1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

28 3,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 372,76 KB

Nội dung

Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Trang 1

bộ giáo dục vμ đμo tạo

viện khoa học giáo dục việt nam

-

võ phan thu hương

biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục

M∙ số : 62 14 01 01

tóm tắt luận án tiến sĩ giáo dục học

hμ nội – 2009

Trang 3

Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Nhà nước họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trang 4

danh mục các công trình của tác giả đ∙ được công bố

1 Võ Phan Thu Hương (2003), “Truyện đồng thoại-Phương tiện

hữu hiệu để phát triển lời nói biểu cảm cho trẻ mầm non”, Tạp

chí Phát triển giáo dục, số 5(53), tr.19-20

2 Võ Phan Thu Hương (2006), “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

mầm non và ảnh hưởng của môi trường giáo dục”, Tạp chí Giáo

dục, số 139 (Kỳ 1-6/2006), tr.32-33-27

3 Võ Phan Thu Hương (2006), “Dạy lời nói biểu cảm-Nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm

non”, Tập san Thông tin khoa học và nghiệp vụ sư phạm, số

T6/2006, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, tr.19-20-21-22

Trang 5

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học là việc hết sức quan trọng trong công tác giáo dục trẻ MN Nội dung công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN hướng tới việc dạy trẻ nói rõ nghĩa, đúng quy tắc tiếng mẹ đẻ Muốn vậy, cùng với việc dạy trẻ phát âm chuẩn xác, tích cực hóa vốn từ cho trẻ, còn phải dạy trẻ nói đúng NP

Với đặc trưng là ngôn ngữ không biến hình, phương thức NP quan trọng nhất trong tiếng Việt là trật tự từ và hư từ; việc thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm thay đổi nghĩa biểu đạt Giai đoạn 3-4 tuổi được coi là thời kỳ “bùng nổ” vốn từ ở trẻ, cùng với việc phát triển vốn từ, khi lời nói của trẻ xuất hiện từ 2

từ trở lên, việc dạy trẻ nói đúng trật tự từ là thật sự cần thiết Dạy trẻ MG 3-4 tuổi nói đúng mô hình các kiểu câu đơn giản, nói đúng mục đích giao tiếp bằng con đường bắt chước hoàn toàn phù hợp độ tuổi, mang tính đón đầu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Yêu cầu phát triển, nâng cao khả năng nói đúng

NP cho trẻ theo quan điểm ngữ dụng, phù hợp sự phát triển của trẻ; bằng con

đường thực hành, cung cấp mẫu câu đúng NP, cho trẻ cơ hội tập vận dụng thành thói quen khi nói năng, hiện vẫn chưa được quan tâm thích đáng Việc lựa chọn, xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng nói của trẻ chưa có tính

hệ thống, chưa cụ thể Giáo viên MN còn lúng túng trong việc dạy trẻ nói các kiểu loại câu khi thực hiện các hoạt động giáo dục tích hợp theo hướng đổi mới

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Biện pháp nâng cao khả năng nói

đúng ngữ pháp cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi” được chúng tôi lựa chọn nghiên

cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng nói đúng một số mô hình câu tiếng Việt, phù hợp sự phát triển của trẻ MG 3-4 tuổi, giúp trẻ diễn

đạt rõ ràng trong giao tiếp

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1.Khách thể nghiên cứu:

Quá trình giáo dục phát triển khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ MG 3-4 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 6

Mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình giáo dục và khả năng nói

đúng NP của trẻ MG 3-4 tuổi

4 Giả thuyết khoa học

Khả năng nói đúng NP của trẻ MG 3-4 tuổi sẽ được nâng cao nếu:

Tạo được môi trường ngôn ngữ có chủ đích, thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi và thực hiện rèn luyện trẻ theo cơ chế làm mẫu, bắt chước, thực hành trong giao tiếp

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng nói một số mô hình câu đơn giản , sử dụng một số quan hệ

từ, nói một số kiểu câu đúng mục đích giao tiếp, phù hợp đặc điểm phát triển của trẻ MG 3-4 tuổi

Đề tài được thực hiện ở Tp Hồ Chí Minh Việc điều tra khảo sát thực tế và

tổ chức thực nghiệm được tiến hành ở một số trường MN nội ngoại thành Tp.HCM, chưa có cơ hội thử nghiệm ở một số địa phương khác

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận về đặc điểm NP tiếng Việt; đặc điểm phát triển tâm lý, phát triển ngôn ngữ và khả năng nói

đúng NP của trẻ MG 3-4 tuổi;

6.2 Nghiên cứu khả năng nói đúng NP của trẻ MG 3-4 tuổi, thực trạng dạy trẻ NĐNP Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận và sử dụng câu đúng NP ở trẻ

6.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng NĐNP cho trẻ MG 3-4 tuổi; tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và

hiệu quả giáo dục của các biện pháp đã đề xuất

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, khái quát hoá, hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan

đến đề tài nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 7

7.2.6.Phương pháp thống kê toán học

8 Đóng góp mới của luận án

8.1 Về lý luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về khái niệm,

phương pháp dạy NP cho trẻ, đặc trưng của quá trình dạy trẻ MG 3-4 tuổi nói đúng NP;

8.2 Về thực tiễn: Xây dựng bốn nhóm biện pháp dạy trẻ MG 3-4 tuổi

NĐNP; làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng NĐNP của trẻ; xây dựng bộ bài tập trò chơi hỗ trợ cho các biện pháp dạy trẻ và hệ tiêu chí

đánh giá khả năng nói đúng NP của trẻ Chứng minh hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

9 Cấu trúc của luận án: gồm phần mở đầu, kết luận- kiến nghị và ba

chương

Chương 1 CƠ Sở lý luận vμ thực tiễn CủA VIệC Xây dựng CáC BIệN PHáP NÂNG CAO KHả NĂNG NóI đúng NP

cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong công tác giáo dục trẻ lứa tuổi MN, việc giáo dục ngôn ngữ giữ

vai trò rất quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và giáo dục trong và ngoài nước quan tâm Có những quan điểm khác nhau về sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em L.Bloomfiel với lý thuyết chịu ảnh hưởng của

thuyết hành vi, cho rằng ngôn ngữ của trẻ được hình thành thông qua sự

bắt chước N Chomsky (1957), cho rằng kiến thức NP của trẻ có từ lúc trẻ

mới được sinh ra, khi có tác động bên ngoài là có cơ hội xuất hiện Học thuyết của U Staetner nhấn mạnh vai trò của môi trường trong việc hình

thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ J.Piaget với lý thuyết tự kỷ trung tâm,

nhấn mạnh cách tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ Vưgotxki với lý thuyết xã hội hóa nhấn mạnh hoạt động giao tiếp,

đặc biệt lý thuyết về vùng phát triển gần nhất có ý nghĩa lớn trong giáo

dục ngôn ngữ cho trẻ

Các vấn đề cơ bản trong nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ trẻ:

Trang 8

- Nghiên cứu chức năng, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển và giáo dục trẻ; đại diện là các tác giả: V.X Mukhina, J Piaget, E.I Tikheeva, Nguyễn ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Huy Cẩn,

- Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ trước tuổi đi học; đại diện: Kak Hainơdich, Ph Sôkhina, E.I Tikheeva, Phan Thiều, Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn ánh Tuyết, Lưu Thị Lan, Trần Thị Tố Oanh,

đại diện: He len Globe, Shirley C Raines, Phan Thiều, Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Huy Cẩn, Cao Đức Tiến, Đinh Hồng Thái,

MG không thể tách rời, độc lập với các mặt khác nhau của nó như từ ngữ,

NP, ngữ âm và khả năng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của trẻ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ MN làm tiền đề cho sự phát triển hoạt động giao tiếp của trẻ Tác động dạy trẻ nói đúng NP là một nhiệm vụ quan trọng và thật sự cần thiết trong giáo dục MN

1.2 Cơ sở lý luận của việc xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng nói

đúng NP cho trẻ MG 3-4 tuổi

1.2.1 Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1.1 Ngữ pháp: là hệ thống những quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo câu của

một ngôn ngữ

1.2.1.2 Khả năng nói đúng NP ở trẻ MG 3-4 tuổi: là năng lực nói câu đúng

trật tự từ và sử dụng đúng một số hư từ theo quy tắc NP tiếng Việt, nghe hiểu

và nói được câu đúng mục đích giao tiếp, thể hiện rõ nội dung thông báo

1.2.1.3.Dạy trẻ nói đúng NP là dạy trẻ tập sử dụng một số hư từ, tập nói

đúng trật tự theo các mô hình câu TV, tập diễn đạt đúng mục đích giao tiếp

1.2.1.4 Môi trường ngôn ngữ của trẻ bao gồm trường MN, gia đình và

môi trường xã hội quanh nơi trẻ sống Nếu trẻ sống trong một môi trường ngôn ngữ thuận lợi, có cơ hội thường xuyên giao tiếp bằng lời nói chuẩn mực, khả năng nói đúng NP của trẻ sẽ tăng đáng kể

1.2.2.5 Phương pháp và biện pháp nâng cao khả năng nói đúng NP cho trẻ

trẻ là tổ hợp những cách thức hành động của giáo viên nhằm tổ chức cho trẻ MG 3-4

tuổi tiếp nhận mẫu lời nói đúng NP và có cơ hội vận dụng trong giao tiếp

1.2.2 Đặc điểm đơn lập của tiếng Việt xét từ góc độ lời nói đúng NP

Dựa theo cách phân loại theo loại hình của N.V Xtankêvich, có thể phân loại các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại hình như sau:

Trang 9

- Loại hình khuất chiết (hòa kết)

phương thức NP quan trọng nhất là trật tự từ và hư từ ; có hiện tượng một

thể ba ngôi; quan hệ dạng thức giữa các từ rời rạc, mang tính tự do; giọng

điệu (ngắt giọng, nhấn giọng, nhịp điệu) cũng có vai trò NP nhất định

1.2.3 Đặc điểm phát triển của trẻ MG 3-4 tuổi

1.2.3.1 Một số đặc điểm phát triển tâm lý trẻ MG 3-4 tuổi

Đến tuổi MG, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất quan trọng Đó là việc chuyền những hành động định hướng bên ngoài thành những hành

động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm Quá trình tư duy của trẻ

MG 3-4 tuổi bắt đầu chuyển từ kiểu tư duy trực quan - hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng

1.3.2.2 Hoạt động ngôn ngữ và đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ MG 3-4 tuổi

Hoạt động ngôn ngữ là dạng hoạt động đặc biệt của con người bởi cùng lúc hai dạng quá trình tâm lý và ngôn ngữ cùng được thực hiện Chất lượng phát triển ngôn ngữ của trẻ thể hiện khả năng sử dụng những hiểu biết và kỹ năng ngôn ngữ như một phương tiện để giải quyết các tình huống giao tiếp cá nhân

Kết quả điều tra trên trẻ MG Việt Nam của Lưu Thị Lan và Trần Thị Tố Oanh,

cho thấy: vốn từ của trẻ tăng trưởng hàng ngày; vốn từ của trẻ MG 3 tuổi đạt

khoảng 2000 từ Về NP: trẻ 3-4 tuổi đã có khả năng nắm bắt một số loại câu xét theo cấu trúc

1.2.3.3 Dạy và học trong giáo dục MN với vấn đề dạy trẻ MG 3-4 tuổi nói đúng NP phù hợp sự phát triển của trẻ

Trẻ MN học không chủ định với các tính chất đặc trưng: tính tự nhiên, tính kết hợp, tính thực hành, mọi nơi mọi lúc Việc dạy trẻ phải trên quan

điểm tích hợp

Khoảng 17-18 tháng tuổi bắt đầu xuất hiện “câu cụm từ” ở trẻ.Trẻ MG 3-4 tuổi đã có khả năng nói câu đúng NP, tỉ lệ câu nói đúng, câu mở rộng thành phần, câu ghép được tăng dần theo độ tuổi; các câu có cấu trúc đơn giản giảm dần Cùng với việc phát triển về cấu trúc câu, mục đích, nội dung câu nói của trẻ cũng được mở rộng và phong phú hơn nhiều

Trang 10

1.2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ nói chung và việc nói đúng NP của trẻ nói riêng

Môi trường ngôn ngữ thuận lợi, có ý nghĩa tích cực xung quanh trẻ; ý thức về nhiệm vụ dạy trẻ nói đúng NP của người lớn và của các nhà giáo dục trẻ; các tác động sư phạm mang tính khoa học; các điều kiện sử dụng

hệ thống biện pháp dạy trẻ đều có ảnh hưởng tới việc nói đúng NP của trẻ

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng NĐNP cho trẻ MG 3-4 tuổi

1.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng

Mục đích nghiên cứu thực trạng

Đánh giá thực trạng biểu hiện khả năng NĐNP của trẻ MG 3-4 tuổi;

ảnh hưởng của môi trường; nhận thức của giáo viên MN và thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển khả năng nói đúng NP cho trẻ MG 3-4

1.3.2 Kết quả điều tra thực trạng

13.2.1 Tìm hiểu mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 3-4 tuổi

1.3.2.2.Thực trạng đội ngũ GVMN

Hầu hết có trình độ từ Trung cấp tới Đại học (đạt 98,7%) Giáo viên có

tuổi nghề từ 1 đến 15 năm chiếm đa số

1.3.2.3.Thực trạng nhận thức của giáo viên MN, các biện pháp dạy trẻ

MG 3-4 tuổi nói đúng NP

- Nhận thức của GV MN về sự cần thiết dạy trẻ 3-4 tuổi NĐNP

- Thực trạng nhận thức của GV MN về những dấu hiệu đặc trưng của

lời nói đúng NP cho thấy vẫn có một số không nhỏ GVMN không nắm

được những dấu hiệu đặc trưng của lời nói đúng NP

1.3.2.4 Thực trạng việc sử dụng các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt

động nhằm dạy trẻ nói đúng NP ở trường MN

33,4%

51,3%

15,3%

Biểu đồ 1 Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết phải dạy trẻ MG 3-4 tuổi nói đúng ngữ pháp Rất cần thiếtCần thiết

Chưa cầ n thiết

Trang 11

Việc lựa chọn các biện pháp dạy trẻ NĐNP chưa được GVMN thật sự quan tâm, chưa tận dụng cơ hội dạy trẻ NĐNP một cách có hệ thống Chưa tạo cơ hội cho trẻ được tập vận dụng các kiểu câu trong giao tiếp Nội dung dạy trẻ NĐNP chủ yếu là sửa lỗi trong câu sai NP của trẻ, hướng dẫn trẻ nói câu đủ 2 thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ

1.3.2.5 Thực trạng khả năng nói đúng NP của trẻ MG 3-4 tuổi

Trẻ đã có thể nói được khá nhiều kiểu câu, như câu đơn hạt nhân, câu

đơn mở rộng thành phần và một số kiểu câu ghép thông qua việc bắt chước lời nói của người lớn Trong đó, câu đơn mở rộng thành phần xuất hiện nhiều nhất Các dạng câu đúng NP của trẻ thường xuất hiện trong các hình thức kể chuyện, đặc biệt là hình thức trẻ kể lại chuyện Tuy nhiên chất lượng lời nói đúng NP không đồng đều

1.3.2.6 ảnh hưởng của môi trường ngôn ngữ và giao tiếp tự nhiên

- Môi trường ngôn ngữ là nguồn cho trẻ bắt chước

- Môi trường giao tiếp tự nhiên kích thích trẻ nói

Chương 2 Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng

nói đúng NP của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

2.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng nói đúng

NP cho trẻ MG 3-4 tuổi

a Phù hợp đặc điểm phát triển của trẻ (đặc điểm nhận thức, đặc điểm tiếp nhận ngôn ngữ) và loại hình chủ đạo của độ tuổi (HĐVC), kích thích ham muốn được sử dụng lời nói giao tiếp với mọi người

b Đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục trẻ MG 3-4 tuổi: hướng tới mục đích phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu độ tuổi, khơi gợi kinh nghiệm cá nhân, phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ

c Dựa trên quan điểm lý thuyết hoạt động ngôn ngữ, vừa phù hợp đặc

điểm NP tiếng Việt, vừa phù hợp hướng đổi mới GDMN và với điều kiện

sử dụng thực tế

2.2 Nội dung dạy trẻ MG 3-4 tuổi nói đúng NP

Tạo môi trường thuận lợi để trẻ tiếp nhận, luyện tập theo một số mẫu câu tiếng Việt Tập cho trẻ cách nói đúng trật tự từ theo quy tắc NP tiếng Việt, bước đầu biết dùng một số hư từ Cụ thể:

Trang 12

- Dạy trẻ biết diễn đạt bằng câu đơn, theo mô hình C-V, C-V-B

- Dạy trẻ nói câu đơn mở rộng thành phần (CN, VN là một cụm từ)

- Dạy trẻ nói câu đơn mở rộng, có thêm thành phần phụ như trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ thời gian; hô ngữ

- Dạy trẻ nói một số dạng câu ghép đẳng lập (có từ nối và không có từ nối); làm quen với một số kiểu câu ghép chính phụ

- Dạy trẻ biết diễn đạt bằng các kiểu câu như: câu kể, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán phù hợp mục đích giao tiếp với mọi người xung quanh

2.3 Yêu cầu sư phạm khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ NĐNP

- Thông qua hoạt động vui chơi hoặc các hoạt động có yếu tố chơi để dạy trẻ

- Dựa trên đời sống, vốn hiểu biết của chính trẻ, có yếu tố gây “bức xúc”kích thích trẻ

2.4 Các biện pháp nâng cao khả năng nói đúng NP cho trẻ MG 3-4 tuổi

Gồm bốn nhóm biện pháp (BP), trong đó, tập nói theo mô hình câu phát huy tối đa tinh thần học mà chơi, chơi mà học Thông qua trò chơi

xếp hình, trẻ được học nói đúng trật tự NP một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi Vị trí đúng của các khối màu như điểm tựa giúp trẻ ghi nhớ trật tự các từ khi tập nói theo mẫu Trò chơi được lặp

đi lặp lại ở mọi lúc mọi nơi giúp tạo thành thói quen nói đúng trật tự từ, đủ

thành phần trong câu ở trẻ Tập kể chuyện là nhóm BP được sử dụng quen

thuộc song lâu nay việc sử dụng của giáo viên MN chủ yếu chỉ tập trung

vào yêu cầu biểu đạt thông tin Với mục đích dạy trẻ nói đúng NP, bên

cạnh yêu cầu thông báo, các nhóm BP tập vận dụng trong tình huống cụ

thể; tập kể chuyện; tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho trẻ giao tiếp

hướng tới việc tạo ra môi trường có yếu tố kích thích trẻ tập vận dụng các kiểu câu đã biết trong giao tiếp Cụ thể: cung cấp mẫu lời nói đúng NP để trẻ tiếp nhận, tạo cơ hội để trẻ tập vận dụng mẫu câu đã biết, thúc đẩy trẻ tập nói tự nhiên qua giao tiếp, hình thành thói quen nói đúng NP ở trẻ

2.4.1 Nhóm biện pháp: Tập nói theo mô hình câu

2.4.1.1 Biện pháp lặp lại câu theo mô hình cấu trúc: (Sử dụng phương

tiện trực quan hỗ trợ)

Mục đích, ý nghĩa: Cung cấp một số câu mẫu theo mô hình cấu trúc câu

TV, dưới tác động của GV, trẻ học nói theo cách bắt chước trên cơ sở đó quá trình tiếp nhận và tập sử dụng câu đúng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả

Yêu cầu

Trang 13

- Mô hình câu đưa ra phải từ dễ đến khó: từ những mẫu đơn giản số lượng từ trong câu ít đến những mẫu khó hơn tùy theo khả năng của trẻ, phù hợp sự phát triển của độ tuổi và đặc điểm NP của trẻ trong lớp

- Các câu mẫu sử dụng từ ngữ gần gũi, dễ hiểu với trẻ

- Nội dung thông báo trong câu mẫu phải đơn giản, rõ ràng

- Việc lựa chọn mẫu câu cần chú ý kích thích sự phát triển của trẻ

- Giáo viên phải thường xuyên cho trẻ tập nói câu theo mẫu mô hình đã cung cấp, giúp trẻ quen dần với mẫu câu và học nói theo cách bắt chưóc

Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải nắm chắc các quy tắc kết hợp từ, phương thức cấu tạo các loại câu tiếng Việt

- Phải nắm được khả năng nói, các lỗi NP thường gặp của trẻ trong lớp

- Việc dạy nói theo mẫu câu phải được thực hiện trên cơ sở hoạt động tương tác giữa cô và trẻ; trẻ được tiếp nhận các mẫu câu một cách tự nhiên, tập nói theo cách bắt chước, tránh lối dạy phổ thông hóa

- Khi dạy trẻ làm quen với các mô hình câu ghép, cần giảng giải cho trẻ hiểu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, để trẻ có thể hiểu mối quan hệ của sự vật, hiện tượng được biểu đạt trong câu

- Tận dụng mọi cơ hội cho trẻ tập nói, củng cố mẫu câu đã tiếp nhận

Cách tiến hành:

ƒ Bước 1: Xây dựng mẫu câu

- Tìm hiểu đặc điểm NP của cá nhân trẻ, khả năng nói các kiểu câu

- Chọn lựa các mẫu câu cần cung cấp hoặc củng cố cho trẻ

ƒ Bước 2: Thực hiện dạy trẻ

Sử dụng hình thức cụ thể hóa các mô hình câu TV, dùng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt trẻ thực hiện các yêu cầu cần đạt Sử dụng tranh có nội dung phù hợp là điểm tựa gợi ý cho trẻ tập nói theo mô hình câu

2.4.1.2 Biện pháp nói với từ cho sẵn

Mục đích: tập cho trẻ cách nói mở rộng thành phần câu, tập nói các kiểu

câu xét theo cấu trúc và xét theo mục đích giao tiếp, củng cố các kiểu câu trẻ

đã tiếp nhận

Yêu cầu:

- Các thành phần trong câu phải được mở rộng dần, mở rộng thành phần chủ ngữ và vị ngữ; từ câu đơn có 2 thành phần chính CN và VN mở rộng bằng cách thêm vào bổ ngữ và các thành phần phụ như: trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ địa điểm, hô ngữ

Trang 14

- Từ cho sẵn phải quen thuộc, gần gũi với trẻ, cho trẻ tập nói các kiểu câu từ dễ đến khó, từ câu đơn giản tới câu phức tạp hơn

- Tạo tình huống kích thích trẻ nói; tìm hiểu và sửa lỗi NP cho trẻ

Cách tiến hành:

Sử dụng tranh vẽ có nội dung phù hợp, gây hứng thú cho trẻ Tiến hành tập nói theo các hướng:

a Mở rộng câu bằng cách phát triển các thành phần chủ ngữ, vị ngữ từ danh từ, động từ, tính từ thành ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ

b Mở rộng câu đơn bằng cách thêm thành phần phụ là trạng ngữ

c Tập nói câu có hai vị ngữ với từ nối và, vừa vừa

d Tập nói câu ghép đẳng lập

e Tập nói một vài kiểu câu ghép chính phụ đơn giản

f Tập nói các dạng câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến

g Sửa lỗi NP cho trẻ

2.4.2 Nhóm biện pháp: Tập vận dụng mẫu câu trong tình huống cụ thể

2.4.2.1 Biện pháp 1: Nói về đối tượng quen thuộc dựa trên câu hỏi gợi dẫn

Mục đích, ý nghĩa:Tổ chức cho trẻ tập nói thông qua hình thức mô tả

lại đối tượng quen thuộc Với biện pháp này, giáo viên có nhiều cơ hội tập cho trẻ nói các kiểu câu đơn mở rộng thành phần và một số kiểu câu ghép phù hợp khả năng trẻ

Yêu cầu

+ Dự kiến trước một số đồ vật quen thuộc, gần gũi với trẻ; chuẩn bị các câu hỏi gợi dẫn trẻ tìm ra chi tiết để mô tả, diễn đạt bằng lời nói đúng NP + Khơi gợi, hướng dẫn trẻ nói các kiểu câu đơn mở rộng, câu ghép thay vì chỉ nói từng câu đơn giản Chú ý tới những trẻ chậm, rụt rè, ít nói

+ Chú ý lắng nghe, phát hiện câu sai, kiểu câu trẻ hay gặp khó khăn khi diễn đạt để có kế hoạch củng cố; tuyệt đối không được cắt ngang lời trẻ

Cách tiến hành: thực hiện trên giờ học, giờ đón trả trẻ; trò chuyện đầu

ngày

- Sử dụng trò chơi, các tình huống chơi hoặc các thủ thuật khác, các câu hỏi khơi gợi, dắt dẫn trẻ quan sát, tập mô tả bằng lời

- Sử dụng tranh có nội dung, hình thức ngộ nghĩnh thu hút trẻ

- Giáo viên chú ý lắng nghe, động viên trẻ; ghi nhận những kiểu câu trẻ sai nhiều, những mẫu câu trẻ ít sử dụng, tìm nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục

Ngày đăng: 05/04/2014, 00:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Thang đánh giá mức độ của khả năng nói đúng NP - Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Bảng 3.2. Thang đánh giá mức độ của khả năng nói đúng NP (Trang 20)
Bảng 3.5. So sánh kết quả đo mức độ biểu hiện khả năng nói đúng NP của nhóm trẻ thực - Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Bảng 3.5. So sánh kết quả đo mức độ biểu hiện khả năng nói đúng NP của nhóm trẻ thực (Trang 22)
Bảng 3.6. So sánh kết quả đo mức độ biểu hiện khả năng nói đúng NP giữa hai nhóm trẻ - Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Bảng 3.6. So sánh kết quả đo mức độ biểu hiện khả năng nói đúng NP giữa hai nhóm trẻ (Trang 23)
Bảng 3.8. Bảng xếp loại khả năng nói đúng  NP của trẻ nhóm TN trước - Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Bảng 3.8. Bảng xếp loại khả năng nói đúng NP của trẻ nhóm TN trước (Trang 24)
Bảng 3.9. Bảng xếp loại khả năng nói đúng  NP của trẻ nhóm TN sau - Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Bảng 3.9. Bảng xếp loại khả năng nói đúng NP của trẻ nhóm TN sau (Trang 24)
Bảng 3.10. Bảng Xếp loại khả năng nói đúng  NP - Biện pháp nâng cao khả năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Bảng 3.10. Bảng Xếp loại khả năng nói đúng NP (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w