Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo bộ tư pháp
trường đại học luật hμ nội
nguyễn công bình
Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong
tố tụng dân sự Việt Nam
Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số: 62.38.30.01
Tóm tắt luận án tiến sĩ luật học
Hμ nội - 2006
Trang 2Công trình được hoμn thμnh Tại Trường Đại học Luật Hμ Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Đinh Trung Tụng
2 PGS.TS Đinh Văn Thanh
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại: Phòng Hội thảo (B201) Trường Đại học Luật Hà Nội
Vào hồi 08h00 ngày 25 tháng 11năm 2006
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
vμ Thư viện Trường Đại học Luật Hμ Nội
Trang 3danh mục các công trình đ∙ công bố
liên quan đến đề tμi luận án
1 Nguyễn Công Bình, (2003), Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân
sự, Tạp chí Luật học (6), tr.3 – 9
2 Nguyễn Công Bình (2004), Chế định chứng cứ và chứng minh trong
Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2), tr.35 - 42.
3 Nguyễn Công Bình (2004), Vai trò của người tham gia tố tụng trong
phiên toà tranh tụng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (5), tr.5 – 11
4 Nguyễn Công Bình (2004), Những quy định mới của chế định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng trong Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học (6), tr.20 - 27
5 Nguyễn Công Bình (2005), Các quy định về chứng minh trong
tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học (Số đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự), tr.4 – 11
Trang 4mở đầu
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
ở Việt Nam, vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể ngày càng
được Nhà nước quan tâm bảo vệ Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng và
đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại kỳ họp thứ V ngày 15/6/2004 Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (BLTTDS) Tuy vậy, việc thực hiện Bộ luật này hơn một năm qua cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, trong đó có cả vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ (QBV) của
đương sự trong tố tụng dân sự
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động tư pháp, Đảng ta đã
đề ra chủ trương cải cách tư pháp ở nước ta Mục tiêu của công cuộc cải cách
tư pháp là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt
động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao” (Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020) Ngày nay, công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đang được
đẩy mạnh Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam trong lúc này là cần thiết, có tác dụng thiết thực vào việc giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện BLTTDS đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của công cuộc cải
cách tư pháp Với những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền bảo vệ
của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ của mình
Trang 52 Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây việc nghiên cứu khoa học pháp lý về tố tụng dân
sự ở Việt Nam đã bước đầu được chú trọng Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa
có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào đề cập được một cách
đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam Ngay cả luận văn thạc sĩ luật học
“Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” do nghiên cứu sinh thực hiện năm 1998 và luận án tiến sĩ luật học “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do nghiên cứu sinh Nguyễn Huy Hoàn thực
hiện năm 2004 là các công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này nhưng cũng chỉ mới phân tích một vài vấn đề liên quan đến chúng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân
sự, thực tiễn thực hiện chúng ở tại các Toà án Việt Nam và chủ trương cải cách tư pháp của Đảng ta Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được thực hiện đối với một số quy định tương ứng của pháp luật tố tụng dân sự một số nước để so sánh, tham khảo
Bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam là vấn đề lớn, có nhiều nội dung khác nhau Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu đề tài của nghiên cứu sinh chỉ giới hạn trong vấn đề bảo đảm QBV của đương sự tại Toà án và các nội dung cơ bản được quy định trong pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam hiện hành
Trang 64 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề liên quan đến bảo
đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, từ đó tìm ra các giải pháp bảo đảm QBV của đương sự tại Toà án Việt Nam
Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm
vụ làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự; quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự;
đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự; làm
rõ yêu cầu và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự được tiến hành trong mối liên hệ với các quy định khác của pháp luật tố tụng dân sự, các quy định của các ngành luật khác liên quan và điều kiện thực hiện chúng trên thực tế
Trang 7Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học
để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
6 Những điểm mới về khoa học của luận án
Là công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống đầu tiên vấn đề bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, luận án
có những điểm mới về khoa học sau:
- Xây dựng khái niệm quyền bảo vệ (QBV) và bảo đảm QBV của
đương sự trong tố tụng dân sự; chỉ ra các đặc điểm, bản chất, ý nghĩa, các yếu tố quyết định đến bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân
sự và cơ sở pháp luật quy định bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
- Xác định nội dung bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam dưới các góc độ khác nhau như bảo đảm quyền tự bảo vệ của
đương sự, bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân
Trang 8Ngoài ra, luận án cũng trình bày và chỉ ra một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
7 ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài làm phong phú thêm các quan điểm lý luận về luật tố tụng dân sự Các giải pháp đề xuất trong luận án góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự qua công tác xét xử của Toà án
và góp phần thực hiện mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam ở các cơ sở chuyên nghiên cứu pháp luật, đào tạo cán bộ pháp luật và những người quan tâm đến lĩnh vực này
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm bốn phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và phụ lục Phần nội dung của luận án gồm 3 chương, 7 mục
Nội dung cơ bản của luận án
Chương 1
Những vấn đề lý luận về bảo đảm Quyền bảo vệ
của đương sự trong tố tụng dân sự
Mục đích của Chương 1 là làm rõ các vấn đề lý luận về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Để đạt được mục đích đó, nội dung của Chương này tập trung trình bày về những vấn đề sau:
Trang 91.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
1.1.1 Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự là một trong các phương thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật quy định Quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo thủ tục tố tụng dân sự được gọi là QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Nội dung QBV của đương sự trong tố tụng dân sự được cấu thành bởi các quyền tố tụng dân sự của đương sự
Để bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án thì phải bảo đảm cho đương sự tự thực hiện được QBV, được người khác đại diện hoặc tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án Tòa án đại diện cho Nhà nước giải quyết các vụ việc dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nên có trách nhiệm bảo đảm QBV của họ trong tố tụng dân sự
Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là làm cho đương
sự có đủ những điều kiện cần thiết chắc chắn thực hiện được các quyền tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
Trang 10Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự có các đặc điểm cơ bản sau:
- Việc bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự được đặt ra
đối với tất cả các bên đương sự
- Đối tượng, phạm vi và biện pháp bảo đảm QBV của đương sự trong
tố tụng dân sự do pháp luật quy định
- Bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự có tính chất hỗ trợ cho việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự
- Chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự là Toà án
1.1.3 Bản chất của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
Bản chất của bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự thể hiện ở điểm cơ bản sau:
- Bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự là sự bảo đảm của Nhà nước đối với việc thực hiện các quyền dân sự của các chủ thể
- Bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự là bảo đảm thực hiện một phương thức pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
- Bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự
Trang 11- Bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong các nội dung của bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp
1.1.4 ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
Về chính trị - xã hội, bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự góp phần thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự; thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân
Về pháp lý, bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa bảo đảm cho các đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của
họ trước Toà án; bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2 Cơ sở và các yếu tố quyết định bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự trong tố tụng dân sự
1.2.1 Cơ sở pháp luật tố tụng dân sự quy định bảo đảm quyền bảo
vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
Cơ sở lý luận của bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự là xuất phát từ mối quan hệ giữa việc công nhận và thực hiện các quyền, lợi ích của các đương sự, từ ưu điểm và yêu cầu của phương thức yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và yêu cầu của việc đẩy mạnh việc tranh tụng trong giải quyết các vụ việc dân sự
Cơ sở thực tiễn của bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự
là các tranh chấp vẫn xảy ra trong đời sống xã hội, hoạt động giải quyết
Trang 12vụ việc dân sự của những người tiến hành tố tụng dân sự luôn bị tác động bởi nhiều phía, điều kiện tham gia tố tụng của các đương sự khác nhau
- Hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Toà án
- Hoạt động hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan,
1.3.1 Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số nước về bảo
đảm quyền bảo vệ của đương sự
Pháp luật tố tụng dân sự của các nước như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Nga, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
và Nhật Bản đều có những quy định về tranh tụng trong tố tụng dân sự; các
đương sự có quyền tự mình tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp
Trang 13pháp của cho mình hoặc nhờ người khác biện hộ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Toà án; Toà án phải bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho
đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự v.v Các quy định này
có tác dụng góp phần bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự
1.3.2 Một số ý kiến rút ra từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
ở những mức độ khác nhau, pháp luật tố tụng dân sự của các nước đều quy định về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự Trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chúng ta có thể tham khảo một số quy định sau của pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài về bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân sự:
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Nga và Nhật Bản về việc giải quyết vụ việc dân sự theo nguyên tắc tranh tụng
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Nga và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về thủ tục rút gọn, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà liên bang Nga
và Nhật Bản về tổ chức phiên toà trù bị để các đương sự được gặp gỡ nhau trước nhằm thống nhất các vấn đề cần được giải quyết, các chứng cứ, tài liệu được đưa ra xem xét tại phiên toà
Trang 14- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà liên bang Nga
và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về hình thức xác lập, thay đổi, chấm dứt người đại diện và giá trị pháp lý của hành vi tố tụng của người đại diện
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
về việc các bên đương sự có quyền lựa chọn một số thành viên của Bồi thẩm đoàn xét xử vụ việc
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà liên bang Nga
về tính tiền phạt theo mức lương tối thiểu và đối với những người có chức
vụ thì phạt gấp đôi những người khác
Chương 2
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam
về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong
2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
2.1.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945