Các Đảng bộ tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945)
Trang 1Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Häc viÖn ChÝnh trÞ - hμnh chÝnh
Quèc gia Hå ChÝ Minh
Trang 2C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS,TS NguyÔn Träng Phóc
Häc viÖn CTQG Hå ChÝ Minh
Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2007
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th− viÖn Quèc gia
vµ Th− viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh
Trang 3Danh mục các công trình khoa học của tác giả
liên quan đến đề tμi nghiên cứu đ∙ công bố
1 Nguyễn Đình Cả (2000), "Tính chất điển hình của Cách mạng tháng
5 Nguyễn Đình Cả (2006), Phong trào phá kho thóc cứu đói - Hình thức
đấu tranh độc đáo tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám ở các tỉnh
đồng bằng Bắc bộ, Kỷ yếu Hội thảo "Cách mạng tháng Tám 1945
giá trị lý luận và thực tiễn", Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
Trang 4Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng từ 1939 đến 1945 là một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt Đó là những năm tháng tột cùng của tăm tối, đau khổ dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân phát xít Pháp - Nhật, nhưng
đồng thời cũng là đỉnh cao của khát vọng giải phóng con người với Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945
là sự tích lũy của 15 năm đấu tranh cách mạng kể từ khi Đảng ta ra đời,
đồng thời cũng là kết quả trực tiếp của phong trào giải phóng dân tộc
1939-1945 Thành quả mà Cách mạng tháng Tám mang lại là cực kỳ vĩ đại: lật nhào cả thiết chế thực dân đế quốc phát xít, phong kiến tay sai; trả lại tên cho đất nước Việt Nam trên bản đồ chính trị thế giới; xóa kiếp người nô lệ thành người làm chủ đất nước; thiết lập một thiết chế xã hội kiểu mới trên
đất nước Việt Nam Đóng góp vào kiệt tác lịch sử mang tính huyền thoại này có phong trào cách mạng ở các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc
bộ Bước vào phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, quán triệt và thực hiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng bộ các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trên vùng đất này đấu tranh tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám
Trang 5Với những ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài: "Các Đảng bộ tỉnh,
thành đồng bằng Bắc bộ l∙nh đạo phong trào giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945)" làm chủ đề nghiên cứu của luận
án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời, phong trào
đấu tranh cách mạng từ 1939 đến 1945 mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, 1945 đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều công trình nghiên cứu về những năm tháng cách mạng sôi động này
Là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết đề cập đến giai đoạn 1939-1945 và đặc biệt là về Cách mạng Tháng Tám 1945
Với cương vị là Tổng bí thư của Đảng qua các thời kỳ, các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông
Đức Mạnh và một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã viết nhiều chuyên luận và các bài báo đề cập đến giai đoạn này và Cách mạng tháng Tám 1945
Về các công trình nghiên cứu trong nước có các tác giả và tác phẩm nổi bật sau:
Trần Văn Giàu: Từ cách mạng tháng Mười đến Cách mạng tháng Tám, Nxb Văn hoá Hà Nội 1957
Văn Tạo - Thành Thế Mỹ - Nguyễn Công Bình: Lịch sử Cách mạng tháng Tám, Nxb Sử học, Hà Nội, 1960
Cách mạng tháng Tám-Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương
(2 quyển) do Tổ lịch sử Cách mạng tháng Tám biên soạn, Trần Huy Liệu duyệt Nxb Sử học, Hà Nội, 1960
Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam: Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970
Nguyễn Anh Dũng: Nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989
Văn Tạo (chủ biên): Cách mạng tháng Tám-Một số vấn đề lịch sử,
Nxb KHXH, Hà Nội, 1995
Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1995
Trang 6Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia: Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
19-8 Cách mạng là sáng tạo, Hội KHLS xuất bản 1995
Cách mạng Tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005
Cách mạng Tháng Tám - một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005
Ngô Văn Minh, Cách mạng Tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, Nxb Đà Nẵng, 2005
Nguyễn Thanh Tâm, Khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Cách mạng tháng Tám 1945 toàn cảnh,
Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, 2005
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng, Cách mạng tháng Tám 1945 giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2006
Nghiên cứu về giai đoạn 1939-1945 còn có một khối lượng lớn là lịch sử
Đảng bộ các địa phương từ tỉnh đến huyện, xã và những cuốn hồi ký, ghi chép, hồi tưởng, kể chuyện của nhiều nhà hoạt động cách mạng lão thành
Đã có một số cuốn sách của các tác giả nước ngoài đề cập đến cuộc vận động giải phóng dân tộc từ 1939-1945 và Cách mạng tháng Tám ở nhiều mức độ khác nhau:
E Côbelép- Đồng chí Hồ Chí Minh; A Patli- Why Viiet Nam?; WJ Duiker-
Ho Chi Minh- A life; S.Tonesson The Vietnamese Revolution of 1945
Tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên cả trong và ngoài nước đã
đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người có số lượng bài viết
về Cách mạng Tháng Tám 1945 nhiều nhất với 12 bài Phần lớn là các bài viết ngắn, gọn, nhưng có tính khái quát rất cao Các bài viết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 như vấn đề thời cơ, lực lượng, vai trò của nhân dân, của Đảng, của Mặt trận Việt Minh Nổi bật lên trong các nhận định, đánh giá về Cách mạng Tháng Tám 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là về giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945 Người nêu rõ những giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám ở một số luận điểm sau:
Trang 7- Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng dân tộc ta khỏi chế độ phong kiến thực dân, lập nên chế độ dân chủ cộng hoà độc lập thống nhất Tổ quốc Đây là lần đầu tiên một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công ở một nước thuộc địa và phụ thuộc hết sức lạc hậu
- Cách mạng Tháng Tám 1945 của Việt Nam là tinh hoa của cách mạng thế giới, mang đầy đủ những phẩm chất cách mạng tiêu biểu của cách mạng
Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), cách mạng Tân Hợi (1911)
Với cương vị Tổng bí thư của Đảng trong thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí Trường Chinh cũng là một trong số ít người có những nghiên cứu sâu về Cách mạng Tháng Tám 1945 Các bài viết của đồng chí Trường Chinh mang tính hệ thống và tổng kết sâu sắc
Đóng góp nổi bật nhất của đồng chí Trường Chinh khi nghiên cứu về Cách mạng Tháng Tám 1945 là đã nêu lên những ưu điểm và nhược điểm của Cách mạng Tháng Tám 1945L: ưu điểm là: chuẩn bị chu đáo; mau lẹ và kịp thời; toàn dân nổi dậy; nhược điểm là: tinh thần cương quyết không
đều; không triệt để tước vũ khí quân đội Nhật; không kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng; không chiếm được nhà ngân hàng Những luận điểm này là một cơ sở, một dữ liệu để từ đó có thể so sánh với những nhận định,
đánh giá khác góp phần làm sáng tỏ hơn, chân thực hơn về Cách mạng Tháng Tám
Về khía cạnh khôi phục lịch sử, các bộ lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, đã phản ánh sinh động chi tiết quá trình chuẩn bị các điều kiện
để tiến tới tổng khởi nghĩa và những đóng góp của các địa phương trong Cách mạng Tháng Tám 1945
Về khía cạnh chuyên sâu, các tác giả Nguyễn Anh Dũng với Nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám; Nguyễn Thanh Tâm với Khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám và Ngô Văn Minh với Cách mạng Tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã có những đóng góp nhất định trong từng khía cạnh
về tiến trình của Cách mạng Tháng Tám 1945 Những tác giả này đã đề cập
đến các vấn đề cơ bản của Cách mạng Tháng Tám là khởi nghĩa vũ trang, hình thái khởi nghĩa và quá trình khởi nghĩa cụ thể ở một khu vực khá tiêu biểu là các tỉnh ven biển miền Trung của Việt Nam
Trang 8Chiếm số lượng lớn trong các công trình nghiên cứu về giai đoạn 1939-1945 và Cách mạng Tháng Tám 1945 là những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ và của nhiều nhà khoa học
đăng tải trên các tạp chí, báo và các hội thảo nhân dịp kỷ niệm 50 năm, 60 năm Cách mạng Tháng Tám Nội dung của các loại bài này tập trung ở các khía cạnh sau:
- Một số bài khẳng định lại những giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và từ đó gắn với yêu cầu thực tế của cuộc sống đang đặt ra
- Một số bài công bố mới các văn bản, sự kiện mới được sưu tầm, xác
định có liên quan đến giai đoạn 1939-1945
- Một số bài tiếp tục khai thác, bổ sung, hệ thống lại, nâng cao thêm những giá trị, tác động, thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà hoạt động chính trị, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu chuyên về Lịch sử Đảng đã phản ánh được giai đoạn 1939-1945 và Cách mạng Tháng Tám 1945 về những vấn đề cơ bản như vấn đề thời cơ, lực lượng, hình thái khởi nghĩa; tính chất, ý nghĩa lịch sử, sự ảnh hưởng, tác động của sự kiện này đối với tiến trình lịch sử dân tộc và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
Những công trình của các nhà nghiên cứu người nước ngoài chủ yếu thiên về miêu tả và luận giải các sự kiện lịch sử chủ yếu Những suy luận
mà họ nêu lên phần lớn mang tính phán đoán hoặc giả định, thiếu cơ sở thực tiễn để nhận định và đánh giá về giai đoạn 1939-1945 và Cách mạng tháng Tám một cách khách quan Tuy vậy, đây vẫn là những công trình có giá trị về sự lan toả, tác động của cách mạng Việt Nam đến với thế giới mà nổi bật là Cách mạng Tháng Tám - 1945 Điều cần quan tâm ở đây là chúng ta có thêm một cách tư duy, nghiên cứu để so sánh, đối chiếu, góp phần làm rõ thêm giá trị của giai đoạn lịch sử này
Chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về quá trình Đảng bộ các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh cách mạng từ 1939 tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ sự vận dụng sáng tạo của các Đảng bộ địa phương và sự nỗ lực của quần chúng cách mạng từ 1939 đến 1945 ở một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất của đất nước Việt Nam trong tiến trình của Cách mạng Tháng Tám 1945
Trang 93 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc bộ đối với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ở các địa phương này từ 1939 đến 1945 Từ đó góp phần làm sáng tỏ sự đặc thù và tính toàn diện, của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam
Luận án có nhiệm vụ:
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, hoạt động của Đảng bộ các tỉnh, thành
đồng bằng Bắc bộ và phong trào cách mạng của nhân dân ở các địa phương này từ 1939 đến tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Đánh giá thành công và kinh nghiệm, khẳng định vai trò và tác động của quá trình đấu tranh cách mạng từ 1939 đến tổng khởi nghĩa ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ đối với thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám trên cả nước
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu:
Từ góc độ khoa học lịch sử Đảng, luận án nghiên cứu hoàn cảnh lịch
sử, hoạt động của các Đảng bộ tỉnh, thành thuộc đồng bằng Bắc bộ và phong trào cách mạng của nhân dân ở các địa phương này trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc1939-1945
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, luận án giới hạn từ tháng 11 năm 1939 đến tháng 8 năm 1945
Về địa lý, các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ bao gồm: Vĩnh Yên - Phúc Yên, Sơn Tây - Hà Đông; Hà Nội, Bắc Ninh; Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định; Hưng Yên, Hải Dương; Thái Bình, Hải Phòng - Kiến An
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về con đường cách mạng Việt Nam, về khởi nghĩa vũ trang tiến tới giành chính quyền về tay nhân dân
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận án
Trang 10Nguồn tư liệu chủ yếu để viết luận án là văn kiện Đảng thời kỳ
1930-1945 và một số tư liệu lịch sử ở giai đoạn 1939-1930-1945 Đồng thời, luận án tham khảo, tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan, trong đó có các công trình lịch sử của các Đảng bộ tỉnh, thành phố và một số huyện ở đồng bằng Bắc bộ
6 Đóng góp mới về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án trình bày sự linh hoạt, tích cực, chủ động, tinh thần cách mạng kiên cường của Đảng bộ và quần chúng cách mạng các tỉnh, thành
đồng bằng Bắc bộ trong cao trào cách mạng 1939-1945; nêu rõ những thành công nổi bật và kinh nghiệm của Đảng bộ các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ trong quá trình lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Đồng thời luận án sẽ góp phần vào việc khẳng định tầm vóc lịch sử, tính khoa học, chân thực của Cách mạng tháng Tám 1945 với vị trí là sự kiện mở đầu một thời đại mới Kết quả nghiên cứu của luận án còn gợi mở những vấn đề có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay như việc phát huy yếu tố nội lực, tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, yếu tố thời cơ của các địa phương trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" được bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám 1945
Luận án còn là tài liệu tham khảo góp phần nghiên cứu và giảng dạy
về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Xây dựng Đảng
- Danh mục các công trình của các tác giả liên quan đến luận án
- Danh mục các tài liệu tham khảo của luận án
- Phụ lục
Trang 11Nội dung cơ bản của luận án
1.1.1 Khái quát về các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ
Đồng bằng Bắc bộ - một chiếc nôi của lịch sử, văn hóa Việt Nam
- Đồng bằng Bắc bộ, nơi con sông Hồng chảy về với biển là một trong những chiếc nôi của lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam Trên diện tích xấp xỉ 15.000 km2, mặc dù gọi là đồng bằng nhưng trên thực tế, tam giác châu thổ Bắc bộ có đỉnh là nơi sông Hồng và sông Đà gặp nhau và đáy
là miền duyên hải từ Hải Phòng đến Ninh Bình là một vùng không bằng phẳng Các hoạt động kiến tạo địa chất đã gây ra nhiều trận động đất mà sử sách thời Lý - Trần đã ghi chép Năm 2002, việc khai quật khu Hoàng Thành Thăng Long đã minh chứng cho sự chồng nhau của các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất
- Cư dân đồng bằng Bắc bộ đông đúc và thuần nhất với người Kinh (Việt) là chủ yếu Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt hàng đầu đất nước với nhiều danh nhân, nhiều bậc hiền tài, làng khoa bảng, dòng họ đỗ đạt cao nhất nước với 52/56 trạng nguyên của thời phong kiến
- Về kinh tế, nghề trồng lúa là chủ yếu Ngoài ra còn có nhiều làng nghề truyền thống hết sức nổi tiếng xưa nay như tơ tằm Hà Đông, gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Ngũ Xã
- Về văn hóa, đây là một trong những chiếc nôi hình thành văn hóa Việt Nam, là vùng đất của ca dao, hò, vè, của các lễ hội và tín ngưỡng văn hóa đặc sắc vào bậc nhất đất nước
Trang 12Đồng bằng Bắc bộ - nơi khởi nguồn của những bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước
- Đây là nơi xuất hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng mùa xuân năm 40 khởi đầu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa chống phương Bắc của Lý Nam Đế (542), Triệu Quang Phục (546) và Khúc Thừa Dụ (905) Bắt đầu từ thế kỷ 11, Hà Nội trở thành thủ
đô của nhà nước Đại Việt độc lập khi Lý Công Uẩn đọc chiếu dời đô! Trong kỷ nguyên Đại Việt Tên tuổi của các anh hùng dân tộc đã gắn liền với các chiến thắng vĩ đại trên vùng đất này Đó là Lý Thường Kiệt với chiến thắng Như Nguyệt trên sông Cầu, Trần Hưng Đạo với những trận chiến thủy bộ kinh hoàng đã nhấn chìm uy danh quân sự của đế chế Nguyên Mông lừng lẫy một thời Rồi Lê Lợi, Nguyễn Trãi với Bình ngô
đại cáo thiên cổ hùng văn đại thắng quân Minh khôi phục nền độc lập
Đầu nhà Lê, đồng bằng Bắc bộ mà trung tâm là Hà Nội đạt đến đỉnh cao của sự phồn vinh Nhưng từ thế kỷ XVI thì vùng đất này đã chứng kiến
sự suy tàn của nạn cát cứ phong kiến Nam - Bắc triều, vua Lê - chúa Trịnh, đàng ngoài - đàng trong Thăng Long - Đông Đô chợt bùng lên trong những khoảnh khắc của mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 để rồi gần hai trăm năm kế tiếp bị quên lãng thành cố đô một thời rêu phong phủ kín Phải chăng đây là khoảng lặng của lịch sử để chất chứa thành ngọn lửa cách mạng trong thế kỷ XX?
- Đầu thế kỷ XX, các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ gồm 12 tỉnh là Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Thái Bình và hai thành phố
là Hà Nội và Hải Phòng Trên mảnh đất lịch sử này, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đã xuất hiện như báo hiệu cho những đổi thay vĩ đại sẽ diễn ra trong thế kỷ XX
1.1.2 Sự ra đời của tổ chức Đảng và phong trào đấu tranh cách mạng ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ giai đoạn 1930-1939
Quá trình hình thành tổ chức Đảng ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ
Sau Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2-1930, các đại biểu về nước để kiện toàn tổ chức Đảng
- Các Đảng bộ Đông Dương cộng sản Đảng của Đảng bộ Thái Bình (6-1929); Đảng bộ Nam Định (19-6-1929); Đảng bộ Ninh Bình (10-1929);
Trang 13Đảng bộ Hải Phòng - Kiến An (8-1929) lần lượt chuyển thành các Đảng bộ
Đảng Cộng sản Đông Dương
- Tiếp đó, tháng 3-1930 Đảng bộ Hà Nội ra đời; tháng 4-1930 Đảng
bộ Hải Phòng ra đời Đảng bộ Hà Nam thành lập tháng 9-1930
- Các tỉnh còn lại mới thành lập được các chi bộ Hưng Yên có chi bộ Sài Thị (Khoái Châu) thành lập cuối 1929 Hải Dương có hai chi bộ được thành lập vào đầu năm 1930 là chi bộ Mạo Khê (Đông Triều) tháng 2-1930
và chi bộ Đọ Xá (Chí Linh) tháng 3-1930 Hà Đông có chi bộ Đông Phù (Thường Tín) thành lập tháng 5-1930 Phúc Yên có chi bộ đồn điền Đa Phúc thành lập tháng 3-1933 Bắc Ninh có chi bộ đảng đầu tiên được thành lập tháng 4-1933 ở Phù Lưu (Tiên Sơn) Vĩnh Yên có chi bộ đồn điền Tam Lộng - Bình Xuyên thành lập tháng 10-1933 Sơn Tây có chi bộ Đa Phúc thành lập cuối 1938
Các Đảng bộ tỉnh, thành và các chi bộ Đảng lần lượt ra đời đã trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng trên địa phương mình
Phong trào đấu tranh cách mạng ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ
- Phong trào đấu tranh của công nhân
Tính thống nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ được thể hiện trong các đợt đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930 hoặc các ngày kỷ niệm quốc tế, như Cách mạng Pháp 14-7, Quốc tế đỏ 1-8, Cách mạng Nga 7-11
Bước chuyển nổi bật thứ hai là các cuộc đấu tranh đã bắt đầu chuyển dần từ mục tiêu kinh tế sang mục tiêu chính trị
Phong trào công nhân đã có sự liên kết, phối hợp với phong trào nông dân
và các hình thức đấu tranh khác cùng thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc
- Phong trào đấu tranh của nông dân
Phần lớn các cuộc đấu tranh tập trung vào việc chống sưu cao, thuế nặng, chống nạn "phụ thu, lạm bổ" ở Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam
Đã có một số cuộc đấu tranh có ý thức chính trị như đòi lại đất sản xuất, chống việc cướp đất của địa chủ, tư sản, biểu tình thị uy, rải truyền
đơn, phối hợp đấu tranh với các tầng lớp nhân dân
Thành quả lớn nhất là đã tập hợp, giác ngộ, tổ chức được phong trào
đấu tranh của bộ phận dân cư đặc trưng nhất, lớn nhất của xã hội vào sự nghiệp cách mạng của các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ