ĐỀ TÀI: TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 1 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP 1 1.1.1 Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì 1 1.1.2 Các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp 1 1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) TẠI VIỆT NAM 2 1.3 MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 3 1.4 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DNNN Ở VIỆT NAM 5 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 6 2.1 QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 6 2.1.1 Giai đoạn cổ phần hóa tự nguyện (1990 – 5/1996) 6 2.1.2 Giai đoạn thí điểm mở rộng (5/1996 – 5/1998) 6 2.1.3 Giai đoạn đẩy mạnh (6/1998 – 5/2002) 7 2.1.4 Giai đoạn tiến hành ồ ạt (6/2002 đến nay) 8 2.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 9 2.3 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 13 2.3.1 Tư tưởng và nhận thức chưa được nhất quán ở các cấp, ngành và cơ sở 13 2.3.2 Rào cản về chính sách 14 2.3.3 Thiếu minh bạch trong tiến trình Cổ phần hóa 14 2.3.4 Khó khăn trong định giá doanh nghiệp 15 2.3.5 Môi trường kinh doanh chưa bình đẳng 16 2.3.6 Chất lượng cổ phần hóa chưa cao 17 2.3.7 Khó khăn khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn 17 CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 19 3.1 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG CHO TÁI CẤU TRÚC DNNN 19 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN 21 CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN 23
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
BỘ MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
- -
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC TẠI VIỆT NAM
GVHD : GS TS Dương Thị Bình Minh Thực hiện : Nhóm 5
Lớp – Khóa : Đêm 2 – K21
TP Hồ Chí Minh - 2012
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 - LỚP ĐÊM 2 – K21
STT Họ Tên Ngày sinh Nơi sinh Ký tên Ghi
chú
1 Nguyễn Thị Thúy An 01/11/1986 Đồng Nai
2 Trần Khánh Bảo 18/09/1989 TP HCM
3 La Thị Thanh Bình 16/05/1989 Dak lak
4 Trần Phạm Hữu Châu 21/4/2988 Bến Tre
11 Nguyễn Quang Minh 09/08/1989 Đồng Tháp
12 Dương Kim Ngọc 02/03/1988 Cà Mau
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆT NAM 1
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP 1
1.1.1 Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì 1
1.1.2 Các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp 1
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) TẠI VIỆT NAM 2
1.3 MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 3
1.4 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DNNN Ở VIỆT NAM 5
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 6
2.1 QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 6
2.1.1 Giai đoạn cổ phần hóa tự nguyện (1990 – 5/1996) 6
2.1.2 Giai đoạn thí điểm mở rộng (5/1996 – 5/1998) 6
2.1.3 Giai đoạn đẩy mạnh (6/1998 – 5/2002) 7
2.1.4 Giai đoạn tiến hành ồ ạt (6/2002 đến nay) 8
2.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 9
2.3 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 13
2.3.1 Tư tưởng và nhận thức chưa được nhất quán ở các cấp, ngành và cơ sở 13
2.3.2 Rào cản về chính sách 14
2.3.3 Thiếu minh bạch trong tiến trình Cổ phần hóa 14
2.3.4 Khó khăn trong định giá doanh nghiệp 15
2.3.5 Môi trường kinh doanh chưa bình đẳng 16
Trang 42.3.6 Chất lượng cổ phần hóa chưa cao 17
2.3.7 Khó khăn khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn 17
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 19
3.1 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG CHO TÁI CẤU TRÚC DNNN 19
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN 21
PHẦN 4 : KẾT LUẬN 23
Trang 5CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
1.1.1 Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một
“thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp
Đây là quá trình điều chỉnh chiến lược kinh doanh, thay đổi cơ cấu chủ sở hữu và quyền kiểm soát, điều chỉnh bộ máy quản lý, lực lượng lao động, cơ cấu lại nguồn vốn, thay đổi mạng lưới kinh doanh… để thích nghi với điều kiện kinh doanh thay đổi, tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả
1.1.2 Các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể bằng nhiều hình thức, tuy nhiên có thể chia thành 2 hình thức cơ bản:
Tái cấu tr c iền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu: thường bao gồm
mua, bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp… Trong một số trường hợp, nó có thể đi liền với những thay đổi mang tính căn bản của doanh nghiệp như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, định hướng chiến lược và định hướng phát triển thị trường
Tái cấu tr c khô n với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu: cải tổ nội bộ
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số bộ phận cho phù hợp với chiến lược phát triển của công ty
Trang 61.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) TẠI VIỆT NAM
Tuy có thời gian thành lập từ sớm và là thành phần kinh tế chủ đạo trong nhiều năm qua nhưng các DNNN ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Một số điểm hạn chế lớn nhất có thể kể ra đối với DNNN tại Việt Nam hiện nay là :
Hoạt động kém hiệu quả, kém năng động : Mặc dù được hình
thành sớm và được hưởng nhiều ưu thế trong việc sử dụng các nguồn lực về tài nguyên, đất đai, tiền vốn và lao động so với các khu vực sở hữu khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, song hiệu quả hoạt động kinh doanh thì kém hơn hẳn Số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam 2007 - 2009 qua Điều tra của Tổng cục Thồng kê cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của các DNNN các năm 2007 – 2009 là giao động trong khoảng 3,5 – 4,3%, trong khi đó các doanh nghiệp FDI là trong khoảng 9,1 – 11,7% Còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DNNN giai đoạn 2007 – 2009 là từ 6,3 – 8,2%, thấp hơn các doanh nghiệp FDI với mức là 10,6 – 13,1% Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của các DNNN chỉ bằng khoảng 50% so với các doanh nghiệp FDI
Biểu hiện của dấu hiệu độc quyền trong kinh doanh : Với ưu thế
được thành lập từ trước, cho nên, nhiều doanh nghiệp lớn trong một số các lĩnh vực kinh doanh có những biểu hiện của tình trạng độc quyền (Petrolimex chiếm tới 60% thị phần xăng dầu cả nước; Tập đoàn điện lực chiếm lĩnh gần hết thị trường từ khâu sản xuất tới truyền tải và bán lẻ; Tập đoàn than, khoáng sản cũng chiếm giữ phần lớn việc khai thác và cung cấp sản phẩm than trên toàn quốc…) Tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh đã làm méo mó thị trường, gây thiệt hại lớn tới quyền lợi của người tiêu dùng cũng như lợi ích của nhà nước, hạn chế sự phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trang 7 Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh chậm được đổi mới, nhiều doanh nghiệp chưa bắt kịp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, còn có tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, sử dụng nguồn tài nguyên, vốn còn lãng phí : Trong thời gian vừa qua, nhiều tập đoàn, tổng công ty sử dụng
vốn đầu tư rất dàn trải, đầu tư ngoài ngành thiếu thận trọng vào những lĩnh vực
có rủi ro lớn (thị trường tài chính, bất động sản…) gây thất thoát vốn và tài sản của nhà nước, nợ xấu ngày càng có xu hướng tăng lên Các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh dưới sự bảo trợ của nhà nước vẫn còn có tư tưởng vì lợi ích nhóm mà bỏ qua lợi ích của toàn bộ nền kinh tế thông qua việc đề nghị Chính phủ quyết định tăng giá bán một số sản phẩm thuộc diện quản lý giá của nhà nước, đòi được hưởng một số những trợ cấp, ưu đãi trong sản xuất kinh doanh hoặc tiếp tục xuất khẩu những sản phẩm mà trong thời gian tới Việt Nam phải
nhập khẩu…
Để khắc phục những hạn chế trên, Chính phủ đã thực hiện chính sách tái cấu trúc DNNN trong đó cổ phần hóa các DNNN là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và xã hội; tăng cường năng lực cạnh tranh, qua đó phát huy vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước trong
đó DNNN có vị trí quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định
1.3 MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM
1.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế –xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế Đất nước ta đã gia nhập WTO từ năm 2007, do đó các doanh nghiệp Việt Nam không những phải cạnh tranh ngay chính trị trường nội địa và cả ở thị trường quốc tế Và thực tế đó đã đặt ra yêu cầu là DNNN cần được tiếp tục sắp xếp đổi mới để nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh, để có thể là đầu tàu chủ lực dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 81.3.2 Giảm thâm hụt Ngân sách Nhà Nước
Để giảm sức ép lên chi ngân sách, Nhà nước cần rút khỏi hoạt động kinh
tế một cách vững chắc, thông qua quá trình cổ phần hóa Kết quả của quá trình cổ phần hóa sẽ tạo ra các pháp nhân hoạt động bình đẳng trên thị trường, không còn những ưu đãi riêng như trước qua đó giảm sức ép lên chi ngân sách trong tương lai, hoặc tránh những biến cố mang tính rủi ro liên quan đến tài chính (như sự phá sản hoặc làm ăn kém hiệu quả của các DNNN lớn, luôn đòi hỏi có sự giải cứu của Chính phủ)
1.3.3 Xóa bỏ độc quyền được Nhà Nước quy định cho một số DNNN
Hiện tượng “độc quyền” diễn ra trong một số ngành chủ chốt như điện, khai tháng khoáng sản, khí đốt, viễn thông … của các DNNN là hiện tượng phổ biến ở nước ta Điều này dẫn đến không chỉ sự kém năng động, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và còn tạo sức ép lên ngân sách của Nhà nước Thông qua việc cổ phần hóa, một mặt Nhà nước sẽ xóa bỏ hiện tượng độc quyền ở một số ngành xét thấy sự độc quyền là không còn cần thiết; mặt khác Nhà nước sẽ có một lộ trình cụ thể cho sự tham gia của tư nhân vào một số ngành chủ chốt của đất nước nhằm gia tăng hiệu quả cũng như năng lực hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này
Ngoài ra, cổ phần hóa còn có những mục tiêu sau: tiếp nhận vốn và các khoa học kĩ thuật tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế cũng như tập trung vào chức năng ổn định kinh tế vĩ mô ; Tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lí năng động, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của các đối tượng từ người lao động, doanh nghiệp cho đến Nhà nước.; Tạo dựng và phát triển một thị trường tài chính gồm thị trường tư bản, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ hoàn chỉnh trong nước…
Trang 91.4 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DNNN Ở VIỆT NAM
Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần Nên tiếp tục củng cố, duy trì doanh nghiệp có vốn 100% Nhà nước trong những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không thể thực hiện hoặc thực hiện không
hiệu quả, những khâu quyết định đến nền tảng phát triển kinh tế của cả xã hội
DNNN quá nhiều nhiệm vụ, chỉ nên tập trung vào những nhiệm vụ được xác định cụ thể
Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện đồng bộ từ tái cấu trúc từ tư duy, thể chế, mô hình hoạt động, đầu tư, tái cấu trúc quản lý nhà nước đối với DNNN
Trọng tâm tái cấu trúc DNNN là tái cấu trúc tập đoàn kinh tế NN và các tổng công ty nhà nước
Trang 10CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1 QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM
Vấn đề cải cách, đổi mới các DNNN đã được Đảng và Nhà nước xác định
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để, phát triển nền kinh tế tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (15-18/12/1986) Đại hội quyết định “Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế” Từ chủ trương ban đầu đến nay, công cuộc tái cấu trúc DNNN đã trải qua các giai đoạn:
2.1.1 Giai đoạn cổ phần hóa tự nguyện (1990 – 5/1996)
Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa
để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần Đến năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 1-2 doanh nghiệp nhà nước để thử cổ phần hóa Tuy nhiên đây là thời gian thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN vừa
và nhỏ, thỏa mãn các điều kiện sau (i) có lợi nhuận, (ii) không mang tính chiến lược, và do vậy nhà nước không cần sở hữu 100%, và (ii) ban giám đốc và người lao động tự nguyện tham gia chương trình thí điểm Nhìn vào những tiêu chuẩn này có thể thấy rằng Việt Nam lúc ấy dự định cổ phần hóa theo 02 giai đoạn: Những doanh nghiệp nhỏ, không quan trọng cổ phần hóa trước và những doanh nghiệp lớn quan trọng được cổ phần hóa sau Kết quá của chương trình thí điểm này rất khiêm tốn Trong 5 năm từ 1992 đến giữa năm 1996, chỉ vỏn vẹn 5 DNNN được cổ phần hóa trên tổng số 6000 DNNN hiện có bấy giờ
2.1.2 Giai đoạn thí điểm mở rộng (5/1996 – 5/1998)
Đến năm 1996 Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô
rộng hơn Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc
Trang 11trung ương lập danh sách doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997 Tinh thần của Nghị định 28/CP là chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương
có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định số 28/CP Tuy vậy kết quả cũng rất khiêm tốn, từ năm 1996 đến năm 1998 chì có thêm 28 DNNN được cổ phần hóa
2.1.3 Giai đoạn đẩy mạnh (6/1998 – 5/2002)
Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ quyết định chính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Các DNNN lúc này không còn quyền lựa chọn có tham gia vào chương trình CPH nữa hay không mà chính phủ chủ động phân loại tất cả DNNN thành 03 nhóm theo mức độ quan trọng của nó Nhóm thứ nhất bao gồm những DNNN có tầm quan trọng chiến lược và vì vậy NN nắm quyền sở hựu và kiểm soát toàn bộ, những DN này không phải là mục tiêu của CPH Nhóm thứ 02 bao gồm những DN thuộc lĩnh vực công nghiệp mà NN muốn giữ cổ phần kiểm soát (hay cổ phần đặc biệt) nếu nó được cổ phần hóa Nhóm thứ 03 là những DN còn lại là đối tượng của CPH Qua đó Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10% Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao
Trang 12nhà nước khác (Sau khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày
31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa)
Tiến độ cổ phần hóa của giai đoạn này rất ấn tượng Từ tháng 6/1998 đến tháng 5/2002, cả nước CPH được 845 DNNN Như vậy cho đến tháng 5/2002 CP đã CPH được khoảng 15% tổng số DNNN Tuy nhiên vốn của các DN này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số vốn của khu vực DNNN
2.1.4 Giai đoạn tiến hành ồ ạt (6/2002 đến nay)
Nhận thấy tốc độ CPH đang chững lại trong năm 2002, CP quyết định đẩy nhanh chương trình CPH bằng Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng
6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa - giai đoạn tiến hành ồ ạt
Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau:
1 Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn
2 Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
3 Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
4 Thực hiện hình thức 2 hoặc 3 kết hợp phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn
5 Cho phép các bộ ngành, chính quyền địa phương và các tổng công ty có nhiều thẩm quyền hơn trong quyết định CPH
6 Các quỹ phúc lợi được thành lập để trợ cấp hoặc đào tạo lại lao động bị sa thải
7 Các DNNN không có tầm quan trọng chiến lược có vốn dưới 5 tỷ đồng bị dọa đóng cửa khi không chịu cổ phần hóa
8 Các phương thức định giá và bàn DNNN được phép linh hoạt hơn
Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua không hạn chế Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%
Trang 13Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, quyết định này hoàn toàn thay thế Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này
là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng Đem lại những nguồn thu to lớn cho Nhà nước
2.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM
Sau hơn 20 năm thực hiện (1990-2011), quá trình thực hiện cải cách DNNN đã thu được những kết quả nhất định:
2.2.1 Xây dựng, từng bước hoàn thiện quy phạm pháp luật, tạo khung pháp
lý phù hợp hơn với yêu cầu và thực tế
Thể chế hoá Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua
Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Kiểm toán và Kế toán, Luật Chứng khoán, Luật các Tổ chức tín dụng Chính phủ đã ban hành gần
40 văn bản quy phạm pháp luật tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ cho sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Các quy định này được sửa đổi, bổ sung kịp thời và ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với yêu cầu và thực tế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Kết quả hoạt động lập quy rất quan trọng này
đã tạo cơ sở pháp lý để tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác sắp xếp, cổ phần hóa,
Trang 14của cơ chế "chủ quản" trước đây, góp phần đáng kể vào thực hiện chủ trương cải cách hành chính về việc tách chức năng quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh và tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường
và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.2 Giảm số lượng DNNN, phân bố lại và nâng cao hiệu quả sự dụng các nguồn lực trong khu vực kinh tế nhà nước
Điều này thể hiện qua việc tiến hành cổ phần hóa, giảm những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, thua lỗ và thuộc các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, góp phần quan trọng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
Giai đoạn 2001-2010, cả nước sắp xếp được 4.757 doanh nghiệp Trong đó việc tái cấu trúc thông qua các hình thức:
Cổ phần hóa 3.388 doanh nghiệp
Giải thể cơ quan văn phòng 05 tổng công ty hoạt động yếu kém
Thành lập mới 128 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chủ yếu là chuyển
từ đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị hạch toán phụ thuộc thành doanh nghiệp và trên cơ sở ban quản lý các dự án đã đầu tư Trong đó, 72 doanh nghiệp thuộc bộ, địa phương chủ yếu là hoạt động công ích và 56 doanh nghiệp là công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con