Kết quả xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của cá sặc rằn giai đoạn phôi, bột, hương (Trang 29 - 30)

Giai đoạn này được chuyển từ sau phase hỗn dưỡng của giai đoạn phôi và cá đã hết noãn hoàng (kết thúc giai đoạn dinh dưỡng bên trong). Giai đoạn này cá phải tự kiếm thức ăn trong môi trường nước, các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể còn rất đơn giản. Hình thái cơ thểđã có sự thay đổi nhưng chưa ổn định và chưa có nét đặc trưng của cơ thể trưởng thành (cơ quan sinh dục chưa phát triển).

Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự chuyển tính ăn có kích thước phù hợp với cỡ

miệng của cá. Thời kỳ này thức ăn của cá là động vật phù du và thức ăn của loài. Nhưng không phải thức ăn nào của loài trong giai đoạn này cá cũng ăn được, mà cá chỉ ăn ở mức độ ít.

Vấn đề thức ăn được đặc ra ở đây là kích thước, chất lượng và độ mềm của thức ăn. Nhu cầu cho ăn phải phù hợp với nguyên tắc “sử dụng được” của cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

Trong ương nuôi hiện nay, sự chuyển tính ăn được đánh dấu khi người nuôi bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ thay cho Moina ở giai đoạn trước đó.

Kết quả thí nghiệm xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2 của cá Sặc rằn được ghi nhận qua Bảng 4.8.

Bảng 4.8 Thời điểm xuất hiện phase chuyển ính ăn lần 2 và số phần trăm cá sử dụng trùn chỉ.

Số cá sử dụng trùn chỉ (%) Thời điểm

xuất hiện

(ngày) Lần 1 Lần 2 Lần 3 độTrung bình ± lệch chuẩn

10 0 0 0 0

11 0 0 0 0

12 10 15 0 8,33±7,63

13 20 30 30 26,67±5,77

14 50 50 60 53,33±5,77

Kết quả trên cho thấy cá chuyển tính ăn lần 2 khi được 14 ngày sau khi nở, tức 12 ngày tuổi sau khi hết noãn hoàng. Nhưng theo quan sát cho thấy, vào ngày thứ 12 cá

đã bắt đầu chuyển tính ăn.

Theo Trần Nguyễn Vân Châu (2011) cá Hường chuyển tính ăn lần 2 khi được 7 ngày tuổi tương đương với 10 ngày sau nở.

Qua đây cho thấy giai đoạn chuyển tính ăn lần 2 của cá Sặc rằn dài hơn cá Hường.

Đối với cá bột thì đây là thời điểm đánh dấu khả năng có sự hao hụt cao trong quá trình ương khi không cung cấp được thức ăn ưa thích. Trứng nước tại thời điểm này trở nên nhỏ hơn so với cở miệng của cá Sặc rằn dẫn đến khả năng bắt mồi của cá đối với trứng nước không còn hiệu quả nữa, cá chuyển sang ăn một loại thức ăn khác có trong môi trường nước có nguồn dinh dưỡng cao hơn và phù hợp với kích cỡ miệng của chúng. Trùn chỉ là thức ăn đáp ứng đủ các điều kiện trên mà cá đã tìm thấy nên thời điểm chuyển tính ăn lần 2 xuất hiện khi cá bắt đầu ăn một loại thức ăn thứ 2 (ngoài trứng nước) có trong môi trường thí nghiệm mà cá tìm thấy đó là trùn chỉ và trùn chỉ trở thành thức ăn ưa thích của loài trong giai đoạn này.

Biết được thời gian này sẽ giúp cho việc ương nuôi được dễ dàng hơn. Người nuôi sẽ

nắm được nhu cầu của cá mà cung cấp thức ăn hợp lý để đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của cá sặc rằn giai đoạn phôi, bột, hương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)