1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý các công trình hạ tầng huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận

123 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

øðlLLlœ8

DANG GIA THUAN

NGHIEN CUU, DE XUAT CAC GIAI PHAP TANG CUONG

CONG TAC QUAN LY CAC DU AN DAU TU XAY DUNG TAI

BAN QUAN LY CAC CONG TRINH HA TANG HUYEN

THUAN NAM, TINH NINH THUAN

LUAN VAN THAC SI

NINH THUAN, NAM 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

øðlLLlœ8

DANG GIA THUAN

NGHIEN CUU, DE XUAT CAC GIAI PHAP TANG CUONG

CONG TAC QUAN LY CAC DU AN DAU TU XAY DUNG TAI

BAN QUAN LY CAC CONG TRINH HA TANG HUYEN

THUAN NAM, TINH NINH THUAN

Chuyén nganh: Quan ly xay dung

M4 s6: 60.58.03.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYÊN TRỌNG HOAN

NINH THUẬN, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

2 Sinh ngày: 10/9/1989 3 Học viên lớp: 22QLXD11-NT 4 Chuyén nganh: Quan ly xay dung

7 Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện

Thuan Nam, tinh Ninh Thuan

Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của tôi, được thực hiện dưới sự hướng

dẫn của các thầy cô giáo Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm

khang dinh thém su tin cay va tinh cấp thiết của đề tài, việc tham khảo các nguồn tài

liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đặng Gia Thuận

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình tham gia học tập tại lớp Cao học 22QLXDIT-NT tại Trường Đại

học Thủy lợi Hà Nội, tác giả đã được học nhiều môn học bồ ích và có giá trị ứng dụng

vào thực tiễn như Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Môi trường pháp lý trong xây

dựng, Quản trị kỹ thuật, Chất lượng công trình, Phân tích các mô hình quản lý do các

thây cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội giảng dạy Các thầy giáo, cô giáo đã rất tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng tôi khối lượng kiến thức khoa học rất lớn, giúp cho tác giả có thêm vốn tri thức để phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác tại cơ quan, có được khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo và có năng lực để tham gia vào công tác quản lý trong tương lai

Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác, với kiến thức được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật của Nhà nước về

lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

với tiêu đề “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện Thuận Nam,

tỉnh Ninh Thuận” Sau thời gian dài làm luận văn, với sự cố găng của bản thân và sự

hướng dẫn tận tình, khoa học của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan tác giả đã

hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Thời gian nghiên cứu có hạn, van dé nghiên cứu rộng và phức tạp; Mặc dù đã được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp bạn bè trong cơ quan, đơn vị công tác, đặc biệt

là sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan song với

nhận thức của bản thân có hạn, chắc chắn không thê tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và quản lý dự án đầu tư xây

dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam nói riêng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện

hơn

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biệt ơn đôi với các thây cô giáo công tác trong

Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Công trình,

1

Trang 5

Khoa Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều

kiện cho tác giá hoàn thành luận văn này Đặc biệt, tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những ý kiến, những lời khuyên quý giá cho luận văn

Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, anh em, các đồng nghiệp, bạn bè trong cơ quan, đơn vị công tác đã quan tâm giúp đỡ, động viên tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ,

giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình học tập và thực

hiện hoàn thành luận văn

Xin chan thành cảm ơn]

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Dang Gia Thuan

11

Trang 6

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HINH ẢNH ¿5222222 2 122122122121122121211211.11 211 vi M.9)0810198:7.0/€682)00 00857 ề.e viii DANH MUC CAC TU VIET TAT woceeccccecssessessessessecsesscssessesseesecsecsecsecsecseeseeseeseeseenseees ix CHUONG 1 TONG QUAN VE QUAN LY DY AN DAU TU XAY DUNG .4.5

1.1 Khái quát vê dự án đâu tư xây dựng - c1 11111 se 5

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây Ựng - c c1 11kg 5 1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây Ựng - S91 vn ng 8

1.1.3 Các đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng - - sec seeesesrsrererrees 9

1.1.4 Trình tự thực hiện đầu tư xây Ựng Ăc SH HH HH 21111 xx2 10

I.2_ Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng . <<: 10

1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng -c+cscscsrsrerees 10

1.2.2 Vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 12

1.2.4 Mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 15

1.3 Thuc trang cong tac quan ly du an dau tu xay dung c6ng trinh 6 Viét Nam trong thOd QIAN QUA cccccsesscccccccccceeeeesssssssseeeeeeecceeeeeessssssessssceeeeeeseeeeeeeseessssaaeeeeees 17

1.3.1 Khái quát về ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian qua 17 1.3.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng ở nước ta trong 1850: 0 21

CHUONG 2 CO SO KHOA HQC QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG 29

2.1 Những căn cứ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 29 2.1.1 Căn cứ pháp Ìý c1 1S 9000101111 11 TT 111 khe 29 2.1.2 Can CU KY thuat ae 30

2.2.1 Mô hình Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực .3Í

2.2.2 Mô hình Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án - 32

2.2.3 Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự áắn - 33

2.2.4 Mô hình Chủ đầu tư thuê tư vẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng 34

2.3 Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng - <<: 35 2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 36

1V

Trang 7

"f0 11s 1 TT 38

2.5 Nội dung chính của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng - 38 2.5.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng ¿-¿- - + x+x+x+x+Eeeeeeeseee 38 2.5.2 Quản lý tiễn độ trong thi công xây dựng - ¿c6 +x+xeEeereeesree 42

2.6 Những yêu câu đối với công tác QLDA trong giai đoạn hiện nay 49

2.6.1 Điều kiện năng lực đối với BQLDA đầu tư xây dựng -: 49

2.6.2 Ứng dụng tiễn bộ Khoa học — công nghệ vào công tác QLDA ĐÐTXD 50

KẾT LUẬN CHƯNG 2 - tt S 33138581813 151 58131111111 E51 1111111551115 E55 111525 Ee e2 51

CHUONG 3 THUC TRANG VA GIAI PHAP TANG CUONG CONG TÁC QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG TAI BAN QUAN LY CAC CONG TRINH HA TANG HUYEN THUAN NAM.usssccssssscssssssessssssessseneccsssnsessssnsecsssnneceees 52

3.1 Giới thiệu vê Ban Quản lý các công trình hạ tâng huyện Thuận Nam 52 3.1.1 Vài nét khái quất . - + << 1131118311911 111118 1111111881111 11811 re 52 3.1.2 Những kết quả đạt được trong thời gian qua - - - 5s s+s+s+esescse 57 3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý các công trình hạ tâng huyện Thuận Nam trong thời Gian Qqua « «<< «<< sssss<s++++2 62

3.2.1 Thực trạng về cơ cầu tổ chức và nhân sự ¿+ 2+2 2+2 £2E+EseEsEzezerszd 62

3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 65 3.2.3 Thực trạng công tác quản lý tiễn độ thi công xây dựng 74 3.2.4 Thực trạng công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng -s: 76 3.3 Quan điểm đề xuất các giải phápp - + tt SE SE SE rrrerreg 80 3.3.1 Tuân thủ các quy định của pháp luật «<< 55 55+ << ++++++>sssss S0

3.3.2 Có cơ sở khoa học và thực tiỄn ¿5+ cctcrt+rtzrtrrrrrrererrrrred 80

3.3.3 Hiệu quả và mang tính khả thị 2211 555x+sseseessss 81

3.3.4 Căn cứ vào các tồn tai va han ché dA n6u o.cccccccccesccccceseceseeseseeseseseeseseees S1

3.4 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý các công trình ha tâng huyện Thuận Nam . 5555555 <<<<++++++<++ssss 81

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện cơ câu tô chức và nhân sự 2- 5-5 +s+s+<scse 81 3.4.2 _ Giải pháp tăng cường công tác QLCL công trình xây dựng 93 3.4.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý tiễn độ thi công xây dựng 103 3.4.4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng 106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 -5:- 5222222221 2Ex2221221221211211211211211211.11.11 cee 107

KẾT LUẬN VÀ KIEN ïNGHỊ, -5- 5° 5° 5 5 << << s99 xesesesesesessee 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 5252 2+2 +22+2E122122122121121121121121121111 211 xe 111

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Các yếu tố câu thành nên dự án xây dựng + +5 xxx +x+v+eeeeeresree 7 Hình 1.2 Năm quá trình của một dự án xây dựng đơn giản -<<<<<<+ 11 Hinh 1.3 Cac yéu t6 cau thanh nén chire nang kiém soat eects eseseseeeeeeeeee 15

Hình 1.4 Ba mục tiêu của công tác quản lý dự án xây dựng . - 16

Hình I.5 Các công trình tiêu biểu qua từng giai đoạn [28] 2- 5 +s+s+sssse 19 Hình I.6 10 tòa nhà cao nhất Việt Nam Nguồn: Báo Vietnamnet.vn - 20

Hình 1.7 Chi phí xây dựng đường cao tốc Triệu USD/Km (Nguồn: BMI) [28] 26

Hình 2.1 Mô hình tổ chức hoạt động của BQLDA ĐTXD chuyên ngành, khu vực 32

Hình 2.2 Mô hình tổ chức hoạt động của BQLDA đầu tư xây dựng một dự án 33

Hình 2.3 Mô hình tổ chức hoạt động của Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 34

Hình 2.4 Mô hình tổ chức hoạt động của Chủ đầu tư thuê tư vẫn quản lý dự án 34

Hình 2.5 Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tông hợp - 2-5 +s+s+cscse 39 Hình 3.1 Sơ đỗ cơ câu tô chức của BQLCTHT (hiện trạng) . 5-5-5 s+s+<scsz 55 Hình 3.2 Quy hoạch Khu trung tâm hành chính huyện Thuận Nam 59

Hinh 3.3 Cong trinh Nha lam viéc huyén uy, UBND, HDND va cac khối mặt trận đoàn thê huyện Thuận Nam - << -ĂĂ G5 1 33322333331199931311 111111111111 1111118882335 1 11kg 60 Hình 3.4 Công trình Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Nam - -<<<<52 60 Hình 3.5 Hạng mục Nhựa hóa trục đường số 28 thuộc dự án Cơ sở hạ tang khu trung tam huyén Thuan Nam (Giai Doan 2) ceccccssssssccccccceceeeeceeeeeeesesssssneeeeeees 61 Hình 3.6 Công trình Nhà tưởng niệm liệt sĩ huyện Thuận Nam - 61

Hình 3.7 Công trình Cổng trung tâm hành chính huyện Thuận Nam 61

Hình 3.8 Công trình Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm . 5-5-5 5 2s c5: 65 Hình 3.9 Công trình Kiên cố hóa kênh mương Gió (giai đoạn 2) xã Phước Nam 65

Hình 3.10 Céng trinh Truong Tiéu hoc Vu Bon, x4 Phuc Ninh - 2s: 66 Hinh 3.11 Công trình Nhà tưởng niệm liệt sỹ huyện Thuận Nam sau khi thay doi phương án thiêt kÊ tường ràO - 0101011111 111131111111 1889330 111111 vn và 68 Hình 3.12 Tường rào bị ngã đồ đã được xây lại của công trình Nhà tưởng niệm liệt sỹ 100à/98800/2120)/ 0777 4l 69 Hình 3.13 Nền tầng trệt và tường công trình Trụ sở UBND xã Phước Hà bị sụp và 0107870) na 71 Hình 3.14 Nền tầng trệt công trình Trụ sở UBND xã Phước Ninh bị sụp 71

v1

Trang 9

Hình 3.15 Trần và tường công trình Nhà làm việc Huyện ủy, UBND, HĐND và các khối mặt trận đoàn thể huyện Thuận Nam bị thấm nước . +-s+scss+exssseseeszsessz 72 Hình 3.16 Nền mặt đường công trình Bê tông hóa các trục đường nội thôn Nho Lâm, Phước Lập Văn Lâm ], 2 và 3, xã Phước Nam sau khi nhà thâu đã khăc phục 72

Hình 3.17 Nguyên nhân gây chậm tiến độ TCXD công trình tại BQLDA 76

Hình 3.19 Sơ đỗ mô tả các bước của quá trình đảo tạO ¿+6 6s+s+x+x+E+xeeeeeeeeee 93

Hình 3.20 Sơ dé quy trình và phân cấp trách nhiệm trong việc thực hiện công tác khảo

sát — thiệt kê xây dựng công trình: . 22 1111111111111 111111111 1188823555111 ke 95 Hình 3.21 Sơ đồ mối liên hệ giữa các bên giám sát trong giai đoạn TCXD công trình98

Hình 3.22 Sơ đồ quy trình LCNT TCXD (đối với gói thầu có giá trị trên I tỷ đồng) và

phân câp trách nhiệm thực hiện - - - - << << c5 5 E3 3322233111119999331 111111111111 11111 ng v2 100

Hình 3.23 Sơ đồ quy trình QLCL công trình và phân cấp trách nhiệm thực hiện giám sát trong g1aI đoạn TC XÌ - - << << 1101 11113133311111989330 111111111 1 ng 011 kg 101 Hình 3.24 Sơ đồ quy trình và phân cấp trách nhiệm kiểm tra HSTK bản vẽ thi công — l0001971009):105169)0197 011125 106

Vil

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIÊU

50 8888:8000 1n .ÔÔÔÔỎ 5 Bảng 1.2 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng HH9 111v ve 10

Bang 1.3 Các giai đoạn phát triển của ngành xây dựng Việt Nam 17

Bang 1.4 Một số điểm chưa phù hợp của hệ thống văn bản xây dựng 22

Bảng 1.5 Thời gian ban hành một số văn bản pháp luật về xây dựng 23

Bang 1.6 Mot số dự án PMU18 duoc giao thực hiỆn - 5555552 ++++ssssssss 24 Bảng 2.1 Các định mức dự toán trong hoạt động đầu tư xây dựng -s: 31 Bảng 2.2 Các bước của bản kế hoạch tiễn độ thực hiện dự án +2 csc<sssssz 43 Bảng 2.3 Các tiêu chí kiểm soát kế hoạch tiễn độ thực hiện dự án -:5 5¿ 44 Bang 2.4 Các chỉ tiêu biểu thị chi phí đầu tư xây dựng công trình . - - s: 46 Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng các công trình BQLCTHT thực hiện qua các năm 58

Bảng 3.2 Một số công trình thay đối giải pháp kỹ thuật trong thi công - 66

Bảng 3.3 Một số công trình thay đối chủng loại vật liệu, quy mô đầu tư, phương án thiệt kê trong quá trình thị CÔng . - - c G1 0022211 111111331 111111111 1910 1111 ng k 67 Bang 3.4 Một số công trình khiếm khuyết về mặt chất lượng . - - 2s: 70 Bang 3.5 Một số công trình phải gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công 74

Bang 3.6 Gia tri TMDT cua một số dự án trước và sau thâm định Nguồn: PKTHT 76

Bảng 3.7 Một số công trình phải điều chỉnh tăng chỉ phí xây dựng . 77

Bảng 3.8 Một số gói thâu có giá trị giảm thầu thấp .- ¿se +x+x+x+k+xexeeeeeeee 79 Bang 3.9 Sắp xếp nhân sự khi tiễn hành kiện toàn BQLDA 2-5-5 s+=cse 89 Bảng 3.10 Dự toán chi phí hoạt động hàng năm của BQLDA sau khi đã kiện toan 91

Bảng 3.11 Kế hoạch vốn bồ trí cho BQLDA trong giai đoạn 2016-2020 91

Bang 3.12 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu tư vẫn khảo sát — thiết kế - 96

Bang 3.13 Đánh giá năng lực các nhà thầu tư vẫn khảo sát — thiết kế - 96

Bảng 3.14 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng (đối với gói thầu có giá trị dưới Ï tỷ đỖng) - - - - << c LH Họ 99 Bảng 3.15 Đánh giá năng lực của các nhà thầu thi công xây dựng - 102

Vill

Trang 11

DANH MUC CAC TU VIET TAT

2 BQLCTHT | Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện Thuận Nam 3 BQLDA Ban Quản lý dự án

5 DTXD Đầu tư xây dựng 6 HDND Hội đồng nhân dân

10 MTQG Mục tiêu quốc gia II ND-CP Nghị định — Chính phủ 12 PKTHT Phòng Kinh tế và Ha tang huyện Thuận Nam

13 PMU18 Ban Quan ly cac du an (Project Management Unit) 18

16 QLDA Quan ly du an

18 TCXD Thị công xây dựng 19 TMDT Tổng mức đầu tư

21 TT-BTC Thông tư — Bộ Tài chính 22 TT-BXD Thông tư — Bộ Xây dựng

23 UBND Ủy ban nhân dân

1X

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài:

Theo đà phát triển của đất nước sau thời kỳ đối mới với nền kinh tế thị trường, ngày

càng có thêm nhiều các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng

sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã và đang được thực hiện với mục tiêu tạo ra

cơ sở vật chất, cơ sở hạ tang ky thuat thiét yếu cho xã hội Trong bối cảnh tình hình

kinh tế đang gặp khó khăn, nợ công và lạm phát cao thì việc điều chỉnh giảm tỷ lệ chỉ tiêu công, đồng thời giảm tỷ trọng bố trí đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở nước ta là

thực sự cần thiết

Nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chi thi s6 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đấu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguôn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ Điều này chứng tỏ, nguồn vốn ngân sách nhà nước danh cho ngành xây dựng ngày càng được thắt chặt, trong khi chất lượng và tiễn độ công trình luôn luôn phải đảm bảo Thực tế cho thấy bên cạnh những công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả đầu tư cao thì còn rất

nhiều công trình kém chất lượng và đầu tư chưa thực sự hiệu quả Đây chính là các

van dé dang quan tam của công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án đâu tư xây dựng là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có sự phát triển theo chiều sâu và mang tính chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay Làm tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng không những mang lại hiệu quả đầu tư cao, mà còn nâng cao chất lượng công trình, giảm thiểu rủi ro, nâng cao trình độ năng lực quản lý của đội ngũ những người làm công tác quản lý dự án (QLDA)

Từ khi huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) được thành lập vào năm 2009 (theo Nghị

quyết số 26/NQ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ), trên địa bàn huyện đã triển khai

xây dựng nhiều dự án bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Để nâng cao hiệu quả đầu tư dự án xây dựng từ nguôn vôn ngân sách nhà nước, đông thời thực hiện công tác

Trang 13

QLDA một cách chuyên nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam đã thành lập Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện Thuận Nam (BQLCTHT) vào năm 2010

Bên cạnh những đóng góp quan trọng góp phần thúc day su phat triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của BQLCTHT còn bộc

lộ nhiều tổn tại, thiếu sót như: Một số công trình phải điều chỉnh cơ cẫu chỉ phí; Xin

chủ trương phát sinh, bố sung khối lượng: Xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng

trong quá trình triển khai thực hiện; Một số công trình bộc lộ nhiều khiếm khuyết về mặt chất lượng trong quá trình khai thác, sử dụng: Công tác thiết kế bộc lộ nhiều hạn chê, khảo sát thiêu hạng mục, sơ sai

Nguyên nhân là do: Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng chưa chặt

chẽ; Trình độ cán bộ thực hiện công tác QLDA trên địa bàn huyện Thuận Nam chưa

đồng đều; Chủ đầu tư mang nặng tính chủ quan trong giai đoạn chuẩn bị dự án; Chưa có chế tài trong việc xử lý các nhà thầu thực hiện không đảm bảo chất lượng công trình xây dựng

Xuất phát từ những nhận thức nêu trên, với những kiến thức chuyên môn được học

tập, nghiên cứu trong nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, tác giả chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận” nhằm góp phân tìm kiếm giải pháp đóng gop cho việc tăng cường công tác quản lý các dự án xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam, do BQLCTHT được giao làm Chủ đầu tư trong thời gian tới

2 Mục đích của Đề tài:

Nghiên cứu để xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây

dung tai BQLCTHT, tinh Ninh Thuan, nham phát huy hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư

của huyện Thuận Nam trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a) Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tải là công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng do

BQLCTHT thực hiện.

Trang 14

b) Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tải tập trung nghiên cứu chủ yếu vào nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây

dung tai BQLCTHT trén dia ban huyén Thuan Nam va nghiên cứu dé xuất các giải

pháp tăng cường công tác QLDA trong thời gian tới 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: a) Cách tiếp cận:

Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình tại địa phương Từ các tồn tại, hạn chế đã nêu, đề

xuất các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả và chất lượng công tác quản lý

dự án đầu tư xây dựng tại BQLCTHT

a) Phương pháp nghiên cứu: Đề thực hiện nội dung nghiên cứu luận văn sử dụng các

- Phương pháp tổng hợp 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a) Y nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hoá và cập nhật những vẫn đề lý luận

cơ bản về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, làm rõ nhiệm vu, vai tro,

trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

đặc biệt là đối với các dự án do BQLCTHT làm Chủ đầu tư Những nghiên cứu này có

giá trị làm tài liệu tham khảo cho công tác học tập và nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Trang 15

b) Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu của đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị

gợi mở trong việc hoàn thiện, tăng cường hơn nữa hiệu quả và chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do BQLCTHT được giao làm Chủ đầu tư trong quá trình xây dựng và phát triển

6 Dự kiến các kết quả đạt được của luận văn Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải nghiên cứu, giải quyết được những van dé sau:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về QLDA của BQLCTHT đối với hoạt

động xây dựng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng trên địa bản

huyện Thuận Nam và những bài học kinh nghiệm;

- Phân tích thực trạng chất lượng công tác quản lý các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác do BQLCTHT được giao

làm Chủ đầu tư trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong những năm vừa

qua Qua đó đánh giá những kết quả đã đạt được cần phát huy, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp khắc phục;

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhăm tăng cường hơn nữa chất lượng công tác quản lý các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do BQLCTHT được giao làm Chu dau tu trong thoi gian tỚI

7 Nội dung luận văn

Câu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương:

Chương l: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện Thuận Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE QUAN LY DU AN DAU TU XAY

DUNG

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm và phán loại dự án a) Khái niệm dự án

Dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao gồm

chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được

vượt qua dự toán đó

Như vậy, dự án là đối tượng của quản lý và là tập hợp của những hoạt động khác nhau

có liên quan với nhau theo một lôgic, một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bang những nguồn lực nhất định trong những khoảng thời

gian xác định

b) Phân loại dự án: Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, Bang 1.1

phân loại các dự án thông thường theo một tiêu chí cơ bản [27]

Bang 1.1 Phan loai du an

Stt Tiéu chi phan loai Các loại dự án

2 Theo quy mô dự án Nhóm A; nhóm B; nhóm C

hợp

5 Theo thời hạn Ngăn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn trên (5 năm) 6 Theo khu vực Quêc tế; quốc gia; vùng: miên; liên ngành; địa phương

7 Theo chủ đầu tư Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ

Vôn từ ngân sách Nhà nước; von ODA; von tin dung; von tu

9 Theo nguồn vốn huy động của DN Nhà nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn

góp của dân; vốn của các tô chức ngoài quốc doanh; vốn FDI,

1.1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư Theo [3] thì: “2 án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc đài hạn để tiễn hành các hoạt động đâu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong

khoảng thời gian xác định `

Trang 17

Dự án đầu tư có thê được xem xét dưới nhiêu góc độ khác nhau:

- Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: Dự án đầu tư có thê được hiểu

như là kế hoạch chỉ tiết triển khai các hoạt động đầu tư, nhăm đạt được mục tiêu

đã đề ra trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực

hiện các hoạt động đầu tư

- Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách

chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo kế hoạch để đạt được những kết quả và những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vôn, vật tư, lao động nhăm tạo ra những sản phầm mới cho xã hội

- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiện

chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế, xã hội làm căn cứ cho việc

ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư - Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư thê hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội, nhằm giải quyết mỗi quan hệ giữa các

chủ thê kinh tê khác nhau, với xã hội trên cơ sở khai thác các yêu tô tự nhiên - Xét về mặt nội dung: Du án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau dé dat được mục đích nhất định trong tương

lai

Dự án đầu tư là công cụ dé tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó

chứa các yêu tô cơ bản của hoạt động đầu tư

- Thứ nhất, dự án đầu tư phải thể hiện rõ mực tiêu đầu tư là gì, có thể là mục tiêu

dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn hoặc là mục tiêu chiến lược hay mục tiêu trước

mắt Mục tiêu trước mắt, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: Năng lực sản xuất, quy mô sản xuất hay hiệu quả kinh tế Mục tiêu dài hạn

có thể là các lợi ích kinh tế cho xã hội mà dự án đầu tư phải mang lại

- Thự hai, nguôn lực và cách thức đê đạt được mục tiêu, bao gôm các điêu kiện và

biện pháp vật chất để thực hiện như vốn, nhân lực, công nghệ.

Trang 18

- Thứ ba, với khoảng thời gian bao lâu thì các mục tiêu có thể đạt được và cuối cùng là ai có thể thực hiện hoạt động đầu tư này và kết quả của dự án

Như vậy, dự án đầu tư có các đặc trưng chủ yếu sau: Xdc dinh duoc muc tiéu, muc dich cụ thể; Xác định được hình thức tô chức để thực hiện; Xác định được nguon tai chinh dé tién hanh hoat dong ddu tu; Xdc dinh duoc khoang thoi gian dé thuc hiện mục tiêu dự án

1.1.1.3 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được giải thích trong [4] như sau: “Dự án đấu tr xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn đề tiễn hành hoạt động xây dựng đề xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chỉ phí xác

định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đẩu tr xây dựng, dự án được thể hiện thông qua báo

cáo nghiên cứu tiên khả thi đâu tr xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thì đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đâu tư xây dựng `

Nhu vay, có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là hoạ động đầu tư

và hoạt động xây dựng Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng

yêu cầu có một diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất,

khoảng không, mặt nước, mặt biến và thêm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự

án xây dựng như Hình 1.1:

Dự án xây dựng

Ké hoach Tién Thoi gian Dat

Hình I.1 Các yếu tố câu thành nên dự án xây dựng

Dựa vào Hình 1.1 có thể thấy đặc điểm một dự án xây dựng bao gồm các vẫn

đề sau:

Trang 19

Kế hoạch: Tính kế hoạch được thé hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành

khi các mục tiêu cụ thể đã đạt được

Tiên: Đó chính là sự bỏ vốn để xây dựng công trình; Nếu coi phần “kế hoạch của dự án” là phần tinh thần, thì “tiến” được coi là phần vật chất có tính quyết

định sự thành công của dự án

Thời gian: Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng

nghĩa với cơ hội của dự án Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được

quan tâm Đất: Đất cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng Đây là một tài nguyên

đặc biệt quý hiếm Đất ngoài các gia tri về địa chất, còn có gia tri vé vi tri, dia ly,

kinh tế, môi trường, xã hội Vì vậy, quy hoạch, khai thác và sử dụng dat cho các dự án xây dựng có những yêu câu riêng, cân hêt sức lưu ý khi thực hiện

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay, việc phân loại dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại

Điều 49 của [4] và Điều 5 của [9] gồm:

1.1.2.1 Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chỉ tiết tại Phụ lục 1 của [9]

1.1.2.2 Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu câu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đâu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)

1.1.2.3 Phân loại theo nguôn vốn sử dụng

Dự án đâu tư xây dựng được phân loại theo loại nguôn vôn sử dụng gôm: Dự án sử dụng vôn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vôn nhà nước ngoài ngân sách và dự án

sử dụng vôn khác

Trang 20

1.1.3 Các đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng Một dự án đầu tư xây dựng thường có 06 đặc trưng cơ bản sau: Dự án đầu tư xây dựng là dự án đầu tư có găn với việc xây dựng công trình: Rõ ràng công trình xây dựng là một sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con

người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với

đất, có thể bao gồm phan dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phan trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế

Sản phẩm của dự án đấu tr xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt: Khác với quá trình sản xuất liên tục, sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng không phải là sản phẩm

hàng loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó Ví dụ: Cùng một tòa nhà khi xây dựng ở các địa điểm khác nhau sẽ có sự khác biệt về kết câu móng (do sự

khác nhau về địa chất), về giá thành (theo đơn giá của từng vị trí xây dựng) Dự án đầu tư xây dựng có chu kỳ riêng (vòng đời) và thời gian tôn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án đầu tư xây dựng phải trải qua các giai đoạn hình thành và phát

triển, có thời gian tồn tại hữu hạn nghĩa là có thời điểm bắt đầu khi xuất hiện ý

tưởng về xây dựng công trình và kết thúc khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng

Dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là: Chủ đầu tư,

người hưởng lợi dự án, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, các nhà tư vấn, các nhà

cung ứng, các cơ quan quản lý nhà nước, Các chủ thể này có lợi ích khác nhau, quan hệ của họ thường mang tính đối tác Môi trường làm việc của dự án đầu tư xây dựng thường mang tính đa phương va dé xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể

Dự án đấu tu xáy dựng luôn bị hạn chế bởi các nguôn lực, đó là: Nguồn vốn, nhân

lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị kế cả thời gian, ở góc độ là thời gian cho

phép Tuy cùng là một công trình xây dựng nhưng do công ty xây dựng khác nhau, cửa hàng cung ứng nguyên liệu, thiết bị, máy móc khác nhau, nguôn nhân, tài, vật lực khác nhau nên các công trình kiến trúc cũng có kiểu dáng, phong cách, chất lượng không giống nhau Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, công ty xây dựng được uỷ quyên còn phải chịu sự ràng buộc về giá thành, phải tính toán sao cho với giá thấp nhất có thể tạo ra một công trình kiến trúc có chất

lượng cao nhất, phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.

Trang 21

Dự án đầu tư xảy dựng luôn có tính bát định và rủi ro: Mỗi dự án đầu tư xây dựng

thường yêu cầu một lượng lớn vốn đầu tư, thời gian thực hiện dài và vì vậy nó luôn

tiềm ân các yếu tố mang tính rủi ro và bất định 1.1.4 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản I Điều 50 của [4] và Khoản 1 Điều 6 của [9] gồm 03 giai đoạn được quy định cụ thể tại Bảng 1.2:

Bảng I.2 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

dựng

- Thực hiện các công việc cân thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án

Giai đoạn chuân bị dự án

- Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nều có) - Chuẩn bị mặt băng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có) - Kháo sát xây dựng

- Lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng

- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có

giấy phép xây dựng)

- Tổ chức lựa chọn nhà thâu và ký kết hợp đồng xây dựng - Phi công xây dựng công trình

- Giám sát thi công xây dựng

- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành

- Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành - Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng

- Vận hành, chạy thử - Thực hiện các công việc cần thiết khác Giai đoạn thực hiện dự án

Giai đoạn kết thúc xây dựng

đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

- Quyết toán hợp đồng xây dựng - Bảo hành công trình xây dựng

1.2 Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1.1 Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án (QLDA) là quá trình áp dụng các hiểu biết, kỹ năng, công cụ và công

nghệ vào các hoạt động, công việc của dự án để đạt được các mục tiêu, yêu cầu đối với

dự án QLDA sẽ đạt được thông qua việc áp dụng hợp lý và phối hợp nhuần nhuyễn

năm quá trình nhỏ sau: (1) Khởi tạo dự án; (2) Lập kế hoạch; (3) Kiểm tra, giám sát;

10

Trang 22

(4) Triển khai dự án và (5) Kết thúc dự án Hình 1.2 minh họa cho 05 quá trình này

được thực hiện tuần tự trong một dự án xây dựng đơn giản

Khởi tạo dự ân Lập kê hoạch Triên khai dự án

Initiating Planning Executing

Kiêm tra & giám sát

Mornitoring & Control

Kết thúc dự án

Closing

Hình 1.2 Năm quá trình của một dự án xây dựng đơn giản

Các quá trình này có thể được thực hiện theo thời gian hoặc có thể được thực hiện

chồng lên nhau hoặc có thể bị bỏ qua nếu thấy không cân thiết, tùy theo tình hình thực tÊ và các yêu câu cụ thê của từng dự án xây dựng

Mục tiêu cơ bản của QLDA thể hiện ở chỗ: Các công việc phải được hoàn thành theo

yêu cầu, đảm bảo chất lượng trong phạm vi chỉ phí được duyệt, đúng thời gian và giữ

cho phạm vi dự án không bị thay đổi

Ba yếu tố: Thời gian, chỉ phí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy mối quan hệ giữa ba mục

tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kì của một dự án, nhưng nói chung

để đạt kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinử” một hoặc hai mục tiêu

kia Do vậy, trong quá trình QLDA, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của QLDA

1.2.1.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là sự điều hành các công việc theo một kế hoạch đã định hoặc các công việc phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động xáy

dựng, với các điêu kiện ràng buộc nhăm đạt được các mục tiêu đề ra mỘI cách toi uu

Các ràng buộc bao gồm: Quy phạm pháp luật (Luật, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ); Ngân

sách: (nguồn vốn, tài chính); Thời gian (tiễn độ thực hiện — ngang — mạng — lịch — dây

chuyên); Không gian (đất đai, tổng mặt băng xây dựng ) Quản lý dự án đầu tr xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây dung, Quản lý tiền độ xây dựng, Quản lý chỉ phí xây dựng, Quản lý khối lượng thì công xây

II

Trang 23

dựng, Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, Quan ly modi trường xáy dựng

1.2.2 Vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.2.2.1 Vai trò của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Mỗi dự án được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực cho trước Đề thực hiện dự án cần có sự phối hợp hoạt động của rất nhiều

các đối tượng có liên quan đến dự án như Chủ đầu tư (CĐT), nhà thâu đơn vị tư vấn,

các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan,

Các kết quả của dự án có thể có được nếu tất cả các công việc của dự án lần lượt được hoàn thành Tuy nhiên, vì tất cả các hoạt động của dự án đều có liên quan đến nhau và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, nên nếu từng công việc được thực hiện một cách độc

lập sẽ cần rất nhiều thời gian và chỉ phí để trao đối thông tin giữa các đơn vị thực hiện

Một số công việc chỉ có thể được thực hiện khi một số công việc khác bắt buộc phải

hoàn thành trước nó, và phải hoàn thành trong khuôn khổ chất lượng cho phép Do đó,

việc thực hiện dự án theo cách này không thê kiểm soát nỗi tiễn độ dự án, cũng như

khó có thể đảm bảo các điều kiện về chỉ phí và chất lượng

Nhu vay, moi du an đều cần có sự phối hợp hoạt động của tất cả các đối tượng liên

quan đến dự án một cách hợp lý Cơ chế phối hợp đó chính là quá trình QLDA, dự án

càng phức tạp và có quy mô càng lớn thì càng cần được tổ chức quản lý một cách khoa

học

Nói cách khác, công tác QLDA chính là việc áp dụng các phương pháp, công cụ khác nhau trong sự phù hợp với các quy định, các văn bản pháp lý của Nhà nước có liên quan đến dự án để phối hợp hoạt động giữa các đối tượng hữu quan của dự án, nhằm

đạt được mục tiêu hoàn thành dự án với chất lượng cao nhất, trong thời gian nhanh

Trang 24

chất lượng dự án Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn khi mà chất lượng các công trình xây dựng không đảm bảo có thê gây ra những tốn thất lớn cho xã hội

Ngược lại, nếu công tác QLDA được thực hiện thiếu khoa học, dự án có thể phải ton nhiéu nguồn lực hơn để hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lượng không đảm bảo,

gây nhiều thất thoát lãng phí cho xã hội và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là với các dự án xây dựng công trình công cộng quy mô lớn được thực hiện bởi nguôn vôn của Nhà nước

Chính vì vậy, hoàn thiện công tác QLUDA luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của mọi

đối tượng liên quan đến dự án Những biện pháp cải tiến công tác tô chức QLDA, hoàn

thiện các công cụ hỗ trợ quá trình QLDA, từ lâu đã nhận được sự quan tâm của

nhiều nhà quản lý tâm huyết

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa,

toàn câu hóa trong mọi lĩnh vực và cả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp, phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác liên quan Do đó, công tác QLDA đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng ở nước ta trong thời gian tới

Tuy nhiên, sự yếu kém trong chất lượng hoạt động của các Ban Quản lý dự án

(BQLDA) ở nước ta, qua thực tiễn hoạt động trái pháp luật đã bị phanh phui của một

số đơn vị đã gây ra những tôn thất không nhỏ cho xã hội và sự suy giảm niềm tin đáng

kế vào khả năng thực hiện QLDA của các đơn vị trong nước Điều này đặt ra một

thách thức lớn cho các BQLDA trong việc làm thế nào để từng bước hoàn thiện công tác QLDA 6 don vi mình, nhăm giảm thiểu rủi ro, tránh thất thoát kinh phí của nhà

nước và đạt được hiệu quả đâu tư

1.2.3 Chức năng quản lý dự án đầu tư xây dựng Cũng giống như việc quản lý các dự án khác, QLDA đầu tư xây dựng cũng có 04 chức năng cơ bản sau:

Chức năng hoạch định: Đây là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng, nhằm

xác định mục tiêu, định hướng chiến lược, chương trình hành động và hình thành nên

13

Trang 25

các công cụ đề đạt đên mục tiêu trong giới hạn về nguôn lực và phải phù hợp với mỗi trường hoạt động

Chức năng tô chức: Quyết định cách thức tiễn hành công việc Tổ chức là cách thức huy động và sắp xếp các nguôn lực một cách hợp lý để thực hiện kế hoạch một cách thống nhất, nhịp nhàng Sự phát triển của xã hội đã chứng minh răng tổ chức là một

nhu cầu không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội Một cơ câu tổ chức

được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thông Một tổ chức cũng được

coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệ thống với mức

tối thiểu về chỉ phí cho bộ máy

Chức năng lãnh đao: Nhăm đạt được các mục tiêu đã đề ra của tô chức Bao gôm các hoạt động:

- Động viên, hướng dẫn phối hợp nhân viên: Động viên nhằm phát huy khả năng vô

tận của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống Khi con người tham gia vao mot tô chức để đạt được mục đích mà họ không thể đạt được khi họ hoạt động

riêng lẻ Nhưng điều đó cũng không nhất thiết là mọi người phải đóng góp và làm

những gì tốt nhất đảm bảo cho mục đích và hiệu quả chung cao nhất Chính vì vậy,

một trong những chức năng của quản lý là cần phải xác định những yếu tổ tạo thành động cơ thúc đây mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho hệ thông Động cơ thúc đấy nói lên các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc đôi với con người

- Chọn một kênh thông tin hiệu quả, đồng thời xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong tổ chức, duy trì các mối quan hệ bình thường giữa bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành, giữa bộ máy quản lý với hoạt động của hàng trăm, hàng nghìn người sao cho

nhịp nhàng, ăn khớp với nhau Bat cứ một sự rối loạn nào trong một bộ phận, một

khâu nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những bộ phận khác của hệ thống

Chức năng kiểm soát: Nhăm đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo kế hoạch và

hướng đên mục tiêu

14

Trang 26

Gidm sat So sánh Sửa sai

dân việc sử dụng các nguôn lực đê hoàn thành các mục tiêu, còn kiêm soát xác định

xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không

Các chức năng của QLDA tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tự chặt chẽ và không được xem nhẹ một chức năng nào

1.2.4 Mục tiêu, yêu câu của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.2.4.1 Mục tiêu của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nhằm hoàn thành các công việc dự án đáp ứng các quy định của pháp luật về yêu cầu

kỹ thuật và chất lượng, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư theo đúng mục đích của dự án

trong phạm vi ngân sách cho phép, đúng thời gian, tiễn độ cho phép và giữ cho phạm

vi dự án không thay đôi Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể biểu

diễn theo công thức: C = F(P, T, S) Trong đó: - C: La chi phi;

- P: Là mức độ hoàn thành công việc;

- T: Là yếu tổ thời gian; - 5: Là phạm vi dự án

Phương trình trên cho thay chi phí là một hàm của các yếu tố phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án

Mục tiêu của công tác quản lý dự án được biểu thị bởi 03 tiêu chí có quan hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự tác động qua lại như Hình 1.4:

15

Trang 27

Giá thành Thời gian Hình 1.4 Ba mục tiêu của công tác quản lý dự án xây dựng Đây là một lời nhắc nhở về mục tiêu của dự án Tất cả các hệ thông quản lý xây dựng

hiện hữu sẽ được áp dụng để đảm bảo dự án đạt được những mục tiêu này Tất nhiên,

hệ thống quản lý xây dựng có thể không đạt được những mục tiêu này mọi lúc Nếu không, chúng ta đã không tiếp tục nghe nói về những dự án thất bại do quản lý kém

hiệu quả, chậm tiên độ, vượt chi phí và bị từ chôi tiêp nhận

1.2.4.2 Yêu câu của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng a) Yéu cau chung

Đảm báo tính khoa học và hệ thông: Đề đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ, chính xác các

nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực

hiện và giải pháp thiết kế, ) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đây đủ và chính xác Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch

Đảm bảo tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng và quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước

Đảm báo tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng và tô chức quốc tế

Đảm bảo tính thực tiễn: Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng

b) Yêu cầu cụ thể: Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đầu tư phải đúng mục tiêu, có

hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí; Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo

hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước; Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải

16

Trang 28

tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư; Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tô chức, cá nhân, có chê tài cụ thê trong từng khâu của quá trình đâu tư e) Việc QLDA đầu tư xây dựng công trình được đánh giá là thành công khi đạt được

các yêu cầu sau: Đạt được mục tiêu dự kiến của dự án (tức là lợi ích các bên tham gia của dự án được đảm bảo hài hòa); Đảm bảo thời gian (tiễn độ của dự án được đảm bảo hoặc rút ngăn); Không sử dụng quá nguồn lực của dự án (tiết kiệm được nguồn lực của

dự án bao gồm vật tư, nhân lực, tiền vốn và xe máy); Các đầu ra của dự án đạt chất

lượng dự kiến; Ảnh hưởng tốt tới môi trường

1.3 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam trong thời gian qua

1.3.1 Khái quát về ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian qua 1.3.1.1 Lịch sử phát triển của ngành xây dựng Việt Nam

Sự phát triển và biến động của ngành Xây Dựng Việt Nam có thể chia thành những giai đoạn chính theo Bảng 1.3:

Bảng 1.3 Các giai đoạn phát triển của ngành xây dựng Việt Nam

Từ năm 1954 hoà bình lập lại, miên Bắc được giải phóng, lực lượng xây dựng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế Đồng thời, đáy cũng là thời kỳ

vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ đối với miễn Bắc, và vừa dôn sức chỉ viện cho chiến trường miễn Nam

Giai đoạn từ năm 1976 đến

năm 1985

Sau khi thông nhât đât nước vào năm 1975, Viét Nam bat dau vào giai đoạn khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chát kỹ thuật Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn bao cấp

xuất, và khả năng cạnh tranh Tốc độ thi công các công trình lớn về hạ tầng, công nghiệp, dân dụng nhanh gấp 2-3 lần so với thời kỳ trước

năm 2001 đến Kinh tế cả nước trong giai đoạn này đã Đất đểu hội nhập sâu rộng hơn vào nên kinh tế khu

vực và thế giới với điểm nhấn là việc gia nhập WTO (2006) Các đợt sốt nhà đất vào 2000-

17

Trang 29

1.3.1.2 Đặc điểm của ngành xây dựng Việt Nam

Sự phát triển của ngành xây dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh

tế và các chính sách vĩ mô Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh

tế, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa,

vốn đầu tư FDI lãi suất cho vay và lạm phát Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực

tạo nên nên tảng cho phát triển cho những ngành khác và nên kinh tế nói chung Do đó, Chính phủ luôn phải duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng

Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiên tệ đã đây lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm khiến cho nguồn vốn đồ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu ky của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của

ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP

1.3.1.3 Những công trình xây dựng tiêu biếu Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, tùy thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ của từng giai đoạn, các công trình cũng có những đặc điểm khác nhau Ngoài ra, các công trình xây dựng cũng thể hiện trình độ xây dựng và mức độ ứng dụng công nghệ mới của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng qua từng giai đoạn phát triển

Giai đoạn trước năm 1975: Do nhiệm vụ của giai đoạn này là xây dựng phục vụ cho nhu cầu chiến đấu bảo vệ niềm Bắc và thống nhất niềm Nam, nên công trình cũng đa phan là các công trình quân sự và công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu Ví dụ như:

Sân bay Đa Phúc Kép, Hoà Lạc, Gia Lâm, Cát Bi, Sao Vàng, các công trình dẫn dau,

các công trình phòng không và các công trình che chắn nhà máy điện Uông Bí, Yên

Phụ

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1980: Sau chiến thắng 1975, Việt Nam đi vào xây dựng phục hôi đât nước nên các công trình sản xuất công nghiệp và công trình năng

18

Trang 30

lượng có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn này Một số công trình trọng điểm hoàn thành như: 2 tổ máy nhiệt điện Phả Lại, mở rộng Nhà máy Super phốt phát Lâm Thao, các nhà máy Xi măng Bim Sơn, Hoàng Thạch, nhà máy chế biến gỗ - kéo sợi -

giấy Bãi Băng, và khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An,

va Apatit Lao Cai

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990: Chính phủ bắt đầu thực hiện những chủ

trương và chính sách “đổi mới”, tuy nhiên vẫn chưa có nhiễu chuyên biến lớn trong giai đoạn này và các công trình xây dựng cũng tương tự như giai đoạn trước Các dự

án lớn có thê kế đến như: Tổ máy số 3 và 4 của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; 4 tổ máy của Thuỷ điện Trị An; 2 tổ máy Thuỷ điện Hoà Bình; nhà máy kính Đáp Cầu; dây

chuyên Xi măng Kiến Lương và các công trình phục vụ khai thác dâu khí Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000: Ngành Xây Dựng Việt Nam di vào thời kỳ tăng trưởng mạnh do thị trường BĐS đã trải qua đợt sốt nhà đất đầu tiên vào 1993-

1994 Tuy nhiều nhà máy điện đã hoàn thành, nhưng nhu cầu điện sản xuất và phục vụ đời sống lại tăng cao Do tăng trưởng kinh tế vượt bậc, đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng, đặc biệt là ở khu vực phía Nam Bên cạnh đó, nước ta cũng đã bước vào

giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Các công trình trọng điểm trong giai đoạn nảy có thể kế đến như: Thuỷ điện Vĩnh Sơn, Yaly, Thác Mơ, đường dây 500 KV

Bắc Nam, và các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hoàng Thạch, Apatit Lao Cai

Đường Dây 500kV Bắc - Nam (1.487 km)

không quân của giặc Mỹ

đối với miền Bắc, và vừa dồn sức chi viện cho chiến trường miền Nam

Giai đoạn 1976-1985:

Việt Nam bắt đầu vào giai

đoạn khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở

đợt sốt nhà đất đầu tiên

vào 1993-1994, và đây cũng là thời kỷ tăng trưởng

vượt bật của ngành với tốc

đô tăng trưởng bình quân 10.5%

Hình 1.5 Các công trình tiêu biểu qua từng giai đoạn [28]

19

Trang 31

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Từ năm 2000 đến nay, nên kinh tế cả nước trên đà

phát triển mạnh và hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nên kinh tế khu vực và thế gi01

Diém nhấn của giai đoạn này là các tòa nhà chọc trời được xây dựng Mở đầu là tòa cao ốc Bitexco Financial Tower 68 tầng khởi công vào năm 2006 (tòa nhà cao nhất TP.HCM hiện nay) và tiếp đến là dự án Keangnam Landmark Tower 72 tầng (tòa nhà

cao nhất Việt Nam và cao thứ 36 thế giới trong năm 2014) Hiện tại, VietinBank cũng đang thực hiện dự án VietinBank Tower cao 363m, dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ

tòa nhà cao nhất Việt Nam và đứng thứ 31 thế giới Các tòa nhà chọc trời đua nhau mọc lên hiện nay cũng là tính hiệu đáng mừng cho ngành xây dựng Việt Nam, khi chúng ta đang dần vươn lên đạt được trình độ xây dựng hiện đại ngang tầm với các nước trên thế giới Điều đáng nói là đa phần các công trình nói trên đều là do các nhà thâu nước ngoài đảm nhận, còn nhà thầu trong nước chủ yếu chỉ tham gia làm thầu phụ Tuy nhiên, dự án VieteomBank tower cao 206m do

COFICO đảm nhận làm thầu chính cũng đã thể hiện khả năng quản lý và trình độ xây

dựng của các nhà thâu trong nước cũng không thua gì so với các nhà thầu quốc tế

Hình 1.6 thể hiện danh sách 10 tòa nhà cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm năm

Gần tương đương chiếu cao Gan tương đương chiếu cao

Tháp Vietcombank Trung tam HC Đà Nẵng

| 202,7 ñ 186

ahi ‘im ! Hinh 1.6 10 toa nha cao nhat Viét Nam Nguén: Bao Vietnamnet.vn

20

Trang 32

1.3.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng 6 nwéc ta trong thoi gian qua

Trong những năm gân đây, mặc dù công tác quản lý nhà nước tại các dự án đâu tư xây dựng công trình đã có những cải thiện Song đề các công trình được đảm bảo về chât

lượng, tiên độ và đem lại hiệu quả về kinh tê - xã hội cao, thì vân còn nhiêu vân đê cân

phải khắc phục

1.3.2.1 Những kết quả đã đạt được Công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay được đánh dẫu băng hàng loạt các

dự án đầu tư xây dựng lớn nhỏ, ở khắp vùng miền, khắp các lĩnh vực, trong đó, nôi bật

nhất hiện nay là việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hạ tầng giao thông, hạ

tâng thủy lợi, hạ tầng đô thị,

Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đã và đang được nâng cấp, xây dựng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh Có được kết quả trên, một phần lớn là do công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ

Cai, Đường cao tốc Hà Nội — Hải Phòng, Đường cao tốc TP Hỗ Chí Minh — Long

Thanh —Dau Giây

Thứ hai, nhờ tăng cường chỉ đạo, điều hành nên công tác đầu tư, xây dựng đạt kết quả đáng phi nhận, nhiều công trình, dự án tiễn độ đạt và vượt kế hoạch, như: Đường vành

đai 3 (giai đoạn 2) TP Hà Nội, Đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình, Cầu Nhật Tân (gói

thâu số 1), Cầu Bến Thủy II, các cầu vượt nhẹ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Đã

từng bước khắc phục tình trạng chậm tiễn độ các dự án: Đường cao tốc Hà Nội — Hải

Phòng, Đường cao tốc Nội Bài — Lào Cai, Đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên

Thứ ba, chât lượng công trình đã được cải thiện rõ rệt, các công trình thực hiện cơ bản đảm bảo yêu câu chât lượng, các dự án có tôn tại vê chât lượng của các năm trước đã được sửa chữa khắc phục, duy trì khai thác ồn định

21

Trang 33

1.3.2.2 Những tôn tại cân khắc phục a) Một là, khuôn khô pháp luật quản lý dự án, nhất là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước còn bát cáp

- Mặc dù, hiện tại đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện công tác QLDA, như:

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về

quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng; Nhưng nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn chồng chéo, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ

Bang 1.4 Một số điểm chưa phù hợp của hệ thống văn bản xây dựng

Một sô điểm chưa phù hợp của hệ thông văn bản xây dựng Ghi chú

Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 32/2015/ND-

CP

Tai khoan 1 diéu 166, Luat Xay dung 2014 co néu: “Dir án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động tiếp theo chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định của Luật nay.”

Tuy nhiên, tại khoản 1 diéu 37,

Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ lại nêu: “Dự án đầu tư xây dựng phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai hoặc đang triển khai thì các công việc về quản lý chỉ phí thực hiện theo các quy định của Nghị

định số 1122009NĐ-CP ngày

14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chỉ phí đầu tư xây

dựng công trình.”

Điều này là bất cập vì Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây

dựng 2003, trong khi đó Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính

phủ lại hướng dẫn Luật

Xây dựng 2014

Vẻ thâm quyền điều

chỉnh dự toán

Tại khoản 4 điêu 11, Nghị

định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy định: “?zường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chỉ phí nhưng không làm thay doi gid tri dự toán xây dựng đã được phê duyét bao gồm cả chỉ phí dự phòng thì chủ đâu tư tô chức diéu chính Điều này có thể

được hiểu như sau: Không

phải là Chủ đầu tư tổ chức phê duyệt mà là Chủ đầu tư

chuẩn bị hồ sơ trình người

quyết định đầu tư phê duyệt

Trong khi đó, tại khoản 3 điều 7, Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy

định: “Truong hợp chi diéu

chỉnh cơ cấu các khoản mục chỉ phí gôm cả chỉ phí dự phòng nhưng không làm thay đổi giá trị tông mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt thì chủ đâu tư tô chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đẩu tư và chịu trách nhiệm về việc điểu chỉnh của mình” Điều

này có thể được hiểu là Chủ đầu tư tự điều chính, báo cáo người

quyết định đầu tư và chịu trách

nhiệm vẻ vấn đề này

Đây là một van dé khong rõ ràng, đồng nhất trong

cùng một văn bản quy phạm pháp luật

Trang 34

thiết kê bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước Đối với Thiết kế 01 bước và 02 bước do Cơ quan quản lý nhà nước

thực hiện việc thấm tra,

thấm định Chính điều này

làm cho các CĐT ở lại vào cơ quan quản lý nhà nước mặc dù các CĐT đối với các BQLDA chuyên ngành,

BQLDA khu vực được

Thông tư sô 16/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng

về hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định

số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ

vẻ hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ngày 30/6/2016 Ban hành sau Nghị định số 59/2015/NĐ-CP I2 tháng

Theo kết quả thanh tra Bộ Tài chính năm 2012 tại các dự án, như: Quốc lộ 279, Quốc

lộ 32, Đường vành đai biên giới phía Bắc, Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, Tuyến đường Nam sông Hậu đã có những sai phạm gây thất thoát tiền ngân sách nhà nước lên đến

23

Trang 35

hàng nghìn tỷ đồng Đáng chú ý trong giai đoạn này là các dự án do Ban Quản lý các

du an 18 (PMU18) quản lý thực hiện, gân như dự án nào cũng đều có “mùi” tiêu cực,

Bài - Bắc Ninh)

Chiêu dài 33,91km

được thiết kế theo

tiêu chuẩn đường

cao tốc với tổng dự

toán hơn 581 tỉ đồng

- Do khảo sát thiết kê không đúng, phải thay đôi thiết kế băng cách chuyên từ đắp đất nền đường sang đắp cát nên phải chi thêm vốn đầu tư 44 tỉ đồng

- Việc lập dự toán thiếu chính xác đã dẫn đến tổng giá trị công trình “đội” giá so với dự toán ban đầu (tăng hơn 115 tỉ đồng) - Công tác nghiệm thu khối lượng thi công trùng lắp tại hàng loạt các hạng mục công trình, như nghiệm thu trùng khối lượng phần

đắp cát giữa hai loại cát (loại A và loại B); trùng khối lượng bắc

thâm và vải địa kỹ thuật tại một số điểm - Hạng muc tai km14+745, chiéu dai céng hộp chưa hoàn thành

nhưng đã được ba bên chủ đầu tư, tư vẫn giám sát và đơn vị thi

công đồng lòng nghiệm thu và thanh toán

Dự án cải tạo

nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Bắc

Dự án xây mới cầu Hàm Rồng -

Thanh Hóa (sau

được đổi là cầu

Hoàng Long)

Bộ GTVT phê duyệt tháng 10/1995 với tổng mức vốn đầu tư 83,5 tỉ đồng, cầu có chiều dài 240m,

đường dẫn hai đầu

câu dài 3.158m

- Hai tháng trước khi khởi công, Bộ Giao thông vận tái phê duyệt lại dự án, cầu được kéo dài thêm 140m kéo theo sự thay đổi hàng loạt hạng mục công trình làm tổng vốn đâu tư được điều chỉnh lên

224 tỉ đồng, gấp 2,7 lần dự kiến ban đầu

- Thế nhưng chi phí đầu tư tăng lên 2,7 lần vẫn không đem lại chất lượng tốt cho công trình Hàng loạt sự cố sụt, lún xảy ra trong quá trình thi công Những sự cố này đã làm công trình liên tục phải thay đối thiết kế làm tăng chi phí bổ sung lên tới 36 tỉ đồng,

riêng số tiền để khắc phục 140m lún trượt của nên đường phía bắc cầu là 5,5 tỉ đồng

Cầu Phả Lại khoảng 180 tỷ đông Tổng giá trị gói thầu

- Ngay khi câu vừa thông xe đã phát hiện nhiêu đoạn dâm bị nứt, vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng câu

- Những vết nứt trên cầu đã buộc nhà thầu, PMU 18 phải bàn bạc và thuê đơn vị bơm keo để khắc phục Tuy nhiên, bơm keo chỉ để

tránh gỉ sét cốt thép của dầm, còn về chất lượng không thể nâng cao

(Hà Giang) Vốn đầu tư gần 500

tỉ đồng từ nguồn vốn

trái phiếu chính phủ - Thông xe vào cuối tháng 3/2005 cũng để lại nhiêu tai tiếng khi

chỉ sau gần ba tháng sử dụng công trình đã có biểu hiện xuống cấp, sạt lở Các đoạn quốc lộ qua Đoan Hùng, Tuyên Quang đều

xuất hiện nhiều điểm rạn nứt, bong tróc lớp nhựa

- Ngoài ra, hầu hết các cầu trên quốc lộ này cũng xuất hiện hiện

tượng sụt lún taluy đường đâu câu, trong đó cầu Luống (km 182+

663) bị sạt lớ nghiêm trọng ở đường dẫn cả hai đầu câu

24

Trang 36

c) Ba là, công tác quản lý tiến độ dự án chưa được thực hiện nghiêm túc dân đến đâu

tu dan trai, du dn kéo dai

Dự án bị kéo dài có thể ở khâu thi công xây dựng hoặc khâu chuẩn bị thực hiện, hoặc

cả hai Các nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài dự án, được xếp theo thứ tự quan trọng

giảm dân như sau: Nhà thầu thiếu sự đốc thúc, giám sát chặt chẽ ngay tại công trình Thậm chí, một số chủ đầu tư chưa cương quyết xử lý các nhà thâu thực hiện chậm tiễn

độ (như dự án quốc lộ 3 mới Hà Nội — Thái Nguyên, dự án đường cao tốc Hà Nội —

Hải Phòng); Phải thay đôi thiết kế dự án; Thiết kế dự án đưa ra một thời hạn triển khai

thực hiện thiếu thực tế; Cấp phát vốn không theo kế hoạch; Nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu; Sơ suất trong thi công: Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan không thông suốt: Công việc mới phát sinh; Thiếu lao động có tay nghề; Thời tiết xấu

Tại báo cáo kiểm toán 2015 của Kiểm toán Nhà nước vừa được công bố mới đây, hàng

loạt dự án chậm tiễn độ, đội vốn đã được điểm mặt, chỉ tên Nhiều dự án chậm tiễn độ

trên 3 năm như: Dự án xây dựng nhà máy xI măng Sông Thao (cham 4 năm), Dự án

nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điển Hộ tỉnh Ninh Bình (chậm 4 năm), Dự

án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (chậm 3 năm),

Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Dự án II (chậm Š năm), Dự án Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng (chậm 3 năm), Dự án trụ sở Cục Thuế TP Hồ

Chí Minh (chậm 4 năm)

Gan đây nhất là Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bị chậm tiễn độ:

Dự án khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào năm 2015; Do thi công gặp

tai nạn phải dừng may tháng, cùng với thiếu vốn nên dự án chậm trễ, buộc Bộ Giao

thông Vận tải phải gia hạn hoàn thành cuối năm 2016 d) Bon la, cong tac quan lý tài chính trong các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa tốt, dân đến phát sinh nhiễu chỉ phí gây vượt tổng mức đầu tư

Theo một báo cáo từ Springer (Nhà xuất bản Springer thành lập năm 1842 do Julius Springer sang ldp, tru so chinh tai Berlin, Heidelberg — Ditc Chu dé xudt ban la Khoa học, Kỹ thuật và Y tế Springer là Nhà xuất bản sách lớn nhất và là Nhà xuất bản tạp chí lớn thứ 2 trên thể giới, gôm 55 nhà xuất bản, gân 6.000 nhân viên Hàng năm

25

Trang 37

Springer xuất bản khoảng 2.000 tạp chí và 7.000 cuốn sách mới), cô 5 yêu tố chính dẫn tới việc chậm trễ và tăng chỉ phí trong các công trình xây dựng ở Việt Nam bao gồm: (1) quản lý công trình yếu kém, (2) đơn vị hỗ trợ quản lý không đáp ứng điều

kiện, (3) vẫn đề tài chính của chủ đầu tư, (4) nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu tài chính và (5) thay đôi thiết kế

Năng lực quản lý yếu kém là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và tăng chỉ phí trong các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam (gồm: quản lý công trình yếu kém, đơn vị hỗ trợ quản lý không đáp ứng điều kiện) Hiện tại, các công trình xây dựng ở nước ta đang thiếu rất nhiều các nhân lực có đủ trình độ quản lý Ngoài ra, các cấp bậc quản lý cũng chỉ được phân theo yếu tô kinh nghiệm và thiếu những đánh giá về kiến thức quản lý mới

Vấn đề về tài chính có thể đến từ cả 2 phía chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng Đây cũng là vấn đế nối bật mà các báo thường đưa tin Theo thống kê trong năm 2014,

Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 689 dự án bị “đóng băng” (48% tổng số dự án

hiện tại), mà nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư thiếu vốn Còn về phía các nhà thâu, họ có thể bỏ giá thầu rất thấp, thấp hơn so với năng lực tài chính của họ có thể đáp ứng và sau đó lợi dụng các điều khoản trong hợp đồng có điều chỉnh giá để nâng giá xây dựng lên Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng chi phí xây dựng tại các trình giao thông vận tải

30 25 20 15 10

Cau Gié - Ninh Bén Lirc - HCM - Long HCM - Trung Trung Quéc Binh Long Thanh Thanh - Dau Lương

Giây

Hình 1.7 Chi phí xây dựng đường cao tốc Triệu USD/Km (Nguồn: BMI) [28]

Thay đôi thiết kê không chỉ là vân đê riêng của Việt Nam, mà còn là của nhiều quôc gia đang phát triển khác Lỗi trong quá trình thiết kế thường có nguyên nhân chính là

26

Trang 38

do kỹ sư thiết kế thiếu năng lực Ngoài ra, sự bất cần trong quá trình kiểm tra và thấm định cũng góp phần lớn dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phí trong các công trình, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư Nhà Nước Từ năm 2000, số lượng các công ty tư van đã tăng lên rất nhanh, tuy nhiên số lượng lại không đồng hành với chất lượng Nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình thiết kế, hiện tại nhiều công ty lớn cũng đã áp dụng công nghệ BIM (Building Information Modeling) để có thể rà soát nhanh chóng và chính xác hơn

e) Năm là, tham những làm giam hiệu qua quản lý von dau tư từ ngắn sách nhà nước của các dự án trên 2 phương diện

Phương diện I: Làm giảm hiệu quả phân bô trong quản lý vôn đâu tư từ ngân sách

nhà nước, chuyên nguôn lực từ các khu vực có lợi sang những khu vực không có lợi,

qua đó làm giảm hiệu quả vôn đâu tư từ ngân sách nhà nước va tong von dau tu ca

nước;

Phương diện 2: Gây tăng chi phí đầu tư (tham nhũng thường gắn với các khoản hồi lộ, khi các khoản này được tính vào chỉ phí đầu tư nó sẽ làm tăng giá thành đầu ra)

f) Sáu là, việc đầu tư dàn trải, theo phong trào gáy lãng phí lớn

Theo đánh giá của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, việc đầu tư dàn trải, đầu tư theo

phong trào, tư duy thành tích hiện đang là vẫn đề nhức nhối Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây thất thoát, lãng phí lớn nhất ngân sách hiện nay Hàng loạt các dự án đang phải trả giá lớn, gây lãng phí, thất thoát lớn hiện nay do đâu tu dan

trải có thể kế đến như: Nhà máy phân bón (dự án nhà máy đạm Ninh Bình tại khu công

nghiệp Khánh Phú — Ninh Bình), nhà máy xơ sợi (Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ — Hải Phòng), nhà bảo tàng (Bảo tàng Hà Nội), làng du lịch (Làng văn hóa du lịch các

dân tộc Việt Nam — Đồng Mô, Sơn Tay, Ha Noi), nha may gang thép (Cải tạo và mở

rộng công suất sản xuất Công ty Hang thép Thái Nguyên — giai đoạn 2), nhà máy giấy (Dự án Bột giấy Phương Nam — Long An), nhà máy nhiên liệu (Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio — Ethanol Dung Quat — Binh Sơn, Quảng Ngãi)

27

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tac gia da hé thông hóa các khái niệm về dự án dau tu xây dung, công tác QLDA đầu tư xây dựng và thực trạng công tác QLDA ở nước ta trong thời gian qua

Công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay được đánh dau bang nhiều dự án lớn nhỏ khắp vùng miễn, khắp các lĩnh vực, khắp các cấp quản lý Đa phân các dự án

đầu tư xây dựng lại sử dụng một nguồn lực rất lớn về nhân lực, về tài chính, về tài

nguyên, thời gian hoạt động của dự án đầu tư xây dựng cũng thường rất dài Việc thiếu kiến thức về kinh tế, về đầu tư trong lĩnh vực xây dựng dễ dẫn đến tư duy nhằm lẫn, gây ngộ nhận, điều tất yếu sẽ là các quyết định và hành động sai lầm Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của một số dự án đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay

Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu phương pháp luận QLDA mang lại ý nghĩa cực kỳ quan trọng: Nâng cao hiệu quả của công cuộc xây dựng đất nước, nhanh chóng đưa nước ta đến đích trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đây chính là tiền đề để tác giả đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLCTHT ở Chương 2 và Chương 3 tiếp theo

28

Trang 40

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HOC QUAN LY DU AN DAU TU XAY

thực hiện đòi hỏi người làm công tác QLDA phải đọc, hiểu, sử dụng và vận dụng kết

hợp một cách linh hoạt những quy định hiện hành về hoạt động xây dựng

2.1.1.1 Các luật liên quan đến đâu tư xây dựng

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIH ban hành ngày 18/6/2014 - Luật Đầu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 26/11/2013 - Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội khóa XII ban hành ngày 18/6/2014

2.1.1.2 Các nghị định hướng dân Luật liên quan đến đầu tư xây dựng - Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi

hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thâu

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chỉ phí đầu

Ngoài các Luật và Nghị định đã được nêu ở trên, hiện nay đã có nhiều Thông tư ban

hành đi kèm nhăm hướng dẫn các Nghị định như: Thông tư số 07, 08, 09/2016/TT- BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 10/3/2016; Thông tư số 16, 17, 18/2016/TT- BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 30/6/2016; Thông tư số 24/2016/TT-BXD của

29

Ngày đăng: 16/03/2023, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w