Về vấn đề xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi 14 16.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu) (Trang 25 - 27)

bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.

Luận án đã xây dựng 3 phương thức đánh giá năng lực cho nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 hàng tiền vệ theo các mức độ khác nhau: Phân loại năng lực theo từng tiêu chí đánh giá, bảng điểm đánh giá năng lực theo từng tiêu chí và xây dựng chuẩn mực đánh giá năng lực bóng đá có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần.

Phương thức thứ nhất tiện cho việc đánh giá năng lực theo từng chỉ tiêu một cách kịp thời về năng lực về từng mặt riêng lẻ của VĐV (hình thái, tâm lý vận động, tố chất thể lực chung và chuyên môn, kỹ - chiến thuật, y sinh).

Phương thức thứ hai có thể khắc phục nhược điểm ở phương thức 1 bằng phương pháp dùng thang độ C (thang điểm 10) để đánh giá năng lực cho đối tượng nghiên cứu. Phương pháp đánh giá này tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các HLV, các nhà chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá bởi vì các nội dung kiểm tra đã được lượng hoá theo một thước đo duy nhất: thang điểm 10 nên có khả năng đánh giá tổng hợp đối tượng nghiên cứu, nhưng đánh giá quá trình huấn luyện theo cách này vô hình chung giữa các mặt đều được cào bằng, không phù hợp với lý luận và thực tiễn huấn luyện VĐV và quy luật phát triển không đồng đều của các bộ phận chức năng cơ thể.

Khắc phục các nhược điểm của 2 phương thức kể trên, luận án đã quan tâm nhiều đến phương thức thứ ba. Đó là phương thức, trong đó đã chú ý tới mức độ tác động khác nhau của các yếu tố cấu thành trình độ năng lực chuyên môn của VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 trên cơ sở mô hình tiêu biểu về năng lực chuyên môn của các cầu thủ hàng tiền vệ. Trên cơ sở đó, luận án đã xây

dựng hệ thống thang điểm đánh giá chuẩn theo tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố năng lực thành phần tới thành tích thi đấu của họ (xem bảng 3.42, 3.43, 3.44). Từ đó luận án đã hình thành bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại theo 5 mức tốt, khá, trung bình, yếu và kém để đánh giá năng lực của các VĐV trẻ (xem bảng 3.45). Với cách đánh giá này cho phép vừa quan tâm đến từng chỉ tiêu, từng test, vừa chú chú ý tới mức độ chi phối của hệ thống các chỉ tiêu, các test, của cả từng yếu tố và của cả các nhóm yếu tố cấu thành năng lực chuyên môn đến năng lực thi đấu của VĐV.

Tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện có xét tới tác động của các yếu tố thành phần đã được các tác giả: Đàm Quốc Chính, Nguyễn Kim Xuân, Vũ Chung Thuỷ và một vài tác giả nữa quan tâm nghiên cứu và đề cập đến cách thức xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện, khả năng thích nghi tập luyện cũng như các tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV, nhưng trong bóng đá nói chung và bóng đá trẻ nói riêng thì xây dựng tiêu chuẩn như thế này là lần đầu tiên được tiến hành nghiên cứu.

Để kiểm chứng giá trị thực tiễn của hệ thống tiêu chuẩn phân loại đánh giá, chúng tôi đã sử dụng phương pháp xác định hiệu quả tuyển chọn và phương pháp kiểm tra ngược trên đối tượng được nghiên cứu và đem so sánh với hệ thống đánh giá phân loại hiện có của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang áp dụng cho các cơ sở đào tạo VĐV bóng đá trẻ trong toàn quốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tuyển chọn (St) theo tiêu chuẩn mà đề tài đã xác lập 93.15% cao hơn của các cơ sở đào tạo là 69.57%; đồng thời hệ số tuyển chọn (P) cũng lớn hơn (58.40% so với 55.20%). Điều đó đã có khả năng giảm thiểu việc giữ nhầm hoặc thải loại sai trong tuyển chọn VĐV.

Mặt khác, thông qua kiểm tra ngược để so sánh giữa tổng điểm đánh giá năng lực VĐV bóng đá hàng tiền vệ với hiệu suất thi đấu của họ càng chứng tỏ VĐV có năng lực cao thì hiệu suất thi đấu cũng cao. Hay nói một cách khác, VĐV đã có sự chuẩn bị toàn diện tốt về các mặt hình thái và chức năng, cũng như thể lực, kỹ - chiến thuật thì đó là điều kiện quan trọng để đạt thành tích cao trong thi đấu, và ngược lại. Điều này đã được không ít nhà khoa học có tên tuổi tiên đoán và chứng minh..

KẾT LUẬN

1. Qua quá trình nghiên cứu chặt chẽ luận án đã xác lập được một hệ thống các tiêu chí (nội dung) chuyên môn đặc trưng đảm bảo độ tin cậy và giá trị thông báo cao để đánh giá về mặt định tính năng lực của các VĐV bóng đá trẻ phù hợp với giai đoạn đào tạo chuyên môn hoá sâu bao gồm 20 test về các mặt sư phạm, y sinh học và tâm lý vận động, bao gồm: các chỉ tiêu hình thái (02 chỉ tiêu); các chỉ tiêu tâm lý (02 chỉ tiêu); các test thể lực chung và chuyên môn (04 test); các test kỹ thuật (08 test); các chỉ tiêu y sinh (04 chỉ tiêu).

2. Việc phân loại đánh giá về mặt định lượng năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 theo tiêu chuẩn do luận án nghiên cứu hoàn toàn khác biệt đáng kể so với tiêu chuẩn hiện hành do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xây dựng (với P < 0.01 đến P < 0.001), mà ưu việt thuộc về tiêu chuẩn của luận án trong đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ các tuyến. Với tiêu chuẩn mới có thể hạn chế đáng kể khả năng giữ nhầm hoặc thải loại sai, nhờ thế làm tăng thêm hiệu quả đào tạo và đảm bảo tính kinh tế trong đào tạo.

3. Trình độ VĐV bóng đá trẻ qua thực tiễn huấn luyện hiện hành theo các tuyến là có sự khác nhau, trong đó VĐV trẻ tuyến tiền vệ luôn luôn chiếm ưu thế trong việc phát triển các năng lực thể lực và năng lực chuyên môn (với P < 0.05 đến P < 0.01) so với VĐV trẻ tuyến tiền đạo, hậu vệ và thủ môn.

4. Đánh giá năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 hàng tiền vệ có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới hiệu suất thi đấu thể hiện sự quan tâm đến đặc điểm phát triển không đồng đều của đối tượng nghiên cứu, qua đó đã xác định yếu tố thể lực chung và chuyên môn, cũng như yếu tố kỹ - chiến thuật ở VĐV trẻ hàng tiền vệ bao giờ cũng chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong 5 yếu tố quan sát (chiếm hơn 50% của tổng tỷ trọng ảnh hưởng), đồng thời mức độ tác động của từng yếu tố, cũng như tổng hợp cả 5 yếu tố là tăng dần theo lứa tuổi (cũng có nghĩa là tăng theo số năm tập luyện hay tăng theo trình độ tập luyện).

5. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 được xây dựng là hoàn toàn phù hợp trong việc đánh giá trình độ VĐV bóng đá đối tượng nghiên cứu. VĐV bóng đá trẻ có hiệu suất thi đấu cao, đồng thời cũng là VĐV có điểm đánh giá năng lực bóng đá xếp hạng trên và ngược lại VĐV được đánh giá có năng lực thấp thì hiệu suất thi đấu cũng thuộc loại kém.

KIẾN NGHỊ

1. Hệ thống các tiêu chí (định tính) và tiêu chuẩn (định lượng) cần thiết phải được coi là các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cần được áp dụng rộng rãi để đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14, 15, 16 trong quá trình huấn luyện nhằm tuyển chọn các VĐV cho giai đoạn hoàn thiện thể thao, và bồi dưỡng họ trở thành các tài năng bóng đá.

2. Quá trình huấn luyện, tuyển chọn, đánh giá năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16, cần được xem xét và theo dõi về nhịp độ tăng trưởng của các tiêu chí (nội dung) trong bảng 3.26 nêu trong luận án, nếu có sự chững lại về nhịp độ tăng trưởng thì phải có sự điều chỉnh về chương trình, kế hoạch và lượng vận động trong thực tiễn huấn luyện.

3. Cần có những nghiên cứu bổ sung mang tính toàn diện và sâu hơn (về sinh lý tuần hoàn, hô hấp, sinh hoá máu, dinh dưỡng...) trên đối tượng nghiên cứu để có những kết luận khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu) (Trang 25 - 27)