Sự biến động của TAN trong quá trình ương

Một phần của tài liệu xác định khả năng thay thế artermia bằng moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải tiến (Trang 27 - 38)

Theo Aquacop (1984), ấu trùng tôm càng xanh không có biểu hiện rõ khi N-NH4+ ảnh hưởng trực tiếp, nhưng khi nồng độ N-NH4+ từ 0,3- 0,5 ppm, đó là dấu hiệu của sự nhiễm bẩn. Ấu trùng lúc này thường bị nhiễm Zoothamnium và Vorticella, sau đó là nhiễm vi khuẩn Necrosis.

Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), khi ương ấu trùng tôm càng xanh với mô hình nước xanh có thay nước và hàm lượng N-NH4+được đo hằng ngày, nước được thay sao cho nồng độ N-NH4+ nhỏ hơn 0,2 ppm.

Bảng 4.4: Biến động TAN trung bình giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm

Lần thu TBNT I mg/L TBNT II mg/L TBNT III mg/L TBNT IV mg/L TBNT V mg/L 1 0 0 0 0 0 2 0 0-0,5 0-0,5 0-0,5 0-0,5 3 0-0,5 0-0,5 0-0,5 0-0,5 0-0,5 4 0-0,5 0,5-1 0,5-1 1,0-2,0 1,0-2,0 5 1,0-2,0 1,0-2,0 1,0-2,0 2,0-5,0 2,0-5,0 6 2,0-5,0 2,0-5,0 2,0-5,0 2,0-5,0 2,0-5,0

Những nghiệm thức thay thế Moina càng nhiều thì TAN tăng càng nhanh và tăng nhanh nhất ở nghiệm thức 4 và 5. Khi Moina được thay thế Artemia trong khoảng thời gian từ 7- 10 ngày thì hàm lượng TAN tăng cao (1,0- 2,0 mg/L). Nguyên nhân do hệ thống thí nghiệm không thay nước, kết hợp với hàm lượng các chất có trong Moina sau khi chết (Theo Lavens và Sorgeloos (2003) thì hàm lượng protein ở Moina chiếm 50% khối lượng khô, chất béo chiếm từ 20- 27% khối lượng khô ở Moina trưởng thành và 4- 6% ở Moina nhỏ). Bởi vì, theo kết quả thí nghiệm dẫn, Moina chỉ sống trong nước 12‰ được 50% trong 30 phút và chết hoàn toàn sau 60 phút. Chính vì nguyên nhân này đã làm hàm lượng TAN tăng cao ở thời gian cuối thí nghiệm (2- 5

Hàm lượng đạm cuối chu kỳương tăng trong ngưỡng 2- 5 ppm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến ấu trùng, có thể do ấu trùng thích nghi cao với sự thay đổi từ từ của môi trường ương, và một điều quan trọng do đây là mô hình nước xanh cải tiến, tảo và vi khuẩn phát triển trong nước, trên vỏ Artemia và trên thành bể sẽ là yếu tố quan trọng trong việc hấp thu và tự ổn định nồng độ đạm (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).

4.1.4 Sự biến động của N-NO2- trong quá trình ương

Trong thời gian đầu thí nghiệm, ấu trùng được bố trí chung trong bể có thể tích 1m3, điều kiện tương đối ít biến động. Hàm lượng nitrite tăng nhẹ sau 7- 10 ngày ương (0- 0,5 mg/L). Sau 13 ngày bố trí thí nghiệm (lần thu mẫu thứ 4), hàm lượng N-NO2- tăng từ (0,5- 1 mg/L) và duy trì cho đến kết thúc thí nghiệm (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Biến động ( N-NO2- ) trung bình giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm

Lần thu TBNT I mg/L TBNT II mg/L TBNT III mg/L TBNT IV mg/L TBNT V mg/L 1 0 0 0 0 0 2 0 - 0,33 0 - 0,167 0 - 0,33 0 - 0,5 0 - 0,5 3 0 - 0,5 0 - 0,5 0 - 0,5 0 - 0,5 0 - 0,5 4 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 5 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 6 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1 0,5 -1

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2003), hàm lượng N-NO2- có thểđạt đến 2 mg/L nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến ấu trùng. So với số liệu của tác giả thì hàm lượng N- NO2- trong thí nghiệm thấp hơn kết quả của tác giả nhưng vẫn nằm trong mức cho phép, nên ấu trùng hoạt động tốt.

4.1.5 Sự biến động của N-NO3- trong quá trình ương

Hàm lượng N-NO3- tăng nhẹ vào lần thu thứ 3 (0- 5 mg/L) ở cả 5 nghiệm thức tương ứng với ngày thứ 10 của chu kỳương, và hầu như tăng không đáng kể vào những lần thu cuối (0- 5 mg/L) (Bảng 4.6).

Vì hệ thống nước trong bể là hệ thống nước xanh cải tiến, nên phần lớn hàm lượng N- NO3- đã được tảo và vi khuẩn phát triển trong nước, trên vỏ Artemia và trên thành bể hấp thu. Có thểđây cũng là một nguyên nhân làm cho hàm lượng N-NO3- tăng không đáng kể.

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2003), hàm lượng N-NO3- tốt nhất nên được duy trì dưới 20 mg/L. Thí nghiệm cho thấy hàm lượng N-NO3- thấp hơn mức cho phép, ấu trùng hoạt động tốt, phát triển bình thường

Bảng 4.6: Biến động ( N-NO3- ) trung bình giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm Lần thu TBNT I mg/L TBNT II mg/L TBNT III mg/L TBNT IV mg/L TBNT V mg/L 1 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 3 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 4 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 6 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 0 - 5 4.2 Quá trình phát triển của ấu trùng 4.2.1 Thời gian tồn tại của một giai đoạn ấu trùng

Ấu trùng nở ra không đồng loạt mà có khoảng thời gian nhất định từấu trùng nở đầu tiên trong buồng trứng đến ấu trùng cuối cùng. Sau khi nở, tất cảđều ở giai đoạn 1 và bắt đầu từ thời điểm này, tốc độ phát triển hoàn toàn khác nhau đối với từng cá thể trong quần đàn.

Sự phân đàn xuất hiện không đồng nhất giữa 5 nghiệm thức và mật độ Moina thay thế với tỉ lệ càng cao thì sự phân đàn xuất hiện càng sớm trong chu kỳ ương. Với mật độ

Moina thay thế Artemia ở các nghiệm thức với các tỉ lệ khác nhau (NT I 0% Moina, NT II 25% Moina, NT III 50% Moina, NT IV 75% Moina, NT V 100% Moina) nên

thành phần dinh dưỡng cũng như sự biến động các yếu tố môi trường bể ương là nguyên nhân gây nên sự phân đàn khác nhau ở 5 nghiệm thức và sự phân đàn cao ở các nghiệm thức có tỉ lệ Moina thay thế cao. Kết quả này phù hợp với ý kiến của Aquacop (1977) thì điều kiện môi trường không ổn định, dinh dưỡng kém cũng góp phần gia tăng sự phân đàn.

Sự phân đàn xảy ra nhưng vẫn có nhóm cá thể chiếm tỉ lệ cao đại diện cho sự phát triển của quần đàn. Nghiệm thức I, giai đoạn thứ 9 chiếm 67,67% trong 3 nhóm vào ngày thứ 16. Nghiệm thức II, giai đoạn thứ 7 chiếm 66,67% trong 3 nhóm vào ngày thứ 12. Nghiệm thức III, giai đoạn thứ 6 chiếm 53,33% trong 3 nhóm vào ngày thứ 10. Nghiệm thức IV, giai đoạn thứ 6 chiếm 90% trong 3 nhóm vào ngày thứ 9. Nghiệm thức V, giai đoạn thứ 6 chiếm 46,67% trong 3 nhóm vào ngày thứ 7.

Hình 4.3. Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT I

Hình 4.5. Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT III

Hình 4.7. Tỷ lệ phân đàn ấu trùng NT V

4.2.2 Ảnh hưởng của sự thay thế Artemia lên thời gian chuyển Postlarvae

Tôm càng xanh là giáp xác bậc cao, từ giai đoạn ấu trùng đến tôm trưởng thành muốn phát triển phải tiến hành lột xác. Thời gian lột xác mỗi giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện môi trường, dinh dưỡng, mật độương.

Bảng 4.7: Thời gian chuyển Postlarvae giữa các nghiệm thức

Nghiệm thức Ngày xuất hiện Postlarvae Chu kỳương

NT I Ngày 17 Ngày 26

NT II Ngày 20 Ngày 26

NT III Ngày 20 Ngày 26

NT IV Ngày 19 Ngày 26

NT V Ngày 21 Ngày 26

Chu kỳ lột xác ở nghiệm thức I (cho ăn 100% Artemia và thức ăn chế biến) là nhanh nhất và xuất hiện Postlarvae đầu tiên sớm nhất (ngày 17) so với nghiệm thức khác (Bảng 4.7). Mặc dù tất cả các điều kiện khác trong quá trình bố trí thí nghiệm là như nhau, nhưng với sự thay thế Artemia bng Moina với các tỉ lệ khác nhau đã dẫn đến sự khác nhau của chu kỳ lột xác của ấu trùng ở các nghiệm thức trong thí nghiệm. Theo Lavens và Sorgeloos, (2003), hàm lượng vitamin ở Artemia là đủđểđáp ứng các yêu cầu về chế độ thức ăn được khuyến nghị dùng nuôi thuỷ sản. Bên cạnh đó, hàm lượng các axit amin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của

Artemia khi sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng biển. Các axit amin quan trọng là hàm lượng các axit béo thiết yếu như axit eicosapentaenoic (EPA: 20:5n-3) và quan trọng

hơn là axit docosahexaenoic (DHA: 22:6n-3). Do đó, mặc dù Moina có chứa một phổ rộng các enzim tiêu hoá như proteinaza, peptidaza, amylaza, pipaza và ngay cả xanlulaza, hàm lượng HUFA là những acid amin thiết yếu mà cơ thể cá, tôm không thể tự tổng hợp được, nhưng vì Moina là loài nước ngọt cho nên nó không phải là thức ăn thích hợp với sinh vật biển (http://edis.ifas.ufl.edu/FAO24, 3/2010) nên đây cũng là nguyên nhân gây chậm lột xác của ấu trùng ở các nghiệm thức thay thế Artemia bằng

Moina với các tỉ lệ khác nhau và thời gian chuyển Post chậm nhất xảy ra ở nghiệm thức 5 (21 ngày).

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv, (2003) ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác phải mất 15- 30 ngày, tùy theo điều kiện môi trường dinh dưỡng. Nếu thức ăn duy nhất là Artemia sẽ cho kết quả kém hơn so với bổ sung nguồn thức ăn có thịt và trứng. Ngoài ra trong thời gian bố trí thí nghiệm thời tiết thích hợp là một thuận lợi cho quá trình lột xác và phát triển của ấu trùng. Một qui trình ương ấu trùng bắt đầu và kết thúc trong vòng 24- 26 ngày (nhanh nhất), 30- 35 ngày (chậm nhất). So với kết quả của một số tác giả như Nguyễn Chí Cường (2000) và Hồ Văn Việt (2001) có số ngày xuất hiện Postlarvae đầu tiên là 21 ngày; Nguyễn Ngọc Thọ (2000), ngày xuất hiện Post đầu tiên là 23 ngày thì kết quả của chúng tôi có số ngày xuất hiện PL đầu tiên tương đối ngắn hơn (17- 21 ngày).

4.2.3 Tăng trưởng của ấu trùng

Trải qua 11 lần lột xác kích thước ấu trùng tăng dần theo giai đoạn phát triển và không giống nhau giữa các nghiệm thức. Sự chênh lệch kích thước ấu trùng ở 5 nghiệm thức không cao, kích thước ấu trùng từ giai đọan 7 đến giai đọan 11 dao động trong khoảng từ 3,63 ± 0,03 mm đến 6,23 ± 0,05 mm. (Bảng 4.8)

Bảng 4.8: Kích thước ấu trùng theo từng giai đoạn phát triển

Chiều dài trung bình của ấu trùng một số giai đoạn phát triển

NT GĐ I (mm) GĐ III (mm) GĐ V (mm) GĐ VII (mm) GĐ IX (mm) GĐ XI (mm) I 3,85 ± 0,05a 5,41 ± 0,02a 6,15 ± 0,03a II 3,82 ± 0,05a 5,28 ± 0,12a 6,13 ± 0,02a III 3,73 ± 0,04a 5,26 ± 0,06a 6,23 ± 0,05b IV 3,63 ± 0,08a 5,28 ± 0,02a 6,21 ± 0,04b IV 1,33 ± 0,025 1,95 ± 0,075 2,64 ± 0,051 3,63 ± 0,03a 5,21 ± 0,03a 6,22 ± 0,05b

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng mẫu tự khác nhau không có ý nghĩa ở mức P<0,05.

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2003) thì ấu trùng trải qua 11 lần lột xác, mỗi lần lột xác sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau và kích thước tăng dần. Kết quả thí nghiệm cho thấy ấu trùng ở giai đoạn I dài không quá 1,5 mm và ở giai đoạn 11 dài không quá 6,3 mm là nhỏ hơn các thí nghiệm khác. Chiều dài ấu trùng giai đoạn 11 ở nghiệm

thức 3 lớn nhất (6,23 ± 0,05 mm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 1, 2 (Bảng 4.8, Hình 4.8). Các nghiệm thức sử dụng Moina thay thế cho

Artemia với tỉ lệ 50%, 75%, 100% có chu kỳ lột xác chậm, thời gian tồn tại các giai đoạn 8, 9, 10 kéo dài từ 4 đến 7 ngày do đó vật chất dinh dưỡng được tích lũy, kích thước gia tăng hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 1.

6 6,05 6,1 6,15 6,2 6,25 6,3 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 C h i u d à i G Đ 1 1 ( m m )

Hình 4.8. Chiều dài ấu trùng giai đoạn 11

4.2.4 Tỉ lệ sống ấu trùng

Tỉ lệ sống của ấu trùng trong kỹ thuật ương là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Điều kiện môi trường tốt, thích hợp, nguồn dinh dưỡng đầy đủ, ấu trùng không bệnh tật

Tỉ lệ sống ấu trùng ở cả 5 nghiệm thức giảm dần theo từng giai đoạn ương. Thời gian nuôi kéo dài thì tỉ lệ sống của ấu trùng càng giảm thấp. Việc thay thế Artemia bằng

Moina không làm ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ sống của ấu trùng. Nghiệm thức 2 thay thế 25% Moina có tỉ lệ sống thấp nhất (19% ± 3,08) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức 3 (35,41% ± 8,03), nghiệm thức 4 (34,13% ± 5,19) (Bảng 4.9).

Bảng 4.9: Tỉ lệ sống của ấu trùng

Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) 1. Không thay thế Artemia bng Moina 40,06 ± 7,23b

2. Thay thế 25% Artemia bng 25% Moina 18,84 ± 3,08a 3. Thay thế 50% Artemia bng 50% Moina 35,41 ± 8,03b 4. Thay thế 75% Artemia bng 75% Moina 34,13 ± 5,19b 5. Thay thế 100% Artemia bng 100% Moina 16,42 ± 2,07a

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 NT I NT II NT III NT IV NT V T l s n g ( % )

Hình 4.9. Tỷ lệ sống ấu trùng theo giai đoạn Postlarvae

Khi thay thế 50%- 75% Artemia bng 50%- 75% Moina, ấu trùng có tỉ lệ sống 34,13%- 35,41% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 1 (không thay thế Artemia bng Moina). Như vậy, trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh có thể thay thế từ 50% đến 75% Artemia bng Moina macrocopa.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kết luận

Moina chịu được độ mặn 12‰ trong khoảng thời gian 30 phút.

Hàm lượng TAN tăng cao (2- 5mg/L) vào cuối chu kỳ ương và tăng nhanh ở các nghiệm thức thay thế Artemia bng Moina.

Tỉ lệ sống ấu trùng thấp nhất (16,42%) ở nghiệm thức V (thay thế 100% Artemia bằng

100% Moina + thức ăn chế biến) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức I, III, IV.

Có thể sử dụng 50% đến 75% Moina để thay thế Artemia trong quá trình sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu về việc thay thế Artemia bng Moina macrocopa trong ương ấu trùng tôm càng xanh qui mô sản xuất giống theo qui trình nước xanh cải tiến.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

Hồ Văn Việt, 2001. Nghiên cứu khả năng thay thế Artemia bằng thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình nước xanh cải tiến. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Thị Cẩm Oanh, 2000. Ảnh hưởng của các nguồn nước mặn khác nhau lên sự phát triển và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

trong mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Lý Hoàng Phúc, 2006. Áp dụng qui trình nước xanh cải tiến trong ương nuôi tôm

càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Chí Cường, 2000. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii ) với các mật độ khác nhau trong mô hình nước xanh cải tiến và nước trong tuần hoàn. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Thọ, 2001. Thực nghiệm sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến. Tiểu luận tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Marcy N, Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii ). Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Việt Thắng, 1993. Nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học và sản xuất giống

tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ởĐồng Bằng Nam Bộ.

Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Patrick Laven & Patrick Sorgeloos, 2003. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống

Một phần của tài liệu xác định khả năng thay thế artermia bằng moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải tiến (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)