2. Xác định một số đặc điểm phân bố virút Hanta qua giám sát huyết thanh chuột tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam 2001 – 2004 bằng kỹ thuật hấp phụ
1.1.2. Cấu trúc virút Hanta
Giống như các virút khác thuộc họ Bunya, vật liệu di truyền là một sợi ARN âm, thông qua thông tin với đầu 3’ gồm 3 đoạn ARN: đoạn lớn L (6530 - 6550 nucleotid),
đoạn trung bình M (3613-3707) và đoạn nhỏ S (1696-2083 nucleotid). Cả 3 đoạn này
đều tham gia quá trình mã hoá nucleocapsid protein (NP). NP có tính chất là kháng
nguyên đặc trưng và đáp ứng kháng thể phát hiện ở các bệnh nhân trong giai đoạn
đầu khởi bệnh. NP có trọng lượng 49-51 kDa dịch mã 428 - 433 amino acid (aa). NP có nhiều chức năng quan trọng như nhân lên, dịch mã, cung cấp vật liệu di truyền và giám sát trong quá trình sợi virút nhân lên. Đoạn ARN trung bình M - 3700 nucleotid
mã hóa ra glycoprotein tiền thân cho sự dịch mã của vỏ G1 và G2 (envelope
glycoprotein) và tạo kháng thể trung hòa. Đoạn L -6500 nucleotid mã hóa protein với
việc sao chép, phiên mã, kích hoạt men endonucleaza giúp cho đoạn S -1900
nucleotid trong việc tổng hợp NP – kháng nguyên đặc trưng. Ba đoạn S, M, L khi mang đi phân tích xác định trình tự gien thấy khác nhau về cấu trúc khuôn mẫu tương
ứng với tỷ lệ 2%, 8% và 18%, lý do khác nhau này thể hiện qua trình tự biến đổi các nucleotid. Sự thay đổi ít hay nhiều trật tự nucleotid đã làm ảnh hưởng tới việc dịch mã tạo nên protein khác nhau và dẫn đến sự thay đổi cấu tạo virút. Hiện giờ, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất hơn 30 týp virút thuộc nhóm Hanta bằng phương pháp phân tích gien và phân tích kháng nguyên .
1.2. Bệnh sinh
Nghiên cứu bệnh nhân sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) thấy virút Hanta khi nhiễm vào máu kéo theo đó là sự thay đổi giãn nở mao mạch gây thoát huyết tương, cô đặc máu gây sốc do giảm thể tích máu và dẫn đến tử vong. Kháng nguyên virút Hanta đã quan sát thấy trong tế bào nhu mô của não, tim, phổi, lách, thận và gan. Các nhà khoa học cũng tìm thấy kháng nguyên virút Hanta trong mao mạch tế bào nội mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể, trong hạch lympho và trong tế bào Kupfer của gan. Groen và cộng sự đã quan sát thấy kháng nguyên Hanta trong tế bào ống thận ở
bệnh nhân HFRS. Nghiên cứu về mô bệnh học cho thấy có sự thay đổi ở thận qua các giai đoạn mắc bệnh; Khi bệnh nhân ở thể cấp tính mạch máu bị tắc trong các ống thận, làm cho các ống thận bị thương tổn và thận trở nên bị phù nề.
Nghiên cứu bệnh nhân hội chứng viêm phổi (HPS) căn nguyên do virút Sin Nombre kiểm tra bằng kỹ thuật X quang quan sát thấy có sự nhân lên của virút trên phổi và cả
cuống phổi. Bệnh nhân HPS ở thể nặng có hiện tượng tràn dịch trào ra bên màng phổi và phù phổi nặng, tuy nhiên quan sát xuất huyết ở phổi hiếm thấy. Nghiên cứu hiển vi mô phổi thấy hiện tượng virút xâm nhiễm trên tế bào nội mạc và đại thực bào ở phổi. Sinh thiết bệnh nhân tử vong HPS tìm thấy kháng nguyên Hanta trong màng trong cơ
tim, đây là một nguyên nhân gây sốc tim ở giai đoạn cấp. Quan sát thấy phổi bệnh nhân HPS thường đen, nặng, dẻo, và thường nặng gấp đôi so với người bình thường, các thương tổn đó gây phù phổi ở các cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học quan sát thấy bệnh nhân nhập Viện do HPS xét nghiệm có hiệu giá kháng thể trung hoà cao thường có khả năng sống sót cao.