Nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã
Trang 1bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o viÖn khoa häc x∙ héi viÖt nam
viÖn t©m lý häc
*****
nguyÔn thÞ tuyÕt mai
nhu cÇu båi d−ìng vÒ nghiÖp vô
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Viện Tâm lý học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại: Viện Tâm lý học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2008
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện tâm lý học
Trang 3Danh mục các công trình đ∙ được công bố của tác giả
1 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2003), “Về một số đặc điểm văn hoá và tâm lý cần chú ý trong trong quá trình giao tiếp của cán bộ lãnh
đạo, quản lý”, Kỷ yếu Hội nghị Tâm lý học 2003, Viện Tâm lý học
2 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), “Các yếu tố hợp thành uy tín
người nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 5- 2005)
3 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2006), “Những yếu tố tâm lý xã hội và văn hoá cần chú ý trong công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay”,
Tạp chí Tâm lý học, (số 1- 2006)
4 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2006), “Về một số định hướng giá trị của cán bộ, công chức đồng bằng sông Hồng trong quá trình cải
cách hành chính hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (số 5/2006)
5 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của
cán bộ cơ sở đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, (số 1- 2007)
6 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), “Kỹ năng tổ chức thực tiễn của cán bộ cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình đổi
mới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (số 6- 2007)
7 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2008), “Một số biểu hiện nhu cầu bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã”, Tạp chí Tâm lý học, (số 1- 2008)
Trang 41
Mở đầu
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong tâm lý học, nhu cầu được xem như là một trạng thái tâm lý mà con người đang trải nghiệm khi cảm thấy sự cần thiết về một cái gì đó Nhu cầu bồi dưỡng (NCBD) về nghiệp vụ quản lý được xem như là nhu cầu bậc cao, nhu cầu tinh thần của con người và nằm trong thành phần cấu trúc của xu hướng nhân cách Nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nảy sinh, hình thành và phát triển trong quá trình cá nhân tham gia vào hoạt động nghề nghiệp
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ nhiều năm nay Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng của chính đội ngũ này mà còn
đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã
Nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của CBX, những yếu tố
ảnh hưởng tới nhu cầu bồi dưỡng của họ, từ đó xây dựng được nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBX là việc làm cần thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng biểu hiện, mức độ NCBD cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới NCBD về nghiệp vụ quản lý của CBX, đề xuất một số biện pháp tác
động nhằm nâng cao mức độ NCBD về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBX
3 nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận tâm lý học về: nhu cầu, NCBD về nghiệp vụ quản lý, các yếu tố ảnh hưởng tới NCBD về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã
3.2 Nghiên cứu thực trạng NCBD về nghiệp vụ quản lý của CBX qua các khía cạnh: biểu hiện và mức độ của NCBD, những yếu tố tác động tới NCBD về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã và lý giải nguyên nhân của thực trạng
3.3 Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác động nâng cao mức độ NCBD về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ xã
Trang 52
4 khách thể vμ đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: khách thể chính là 307 cán bộ xã Ngoài ra có
154 cán bộ huyện và 121 nhân dân
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của CBX
5 Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng, nhu cầu bồi dưỡng về NVQL của CBX hiện nay
là có nhưng ở mức độ chưa cao Nhu cầu bồi dưỡng của CBX chịu ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội Nếu như chỉ ra được thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng có thể, đồng thời đề xuất những biện pháp tác động phù hợp sẽ phát triển NCBD về NVQL của CBX
6 Giới hạn nghiên cứu của đề tμi
6.1 Về nội dung nghiên cứu:
- Các mặt biểu hiện của NCBD, mức độ và phương thức thoả mãn về kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý của CBX
- Yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội và một số yếu tố khách quan khác
6.2 Về khách thể và địa bàn nghiên cứu: cán bộ xã đang công tác tại các
xã ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nguyên tắc phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của tâm lý học hoạt động
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu tài liệu văn bản,
chuyên gia, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động, thực nghiệm, nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8 đóng góp mới của luận án
8.1 Về lý luận: Chỉ ra các cơ sở lý luận tâm lý học về một số đặc điểm cơ
bản, biểu hiện và mức độ NCBD về nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ xã- một vấn đề còn ít được nghiên cứu ở nước ta hiện nay
Trang 63
8.2 Về thực tiễn: Cung cấp hiện trạng biểu hiện, mức độ và những yếu tố
ảnh hưởng tới NCBD về nghiệp vụ quản lý của CBX Đề ra các biện pháp tác
động nhằm nâng cao mức độ NCBD có hiệu quả cho CBX
Kết quả luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung, cán bộ cấp xã nói riêng, cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các trường chính trị và ở các cơ sở đào tạo cán bộ công tác quản lý
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1 Vμi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Những nghiên cứu về nhu cầu trong tâm lý học
1.1.1.1 Nghiên cứu về nhu cầu trong tâm lý học nước ngoài
a/ Nghiên cứu về nhu cầu trong tâm lý học phương Tây có các hướng nghiên cứu chính như: lý thuyết bản năng về nhu cầu của Sigmund Freud, lý
thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, lý thuyết ba hệ thống thang bậc nhu cầu của Clayton Alderfer, David McClelland, lý thuyết hai mức độ nhu cầu của E Lawler, S Suttle, lý thuyết về mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ thúc đẩy của Frederick Herzberg và V.H.Vroom, v.v
b/ Nghiên cứu vấn đề nhu cầu trong tâm lý học Xô- viết có nhiều tác giả
như: lý thuyết tâm thế của D.N.Uznatze, lý thuyết nhu cầu theo quan điểm hoạt
động của A.N.Leonchiev hay những quan điểm về nhu cầu của X.L.Rubinstein, A.G Covaliov, B.Ph.Lomov… Các nghiên cứu này đều lấy quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về con người làm nền tảng phương pháp luận Các nhà tâm lý học Xô viết đều nhấn mạnh nhu cầu là thuộc tính căn bản và là nguồn gốc của tính tích cực nhân cách Nghiên cứu nhu cầu cần phải gắn với hoạt động cụ thể Nhu cầu của con người đa dạng, phong phú nhờ sự phong phú của hoạt động
1.1.1.2 Vấn đề nhu cầu trong tâm lý học Việt Nam
Trang 74
- Những nghiên cứu của các tác giả như: Hồ Ngọc Đại, Phạm Minh Hạc,
Lê Khanh, Đỗ Long, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thuỷ, Trần Quốc Thành, Nguyễn Quang Uẩn, đề cập tới trong các giáo trình tâm lý học đại cương và các
đề tài nghiên cứu khoa học Những nghiên cứu này đã nêu lên khái niệm, phân loại các nhu cầu, đặc điểm và mức độ của nhu cầu, về mối quan hệ giữa nhu cầu
1.1.2.Nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
1.1.2.1 Nghiên cứu của Liên xô và các nước Đông Âu về nhu cầu bồi dưỡng nghiệp quản lý gồm có các hướng chính sau:
- Một số nghiên cứu cho rằng, cần có các hình thức bồi dưỡng khác nhau phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của các nhóm lao động xã hội khác nhau Đối với mỗi cấp bậc quản lý cũng vậy vì ở mỗi vị trí làm việc đội ngũ cán bộ có những NCBD riêng
- Một số nghiên cứu khác đã đề cập tới yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới NCBD của người quản lý
1.1.2.2 Nghiên cứu của các nước công nghiệp phát triển về nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
Tại các nước phát triển như Mĩ, Pháp, Nhật đã có nhiều nghiên cứu về NCBD của công chức trong một tổ chức, theo các hướng chính như là: động cơ làm việc của con người trong đó có động cơ của nhà quản lý; đánh giá mức độ
thiếu hụt kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức; hướng nghiên cứu về xây
dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại công chức theo yêu cầu công việc; nghiên cứu về nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc trong tổ chức
1.1.2.3 Nghiên cứu của Trung Quốc và một số nước trong khối ASEANvề nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
Trang 85
- ở Trung Quốc có các hướng chủ yếu sau: Nghiên cứu triển khai chủ trương của Đảng cộng sản Trung Quốc về việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ; nghiên cứu tình hình thực tiễn trên thế giới và trong nước từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp cho mỗi cấp bậc lãnh đạo nhưng có căn cứ vào nhu cầu về bố trí, đề bạt
cán bộ và nhu cầu của cán bộ đi học
- Tại Philippip, Singapor và một số nước trong khối ASEAN có các hướng nghiên cứu chính là: nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của chính phủ và yêu cầu của từng ngạch công chức; thiết kế các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuẩn mực đạo đức, năng lực làm việc của công chức và đáp ứng nhu cầu và mục đích bồi dưỡng khác nhau của người học
1.1.2.4 Nghiên cứu ở Việt Nam về nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của cán bộ
Những nghiên cứu khoa học về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Việt Nam đã
có đóng góp to lớn cho công tác hoạch định chính sách cán bộ, chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta Các nội dung nghiên cứu chính là:
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoá cán bộ và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, trong
đó tập trung nhấn mạnh tới quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh về công tác đào tạo cán
bộ (Hoàng Chí Bảo, Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Văn Sáu …)
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của cán bộ như năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực động viên, năng lực ra quyết định, hoàn thiện phong cách của người lãnh đạo, ứng xử của người lãnh đạo (Vũ Dũng, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Vũ Duy Yên, Lê Văn Thái )
1.2 Một số vấn đề Lý luận tâm lý học về nhu cầu vμ nhu cầu bồi dưỡng
1.2.1 Lý luận về nhu cầu
1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu
"Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu, khách quan của cá nhân và của nhóm xã hội
được phản ánh trong những điều kiện cụ thể để tồn tại và phát triển "
1.2.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhu cầu
Trang 96
- Nhu cầu của con người chịu sự quy định của những điều kiện xã hội và gắn liền với lịch sử nhất định
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
- Nội dung của nhu cầu do đối tượng và phương thức thoả mãn nó quy định
- Nhu cầu có tính chu kỳ Chu kỳ của nhu cầu biến đổi theo chu kỳ của hoạt
động, thói quen hoạt động của chủ thể và các điều kiện, phương thức thoả mãn nhu cầu
- Khi đã được thoả mãn, bản thân nhu cầu đó có thể tiếp tục là động lực thôi thúc con người hoạt động, có thể chuyển hoá sang một nhu cầu mới hơn Nhu cầu phát triển không ngừng và kéo theo sự phát triển của chủ thể
1.2.1.3 Phân loại nhu cầu
Có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau Phân chia nhu cầu thành các mức độ tăng dần từ thấp đến cao được sử dụng trong luận án này
1.2.2 Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
1.2.2.1 Khái niệm bồi dưỡng: Bồi dưỡng là một dạng đào tạo nhằm nâng
cao hơn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động để họ làm tốt hơn nghề nghiệp, công việc đang làm
1.2.2.2 Khái niệm nghiệp vụ quản lý: Nghiệp vụ quản lý là công việc chuyên
môn của nghề quản lý, đó là tổ hợp một hệ thống những kiến thức chuyên môn và
kỹ năng quản lý (KNQL)
1.2.2.3 Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý được hiểu là
quá trình nâng cao hơn kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý của cán bộ
quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và tiêu chuẩn cán bộ, công chức Bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý (NVQL) bao gồm các khâu như là:
- Xác định mục đích bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ
- Xác định nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ
- Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng về NVQL
1.2.3 Một số vấn đề lý luận NCBD về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ xã
Trang 107
1.2.3.1 Cán bộ x∙ và hoạt động quản lý của cán bộ x∙
a Khái niệm cán bộ xã là những người có chức vụ, vai trò, cương vị nòng
cốt trong phạm vi ở xã Họ là những người lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động của xã và góp phần quyết định vào sự phát triển của xã theo những mục tiêu, kế hoạch của địa phương đồng thời thực hiện những mục đích chung mà Đảng và Nhà nước ta đề ra
b Đặc trưng hoạt động quản lý của CBX: có những đặc điểm đặc trưng
như là: tính trực tiếp, tính toàn diện, tính tổng hợp
1.2.3.2 Nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của cán bộ x∙
a Khái niệm: nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của CBX là sự đòi
hỏi tất yếu, khách quan của các CBX để nâng cao hơn kiến thức chuyên môn và
kỹ năng quản lý cần thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu của hoạt động quản lý
ở cấp xã hiện nay và yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ, công chức
NCBD về nghiệp vụ quản lý của CBX được hình thành và phát triển trong quá trình CBX tham gia vào hoạt động quản lý ở cấp xã Nội dung đối tượng nhu cầu bồi dưỡng về NVQL là kiến thức và kỹ năng quản lý cần thiết cho hoạt
động quản lý
b Một số đặc điểm của NCBD về nghiệp vụ quản lý của CBX
- NCBD về NVQL của CBX gắn liền với hoạt động quản lý ở cấp xã
- Đối tượng NCBD về NVQL của CBX là những kiến thức, kỹ năng quản
lý của CBX còn thiếu và yếu so với yêu cầu của vị trí công tác
- NCBD về NVQL của CBX hiện nay gắn liền với những biến đổi về kinh tế- xã hội và văn hoá ở cấp xã trong nền kinh tế thị trường
- NCBD về NVQL của CBX có sự thay đổi nhanh chóng cả về mặt nội dung lẫn mức độ do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước, của sự
mở cửa và hội nhập
- NCBD về NVQL của CBX không tồn tại một cách tự thân mà bao giờ cũng tồn tại trong hệ thống các mối quan hệ xã hội phức tạp Nó vừa mang tính cá nhân, phù hợp với đặc điểm riêng của từng chủ thể, vừa là nhu cầu chung của một tầng lớp xã hội- đội ngũ những người cán bộ quản lý cấp xã
1.2.3.3 Những biểu hiện và mức độ NCBD về NVQL của cán bộ x∙
a/ Những biểu hiện NCBD về nghiệp vụ quản lý của cán bộ xã
NCBD về NVQL của CBX được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
Trang 118
- Mong muốn bù đắp những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý
- Mong muốn khắc phục những khó khăn trong hoạt động quản lý
- Mong muốn có những hình thức và phương thức bồi dưỡng phù hợp với
điều kiện hoạt động quản lý ở cấp xã
- Mong muốn được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng quản lý cơ bản nhằm hoàn thành tốt công việc đang đảm nhiệm
- Mục đích tham gia các khoá bồi dưỡng của CBX
b/ Mức độ NCBD về NVQL của cán bộ xã: NCBD về NVQL của CBX
được chia làm 3 mức độ là thấp, trung bình và cao
- Mức độ NCBD thấp là biểu hiện trạng thái CBX mới chỉ cảm nhận được
sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý, chưa xác định được cụ thể đó là những kiến thức và kỹ năng nào cần được bồi dưỡng
- Mức độ NCBD trung bình, CBX đã xác định được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý của mình, xác định được mục đích tham gia khoá bồi dưỡng, song chưa tìm được phương thức thoả mãn NCBD cho mình
- Mức độ NCBD cao, CBX ý thức được đầy đủ mục đích của hoạt động bồi dưỡng đồng thời xác định được phương thức và điều kiện thoả mãn NCBD về NVQL cho mình ở mức độ này, CBX có thể hình dung được hiệu quả hoạt
động quản lý của mình khi NCBD về NVQL của bản thân được thoả mãn
1.2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của cán bộ x∙
- Một số yếu tố tâm lý cá nhân như trình độ chuyên môn, năng lực quản
lý hạn chế so với yêu cầu công việc, yếu tố hứng thú đối với hoạt động quản lý
Trang 129
Chương 2
Tổ chức vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Tổ chức nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề và các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm
lược sử và xây dựng hệ thống khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu tài liệu văn bản và phương pháp chuyên gia được sử dụng
- Thời gian và khách thể nghiên cứu thăm dò: Tháng 11/2006 với 30 CBX
đang theo học tại một Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.2.1 Mục đích: Tìm hiểu thực trạng NCBD về nghiệp vụ quản lý của
CBX vùng ĐBSH về các mặt: những biểu hiện, mức độ, phương thức thoả mãn, các yếu tố ảnh hưởng tới NCBD về NVQL của CBX
2.2.2.2 Nội dung: Mức độ đáp ứng công việc của CBX, biểu hiện và mức
độ NCBD về NVQL của CBX, những yếu tố ảnh hưởng tới NCBD về NVQL của CBX
2.2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu thực trạng:
a/Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Mục đích: thu thập thông tin cần nghiên cứu trên diện rộng về thực trạng
NCBD về NVQL của CBX
-Nội dung điều tra bằng bảng hỏi: có 5 loại bảng hỏi Cụ thể là:
Trang 13* Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ xã số 1: tìm hiểu biểu hiện NCBD về
NVQL của CBX Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc được giao, những khó khăn CBX gặp phải trong công việc
* Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ xã số 2: khảo sát mức độ nhu cầu bồi
dưỡng, mong muốn về hình thức và phương thức thoả mãn NCBD, những yếu tố
ảnh hưởng tới NCBD về NVQL của CBX
* Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ huyện số 1: tìm hiểu đánh giá của
cán bộ huyện (CBH) về mức độ thành thạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý và mức độ cần thiết của những kiến thức, kỹ năng đó Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc được giao, những khó khăn CBX gặp phải trong công việc và hướng bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả quản lý cho CBX
* Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ huyện số 2: tìm hiểu đánh giá của
CBH về những nội dung cần bồi dưỡng cho CBX Hình thức thoả mãn NCBD
và những yếu tố ảnh hưởng tới NCBD của CBX
* Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho nhân dân: tìm hiểu đánh giá của
nhân dân (ND) về mức độ hoàn thành công việc, những khó khăn CBX gặp phải trong công việc, hướng khắc phục hạn chế về năng lực quản lý của CBX
b/ Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm,
quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động
2.3 Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm tác động
2.3.1 Mục đích: Thử nghiệm biện pháp tác động sư phạm nhằm tìm ra
những dấu hiệu của sự biến đổi tích cực về mức độ NCBD về NVQL thông qua
sự biến đổi tích cực về mục đích, nhận thức, thái độ của khách thể thực nghiệm
đối với nội dung kiến thức, kỹ năng quản lý mà người nghiên cứu cung cấp
- Chứng minh có thể thay đổi, nâng cao mức độ NCBD về NVQL bằng cách cung cấp cho khách thể những kiến thức, kỹ năng quản lý cần thiết cho hoạt động quản lý của họ
2.3.2 Nội dung thực nghiệm
- Nội dung thứ nhất: cung cấp các tình huống quản lý là những vấn đề có liên quan tới kỹ năng dân vận để khách thể thực nghiệm (TN) giải quyết