Tăng trưởng của ấu trùng

Một phần của tài liệu xác định khả năng thay thế artermia bằng moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải tiến (Trang 33 - 38)

Trải qua 11 lần lột xác kích thước ấu trùng tăng dần theo giai đoạn phát triển và không giống nhau giữa các nghiệm thức. Sự chênh lệch kích thước ấu trùng ở 5 nghiệm thức không cao, kích thước ấu trùng từ giai đọan 7 đến giai đọan 11 dao động trong khoảng từ 3,63 ± 0,03 mm đến 6,23 ± 0,05 mm. (Bảng 4.8)

Bảng 4.8: Kích thước ấu trùng theo từng giai đoạn phát triển

Chiều dài trung bình của ấu trùng một số giai đoạn phát triển

NT GĐ I (mm) GĐ III (mm) GĐ V (mm) GĐ VII (mm) GĐ IX (mm) GĐ XI (mm) I 3,85 ± 0,05a 5,41 ± 0,02a 6,15 ± 0,03a II 3,82 ± 0,05a 5,28 ± 0,12a 6,13 ± 0,02a III 3,73 ± 0,04a 5,26 ± 0,06a 6,23 ± 0,05b IV 3,63 ± 0,08a 5,28 ± 0,02a 6,21 ± 0,04b IV 1,33 ± 0,025 1,95 ± 0,075 2,64 ± 0,051 3,63 ± 0,03a 5,21 ± 0,03a 6,22 ± 0,05b

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng mẫu tự khác nhau không có ý nghĩa ở mức P<0,05.

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2003) thì ấu trùng trải qua 11 lần lột xác, mỗi lần lột xác sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau và kích thước tăng dần. Kết quả thí nghiệm cho thấy ấu trùng ở giai đoạn I dài không quá 1,5 mm và ở giai đoạn 11 dài không quá 6,3 mm là nhỏ hơn các thí nghiệm khác. Chiều dài ấu trùng giai đoạn 11 ở nghiệm

thức 3 lớn nhất (6,23 ± 0,05 mm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 1, 2 (Bảng 4.8, Hình 4.8). Các nghiệm thức sử dụng Moina thay thế cho

Artemia với tỉ lệ 50%, 75%, 100% có chu kỳ lột xác chậm, thời gian tồn tại các giai đoạn 8, 9, 10 kéo dài từ 4 đến 7 ngày do đó vật chất dinh dưỡng được tích lũy, kích thước gia tăng hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 1.

6 6,05 6,1 6,15 6,2 6,25 6,3 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 C h i u d à i G Đ 1 1 ( m m )

Hình 4.8. Chiều dài ấu trùng giai đoạn 11

4.2.4 Tỉ lệ sống ấu trùng

Tỉ lệ sống của ấu trùng trong kỹ thuật ương là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Điều kiện môi trường tốt, thích hợp, nguồn dinh dưỡng đầy đủ, ấu trùng không bệnh tật

Tỉ lệ sống ấu trùng ở cả 5 nghiệm thức giảm dần theo từng giai đoạn ương. Thời gian nuôi kéo dài thì tỉ lệ sống của ấu trùng càng giảm thấp. Việc thay thế Artemia bằng

Moina không làm ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ sống của ấu trùng. Nghiệm thức 2 thay thế 25% Moina có tỉ lệ sống thấp nhất (19% ± 3,08) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức 3 (35,41% ± 8,03), nghiệm thức 4 (34,13% ± 5,19) (Bảng 4.9).

Bảng 4.9: Tỉ lệ sống của ấu trùng

Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) 1. Không thay thế Artemia bng Moina 40,06 ± 7,23b

2. Thay thế 25% Artemia bng 25% Moina 18,84 ± 3,08a 3. Thay thế 50% Artemia bng 50% Moina 35,41 ± 8,03b 4. Thay thế 75% Artemia bng 75% Moina 34,13 ± 5,19b 5. Thay thế 100% Artemia bng 100% Moina 16,42 ± 2,07a

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 NT I NT II NT III NT IV NT V T l s n g ( % )

Hình 4.9. Tỷ lệ sống ấu trùng theo giai đoạn Postlarvae

Khi thay thế 50%- 75% Artemia bng 50%- 75% Moina, ấu trùng có tỉ lệ sống 34,13%- 35,41% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 1 (không thay thế Artemia bng Moina). Như vậy, trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh có thể thay thế từ 50% đến 75% Artemia bng Moina macrocopa.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kết luận

Moina chịu được độ mặn 12‰ trong khoảng thời gian 30 phút.

Hàm lượng TAN tăng cao (2- 5mg/L) vào cuối chu kỳ ương và tăng nhanh ở các nghiệm thức thay thế Artemia bng Moina.

Tỉ lệ sống ấu trùng thấp nhất (16,42%) ở nghiệm thức V (thay thế 100% Artemia bằng

100% Moina + thức ăn chế biến) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức I, III, IV.

Có thể sử dụng 50% đến 75% Moina để thay thế Artemia trong quá trình sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu về việc thay thế Artemia bng Moina macrocopa trong ương ấu trùng tôm càng xanh qui mô sản xuất giống theo qui trình nước xanh cải tiến.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

Hồ Văn Việt, 2001. Nghiên cứu khả năng thay thế Artemia bằng thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình nước xanh cải tiến. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Thị Cẩm Oanh, 2000. Ảnh hưởng của các nguồn nước mặn khác nhau lên sự phát triển và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

trong mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Lý Hoàng Phúc, 2006. Áp dụng qui trình nước xanh cải tiến trong ương nuôi tôm

càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Chí Cường, 2000. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii ) với các mật độ khác nhau trong mô hình nước xanh cải tiến và nước trong tuần hoàn. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Thọ, 2001. Thực nghiệm sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến. Tiểu luận tốt nghiệp Đại Học – Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Marcy N, Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii ). Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Việt Thắng, 1993. Nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học và sản xuất giống

tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ởĐồng Bằng Nam Bộ.

Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Patrick Laven & Patrick Sorgeloos, 2003. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống

để nuôi thuỷ sản. Tài liệu kĩ thuật nghề cá của FAO. Phòng thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản và Trung tâm tra cứu Artemia Đại học tổng hợp Ghent Ghent, Bỉ.

R.W. Rottmann, J.ScottGraves, Craig Watson và Roy P.E - Bo Bo (Moina) thức ăn thích hợp cho cá bột. http://edis.ifas.ufl.edu/FA024 (3/2010).

Trương Quan Trí, 1990. Sổ tay nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii ).

Viện Khoa Học Thủy Sản, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ, 2001. Nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Báo cáo đề tài cấp tỉnh.

Tiếng Anh

Ang Kok Jee, 1995. The evolution of an environmentaly friendly hatchery for Udang galah, the king of fresh water prawn and a glimpse into the future of the Aquaculture in 21st century, pp 3-5.

Aquacop, 1977. Macrobrachium rosenbergii culture in Polynesia: progress in developing a mass intensive larval rearing technique in clear water. Proc. World Maricult. Soc, 8: 311-26.

Aquacop, 1984. CRC Handbook of Mariculture. I. Crustacean.

Fujimura, T. 1974. Development of a prawn culture industry in Hawaii, Job Completion Report for Project H-14-D (period from 1 july 1969-30 june 1972) , Department of Land and Natural Resources, Stale of Hawaii (internal report).

Ling, S- W, 1969. The general biology and develop of Macrochium rosenbergii. Fao

Fish.

Sử dụng Moina micrura (Kurz) thay thế Artemia trong sản xuất hậu ấu trùng tôm

càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Dịch bởi Nguyễn Lê Hòang Yến

Một phần của tài liệu xác định khả năng thay thế artermia bằng moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải tiến (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)