trang Kiến nghị: 1 trang. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Virút Hanta 1.1.1. Hình thái virút học Virút Hanta được xếp trong họ Bunya, quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy virút có dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính 80nm - 120nm, tuy nhiên cũng có thể thay đổi từ 78nm -120nm . 1.1.2. Cấu trúc virút Hanta Giống như các virút khác thuộc họ Bunya, vật liệu di truyền là một sợi ARN âm, thông qua thông tin với đầu 3’ gồm 3 đoạn ARN: đoạn lớn L (6530 - 6550 nucleotid), đoạn trung bình M (3613-3707) và đoạn nhỏ S (1696-2083 nucleotid). Cả 3 đoạn này đều tham gia quá trình mã hoá nucleocapsid protein (NP). NP có tính chất là kháng nguyên đặc trưng và đáp ứng kháng thể phát hiện ở các bệnh nhân trong giai đoạn đầu khởi bệnh. NP có trọng lượng 49-51 kDa dịch mã 428 - 433 amino acid (aa). NP có nhiều chức năng quan trọng như nhân lên, dịch mã, cung cấp vật liệu di truyền và giám sát trong quá trình sợi virút nhân lên. Đoạn ARN trung bình M - 3700 nucleotid mã hóa ra glycoprotein tiền thân cho sự dịch mã của vỏ G1 và G2 (envelope glycoprotein) và tạo kháng thể trung hòa. Đoạn L -6500 nucleotid mã hóa protein với việc sao chép, phiên mã, kích hoạt men endonucleaza giúp cho đoạn S -1900 nucleotid trong việc tổng hợp NP – kháng nguyên đặc trưng. Ba đoạn S, M, L khi mang đi phân tích xác định trình tự gien thấy khác nhau về cấu trúc khuôn mẫu tương ứng với tỷ lệ 2%, 8% và 18%, lý do khác nhau này thể hiện qua trình tự biến đổi các nucleotid. Sự thay đổi ít hay nhiều trật tự nucleotid đã làm ảnh hưởng tới việc dịch mã tạo nên protein khác nhau và dẫn đến sự thay đổi cấu tạo virút. Hiện giờ, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất hơn 30 týp virút thuộc nhóm Hanta bằng phương pháp phân tích gien và phân tích kháng nguyên . 1.2. Bệnh sinh Nghiên cứu bệnh nhân sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) thấy virút Hanta khi nhiễm vào máu kéo theo đó là sự thay đổi giãn nở mao mạch gây thoát huyết tương, cô đặc máu gây sốc do giảm thể tích máu và dẫn đến tử vong. Kháng nguyên virút Hanta đã quan sát thấy trong tế bào nhu mô của não, tim, phổi, lách, thận và gan. Các nhà khoa học cũng tìm thấy kháng nguyên virút Hanta trong mao mạch tế bào nội mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể, trong hạch lympho và trong tế bào Kupfer của gan. Groen và cộng sự đã quan sát thấy kháng nguyên Hanta trong tế bào ống thận ở 4 bệnh nhân HFRS. Nghiên cứu về mô bệnh học cho thấy có sự thay đổi ở thận qua các giai đoạn mắc bệnh; Khi bệnh nhân ở thể cấp tính mạch máu bị tắc trong các ống thận, làm cho các ống thận bị thương tổn và thận trở nên bị phù nề. Nghiên cứu bệnh nhân hội chứng viêm phổi (HPS) căn nguyên do virút Sin Nombre kiểm tra bằng kỹ thuật X quang quan sát thấy có sự nhân lên của virút trên phổi và cả cuống phổi. Bệnh nhân HPS ở thể nặng có hiện tượng tràn dịch trào ra bên màng phổi và phù phổi nặng, tuy nhiên quan sát xuất huyết ở phổi hiếm thấy. Nghiên cứu hiển vi mô phổi thấy hiện tượng virút xâm nhiễm trên tế bào nội mạc và đại thực bào ở phổi. Sinh thiết bệnh nhân t ử vong HPS tìm thấy kháng nguyên Hanta trong màng trong cơ tim, đây là một nguyên nhân gây sốc tim ở giai đoạn cấp. Quan sát thấy phổi bệnh nhân HPS thường đen, nặng, dẻo, và thường nặng gấp đôi so với ng ười bình thường, các th ương tổn đó gây phù phổi ở các cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học quan sát thấy bệnh nhân nhập Viện do HPS xét nghiệm có hiệu giá kháng thể trung hoà cao thường có khả năng sống sót cao. 1.3. Triệu chứng lâm sàng bệnh do virút Hanta Sốt xuất huyết Dengue và sốt mò có triệu chứng mắc bệnh rất giống với sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS), tuy nhiên qua nghiên cứu thấy triệu chứng giống nhất là khi nghi ngờ mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn thuộc giống Leptospirosis. Các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân nhiễm hội chứng viêm phổi HPS và nhiễm virút Dengue ở giai đoạn cấp tính triệu chứng rất giống nhau như vỡ thành mạch do sốt xuất huyết, nồng độ virút tăng cao ở giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân HFRS khác với bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue vì trong HFRS có xuất huyết tổn thương thận, bạch cầu tăng, hạ tiểu cầu còn bệnh nhân Dengue không có triệu chứng này và bạch cầu bình thường hoặc hạ, đây là đặc điểm chính để phân biệt giữa hai bệnh. 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) Bệnh HFRS là bệnh virút cấp tính truyền từ động vật sang người với đặc điểm sốt cao, đột ngột, đau đầu, đau phần dưới lưng, buồn nôn, mắt mờ đi kèm quáng gà, có thể xuất huyết ở vùng thắt lưng, xuất huyết ở nhièu mức độ khác nhau liên quan đến các triệu chứng thận. Thời gian ủ bệnh 5 đến 35 ngày, các đốm xuất huyết xuất hiện trên cổ, mặt và phần mềm.Thời gian mắc bệnh cho đến hồi phục kéo dài từ 2 ngày tới 6 tuần lễ. Bệnh diễn biến theo 5 giai đoạn: sốt, hạ huyết áp, thiểu niệu, đa niệu và hồi phục. 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng viêm phổi do virút Hanta (HPS) Thời gian ủ bệnh (9 đến 33 ngày) giống nh ư người mắc bệnh cúm khi nhiễm virút bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đầy hơi, mệt lử. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn: Sốt, Sốc hoặc phù phổi, Đa niệu và Hồi phục. 5 1.3.3. Điều trị và phòng bệnh do virút Hanta Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) và hội chứng viêm phổi (HPS). Cho đến nay vẫn dùng thuốc Ribavirin trong trường hợp mắc HFRS. Tuy nhiên việc sử dụng tiêm Ribavirin cho bệnh nhân HPS không mang lại kết quả và hiện đề nghị không dùng cho bệnh nhân mắc hội ch ứng viêm phổi. Điều trị bệnh sớm bằng Ribavirin với liều l ượng ban đầu 4g/ngày hay 16mg/kg trọng l ượng cơ thể mỗi 6 giờ 1.4. Dịch tễ học 1.4.1. Nguồn bệnh và cách lây truyền Người bị nhiễm bệnh HFRS và HPS là theo con đường lây truyền từ chuột sang người thông qua các chất bài tiết của chuột và được người hít vào, hay do chuột cắn, hay do tiếp xúc với các vết thương, hay do tiếp xúc với các chất thải của chuột, hay có thể do ăn phải đồ ăn có nhiễm chất thải của chuột hay do nguồn n ước có chất thải của chuột. Hiện thời các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra con đường lây truyền trực tiếp giữa người với người trên thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu bộ ban đầu về bệnh HPS tại tỉnh Patagonia ở Argentina đã gợi ý có thể có con đường lan truyền bệnh trực tiếp giữa người và người như khi y tá tiếp xúc với máu bệnh nhân hoặc giữa người lành với người bệnh qua hít thở. 1.4.2. Sức cảm thụ Bệnh thường xuất hiện ở người lớn, nhóm tuổi 20 đến 50, hiếm khi thấy ở trẻ em dưới 10 tuổi và những người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao là nông dân có công việc thường xuyên ngoài đồng hay trong quân đội bệnh biểu hiện thấy ở nhóm người hay phải diễn tập thao trường hay hành quân dã ngoại. Nhìn chung nhóm có nguy cơ cao quan sát thấy như sau: Người làm công tác phòng thí nghiệm; Công nhân nuôi động vật thí nghiệm; Công nhân chăn nuôi; Công nhân lâm nghiệp; Người làm việc tại phòng thí nghiệm giám sát chuột; Các nhà động vật học; Quân nhân; Nông dân. 1.4.3. Vacxin phòng chống bệnh do virút Hanta Từ năm 1990 Hàn Quốc đã sản xuất ra vacxin bất hoạt trên não chuột, có tác dụng phòng chống bảo vệ được týp virút Hantavirút Seoul gây bệnh phổ biến ở châu Á. Hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng và bảo vệ hội chứng viêm phổi (HPS). 1.4.4. Tình hình nhiễm virút Hanta 1.4.4.1. Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) trên thế giới Sốt xuất huyết với hội chứng thận hay từng được gọi là bệnh thận đã xuất hiện vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 ở châu Âu dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ, cục bộ mang tính chất địa phương, quan sát thấy có những vụ dịch lớn HFRS đã xảy ra trong các 6 đội quân đồn trú như lính Nga hoàng, lính Nhật Bản, lính Đức, lính trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Trên thế giới hàng năm có từ 60.000 tới 200.000 người mắc bệnh, trong đó đa số là người Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Viễn Đông Nga và Đông Nam Á. Giám sát dịch tễ họchuyết thanh học đã phát hiện thấy virút Hanta lan ra khắp toàn cầu. Các nhà khoa học đã thấy 16 nước ở châu Á và biển Thái Bình Dương có mối liên quan nhiễm bệnh do virút Hanta như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Hàn, Trung Quốc, Mông Cổ, Liên bang Nga, Đài Loan, quần đảo Fiji, Hồng Kông, Mã Lai, Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia, Xingapo, Úc và Srilanka. 1.4.4.2. Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) tại châu Âu Tại châu Âu sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) có căn nguyên bởi các týp virút sau Puumala, Dobrava và virút Hanta. Tỷ lệ tử vong do nhiễm virút Hantavirút Puumala này ở châu Âu đều thấp và độ dưới 1%. Ng ười bệnh nhiễm virút DOB thường tử vong tỷ lệ cao có khi tới 12% căn nguyên do bị xuất huyết dẫn tới sốc.Tại cộng hoà Séc tỷ lệ nhiễm bệnh virút Hanta thay đổi từ 0,5 tới 30,5/100.000 dân trong thời gian từ năm 1951 tới năm 1989. Tỷ lệ tử vong tăng dần trong các vụ dịch và được thống kê như sau: 1961(2,5), 1967 (10,6), 1986 (7,6) và 1989 (30,5). Ở Hy Lạp kháng thể thay đổi từ 0 tới 14% tính tỷ lệ trung bình là 4%. Giám sát điều tra huyết thanh học ở Croatia trong nhóm 300 công nhân lâm nghiệp và 260 người bình thường quan sát thấy kháng thể có thể thay đổi từ 0% tới 8,9% và tỷ lệ trung bình là 1,6%. Tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhiễm bệnh giống virút Hanta và quan sát thấy hỏng thận, nhưng không thấy trên ổ ch ứa chuột Clethironomys grareolus nh ưng phát hiện thấy virút Seoul trên chuột hoang dại R. novergicus và R. rattus. 1.4.4.3. Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) tại châu Á Bệnh HFRS được phát hiện lần đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1951 trong một tập đoàn quân Hoa Kỳ đóng tại Hàn Quốc. Trong thời gian từ 1951-1954 đã có 3200 lính Hoa Kỳ mắc bệnh, sau đấy dịch bệnh lan rộng sang tới người dân địa phương, tỷ lệ tử vong cao hơn 10%. Ho Wang Lee đã phân lập được virút Hanta từ chuột Apodemus agarius corea vào năm 1976. Tại Nhật Bản đã phát hiện 130 bệnh nhân sống tại thành phố Osaka trong năm 1960. Tháng 3-1975 đến tháng 1-1978 đã có vụ dịch xảy ra tại phòng thí nghiệm trường Đại Học Tohoku, Nhật Bản, phát hiện ra 14 người bệnh có kháng thể kháng virút Hanta và 3 người kỹ thuật viên làm việc cùng khu vực nhưng không có biểu hiện bệnh. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng chuột thí nghiệm là nguồn gây bệnh tại đấy. Báo cáo dịch tễ học tại Trung Quốc cho thấy có tới 1,1 triệu ca bệnh HFRS từ năm 1931 đến 1995, chiếm tới 90% ca bệnh nhiễm trên thế giới 7 trong thời gian này. Với 46.000 người đã tử vong bởi bệnh này, tỷ lệ chết chiếm tới 3,94%. Một nghiên c ứu cho thấy trong thời gian từ 1950 đến 1995, số người mắc bệnh cao nhất là vào năm 1986 với tỷ lệ mắc 11,08/100.000 dân. 1.4.4.4. Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) tại Việt Nam Tại Việt Nam, Rollin và cộng sự trong năm 1979 với kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp đã tìm thấy 5,4% (8/146) kháng thể kháng virút Hanta trên nhóm bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virút Arbo tại Hà Nội. Theo nghiên cứu của Hoàng Thủy Nguyên và cộng sự, trong năm 1998-1999, bằng kỹ thuật ngưng kết hạt (Hantadia) đã thấy 4,03% (5/124) mẫu huyết thanh người và 3,07% (1/27) các mẫu huyết thanh chuột có kháng thể kháng với virút Hanta. Năm 2000, kỹ thuật ELISA đã phát hiện 10,24% (21/225) các mẫu huyết thanh người có kháng thể kháng virút Hanta. Tại khu vực phía Nam, nghiên cứu của Đỗ Quang Hà và cộng sự với kỹ thuật ELISA đã phát hiện công nhân cao su có tỷ lệ huyết thanh dương tính là 3,67% và công nhân vệ sinh ở thành phố Biên Hoà là 7,45%, lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm cao là 20-50, bằng kỹ thuật IFA đã phát hiện có 11,24% bệnh nhân trong năm 1998 và 29,41% trong năm 1999 [1].Với kỹ thuật miễn dịch sắc ký phát hiện kháng thể IgM và IgG đã tìm thấy một bệnh nhân trong năm 2004 tại tỉnh Hải Dương [8]. Trong năm 2005 chúng tôi cũng đã tìm thấy 14 bệnh nhân có kháng thể IgG và IgM kháng virút Hanta tại Thanh Hoá (Số liệu chưa công bố). Đến năm 2007, chúng tôi cũng đã tìm thấy và xác định trình tự nucleotíd, lập phả hệ được virút Hanta mới tại Cao Bằng đặt tên CBNV. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Mẫu bệnh phẩm người 2.1.1.1. Mẫu người lành Mẫu huyết thanh người lành, là những người khoẻ mạnh không có tiền sử bệnh mãn tính, trong thời gian lấy máu làm xét nghiệm đều không sốt, không có bệnh cấp tính. Tất cả những người này sống tại điểm nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập máu trong giai đoạn 2001 – 2004. 2.1.1.2. Mẫu bệnh nhân Tất cả những người có sốt cấp tính trong vòng 7 đến 10 ngày, có các biểu hiện lâm sàng của nhiễm virút, và có xuất huyết dưới da hay niêm mạc, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Những bệnh nhân như vậy đều được thu thập máu tại các điểm nghiên cứu 2001 – 2004. 2.1.2. Mẫu bệnh phẩm chuột [...]... năm 2000 đến nay số bệnh nhân nghi sốt Dengue tại miền Bắc Việt Nam tăng cao nhưng kết quả phân lập và huyết thanh học hoàn toàn âm tính Do đó đề tài: "Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001 – 2004" tiến hành để nhằm các mục tiêu sau: 1 Xác định tỷ lệ và đặc điểm phân bố huyết thanh học của virút Hanta trên người ở một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam 2001 – 2004... huyết thanh trên tổng số 1799 mẫu huyết thanh nghiên cứu Người mang kháng thể IgG kháng virút Hanta chiếm đa phần là nam giới tại các điểm nghiên cứu, và tỷ lệ nam giới/ nữ giới ứng với 5:1 Nghiên cứu tại khu vực phía Nam, tác giả Đỗ Quang Hà nhận xét lứa tuổi có nhiễm virút Hanta tập trung độ tuổi 20-50 Tại Đài Loan các nhà khoa học đã phát hiện 7 bệnh nhân nhiễm virút Hanta, đều là nam giới và có độ... kháng virút Hanta tại các địa điểm nghiên cứu 2001-2004 15 Nhận xét: Số người có kháng thể IgG như ở Hà Nội là 30 thì có tới 27 nam và 3 nữ; TỉnhNam có 38 nam và 4 nữ; Lào Cai thì có 8 nam và 1 nữ; Hòa Bình thì có 15 nam và 7 nữ; Thanh Hóa thì có 39 nam và 10 nữ; tỷ lệ có kháng thể kháng virút Hanta nam / nữ ứng với 5 : 1 3.2 Xác định một số đặc điểm phân bố virút Hanta qua giám sát huyết thanh. .. điểm phân bố huyết thanh học của virút Hanta trên người ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001 – 2004 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật Western Blot (WB) 4.1.1 Kết quả nghiên cứu trên huyết thanh bệnh nhân tại các điểm nghiên cứu 2001 – 2004 bằng kỹ thuật ELISA, kỹ thuật IFA, kỹ thuật WB Do triệu chứng bệnh sốt nhiễm virút Hanta gần... định một số đặc điểm phân bố virút Hanta qua giám sát huyết thanh chuột tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam 2001 – 2004 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật Western Blot (WB) 2 Những đóng góp mới của luận án: - Phát hiện kháng thể IgG kháng virút Hanta (một loại virút mới tại Việt Nam) trên chuột và người, bằng chứng cho thấy tại miền. .. tại một số vùng của miền Bắc đã thấy có dấu ấn thể hiện nhiễm virút Hanta và tỷ lệ nhiễmnam giới cao hơn ở nữ giới tương ứng 5:1 tại các điểm nghiên cứu, lứa tuổi mang kháng thể IgG tập trung độ tuổi lao động 20-45 bằng kỹ thuật ELISA 2 Xác định một số đặc điểm phân bố virút Hanta qua giám sát huyết thanh chuột tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam 2001 – 2004 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men... 10 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Xác định tỷ lệ và đặc điểm phân bố huyết thanh học của virút Hanta trên người ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001-2004 bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật Western Blot (WB) 3.1.1 Kết quả huyết thanh người lành và bệnh nhân có kháng thể IgG kháng virút Hanta tại miền Bắc giai đoạn 2001-2004 Nhận... huyết thanh bệnh nhân không khác nhau không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 Bảng 3.1 Số huyết thanh người lành và bệnh nhân tại các điểm nghiên cứu có kháng thể IgG 2001 - 2004 3.1.2 Kết quả huyết thanh bệnh nhân tại các điểm nghiên cứu 2001-2004 3.1.2.1 Kết quả kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn men ELISA Nhận xét: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể IgG kháng virút Hantahuyết thanh bệnh nhân của 4 tỉnh. .. Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) tại châu Âu Tại châu Âu sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) có căn nguyên bởi các týp virút sau Puumala, Dobrava và virút Hanta Tỷ lệ tử vong do nhiễm virút Hantavirút Puumala này ở châu Âu đều thấp và độ dưới 1% Người bệnh nhiễm virút DOB thường tử vong tỷ lệ cao có khi tới 12% căn nguyên do bị xuất huyết dẫn tới sốc .Tại cộng hoà Séc tỷ lệ nhiễm bệnh virút. .. đã tìm thấy một bệnh nhân tại tỉnh Hải Dương cũng trong năm 2005 chúng tôi đã phát hiện một vài bệnh nhân tại tỉnh Thanh Hóa, các bệnh nhân này đều có kháng thể IgG và IgM với tỷ lệ dương tính cao, gợi ý rằng đã có vụ dịch xảy ra [Số liệu còn đang nghiên cứu] Kết quả này một lần nữa khẳng định có sự tồn lưu virút 18 4.1.2 Kết quả nghiên cứu trên huyết thanh người lành tại các điểm nghiên cứu 2001 – . NG [ Trơng thừa Thắng nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút hanta tại một số tỉnh miền bắc việt nam Chuyên ngnh: Virut hc Mã số: 62.72.68.05 tóm tắt luận án. nhưng kết quả phân lập và huyết thanh học hoàn toàn âm tính. Do đó đề tài: " ;Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001 – 2004" tiến hành để nhằm. có kháng thể kháng virút Hanta nam / nữ ứng với 5 : 1. 3.2. Xác định một số đặc điểm phân bố virút Hanta qua giám sát huyết thanh chuột tại một só tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001-2004 bằng kỹ

Ngày đăng: 08/04/2014, 13:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Tình hình huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgG kháng virút Hanta tại  các điểm nghiên cứu 2001-2004 - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Bảng 3.2. Tình hình huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgG kháng virút Hanta tại các điểm nghiên cứu 2001-2004 (Trang 13)
Bảng 3.1. Số huyết thanh người lành và bệnh nhân tại các điểm nghiên cứu có kháng  thể IgG 2001 - 2004 - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Bảng 3.1. Số huyết thanh người lành và bệnh nhân tại các điểm nghiên cứu có kháng thể IgG 2001 - 2004 (Trang 13)
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra huyết thanh bệnh nhân bằng kỹ thuật WB tại các điểm  nghiên cứu 2001 – 2004 - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra huyết thanh bệnh nhân bằng kỹ thuật WB tại các điểm nghiên cứu 2001 – 2004 (Trang 14)
Bảng 3.3. Kết quả huyết thanh dương tính bằng kỹ thuật ELISA và IFA ở bệnh nhân   tại các điểm nghiên cứu 2001-2004 - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Bảng 3.3. Kết quả huyết thanh dương tính bằng kỹ thuật ELISA và IFA ở bệnh nhân tại các điểm nghiên cứu 2001-2004 (Trang 14)
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra huyết thanh người lành bằng kỹ thuật IFA. - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra huyết thanh người lành bằng kỹ thuật IFA (Trang 15)
Hình 3.1. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng virút Hanta qua kết quả - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.1. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng virút Hanta qua kết quả (Trang 16)
Hình 3.2. Mối liên quan lứa tuổi với kháng thể IgG kháng virút Hanta tại các điểm - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.2. Mối liên quan lứa tuổi với kháng thể IgG kháng virút Hanta tại các điểm (Trang 17)
Hình 3.3. Liên quan giới với sự đáp ứng kháng thể IgG kháng virút Hanta tại các địa - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.3. Liên quan giới với sự đáp ứng kháng thể IgG kháng virút Hanta tại các địa (Trang 17)
Bảng 3.8. Phân loại chuột bắt được tại các điểm nghiên cứu năm 2001-2004. - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Bảng 3.8. Phân loại chuột bắt được tại các điểm nghiên cứu năm 2001-2004 (Trang 18)
Hình 3.5. Kết quả RT-PCR  giếng 1  là thang chuẩn DNA, giếng 2 và 3  mẫu phổi của 2 chuột đoạn 373 bp - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.5. Kết quả RT-PCR giếng 1 là thang chuẩn DNA, giếng 2 và 3 mẫu phổi của 2 chuột đoạn 373 bp (Trang 19)
Hình 3.4. S ố lượng chuột đực, chuột cái xét nghiệm bằ ng 3 kỹ thuật ELISA,  IFA, WB tại các địa đ iểm nghiên cứu, 2001- 2004 - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.4. S ố lượng chuột đực, chuột cái xét nghiệm bằ ng 3 kỹ thuật ELISA, IFA, WB tại các địa đ iểm nghiên cứu, 2001- 2004 (Trang 19)
Hình 3.6. Cây phả hệ virút Seoul tại Hà Nội - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.6. Cây phả hệ virút Seoul tại Hà Nội (Trang 19)
Hình 4.1. Sơ đồ truyền nhiễm virút Hanta từ chuột sang người. - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 4.1. Sơ đồ truyền nhiễm virút Hanta từ chuột sang người (Trang 25)
Hình 3.1. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng virút Hanta qua kết quả - Nghiên cứu huyết thanh học nhiễm virút Hanta tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Hình 3.1. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng virút Hanta qua kết quả (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w