Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Trang 1Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Tr−êng §¹i häc s− ph¹m Hµ Néi
-
Vò ThÞ Lan
C¸c biÖn ph¸p t¹o høng thó cho häc sinh C¸c biÖn ph¸p t¹o høng thó cho häc sinh nh»m n©ng cao h
nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ d¹y häc iÖu qu¶ d¹y häc iÖu qu¶ d¹y häc
tiÕng ViÖt ë TiÓu häc tiÕng ViÖt ë TiÓu häc
Chuyªn ngµnh: LÝ luËn vµ ph−¬ng ph¸p d¹y häc bé m«n V¨n vµ TiÕng ViÖt M· sè : 62.14.10.04
Tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ gi¸o dôc häc
Hµ néi - 2009
Trang 2Luận án được hoàn thành tại: Khoa Ngữ văn
Khoa Ngữ văn –––– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Phương Nga
Phản biện 1: PGS.TS Hà Quang Năng Viện Ngôn ngữ
Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Hòa Bình Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 3: TS Nguyễn Trọng Hoàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi: 8 giờ 30 ngày 15 tháng 3 năm 2009
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3Danh mục những công trình khoa học của tác giả
Danh mục những công trình khoa học của tác giả
đã công bố có liên quan đến luận án
5 Vũ Thị Lan (2007), Hệ thống câu hỏi hình thành khái niệm, quy tắc ngôn ngữ trong dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở, Nxb Đại học S− phạm, 2007
6 Vũ Thị Lan (2007), “Khai thác tính giả định trong trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 177/ 2007
Trang 4mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là nhiệm vụ chung đặt ra cho các thầy cô giáo, nhà giáo dục ở nước ta cũng như mọi quốc gia trên thế giới
1.2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là bậc học đầu tiên của cuộc đời học sinh, có vai trò đặt nền móng cho các bậc học sau này
1.3 Thực trạng dạy và học tiếng Việt ở trường Tiểu học hiện nay chưa tạo được không khí học tập hào hứng, chưa làm cho việc học tiếng Việt của học sinh trở thành niềm vui, chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, trong khi môn Tiếng Việt là môn học trung tâm ở trường Tiểu học 1.4 Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu hứng thú học tập tiếng Việt
2.1 Những tài liệu gián tiếp bàn về hứng thú học tập tiếng Việt
ý tưởng tìm tòi các biện pháp dạy học tiếng Việt sao cho hay, cho vui đã
được nhiều nhà giáo dục thể hiện qua một số cuốn sách tham khảo mặc dù sách không bàn đến bất kì một vấn đề lí thuyết nào về dạy học hứng thú Ví dụ: Những bài tập tiếng Việt lí thú (Trương Đức Thành chủ biên), Chuyện vui chữ nghĩa (Nguyễn Văn Tứ), Tiếng Việt lí thú Trịnh Mạnh), Vui học Tiếng Việt (Trần Mạnh Hưởng), Trò chơi học tập Tiếng Việt ở Tiểu học (Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh), Các cuốn sách này dẫn người dạy, người học tới kết luận: Có thể dạy học tiếng Việt hứng thú nếu biết sử dụng nguồn ngữ liệu và bài tập hấp dẫn, nếu biết tổ chức học tập theo tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi - chơi mà học”
2.2 Những tài liệu trực tiếp bàn về hứng thú học tập tiếng Việt
Vấn đề tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS cũng được đề cập trực tiếp trong một số tài liệu tham khảo, giáo trình, chuyên đề giảng dạy hay tạp chí Trong số đó phải kể đến bài “Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối
Trang 5với môn Tiếng Việt” (Lê Xuân Thại), bài “Để có thành công của học sinh trong giờ học tiếng Việt những ngày đầu đến trường” (Lê Phương Nga), Các tài liệu tham khảo đã đề cập đến biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học nhưng chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh, và đặc biệt là chưa chỉ ra cách thức cụ thể giúp GV hiện thực hoá các biện pháp vào bài dạy
3 Giả thuyết khoa học
Có thể tạo được hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học bằng cách khai thác triệt để tính thiết thực, hấp dẫn của nội dung dạy học, sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực và nhận xét - đánh giá đảm bảo công bằng, nhấn mạnh mặt thành công Khi
HS đã có hứng thú học tập thì hiệu quả dạy học tiếng Việt sẽ được nâng cao
4 Mục đích và nhiệm vụ
Luận án có mục đích tìm ra các biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở bậc học này Để đạt mục đích này, luận án có nhiệm vụ xác lập cơ sở khoa học của việc tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học: phân tích các điều kiện tạo hứng thú học tập tiếng Việt; khảo sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt, xác định nguồn kích thích hứng thú học tập tiếng Việt và phân tích cách thức tác động để mỗi nguồn kích thích đó có khả năng gây hứng thú tốt nhất cho người học Sau khi đã đưa ra một danh sách các biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt, luận án kiểm chứng tính thực thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất thông qua thực nghiệm
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là hứng thú học tập tiếng Việt và biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học Vì vậy, mọi biện pháp kích thích hứng thú học tập mà tác giả nêu ra đều xuất phát từ việc tìm hiểu HS Tiểu học và nội dung dạy học tiếng Việt ở Tiểu học sau năm 2000
5.2 Luận án chỉ nghiên cứu biện pháp tạo hứng thú được thực hiện ngay trong giờ học chính khoá trên lớp và tập trung phân tích các biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt trên bình diện nội dung
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: tổng kết kinh nghiệm, quan sát, điều tra viết, phỏng vấn - trò chuyện, thực nghiệm và nghiên cứu sản phẩm (giáo án của GV và bài kiểm tra của HS)
7 Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Nêu ra một quan niệm về hứng thú (theo tác giả là đúng đắn nhất) làm chỗ dựa để triển khai vấn đề hứng thú trong dạy học môn Tiếng Việt
- Phân tích các điều kiện cơ bản của việc tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS dưới góc độ giáo dục học
- Thể hiện cách thức xây dựng hệ thống biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS dựa theo cấu trúc của quá trình dạy học và bản chất của hứng thú,
điều kiện nảy sinh hứng thú
- Thiết kế một hệ thống các biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học, trong đó tập trung nghiên cứu nhóm biện pháp trên bình diện nội dung dạy học ở mỗi biện pháp, chỉ dẫn thêm cho GV cách thức vận dụng vào thực tế dạy học
8 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 249 trang, trong đó có 199 trang chính và 50 trang phụ lục, chia làm 3 phần: phần mở đầu (20 trang), phần nội dung gồm 3 chương (Chương 1 trình bày cơ sở khoa học của việc tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học: 47 trang, chương 2 trình bày các biện pháp tạo hứng thú cho HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở Tiểu học: 96 trang, chương 3 trình bày quá trình, kết quả thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp tạo hứng thú
đã đề xuất: 32 trang) và phần kết luận (4 trang) Ngoài 3 phần chính, luận
án còn có phần ghi tài liệu tham khảo, danh mục những công trình khoa học của tác giả, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ trong luận án và phụ lục
Trang 7Chương 1 Cơ sở khoa học của việc tạo hứng thú học tập
Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm hứng thú
Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó,
do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn tình cảm của nó Hứng thú của HS đối với quá trình học tập trong trường học được gọi là hứng thú học tập Từ quan niệm về hứng thú, có thể suy ra điều kiện tổng quát để
HS hứng thú học tập tiếng Việt: Quá trình học tập tiếng Việt phải được tổ chức sao cho thiết thực và hấp dẫn đối với HS Hứng thú học tập cần thiết bởi nó có vai trò: tích cực hoá hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của HS
Hứng thú có thể hình thành theo con đường tự phát, không có ý thức (do
sự vật hấp dẫn về tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức ý nghĩa của đối tượng) và con đường tự giác (từ chỗ ý thức về ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống đến chỗ bị đối tượng hấp dẫn) Hứng thú hình thành theo con
đường tự giác được xem là bền vững hơn Do vậy, cần có biện pháp phù hợp giúp HS Tiểu học nhận thức được lợi ích của việc học tiếng Việt Cùng với việc gia tăng tính thiết thực của nội dung bài học là sự gia tăng yếu tố hấp dẫn của nó
1.1.2 Điều kiện tạo hứng thú xét từ chủ thể học tập
Trong quá trình hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS Tiểu học, phải có hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm lí của các em, xem đó là một điều kiện tạo hứng thú xét từ phía chủ thể học tập HS Tiểu học thường tri giác những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, phù hợp với nhu cầu, hứng thú bản thân; sự tập trung chú ý của HS Tiểu học còn thiếu bền vững; tư duy mang tính cụ thể, trực quan; tin vào những nhận xét của người khác, nhất là của thầy cô; dễ nản chí khi gặp thất bại, Do vậy, sử dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học, tôn trọng nguyên tắc trực quan, thận trọng khi nhận xét, đánh giá là yêu cầu quan trọng để tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS
Trang 81.1.3 Điều kiện tạo hứng thú xét từ đối tượng học tập
Xem xét điều kiện tạo hứng thú học tập tiếng Việt từ phía đối tượng học tập chính là tìm hiểu khả năng gây hứng thú của tiếng Việt Tiếng Việt, với những chức năng xã hội quan trọng (làm công cụ giao tiếp, tư duy) và những đặc điểm thú vị (tính đa trị bởi hiện tượng đồng âm, đa nghĩa; tính năng sản cao - từ số lượng đơn vị tiếng Việt nhất định, có thể cấu tạo nên nhiều đơn vị lớn hơn; sự độc đáo về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp , thực sự
là điều kiện thuận lợi để HS nhận thức đúng lợi ích và sự hấp dẫn của môn học Tiếng Việt
1.1.4 Điều kiện tạo hứng thú xét từ cấu trúc của quá trình dạy học Thông hiểu cấu trúc quá trình dạy học là điều kiện cần thiết để tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Một giờ học gây được hứng thú với HS phải là giờ học tác động tới mọi yếu tố trong cấu trúc của quá trình dạy học (nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả dạy học), làm cho các yếu tố đó trở nên hấp dẫn Khi ấy, mỗi yếu tố được xem là một nguồn kích thích, có ảnh hưởng tới hứng thú học tập của HS 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung dạy học tiếng Việt ở Tiểu học
1.2.1.1 Tính thiết thực, thú vị của nội dung tiếng Việt ở Tiểu học
Tính thiết thực của nội dung học tập tiếng Việt ở trường Tiểu học hiện nay được thể hiện ở chỗ nội dung luôn phục vụ mục tiêu: hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những tri thức sơ giản, cần thiết về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người
Tính thú vị của nội dung dạy học tiếng Việt ở Tiểu học được thể hiện qua hệ thống ngữ liệu và bài tập sinh động, hấp dẫn có trong các bài học của SGK
1.2.1.2 Tính đồng tâm của nội dung dạy học tiếng Việt
Nội dung dạy học tiếng Việt ở Tiểu học thể hiện tính đồng tâm: nội dung ở giờ học sau, ở khối lớp sau bao giờ cũng được mở rộng, nâng cao hơn giờ học trước, khối lớp trước Vậy, phải làm thế nào đó để kiến thức, kĩ năng của mỗi bài học vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ với HS, không gây cho HS cảm giác nhàm chán
Trang 91.2.2 Hứng thú học tập tiếng Việt của HS Tiểu học
Kết quả điều tra, trò chuyện - phỏng vấn GV và HS ở trường Tiểu học cho thấy: hiện nay HS Tiểu học không mấy hứng thú với học tập tiếng Việt
và hứng thú của HS đối với từng phân môn Tiếng Việt không đồng đều Tìm hiểu tìm hiểu nguyên nhân hứng thú và không hứng thú từ HS, từ GV
là căn cứ quan trọng để người làm công tác giáo dục tìm ra biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS một cách phù hợp, không áp đặt
1.2.3 Các biện pháp tạo hứng thú học tập trong thực tế dạy học
SGV và một số tài liệu hướng dẫn dạy học đã đưa ra nhiều biện pháp dạy học tích cực: tổ chức trò chơi học tập; cho HS đóng kịch, phân vai; tạo
sự thi đua giữa các nhóm học tập, sử dụng đồ dùng dạy học, Đây cũng
đồng thời là những biện pháp có khả năng gây hứng thú học tập cho HS Qua khai thác kinh nghiệm dạy học của các GV giỏi, qua phân tích giáo án của một số GV, qua trò chuyện, phỏng vấn và những phiếu điều tra, có thể thấy GV thường tạo được hứng thú học tập tiếng Việt cho HS bằng những biện pháp: kể chuyện liên quan đến bài học, sử dụng bài tập độc đáo, tổ chức trò chơi học tập, sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả, động viên, khích lệ HS trong giờ học,
Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện phương tiện dạy học
Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện
đánh giá dạy học
Trang 10Chương 2 Các biện pháp tạo hứng thú học tập Tiếng Việt
cho học sinh Tiểu học
2.1 Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học
2.1.1 Giúp HS nhận thức lợi ích của nội dung học tập
HS Tiểu học sẽ hứng thú học tập tiếng Việt khi các em thấy việc học tiếng Việt thực sự có ý nghĩa với cuộc sống của bản thân Như vậy, giúp
HS Tiểu học nhận thức được lợi ích hay tính thiết thực của tiếng Việt là việc làm có thể kích thích hứng thú, tạo động cơ học tập cho các em Nên tiến hành công việc đó bằng hai cách: trình bày lợi ích của nội dung học tập một cách tường minh, hoặc trình bày lợi ích của nội dung học tập thông qua tình huống sư phạm
2.1.2 Sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn
2.1.2.1 Sử dụng ngữ liệu có nội dung thiết thực
Ngữ liệu được xem là thiết thực khi đặt ra những tình huống giao tiếp thường ngày khiến HS tìm thấy hình ảnh của chính mình trong tình huống
đó Ví dụ ở bài tập: “Nói lời đáp của em trong tình huống sau:
- Bác ơi, nhà cô Nga ở đâu ạ?
- Nhà cô Nga cạnh đây Nhưng cô Nga đi dạy học rồi, không có nhà đâu! thì tình huống “hỏi thăm nhà thầy cô giáo, được người xung quanh cho biết thầy cô không có nhà” là tình huống HS hay gặp Tình huống đó đáp ứng nhu cầu cần thiết của HS và vì thế HS tiếp nhận bài học rất hào hứng
Ngữ liệu thiết thực là ngữ liệu mang tính tích hợp cao, có tác dụng mở rộng kiến thức cho HS về nhiều mặt Ví dụ, ngữ liệu vừa giúp nhận diện về thể loại văn kể chuyện, vừa cung cấp kiến thức lịch sử: “Mồng 2 tháng 9 năm 1945 - một ngày đáng ghi nhớ Hà Nội tưng bừng màu đỏ Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ ”; ngữ liệu vừa giúp rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh, vừa cung cấp kiến thức về tự nhiên:
Chim gì liệng tựa thoi đưa Báo mùa xuân đẹp say sưa giữa trời?
Trang 11Sơ đồ 2.1
Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học
Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học
Sử dụng bài tập thiết thực, hấp dẫn
Cung cấp thông tin
bổ sung thiết thực, hấp dẫn
liệu
có nội dung thiết thực
Sử dụng ngữ
liệu phản
ánh
sự thú vị của t.Việt
Sử dụng ngữ
liệu
có hình thức sinh
động
Tăng cường sửdụng bài tập dạy nghĩa
và phòng ngừa lỗi
Sử dụng bài tập kích thích trí tuệ, tiềm
ẩn nhiều lờigiải
Sử dụng bài tập
có hình thức sinh
động
Cung cấp thông tin bên lề thú vị
Cung cấp mẹo luật ngôn ngữ sinh
động
Trang 12Ngữ liệu thiết thực là ngữ liệu có tần số sử dụng cao, nhiều hiện tượng ngôn ngữ cần dạy học được nén tối đa trong một ngữ liệu có độ dài tối thiểu, có tác dụng củng cố và rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho HS Ví dụ: “Cái cân này cân không đúng vì đặt không cân” Chỉ một câu ngắn gọn nhưng đủ gom lại nhiều hiện tượng ngôn ngữ, rèn HS kĩ năng nhận diện từ loại, kĩ năng nhận diện từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, kĩ năng nắm nghĩa từ trong ngữ cảnh
2.1.2.2 Sử dụng ngữ liệu phản ánh những điều thú vị của tiếng Việt
Ngữ liệu hấp dẫn về nội dung khi nó phản ánh được những đặc điểm thú vị của ngôn ngữ, của tiếng Việt, khiến HS ham thích tìm hiểu nội dung bài học
Trong bài học tiếng Việt, ngữ liệu cần phản ánh được tính đa trị của ngôn ngữ qua hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa Ví dụ: "Vôi tôi tôi tôi/ Trứng bác bác bác", "Hổ mang bò vào rừng" Trong bài tập tìm từ theo
đặc điểm cấu tạo, bài tập đặt câu, nên chọn ngữ liệu là những tiếng, từ, có tính năng sản cao Ví dụ, tiếng học, từ tay hoàn toàn trở thành ngữ liệu hấp dẫn trong các bài tập yêu cầu tìm các từ có chung tiếng tiếng học, tìm thành ngữ, tục ngữ cùng chứa từ tay Vì tiếng học có mặt trong rất nhiều
từ ngữ: học bạ, học bổng, học cụ, học đòi, học đường, học gạo, học giả, học hành, học hỏi, học kì, học lỏm, học phí, học sinh, , từ tay xuất hiện trong nhiều thành ngữ, tục ngữ: tay bắt mặt mừng, vung tay quá trán, chân yếu tay mềm, tay hòm chìa khoá,
Ngữ liệu hấp dẫn còn phản ánh được nét độc đáo của riêng tiếng Việt
Ví dụ, phản ánh được vai trò của trật tự từ trong câu tiếng Việt, phản ánh vai trò của thanh điệu trong chức năng nhận diện nghĩa của từ
2.1.2.3 Sử dụng ngữ liệu có hình thức sinh động
Hiện nay, dạy học tiếng Việt có xu hướng sử dụng ngữ liệu sinh động lấy từ nguồn văn học dân gian (truyện cười, giai thoại, câu đố, câu đối, tục ngữ, ca dao, văn vần, bài hát ) vào các bài học Những ngữ liệu này phù hợp với nhu cầu, sở thích của HS, giúp các em khắc sâu kiến thức, kĩ năng
sử dụng ngôn ngữ Ví dụ, những câu “Hợp tác xã trồng răng thành lợi”,
“Vùng núi phía bắc có dao thái mông”, “Em rất thích ăn món trứng gián” ngắn gọn, hài hước, đủ để khắc sâu lỗi chính tả
Trang 13Đối với HS đầu bậc Tiểu học, nên sử dụng ngữ liệu văn vần và bài hát cho thêm hiệu quả Nội dung học vần có thể chuyển tải dễ dàng qua hình thức vần vè sinh động: "Bờ cao, e thấp, lạ sao!/ Giống nhau nét thắt, ghép vào thành be" Dạy học vần "inh" mà được nghe bài hát “Em viết tên Bác Hồ” của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước minh hoạ thì thật tuyệt vời Bài hát vừa giúp HS đánh vần, ghép vần, đọc trơn tiếng, liền từ, vừa giáo dục các em tình cảm thiêng liêng, biết ơn đối với lãnh tụ
2.1.3 Sử dụng bài tập thiết thực, hấp dẫn
Nội dung dạy học tiếng Việt ở Tiểu học được xây dựng dưới dạng các bài tập Do vậy, để HS hứng thú học tập tiếng Việt, vấn đề chính yếu là phải có hệ thống bài tập thiết thực và hấp dẫn HS
2.1.3.1 Tăng cường bài tập dạy nghĩa, bài tập sử dụng và bài tập phòng ngừa lỗi thường gặp
Bài tập dạy nghĩa yêu cầu HS hiểu và nêu nghĩa của các đơn vị tiếng Việt trong những ngữ cảnh giao tiếp khác nhau, chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức của đơn vị ngôn ngữ và ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ (quan tâm
đến những hình thức quy định nghĩa) Ngay từ bài tập chính tả đã cần chú
ý dạy nghĩa của tiếng, từ được viết, kết hợp chính tả với nắm nghĩa của đơn
vị chính tả Có thể yêu cầu HS nhận ra sự khác biệt nghĩa giữa các từ, các câu khi chỉ khác nhau về hình thức chính tả: Con tôi đi Hàn Quốc Con tôi
đi hàn cuốc, Em gái của mẹ thì gọi là gì?/Em gái của mẹ thì gọi là dì, Bài tập xác định một tổ hợp từ nào đó là một từ hay hai từ cũng chỉ có giá trị thực tiễn nếu việc xác định đó quyết định việc hiểu nghĩa của cả tổ hợp hay câu chứa nó Ví dụ, việc phân định ranh giới từ trong áo dài, chân vịt, cà chua, mới thật có tác dụng
Bài tập sử dụng yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giao tiếp, mang lại các em có được những bài học quý báu về cách lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, cách chuyển đổi kiểu câu theo mục đích nói năng Bài tập phòng ngừa lỗi thường gặp giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức, tránh những lỗi ngôn ngữ và biết cách sửa chữa khi cần thiết Bài tập chữa lỗi dùng từ nên tập trung vào những lỗi phổ biến: do nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa; do không nắm được khả năng kết hợp của từ; do dùng
từ không đúng từ loại, tiểu loại, viết câu thiếu thành phần (nhầm trạng ngữ
là câu, hoặc nhầm ngữ danh từ là câu do không phân định được định ngữ và