1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)

27 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 423,74 KB

Nội dung

Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

(GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ SÂU)

Chuyên ngành : Huấn luyện thể thao

Mã số : 62.81.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao

TS Trần Quốc Tuấn - Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao, vào hồi giờ ngày tháng năm 200

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

1 Thư viện Quốc gia Việt Nam

2 Thư viện Viện khoa học Thể dục Thể thao

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Phạm Xuân Thành (2003), “Nghiên cứu các chỉ tiêu, các test trong tuyển

chọn nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16”, Kỷ yếu Hội nghị khoa

học thể thao Đông nam Á, Việt Nam, Hà Nội, tr 225 - 234

2 Phạm Xuân Thành (2003), “Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, các test ứng

dụng trong tuyển chọn nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16”, Kỷ yếu

Hội nghị khoa học thể thao Đông nam Á, Việt Nam, Hà Nội, tr 277 -

290

3 Phạm Xuân Thành (2006), “Phương pháp xác định hiệu suất thi đấu

trong đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ”, Khoa học thể thao

thường kỳ, số 4 (296), tr.19 - 25

4 Phạm Xuân Thành (2006), “So sánh sự phát triển năng lực của nam VĐV

bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 với VĐV bóng đá các tuyến khác

có cùng độ tuổi”, Khoa học thể thao thường kỳ, số 4 (296), tr.38 - 43

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Thực tiễn giảng dạy huấn luyện và phát triển của môn bóng đá ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp công tác đào tạo VĐV bóng đá không đạt kết quả cao là do hệ quả của việc tuyển chọn không đúng đối tượng, mặc dù việc tuyển chọn được tiến hành với một khối lượng lớn, thời gian dài Chính vì vậy, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn, nhiều nhà khoa học Song phần lớn các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các chỉ tiêu tuyển chọn ban đầu, tổ chức quá trình tuyển chọn, định hướng nội dung và phương pháp huấn luyện trong giai đoạn đầu của quá trình đào tạo nhiều năm

Luận án của chúng tôi một mặt kế thừa thành tựu nghiên cứu về tuyển chọn

và đào tạo VĐV bóng đá trẻ đã công bố, mặt khác cố gắng đánh giá năng lực thực tiễn của các VĐV bóng đá trẻ trong hoạt động thi đấu và có tính tới vị trí thi đấu của họ, mà vị trí tiền vệ mang nét đặc trưng điển hình Vấn đề được quan tâm trong luận án là nghiên cứu năng lực bóng đá của VĐV 14 - 16 tuổi nói chung, và

của VĐV tiền vệ nói riêng Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu

tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)” với các mục tiêu nghiên cứu sau:

1 Nghiên cứu những căn cứ khoa học để đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

2 Ứng dụng các nội dung (tiêu chí), tiêu chuẩn đã xây dựng đánh giá năng lực của VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16 trong thực tiễn huấn luyện (trên cơ sở dẫn chứng ở các cầu thủ hàng tiền vệ)

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Việc nghiên cứu ứng dụng một hệ thống 20 chỉ tiêu, test thuộc 5 nhóm yếu tố thành phần gồm: hình thái; tâm lý vận động; thể lực chung - chuyên môn; kỹ thuật; y sinh được lựa chọn có đầy đủ cơ sở khoa học và xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn cho VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần (dẫn chứng ở hàng tiền vệ) đã giải quyết một trong những vấn đề còn tồn đọng của quá trình tuyển chọn, đào tạo VĐV bóng đá trẻ ở Việt Nam

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án được trình bày trong 137 trang bao gồm: Phần mở đầu (04 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (47 trang); Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu (40 trang); Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu (20 trang); phần kết luận và kiến nghị (03 trang) Trong luận án có 48 bảng, 21 biểu đồ Ngoài ra, luận án

đá sử dụng 122 tài liệu tham khảo, trong đó có 115 tài liệu bằng tiếng Việt, 05 tài liệu bằng tiếng Nga, 02 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Để xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đánh năng lực cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả về các mặt: Các luận điểm cơ bản về năng lực thể thao; Những cơ sở khoa học để đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ; Các nội dung, tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ Kết quả cho thấy:

Tiền đề của năng lực thể thao là năng khiếu thể thao Hay nói một cách khác, năng khiếu thể thao là cơ sở để phát triển năng lực thể thao Năng khiếu thể thao là sự kết hợp đặc biệt về chất những đặc điểm giải phẫu, sinh lý, tâm

lý của từng cá thể, và là tiền đề vật chất để trên cơ sở đó, cá thể đó có thể đạt được thành tích thể thao cao trong điều kiện có một môi trường tập luyện tương ứng Tuy nhiên, khả năng đạt thành tích cao hay thấp phụ thuộc vào mức

độ và chất lượng của sự kết hợp ấy

Năng lực thể thao đạt tới đỉnh cao của sự hoàn thiện được gọi là tài năng thể thao Thiên tài thể thao là tài năng thể thao đặc biệt xuất chúng

Ba nét đặc trưng cơ bản tạo ra xu thế phát triển của bóng đá hiện đại là trình độ kỹ thuật cao, điêu luyện, sự dồi dào và sung mãn về thể lực, hoạt động trí tuệ phát triển cao gắn liền với tư tưởng chiến thuật hiện đại Do đặc điểm hoạt động của mình phù hợp với những yêu cầu mới trong bóng đá hiện đại, nên ở các cầu thủ tiền vệ hội tụ những nét tinh hoa tiêu biểu nhất của một VĐV bóng

đá hiện đại: Năng lực tổ chức của một nhà chiến lược, có thể đá ở mọi vị trí phòng ngự tốt, tổ chức tấn công hoặc trực tiếp công phá cầu môn đối phương

Nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV bóng đá đã trở thành chiến lược trong công tác phát hiện và đào tạo các tài năng bóng đá ở các nước trên thế giới Tuyển chọn và huấn luyện thể thao là hai mặt hữu cơ của quá trình đào tạo VĐV bóng đá cấp cao Các giai đoạn tuyển chọn đều phải tương ứng với độ tuổi tập luyện bóng đá và các giai đoạn đào tạo

Năng lực chuyên môn của các cầu thủ bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 là một

tổ hợp các yếu tố thành phần bao gồm: Các thông số về hình thái, y sinh, tâm

lý, kỹ thuật, thể lực chung và chuyên môn Để đánh giá đúng năng lực chuyên môn cần phải xây dựng một hệ thống test có định mức chặt chẽ (định tính, định lượng) để tuyển chọn những VĐV trẻ xuất sắc tiếp tục đào tạo ở giai đoạn hoàn thiện thể thao

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

3 Phương pháp chuyên gia

Trang 6

4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

5 Phương pháp quan sát sư phạm

6 Phương pháp nhân trắc

7 Phương pháp kiểm tra y sinh

8 Phương pháp toán học thống kê

2.2 Tổ chức nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu: Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu

từ năm 1994 đến năm 2003, và được tiến hành theo các giai đoạn nghiên cứu

như trình bày cụ thể trong luận án

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Nhóm quan trắc sư phạm (nhóm kiểm chứng): Gồm 157 nam VĐV

bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thuộc các Trung tâm bóng đá mạnh trên toàn quốc

- Nhóm theo dõi ngang: Gồm 50 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

được nghiên cứu chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu 1 của luận án

- Nhóm theo dõi dọc: Gồm 12 nam VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa

tuổi 14 - 16 được nghiên cứu nhằm giải quyết mục tiêu 2 của luận án

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu tại: Viện khoa

học TDTT; Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Tây; Trường Đại học TDTT I; Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia I; Một địa phương có triển khai Chương trình Quốc gia về thể thao môn bóng đá

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Căn cứ khoa học xác định nội dung, tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

3.1.1 Những căn cứ khoa học để xác định nội dung đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

Về cơ sở lý luận, đề tài đã căn cứ vào: Mục tiêu đào tạo; yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo bao gồm: Yêu cầu phát triển năng lực chuyên môn, yêu cầu phát triển các năng lực tinh thần trong quá trình đào tạo - huấn luyện các VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16; các nguyên tắc lựa chọn nội dung đánh giá năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu

Về cơ sở thực tiễn, đề tài căn cứ vào ý kiến các chuyên gia về nội dung đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan, chúng tôi đã lựa chọn được 30 test đánh giá năng lực VĐV bóng đá thuộc 4 nhóm: Hình thái, tâm lý vận động, thể lực chung và chuyên môn, kỹ thuật và y sinh học Đồng thời, luận án đã tiến hành phỏng vấn 75 HLV, chuyên gia tại các trung tâm bóng đá mạnh trên toàn quốc Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 trong luận án Qua đó, luận án đã lựa chọn được 24 chỉ tiêu, test thuộc 4 nhóm yếu tố trên với trên 70% ý kiến lựa chọn

Trang 7

Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các chỉ tiêu, các test vào ứng dụng, chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy, tính thông báo của các chỉ tiêu, các test đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 với hiệu suất thi đấu của đối tượng nghiên cứu

Hiệu suất thi đấu là chỉ số tham chiếu để đánh giá tính thông báo trong bóng đá: Đánh giá hiệu xuất thi đấu bằng cách thông qua các phiếu quan

sát của các cộng tác viên (phụ lục 1.a trong luận án) kết hợp với ý kiến đánh giá tổng hợp của các chuyên gia đối với từng cầu thủ và qua từng trận đấu Hiệu xuất thi đấu có hiệu xuất thi đấu của từng trận và hiệu xuất thi đấu của giải

Hiệu suất thi đấu của từng trận đấu là tổng hiệu suất thi đấu của các nội dung và được tính theo công thức:

∑HQHiÖu xuÊt = %

n với Sè lÇn thùc hiÖn tèt 100×

Tæng sè lÇn thùc hiÖn Trong đó: HQ là hiệu quả từng nội dung trong một trận đấu

Hiệu xuất thi đấu toàn giải là trung bình cộng của hiệu xuất thi đấu trong từng trận Sau khi xác định được hiệu xuất thi đấu của các VĐV trong một trận đấu bằng phương pháp trên, tiến hành đối chiếu với ý kiến đánh giá của các chuyên gia nhằm tăng độ tin cậy của kết quả xác định hiệu xuất thi đấu

Tính thông báo của hệ thống các test đã lựa chọn: Chúng tôi tiến hành

xác định mối tương quan của hệ thống các test lựa chọn với hiệu xuất thi đấu theo lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.3

BẢNG 3.3 XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ THEO LỨA TUỔI VỚI HIỆU XUẤT THI ĐẤU

CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Hệ số tương quan theo lứa tuổi (r)

6 Chạy 30 m xuất phát cao (s) -0.810 -0.818 -0.853

7 Chạy 60 m xuất phát cao (s) -0.707 -0.839 -0.852

8 Chạy con thoi 7 × 50 m (s) -0.423 -0.411 -0.369

Trang 8

Hệ số tương quan theo lứa tuổi (r)

15 Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân thuận vào cầu môn 2 × 2 m (5 quả) (lần) 0.706 0.738 0.820

16 Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân không thuận vào cầu môn 2 × 2 m (5 quả) (lần) 0.695 0.709 0.781

17 Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s) -0.729 -0.774 -0.835

18 Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m) 0.698 0.713 0.872

19 Đá bóng xa chân không thuận 5 quả (m) 0.780 0.788 0.855

Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu, các test đã

lựa chọn ở các lứa tuổi nghiên cứu đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy

đủ tính thông báo (|r| > |0.6| với P < 0.05) có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh

giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (các test được in đậm ở

bảng 3.3) Còn lại một số chỉ tiêu, test thể hiện mối tương quan yếu Các chỉ

tiêu, test này không đạt đủ tính thông báo (r < |0.6|) để ứng dụng trong đánh giá

năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi nghiên cứu

Độ tin cậy của hệ thống các test đủ giá trị thông báo:

Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của hệ thống các test đã qua khảo

nghiệm tính thông báo để đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 -

16, chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 lần trong điều kiện quy trình, quy phạm như

nhau và trong cùng một thời điểm Thời điểm kiểm tra ở tuần đầu tiên và tuần

thứ ba tháng 11/2001 Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4

Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Cả 20 test đã qua kiểm tra tính

thông báo ở các lứa tuổi 14, 15 và 16 đều thể hiện hệ số tin cậy giữa 2 lần kiểm

tra ở mức độ rất cao (r > 0.800 với P < 0.05) Điều đó cho thấy hệ thống các

test trên đây đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo, đủ

độ tin cậy, mang tính khả thi và phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như

điều kiện thực tiễn tại Việt Nam trong việc đánh giá năng lực nam VĐV bóng

đá trẻ lứa tuổi nghiên cứu

Trang 9

BẢNG 3.4 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV

BÓNG ĐÁ TRẺ LỨA TUỔI 14 - 16

Lứa tuổi 14 (n = 17) Lứa tuổi 15 (n = 15) Lứa tuổi 16 (n = 18)

TT Các test kiểm tra Lần 1

δ

±

x Lần 2 x± δ

Hệ số tương quan (r) Lần 1 x± δ Lần 2 x± δ

Hệ số tương quan (r) Lần 1 x± δ Lần 2 x± δ

Hệ số tương quan (r)

1 Chiều cao đứng (cm) 160.10±4.00 160.09±4.02 0.993 163.77±4.09 163.61±4.13 0.982 167.43±4.19 167.57±4.12 0.984

2 Chỉ số Quetelet (g/cm) 332.61±10.14333.02±10.11 0.991 346.09±10.56347.31±10.53 0.972 359.57±10.97360.15±10.79 0.981

3 Phản xạ đơn (ms) 179.75±11.68180.66±10.08 0.876 171.54±11.15171.98±10.39 0.864 163.32±10.62163.56±10.04 0.875

4 Phản xạ phức (ms) 263.48±17.13263.11±15.07 0.864 250.92±16.31251.22±15.07 0.872 238.36±15.49238.78±13.09 0.897

5 Chạy 30 m xuất phát cao (s) 4.78±0.31 4.60±0.33 0.862 4.52±0.29 4.58±0.32 0.823 4.26±0.28 4.31±0.30 0.861

6 Chạy 60 m xuất phát cao (s) 7.84±0.51 7.76±0.58 0.841 7.48±0.49 7.53±0.52 0.804 7.12±0.46 7.17±0.59 0.832

13 Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s) 7.88±0.51 7.90±0.54 0.853 7.52±0.49 7.59±0.69 0.887 7.15±0.46 7.37±0.52 0.844

14 Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m) 36.68±2.38 35.44±2.64 0.855 39.39±2.56 39.62±2.78 0.877 42.10±2.74 42.08±2.77 0.855

15 Đá bóng xa chân không thuận 5 quả (m) 26.82±1.74 25.02±1.68 0.846 28.55±1.86 29.09±1.75 0.862 30.28±1.97 31.11±1.79 0.843

Trang 10

BẢNG 3.5 SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA CÁC CHỈ TIÊU, CÁC TEST ĐÁNH GIÁ

NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ LỨA TUỔI 14 - 16

Kết quả kiểm tra theo lứa tuổi (x ±δ )

5 Chạy 30 m xuất phát cao (s) 4.78±0.31 4.52±0.29 4.26±0.28 2.432 2.598 5.216 <0.05

6 Chạy 60 m xuất phát cao (s) 7.84±0.51 7.48±0.49 7.12±0.46 2.043 2.165 4.368 <0.05

7 Cooper test (m) 2641.67±171.712813.15±182.852984.62±185.05 -2.724 -2.668 -5.687 <0.05

8 Bật cao đánh đầu (cm) 53.32±3.47 56.11±3.65 58.89±3.83 -2.206 -2.136 -4.517 <0.05

9 Tâng bóng (lần) 81.78±5.32 86.23±5.60 90.67±5.89 -2.293 -2.216 -4.691 <0.05

10 Tâng bóng 12 điểm chạm (vòng) 3.64±0.24 3.84±0.25 4.04±0.26 -2.318 -2.238 -4.739 <0.05

11 Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân thuận vào cầu môn 2 × 2 m (5 quả) (lần) 3.32±0.22 3.57±0.23 3.82±0.25 -3.142 -2.985 -6.368 <0.05

12 Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân không thuận vào cầu môn 2 × 2 m (5 quả) (lần) 2.21±0.14 2.39±0.16 2.57±0.17 -3.388 -3.202 -6.847 <0.05

13 Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s) 7.88±0.51 7.52±0.49 7.15±0.46 2.062 2.185 4.408 <0.05

14 Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m) 36.68±2.38 39.39±2.56 42.10±2.74 -3.086 -2.934 -6.257 <0.05

15 Đá bóng xa chân không thuận 5 quả (m) 26.82±1.74 28.55±1.86 30.28±1.97 -2.707 -2.594 -5.512 <0.05

Trang 11

3.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

3.1.2.1 Tổ chức kiểm tra sư phạm

Đối tượng kiểm tra là 50 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thuộc đội tuyển U16 quốc gia và các CLB bóng đá mạnh trên phạm vi toàn quốc: Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nghệ An… (gồm 17 VĐV bóng đá lứa tuổi 14;

15 VĐV bóng đá lứa tuổi 15 và 18 VĐV bóng đá lứa tuổi 16)

Cả 50 VĐV này đều được tập luyện theo chương trình huấn luyện chuyên môn hóa sâu (chương trình huấn luyện 2 - 3 năm) do Liên đoàn bóng đá Việt Nam xây dựng Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng (từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2001) và được kiểm tra thông qua hệ thống các chỉ tiêu, các test mà quá trình nghiên cứu đã lựa chọn đối với các lứa tuổi 14, 15 và 16

3.1.2.2 So sánh sự khác biệt về các nội dung đánh giá năng lực VĐV bóng đá nam lứa tuổi 14 - 16

Kết quả kiểm tra so sánh trên các chỉ tiêu, các test lựa chọn thu được như trình bày ở bảng 3.5 Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy: Kết quả thu được qua kiểm tra các test được lựa chọn của đối tượng nghiên cứu ở các lứa tuổi 14, 15 và 16 đều có sự khác biệt rõ rệt (|ttính| dao động từ 2.034 đến 7.555 đều > tbảng = 1.96 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05) Hay nói một cách khác, với kết quả so sánh thành tích kiểm tra ở 20 chỉ tiêu, test lựa chọn ở các lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu cho thấy ở tất cả các chỉ tiêu, các test trên, thành tích của đối tượng nghiên cứu có lứa tuổi cao hơn thì tốt hơn thành tích của đối tượng

có lứa tuổi thấp, và sự khác biệt này đều đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất thống kê P < 0.05 Điều đó đòi hỏi chúng tôi không thể xây dựng một thang điểm đánh giá chung cho cả 3 lứa tuổi 14, 15 và 16, mà phải xây dựng các tiêu chuẩn riêng lẻ cho từng lứa tuổi của VĐV bóng đá trẻ và theo từng chỉ tiêu để làm cơ sở đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16

3.1.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

Tiêu chuẩn phân loại các nội dung và thang điểm đánh giá năng lực cho đối tượng nghiên cứu

Từ các kết quả thống kê trong bảng 3.5, luận án tiến hành phân loại từng chỉ tiêu, test đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thành 5 mức: Tốt, khá, Trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích ma Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.6, 3.7 và 3.8 trong luận án Đồng thời, cũng căn cứ vào các kết quả thống kê trong bảng 3.5, luận án tiến hành xây dựng bảng điểm tổng hợp theo thang độ C (thang điểm 10) cho từng chỉ tiêu, test đã lựa chọn Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.9, 3.10 và 3.11 trong luận án

Trang 12

Xác định chuẩn điểm đánh giá tổng hợp năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16

Từ kết quả thu được ở các bảng 3.9 đến 3.11, thông qua việc tính điểm tổng hợp cho từng cá nhân, luận án tiến hành xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi nghiên cứu theo 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém (bảng 3.12)

BẢNG 3.12 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔNG HỢP NĂNG LỰC NAM

200)

Lứa tuổi 16 (Tổng điểm tối đa là

3.2 Ứng dụng các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã nghiên cứu vào việc đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16 trong thực tiễn huấn luyện (trên cơ sở chú trọng tới các VĐV tuyến tiền vệ cùng độ tuổi)

3.2.1 Đánh giá sự phát triển năng lực VĐV bóng đá trẻ trong một năm tập luyện

Luận án đã tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm trong 12 tháng trên 50 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thuộc đội tuyển U16 quốc gia và các CLB bóng đá mạnh trên phạm vi toàn quốc Cả 50 VĐV này đều được tập luyện theo chương trình huấn luyện chuyên môn hóa sâu Quá trình kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu được tiến hành như sau:

Kiểm tra ban đầu: Chúng tôi tiến hành lấy kết quả kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu ở các lứa tuổi: Lứa tuổi 14, lứa tuổi 15 và lứa tuổi 16 Đây chính là kết quả kiểm tra sư phạm trên 20 chỉ tiêu, test đã được luận án tiến hành sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho đối tượng nghiên cứu (bảng 3.5 mục 3.1.2.2) Kết quả kiểm tra này sẽ được so sánh với các kết quả

Trang 13

kiểm tra giai đoạn (sau 6 tháng, sau 12 tháng) nhằm đánh giá mức độ biểu hiện năng lực của đối tượng nghiên cứu trong quá trình tập luyện Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.13 đến 3.15 trong luận án

Kết quả cho thấy : Kết quả kiểm tra sư phạm của đối tượng nghiên cứu ở các lứa tuổi 14, 15 và 16 qua các giai đoạn ban đầu và sau 6 tháng, cũng như sau 6 tháng đến sau 12 tháng không có sự khác biệt rõ rệt (|ttính| dao động từ 0.976 đến 1.551 < tbảng = 1.96; 2.048 ở ngưỡng xác suất P > 0.05) Đồng thời nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu, các test cũng không có sự tăng trưởng rõ rệt, trung bình sau 6 tháng tăng 2.131%, 2.110% ở lứa tuổi 14, và 2.216%, 2.194%

ở lứa tuổi 15 và 2.216%, 2.194% ở lứa tuổi 16

Sau 12 tháng, kết quả thử nghiệm ở đối tượng nghiên cứu (lứa tuổi 14, 15

và 16) so với thời điểm kiểm tra ban đầu đã có sự khác biệt rõ rệt (|ttính| dao động từ 2.159 đến 3.024 > tbảng = 1.96; 2.048 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05) Mức

độ tăng trưởng về kết quả lập test của các chỉ tiêu, các test sau 12 tháng tập luyện đã có sự gia tăng rõ rệt so với trước tập luyện Hay nói một cách khác, các chỉ tiêu, các test đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 đã có

sự tăng trưởng rõ rệt sau 12 tháng tập luyện, mức tăng trưởng trung bình đạt 4.241% ở lứa tuổi 14, và 4.410% ở lứa tuổi 15 và 4.410% ở lứa tuổi 16

Tiếp theo, luận án tiến hành so sánh kết quả đánh giá xếp loại tổng hợp năng lực cho đối tượng nghiên cứu giữa tiêu chuẩn đánh giá năng lực của luận

án đã xây dựng với các tiêu chuẩn do Liên đoàn bóng đá Việt Nam xây dựng và

đã được áp dụng tại các Trung tâm bóng đá mạnh trên phạm vi toàn quốc

Đối tượng kiểm tra là 157 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (trong

đó lứa tuổi 14 có 52 em, lứa tuổi 15 có 56 em, lứa tuổi 17 có 49 em) thuộc các Trung tâm bóng đá mạnh trên địa bàn Hà Nội và một số CLB bóng đá trên phạm vi toàn quốc Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.16 đến 3.18 trong luận án Kết quả cho thấy, giá trị χ2

tính xác định được đều lớn hơn giá trị

χ2

bảng ở ngưỡng xác suất từ P < 0.01 đến P < 0.001 Điều đó cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả, mức độ chính xác trong đánh giá năng lực cho đối tượng nghiên cứu giữa 2 hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng, hay nói một cách khác, hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho đối tượng nghiên cứu mà luận án xây dựng được đã thể hiện mức độ chính xác, và đem lại hiệu quả trong đánh giá năng lực cho nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 cao hơn hẳn so với các tiêu chuẩn mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam xây dựng

3.2.2 Đánh giá sự phát triển năng lực VĐV bóng đá trẻ theo các vị trí khác nhau

Để đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 theo các

vị trí chuyên môn khác nhau, chúng tôi tiến hành phân loại và so sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra sư phạm các VĐV theo từng vị trí chuyên môn ở các

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 3.3. XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG  LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ THEO LỨA TUỔI VỚI HIỆU XUẤT THI ĐẤU - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
BẢNG 3.3. XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ THEO LỨA TUỔI VỚI HIỆU XUẤT THI ĐẤU (Trang 7)
Bảng 3.3). Còn lại một số chỉ tiêu, test thể hiện mối tương quan yếu. Các chỉ - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
Bảng 3.3 . Còn lại một số chỉ tiêu, test thể hiện mối tương quan yếu. Các chỉ (Trang 8)
BẢNG 3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
BẢNG 3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV (Trang 9)
BẢNG 3.5. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA CÁC CHỈ TIÊU, CÁC TEST ĐÁNH GIÁ - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
BẢNG 3.5. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA CÁC CHỈ TIÊU, CÁC TEST ĐÁNH GIÁ (Trang 10)
BẢNG 3.27. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
BẢNG 3.27. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM (Trang 15)
BẢNG 3.46. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ HÀNG TIỀN - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
BẢNG 3.46. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ HÀNG TIỀN (Trang 19)
BẢNG 3.47. SO SÁNH SỐ LƯỢT VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ HÀNG TIỀN VỆ ĐƯỢC - Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)
BẢNG 3.47. SO SÁNH SỐ LƯỢT VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ HÀNG TIỀN VỆ ĐƯỢC (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w