Đây là thời kỳ phôi tự do, noãn hoàng đã sử dụng nhiều tới mức gần hết thì ở cá xuất hiện phase hỗn dưỡng; cá vừa dinh dưỡng năng lượng từ noãn hoàng, lại vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ thức ăn đã được cá tiếp nhận trong môi trường (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) thức ăn ưa thích của cá trong giai
đoạn này là động vật phiêu sinh (Moina).
Thời điểm được ghi nhận khi có >50% số cá thí nghiệm sử dụng Moina và kết quả được thể hiện qua bảng 4.6 sẽ cho biết chính xác số phần trăm cá sử dụng Moina và từng thời điểm được ghi nhận.
Bảng 4.6 Thời điểm xuất hiện phase chuyển ính ăn lần 1 và số phần trăm cá sử dụng Moina Số cá sử dụng trứng nước (%) Thời điểm xuất hiện (Giờ) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình ± độ lệch chuẩn 20 0 0 0 0 25 0 0 0 0 30 20 40 30 30±10 32 50 60 50 53,33±5,77
Kết quả cho thấy sau 32 giờ (1,3 ngày) quan sát thì cá chuyển tính ăn lần 1 được ghi nhận khi có 50% số cá (5 con) thí nghiệm sử dụng Moina. Tuy nhiên, trong thời điểm trước đó có một số cá đã sử dụng Moina khi cá được 30 giờ thì đã có 30±10% số cá sử dụng.
Moina được dùng làm thức ăn thí nghiệm thích hợp trong giai đoạn này vì theo Phạm Minh Thành Và Nguyễn Văn Kiểm (2009) cho rằng trong thời gian hỗn dưỡng, thức
ăn phù hợp, tốt và được cá ưa thích nhất là động vật phiêu sinh có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá. Trứng nước chính là loại thức ăn được chọn sử dụng cho cá Sặc rằn ở giai đoạn này. Số lượng Moina trong đĩa đối chứng không tăng lên và cũng không giảm điều này chứng tỏ Moina trong đĩa bố trí thí nghiệm (có cá) là chính xác. Số lượng Moina không tăng và cũng không giảm có thể là do trứng nước được cho vào còn rất nhỏ (non) và thời gian thí nghiệm chỉ có 12 giờ (trứng nước được cho vào khi cá được 20 giờ) và cứ 5 giờ thì thay Moina mới nên Moina chưa có khả năng sinh sản nên số lượng của chúng không tăng và điều kiện môi trường đủ để chúng sống nên chúng không giảm về mật số.
Kích cỡ miệng cá trong thời gian này rất nhỏ do đó Moina được lọc qua lưới có độ
nhỏ vừa với kích cỡ miệng cá. Sự lựa chọn tính ăn là một trong những đặc điểm quan trọng trong tập tính ăn của cá. Sự lựa chọn tính ăn ở cá bột chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: kích thước; kích cỡ miệng cá và kích thước con mồi được xem là yếu tố quyết định đến khả năng bắt mồi của cá.
Trong khoảng thời gian rất ngắn, đánh dấu bằng sự xuất hiện của phase hỗn dưỡng, cá
đã tập luyện thành công và nhanh chống sử dụng tốt thức ăn từ môi trường bên ngoài (môi trường nước).
Tóm lại, biết thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 là cơ sở quan trọng giúp người nuôi xác định được thời điểm cũng như loại thức ăn phù hợp nhất để cung cấp kịp thời nguồn thức ăn cho cá bột từ môi trường nước.