1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng đói nghèo việt nam qua các giai đoạn phát triển

13 667 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 59,19 KB

Nội dung

Thực trạng đói nghèo việt nam qua các giai đoạn phát triển

Trang 1

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

I Khái quát về vấn đề nghèo đói 3

1.1 Một số khái niệm về đói nghèo và thước đo đói ngèo 3

1.1.1 Khái niệm đói nghèo 3

1.1.2 Thước đo đói nghèo 3

1.2 Phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo 3

II Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 4

2.1 Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay 4

2.1.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam 4

2.1.2 Nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam 6

2.2 Việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay 7

2.2.1 Thành tựu đạt được 7

2.2.2 Những tồn tại và thách thức của công cuộc xóa đói gảm nghèo 8

III Giải pháp và kiến nghị 10

3.1 Giải pháp 10

3.1.1 Giải pháp kinh tế quản lí 10

3.1.2 Giải pháp cơ sở hạ tầng 10

3.1.3 Giải pháp vốn 11

3.1.4 Giải pháp công tác khuyến nông 11

3.1.5 Giải pháp ở hộ gia đình 11

3.2 Kiến nghị 11

3.2.1 Đối với nhà nước 11

3.2.2 Đối với cơ quan địa phương 12

3.2.3 Đối với từng hộ gia đình 12

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng về nội hàm, ngoài yếu tố cơ bản là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định còn phải đặc biệt quan tâm tới các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống Quan điểm phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung của toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam

Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu lâu dài của nước ta, trong đó vấn đề đói nghèo được nhà nước đặc biệt quan tâm Nghèo đói là nguyên nhân làm gia tăng các vấn

đề xã hội như mù chữ, bệnh tật, bạo hành, xung đột Chính vì thế mà việc tìm giải pháp cho vấn đề đói nghèo là nội dung mà Đảng và Nhà nước cực kì quan tâm trong những năm gần đây Có rất nhiều chính sách đã được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng đông đảo của quần chúng nhân dân và phù hợp với xu hướng chung của thời đại mới

Bài tiểu luận của chúng em nhằm tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của tình trạng đói nghèo ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp và các bài học kinh nghiệm để chúng ta có thể xóa bỏ tình trạng đói nghèo, đưa kinh tế đất nước đi lên

Trang 3

I Khái quát về vấn đề nghèo đói

1.1 Một số khái niệm về đói nghèo và thước đo đói ngèo

1.1.1 Khái niệm đói nghèo

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về đói nghèo, tuy nhiên, Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung của đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan tháng 9 năm 1993:

“ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”.

Tổ chức y tế thế giới WHO lại định nghĩa đói nghèo theo thu nhập Theo đó, một người được xem là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia

Ở Việt Nam, phần đông người nghèo sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa

lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế Nghèo không đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận với các dịch vụ như giáo dục, văn hóa, y tế…

1.1.2 Thước đo đói nghèo

Một số thước đo đói nghèo:

 Xác định các chỉ số phúc lợi

 Lựa chọn và ươc tính ngưỡng nghèo

 Các thước đo đói nghèo thong dụng

1.2 Phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo

Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiên trong cuốc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam năm 1992 – 1993 và 1997 – 1998 Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo lương thực, thực phẩm Đường đói nghèo ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung bao gồm cả mặt lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như tổ chức y tế thế giới và các cơ quan khác xây dựng mức kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người là chuẩn về nhu cầu 2100kcal/người/ngày Những người có mức chi tiêu dưới mức chi tiêu cần thiết để đạt được lượng kcal này gọi là nghèo lương thực, thực phẩm

Trang 4

Đường đói nghèn chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm Khi tính cả chi phí này với đường đói nghèo lương thực thực phẩm ta có đường đói nghèo chung

Năm 1993, đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1.16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 55%), năm 1998 là 1.79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 39%) Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm 1993 là 58% và năm 1998 là 37.4%; còn

tỷ lệ đói nghèo lương thực, thực phẩm tương ứng sẽ là 25% và 15%

II Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

2.1 Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam

Theo báo cáo của WB (ngân hàng thế giới) trong cuộc tọa đàm về chuẩn đói ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội, 15-16/2/2000 tỉ lệ nghèo đói ở nước ta năm 1993 là 58.1% giảm xuống 34.4% năm 1998 Theo BLĐTBXH tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam là 26% năm 1993 giảm xuống 15.7% năm 1998 Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng

112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (% số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87% Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới Theo báo cáo của Bộ LĐ - TB&XH, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam giảm nghèo khá nhanh, hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo Tỷ lệ hộ nghèo từ chỗ chiếm 58% dân số năm 1993, đến nay chỉ còn khoảng 7,8% Tuy nhiên, theo kết quả giám sát từ Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, hiện công cuộc giảm nghèo bền vững vẫn còn rất nhiều thách thức Trong đó, tỷ lệ tái nghèo hiện đang ở mức cao, gần 50% hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, số hộ nghèo ở đô thị cũng tăng nhanh trước những cú sốc kinh tế

Qua số liệu thống kê trên dù đánh giá tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam bằng phương pháp nào thì vẫn có tốc độ giảm nghèo rất nhanh, đã từng được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới Tuy nhiên, xét trên tổng thể Việt Nam vẫn là một nước nghèo, có sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng và gay gắt

Trang 5

a Sự bất bình đẳng trong thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư còn cao và xu hướng tiếp tục tăng

So sánh nghèo đói giữa các vùng.

Sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, các miền là không đều Tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có xu hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005 Tỉ lệ hộ nghèo tập trung ở vùng khó khăn, có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất song đây cũng là những vùng có nhiều hộ nghèo nhất

Năm 2005 mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7% nhưng sự chênh lệch về số hộ nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Đông Nam Bộ là 1,7% trong khi số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc chiếm đến 12% tổng số hộ nghèo trong cả nước Mặc dù số lượng hộ nghèo là dân tộc thiểu số đã giảm nhưng tỷ lệ trong tổng số hộ nghèo của cả nước vẫn tăng lên Nhóm dân tộc có tỷ lệ nghèo cao là Vân Kiều (60,3%), Pako (58,5%) và H’Mông (35%) vào năm 2003

Chênh lệch giữa các nhóm dân cư.

Thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng, chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm

2002 Chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm

2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004, mức độ nghèo còn khá cao Thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo đã làm cho tình trạng nghèo tương đối gay gắt

b So sánh nghèo đói theo khu vực thành thị và nông thôn.

Nguồn: Việt Nam - tấn công nghèo đói (WB) – đơn vị %

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, hiện nay số người nghèo sống ở nông thôn là 90% (còn thành thị là 10%) trong đó 45% sống ở dưới ngưỡng nghèo (theo WB) Việt Nam, tấn công nghèo đói

 Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5% năm 2004

Trang 6

 Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thất nghiệp…

 Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội đến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện với số dân 2,4 triệu người thuộc 20 tỉnh có

tỷ lệ hộ nghèo trên 50%

2.1.2 Nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam

Nguyên nhân khách quan:

 Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu và phải trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, mọi nguồn lực đều suy giảm

 Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền

đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế

 Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất

 Trong khi dân số tăng cao, thu nhập lại giảm sút do thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hóa, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp

ko hiệu quả

 Lao động ở nông thôn dư thừa không được khuyến khích ra thành thị lao động do chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản dân di

cư, nhập cư vào thành phố

 Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trìn thâm dụng vốn của nhà nước

Nguyên nhân chủ quan:

 Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới

 Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn, giá cả, rủi ro

 Nền kinh tế không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do vốn đầu tư trực tiếp, ODA, kiều hối, thu nhập từ việc bán khoáng sản thô Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, nhiều mâu thuẫn

 Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc còn cao

Trang 7

2.2 Việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Thành tựu đạt được

a Thành tựu

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển Nó không những đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam mà còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại, phù hợp với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đề ra

 Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ 60% năm 1990 xuống 58% năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% năm 2000, 29% năm 2002 và còn 18,1% năm 2004 Năm 2006 có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn theo chuẩn quốc tế

 Căn cứ vòa chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao Động thương bình và xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990 xuống còn xấp xỉ 17% năm 2001

 Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ đến năm 2005 chỉ còn 1,1triệu

hộ Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000

 Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống 6,3% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm được 30.000 hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đai hội Đảng thư VIII và IX đề ra

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 đã về đích trước thời hạn một năm Vào cuối năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn ở mức trên 8%, trong khi kế hoạch Đại hội Đảng IX đề ra là năm 2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% Tình trạng tái đói kinh niên cơ bản đã không còn diễn ra Người nghèo ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ sản xuất và đời sống dân sinh, được vay vốn tín dụng, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục và nước sinh hoạt Bên cạnh đó, người nghèo cũng được thụ hưởng các chương trình văn hóa, phát thanh, truyền hình Tổng nguồn lực huy động cho xóa đói giảm nghèo bao gồm cả chương trình 133,

143 (Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm), chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn) và các dự án quốc tế trong 5 năm (2001-2005) khoảng 40.950 tỷ đồng Riêng nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng Ngoài ra năng lực của cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo đã được tưng lên

b Nguyên nhân

Trang 8

Trước hết, đó là do việc thường xuyên nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói cho các cấp, các ngành và mọi người dân đặc biệt là người nghèo và xã nghèo Xóa đói giảm nghèo vươn lên khá giả và làm giàu không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và trách nhiệm của toàn xã hội, đây

là vấn đề mấu chốt để thực hiện thành công chương trình

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xã hội hóa về nguồn lực, nhân lực và vật lực ngày càng được đẩy mạnh Chính sự hợp lực này đã tạo ra phong trào xóa đói giảm nghèo sôi động nhiều năm trong cả nước góp phần vào thành công của chương trình Cùng với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của mọi người dân trong việc trợ giúp người nghèo, còn có sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong việc tiếp cận và giải quyết vấn đề nghèo đói ở Việt Nam

Cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình Trong quá trình thực hiện chương trình, sự tham gia giám sát của mặt trận, các đoàn thể ở

cơ sở, người dân, đặc biệt là người nghèo, phụ nữ và người dân tộc thiểu số cũng là một trong những yếu tố tạo nên thành công của chương trình

2.2.2 Những tồn tại và thách thức của công cuộc xóa đói gảm nghèo.

Mặc dù Việt Nam đã và đang cố gắng thực hiện các công tác xóa đói giảm nghèo

và đã đạt và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đáng khích lệ đó, công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta còn tồn tại một số hạn chế mà trong quá trình thực hiện tiếp theo chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng khi nền kinh tế ngày càng phát triển.

Các chỉ số thống kê cho thấy chênh lệch giữa nhóm giàu (20% tổng số hộ có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (20% tổng số hộ có thu nhập thấp nhất) qua các năm như sau: 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm

1995 là 7 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 và 2004 là 8,1 lần, đến năm 2011 là 9,2 lần

và năm 2012 là 9,4 lần Đây là những con số đáng để chúng ta suy ngẫm Tại sao người giàu ngày càng giàu còn người nghèo thì vẫn mãi nghèo Đặc biệt trong những thời kì kinh tế bất ổn khủng hoảng, cùng với những biến đổi khí hậu, thiên tai… thì vấn đề miếng cơm manh áo của người nghèo lại là những câu chuyện buồn trong lòng dư luận

Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nước ta nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tại, bão lụt và 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao Nguồn lực trong nước dành cho xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, đó là do nước ta còn nghèo nên ngân sách nhà nước không lớn Trung bình nguồn ngân sách chi cho các chương trình

Trang 9

XDGN chỉ chiếm gần 2% ngân sách nhà nước Cũng phải nói rằng việc trợ cấp người nghèo đa số chỉ dừng lại ở việc “cho con cá” chứ chưa “cho cần câu” tới người nghèo Đó cũng là một điều dễ hiểu vì những người nghèo hiện nay chủ yếu là ở vùng sâu, vùng cao, thiên tai bão lũ thường xuyên nên việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh tế nhằm tạo việc làm cho họ là một điều khó khăn

Các cơ chế, chính sách xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cho người nghèo tuy được triển khai thực hiện, song chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa rõ ràng và minh bạch ở một số vùng và địa phương, chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo.

Việc tổ chức thực hiện các chính sách XDGN còn nhiều yếu kém Nhà nước chưa

có chính sách phù hợp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho hàng nông sản cũng như chưa có chính sách về giá hợp lý vẫn còn hiện tượng đầu cơ làm thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân trong đó có đối tượng người nghèo vốn đời sống đã rất bấp bênh Một vấn đề nữa đó là việc những người nghèo đa số tiêu dùng những hàng hóa không rõ nguồn gốc ảnh hưởng tới sức khỏe Thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra hiệu quả đối với việc thực hiện các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo thông qua các dự án lớn về nguốn vốn Các hiện tượng tham ô, tham nhũng đã gây thất thoát nguồn ngân sách từ công trình, gây mất lòng tin của nhân dân và từ phía các nhà đầu tư nước ngoài về sử dụng và quản lý nguốn vốn vay nước ngoài (ODA, vốn vay ngân hàng ADB, IMF, WB…)

Nghèo đói không chỉ dừng lại ở vấn đề về lương thực chỗ ở mà còn là về vấn đề tri thức Nước ta là một nước dân số trẻ cho nên số người trong độ tuổi lao động là vô cùng đông đảo nhưng trình độ vẫn còn kém.

Cho dù ngày nay đã có rất nhiều trường đại học được mở ra và số người đi học đại học có vẻ như ngày càng tăng nhưng chúng ta cũng mới chỉ dừng lại ở mặt số lượng còn

về mặt chất lượng lại là một vấn đế mà đến giờ vẫn chưa giải quyết được Chúng ta vẫn tự hào là những người Việt Nam cần cù, có năng lực nhưng trước các nhà tuyển dụng vẫn là

câu nói “Phải đào tạo lại!”

Nghèo đói là vấn đề ở quốc gia nào cũng có không chỉ Việt Nam Nhưng chúng ta nên xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc bởi lẽ nó là khởi nguồn của nhiều vấn đề Nghèo đói họ sẽ chặt gỗ săn bắt động vật để bán, nghèo đói họ sẽ dễ dàng bị đối tượng xấu, phản động dụ dỗ và niềm tin vào một xã hội công bằng văn minh sẽ bị mờ nhạt Cuối mỗi năm chúng ta thường nghe thấy đài báo nói về tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước nó có vẻ là những con số khá ấn tượng nhưng có một hiện thực đó là xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh đang ngược xuôi giữa dòng đời về miếng cơm manh áo Có một câu nói rất hay của Hồ Chí Minh mà chúng ta nên suy ngẫm đó là:

“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”

Trang 10

III Giải pháp và kiến nghị

III.1.1Giải pháp kinh tế quản lí

 Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tê, cải cách hành chính

 Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo nâng cao dân trí

 Đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa thông tin

 Phát triển kinh tế , đồng bộ hóa xã hội từ miền xuôi đến miền núi, từ vùng thuận lợi đến vùng xâu xa

 Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo cấp thôn, bản

 Bảo đảm tính công khai minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc thảo luận

III.1.2Giải pháp cơ sở hạ tầng

 Đẩy mạnh xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường, trạm cho các địa phương nghèo

 Giải pháp giáo dục và đào tạo nghề

 Giảm chi phí đến trường cho mỗi cá nhân các gia đình nghèo

 Nâng cấp chất lượng giáo dục

 Xây dựng và phát triển các chương trình “Những tấm lòng vàng”, “ Nhà đại đoàn kết”, “ Xóa nhà tạm bợ, nhà dột nát cho hộ nghèo” , “Ngày vì người nghèo” …

III.1.3Giải pháp vốn

 Ưu tiên hộ chính sách nằm trong diện hộ nghèo đói vay trước

Ngày đăng: 07/04/2014, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w