1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lao động ở nông thôn việt nam và giải pháp trong giai đoạn

25 888 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 190,35 KB

Nội dung

Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Báo cáo môn: Kinh tế phát triển

Đề tài: Đánh giá tình trạng sử dụng

nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam

và giải pháp trong giai đoạn

2012-2020

Nhóm thực hiện: NHÓM 2

1 Trần Thị Ngọc Hải (Nhóm trưởng) 6 Thiều Thị Lê

2 Nguyễn Cẩm Vân 7 Phạm Hoa Lan

3 Ngô Thị Quỳnh 8 Lê Thị Loan

4 Nguyễn Thị Thu Hằng 9 Nguyễn Thị Anh Thương

5 Trần Văn Huy 10 Hà Thị Vân Anh

GVHD: Phạm Thị Thu Hằng

Hà Nội tháng 10/2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4

2.1 Khái niệm chung về lao động 4

2.2 Nguồn lao động nông thôn 5

2.2.1 Khái niệm 5

2.2.2 Đặc điểm lao động nông thôn 5

2.2.3 Vai trò của lao động nông thôn với phát triển kinh tế 6

2.3 Sử dụng nguồn lao động 8

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY 9

3.1 Số lượng 9

3.2 Chất lượng 9

3.3 Cơ cấu 12

CHƯƠNG 4: XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY 15

4.1 Xu thế phát triển 15

4.2 Giải pháp sử dụng nguồn lao động nông thôn 16

4.2.1 Giải pháp về số lượng 17

4.2.2 Giải pháp về chất lượng 18

4.2.3 Giải pháp về cơ cấu lao động ở nông thôn 23

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể, nhất

là kinh tế nông nghiệp và nông thôn Đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn nước ta đã cónhiều thay đổi Bên cạnh những thành quả đạt được đó, một trong những vấn đề xã hộicòn tồn tại là giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

Không có việc làm, nguồn nhân lực sẽ bị lãng phí, tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, thunhập của người lao động giảm sút, tệ nạn xã hội và tội phạm phát triển dẫn đến mất ổnđịnh về kinh tế xã hội

Chính vì vậy, đề tài của nhóm xin được trình bày một số vấn đề liên quan đến: “Đánh

giá tình trạng sử dụng lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020”.

Trang 4

CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, vai tròcủa nguồn lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nguồn lao động là một trongnhững nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Không có sự đầu tư nào mang lạinguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn lao động Việc làm rõ thực trạng và những bấtcập từ góc độ phát triển nguồn lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn

đề đòi hỏi nhiều nghiên cứu trên bình diện lý luận và thực tiễn

Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, lao động trong khu vựcnông thôn hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lao động dồidào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội Phát triển lao động khu vực nông thôn

sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nhưng đây cũng làthách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất nghiệpthiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìm hảm sự phát

triển của đất nước Chính vì vậy mà nhóm em chọn đề tài: “Đánh giá tình trạng sử dụng

lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020” để có thể góp

một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.1 Khái niệm chung về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiênthành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Trong quá trình sản xuất, conngười sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩmphục vụ cho nhu cầu của con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xãhội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, nó là nhân tố quyết địnhcủa bất cứ quá trình sản xuất nào Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xãhội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đềtrung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải thực sự giải phóng sứcsản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người laođộng, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người Vai trò của người

Trang 5

lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêngrất quan trọng.

Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động(Theo quy định của Luật Lao động nam có độ tuổi từ 16 – 60, nữ có độ tuổi từ 16 – 55)

2.2 Nguồn lao động nông thôn

2.2.1 Khái niệm

Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôntrong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến

55 tuổi) có khả năng lao động

Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồmnhững người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và nhữngngười thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm

Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượngtham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn

có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việcphù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nôngthôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ởnông thôn

2.2.2 Đặc điểm lao động nông thôn

Lao động nông thôn mang tính thời vụ

Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn Nguyênnhân của nét đặc thù trên là do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi,

ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinhtrưởng và phát triển khác nhau Tính thời vụ trong nông nghiệp không thể xóa bỏ đượctrong quá trình sản xuất, chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuấtnông nghiệp Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của qúa trình sản

Trang 6

xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quantrọng.

Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao

Chất lượng của người lao động được đánh gía qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹthuật và sức khoẻ

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

Nguồn lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lựcnước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnhđất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế Lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của

cả nước tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng dotrình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu Để có một nguồn lao động vớitrình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng

để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước

2.2.3 Vai trò của lao động nông thôn với phát triển kinh tế

Tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp có

số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội Song, cùng với sự pháttriển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xuhướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giaiđoạn sau:

Giai đoạn đầu: đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp chuyển sang sản xuấthàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và được các

Trang 7

ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất- dịch vụ Nhưng do tốc độ tăng tựnhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dưthừa từ nông nghiệp, do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tươngđối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng này ởViệt Nam hiện nay đó là có nhiều nông dân bỏ ruộng và đi làm các việc phi nông nghiệpkhác hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp.

Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động nôngnghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao Số lao động dôi ra donông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết Vì thế giai đoạn này số lượng laođộng ở nông thôn giảm cả tương đối và tuyệt đối

Tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm

Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sông chủ yếu bằngnghề nông Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rấtđông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu vềlương thực thực phẩm ngày càng gia tăng Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thểđạt được trong ngành nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là donguồn lao động nông thôn cung cấp

Như chúng ta đã biết vào những năm 1980 của thế kỷ trước hàng năm chúng ta phảinhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, và trong những năm đó bình quân lương thực đầungười của chúng ta chỉ đạt 268,2 kg/người/năm Nhưng do chất đó chất lượng nguồn laođộng nông thôn ngày càng được nâng cao trong những năm sau đó, đặc biệt trong thờigian gần đây như : số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn của ngườilao động ngày càng được nâng lên Nên năng suất và sản lượng lương thực tăng nhanh cả

về số lượng và chất lượng Không những cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định chonhu cầu trong nước mà hằng năm chúng ta đã xuất khẩu nông sản, thu được ngoại tệ đáng

kể cho đất nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện vật chất cho quá trình CNH - HĐHđất nước Để việc cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định và chất lượng không ngừngđược nâng cao thì nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng

Tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nông Lâm - Thuỷ sản

Trang 8

-Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm màngười lao động nông thôn làm ra Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển công nghiệpchế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác

Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác vàcủa chính bản thân ngành nông nghiệp

2.3 Sử dụng nguồn lao động

Là hình thức phân công người lao động vào công việc mỗi công việc có đặc tínhkhác nhau về chuyên môn, hình thái Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thựcchất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử dụng lao động nàyđạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Phân bố nguồn lao độngchính là việc phân phối, bố trí hình thành nguồn lao động theo quy luật, xu hướng tiến bộvào các lĩnh vực hoạt động, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thỗ Xét về bản chất thì

đó là sự đổi mới tình trạng phân công lao động ngày càng tiến bộ hơn và đạt trình

độ ngày càng cao hơn

Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp kết hợp hài hoà nhiều biện pháp phân

bổ theo từng lĩnh vực sản xuất, từng ngành, từng nội bộ ngành kinh tế, từng vùng lãnhthổ trong phạm vi quốc gia Mét xu hướng có tính quy luật là lực lượng lao động đượcphân bổ và lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm và khi nền kinh tế phát triển thìnhu cầu về hưởng thụ văn hoá tinh thần ngày càng cao và đây là nhu cầu vô hạn Đàotạo lao động, nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, chămsóc sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo và tổ chức sản xuât.Trong lĩnh vực không sản xuất vật chất phân bổ tỷ trọng lớn lao động vào các ngànhnghiên cứu khoa học, y tế giáo dục, văn hoá thể thao, giảm lao động trong quản lý hànhchính, lao động quản lý Trong lĩnh vực sản xuất vật chất tăng tỷ trọng lao động, giảm tỷtrong lao động trong ngành nông nghiệp, bởi vì tăng năng suất lao động trong các ngànhtrên là thuận lợi hơn nó tác động trở lại ngành nông nghiệp

Trang 9

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY 3.1 Số lượng

Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, theo số liệucủa Tổng cục Thống Kê, dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người,tăng 1,06% so với năm 2011 Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực nôngthôn là 59,97 triệu người, chiếm 67,55%, tăng 0,02% so với năm 2011

Năm 2012, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đang chiếm tới 71,1% lựclượng lao động cả nước Trong đó lực lượng lao động có tỷ lệ các nhóm tuổi 15 - 29 tuổichiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động Vậy nhưng tỷ lệ việc làm của khu vựcnông thôn lại tỷ lệ nghịch với lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nôngthôn là 1,42%, tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm là 3,35%

Có thể thấy nông thôn là nơi tập trung một số lượng lao động lớn của cả nước, và cũng

là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao

3.2 Chất lượng

Theo dự báo của các nhà khoa học, trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, với tốc

độ phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ và sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chếthị trường thì trung bình mỗi người, trong cuộc đời lao động, có thể sẽ phải đổi nghềkhoảng 4-5 lần Như vậy, muốn tiếp tục làm việc, đòi hỏi người lao động phải khôngngừng học tập để nâng cao trình độ, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới một cách liêntục

Thực trạng học vấn, dân trí và CMKT đang còn thấp kém đã gây rất nhiều khó khăntrong việc thực hiện chủ trương đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào quá trình laođộng sản xuất ở khu vực nông nghiệp-nông thôn Thực trạng này cũng đã và đang lànhững nguyên nhân quan trọng làm cho: Nhiều vấn đề trong nông nghiệp, nông thôn,nông dân chậm được giải quyết

Trang 10

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo thành thị, nông thôn

Một trong bốn nguy cơ và là nguy cơ đầu tiên mà Nghị quyết Đại hội IX đã ghi rõ:

“Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới” Thực tế,nhiều nhà kinh tế cũng đã chứng minh, nếu tính chi phí trên một đơn vị sản phẩm, lao

Trang 11

động nông thôn nước ta hiện nay đắt hơn so với lao động động của nhiều nền kinh tếkhác, và tình hình này đã: Dẫn đến hai hậu quả lớn đối với nền kinh tế đang trong giaiđoạn đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó là một môi trường đầu tư kém hấpdẫn và sức cạnh tranh thấp của sản phẩm4 Chất lượng và giá thành sản phẩm phụ thuộcvào trình độ CMKT và tay nghề của người sản xuất, mà trình độ CMKT cũng như kỹnăng tay nghề lại chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoahọc- công nghệ vào quá trình sản xuất, tức là phụ thuộc vào trình độ học vấn của ngườilao động.

Khi đất nước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thì những thách thức quan trọng đầutiên đòi hỏi lao động nông nghiệp-nông thôn phải vượt qua chính là vấn đề khắc phục mọikhó khăn, cố gắng học tập nhằm nâng cao hơn học vấn và CMKT Bởi lẽ, đây là nhữngyếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranhtrong cơ chế thị trường của mọi nền kinh tế

Hiện tại, trình độ dân trí, học vấn và CMKT của lao động nông nghiệp-nông thôn còn

ở trình độ thấp, cho nên nhìn chung, sức cạnh tranh về năng suất cũng như chất lượng sảnphẩm còn bị nhiều hạn chế

Nguồn lao động của Việt Nam hằng năm được bổ sung nhiều nhưng cơ hội để họ cóđược việc làm bảo đảm thu nhập ổn định đời sống lại không dễ dàng Số lao động đã đượcđào tạo không chỉ chiếm tỷ lệ thấp mà còn bất cập do chất lượng đào tạo kém; cơ cấu đàotạo bất hợp lý, mất cân đối giữa đào tạo nghề và đào tạo ở cấp bậc đại học, cao đẳng.Thêm nữa, số đã qua đào tạo đối với thanh niên ở khu vực nông thôn lại chiếm tỷ lệ rấtthấp so với khu vực đô thị Quá trình đô thị hóa nông thôn đã làm gia tăng áp lực về thiếuviệc làm cho khu vực này thêm trầm trọng: đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ chất lượngnguồn nhân lực thấp Hiện nay, hơn 78% lao động ở nước ta chưa qua đào tạo, trong số

đó 63% là lao động ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn Đây thực sự là một số liệu đáng đểchúng ta phải suy nghĩ và trăn trở

Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động của một nền sản xuất nông nghiệp có trình

độ thấp ở Việt Nam như hiện nay là vẫn mang nặng tính chất của người sản xuất nhỏ lẻ,phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễnrất hạn chế, nên đa số họ là những người thụ động, tư duy cạnh tranh kém, tính tự do vàmanh mún cao Từ đó thu nhập của họ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất

Trang 12

hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷluật lao động cao là không dễ dàng.

Hiện nay nước ta có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi,nhưng mới có 17% trong số đó được đào tạo chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyếnnông sơ sài Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn đang cần có việc làm ổn định thì chỉ

có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học; 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trungcấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị) Với trình độ như vậy họ khó có thể

áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, đủ sứccạnh tranh với sản phẩm hàng hóa nông sản trong khu vực và cũng khó có thể tìm đượcviệc làm ở các doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải qua đào tạo và đạt trình độ tay nghềcao Do đó, nhiều nơi sau khi chuyển ruộng đất cho sản xuất công nghiệp, nếu doanhnghiệp có ưu tiên tuyển lao động trẻ cho các hộ mất đất thì họ cũng khó có thể đảm nhậncông việc kỹ thuật để đạt được mức thu nhập cao, nên dù có những cơ hội chuyển đổinghề, người lao động nông thôn (bao gồm cả thanh niên đến tuổi lao động và người chủgia đình bị mất đất) đều khó tiếp nhận những nghề mới Tình trạng nguồn lao động trình

độ thấp, chưa được đào tạo nghề (cả nghề nông và phi nông) cùng với sự thiếu kiến thức,tác phong sống và tính kỷ luật, kỹ năng lao động trong lao động công nghiệp kém nên rấtkhó đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cao trước tốc độ của công nghiệp hóa và hộinhập

Từ đó có thể thấy rằng, thu nhập của người lao động ở khu vực nông thôn thấp vàngày càng cách xa ở khu vực đô thị Những điểm vừa nêu trên đây là một rào cản và tháchthức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay đối với người lao động khu vực nông thôn

3.3 Cơ cấu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triểnnông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tăng giá trị sản sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địaphương, vùng, miền Đây là chủ trương, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nướctrong quá trình đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nhằm thực hiện mục

tiêu xây dựng nông thôn mới.

Ngày đăng: 05/04/2014, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w