1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam

27 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 669,37 KB

Nội dung

Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hμ nội

-

Hoàng bích lan

Quy hoạch, kiến trúc Công viên đa chức năng

trong điều kiện Viêt Nam

Chuyên ngành : Quy hoạch không gian và xây dựng đô thị

Mã ngành: 217.05

Tóm tắt luận án tiến sỹ kiến trúc

Hà nội, 2008

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường đại học kiến trúc hμ nội

Người hướng dẫn nghiên cứu khoa học:

GS.TS Nguyễn Hữu Dũng PGS TS Lê Đức Thắng

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư viện Quốc gia

2 Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trang 3

1 Công viên đa chức năng Việt nam, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 23 và 24/

2006, trang 143 – 145

2 Mô hình Công viên khoa học Quốc gia, đề tài Luận án thạc sỹ Kiến trúc/ 1998

3 Tổ chức Công viên đa chức năng ở Việt Nam, Tạp chí xây dựng, số 11/ 2006, trang 16 – 19

Trang 4

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Công viên có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân loại và đến năm 1958

Công viên đa chức năng ( CVĐCN ) xuất hiện tại Việt Nam Trong quá phát triển, các CVĐCN đã

được xây dựng ngày càng nhiều, khẳng định vai trò, vị thế đối với đời sống văn hoá, xã hội, góp phần

tạo nên bộ mặt cảnh quan các đô thị và các vùng nông thôn Việt nam Bên cạnh những đóng góp tích

cực, CVĐCN trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều yếu kém Chưa đáp ứng về số lượng, quy mô, bán

kính phục; Các không gian chức năng hình thành tự phát, manh mún Hiệu quả cải tạo môi trường

đạt ở mức tối thiểu; Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chắp vá, nghèo nàn; Quản lý nhà nước,

hiệu quả kinh tế chưa cao

Nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu có giá trị, xây dựng được một số CVĐCN có

chất lượng Tuy nhiên, các kết quả trên chưa được tổng kết, đánh giá, hình thành cơ sở khoa học

cho các giải pháp QH, KTCVĐCN Việt nam để góp phần giải quyết những vấn đề trên, tác giả

đã chọn đề tài ‘’ Quy hoạch, kiến trúc CVĐCN trong điều kiện Việt nam’’

2 Mục tiêu nghiên cứu

• Xây dựng mạng lưới CVĐCN

• Xây dựng cơ cấu chức năng và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan CVĐCN

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QH, KTCVĐCN Việt Nam

• Phạm vi nghiên cứu:

o Chủ yếu nghiên cứu về CVĐCN nằm trong đô thị;

o Tập trung nghiên cứu quy hoạch mạng lưới, quy hoạch không gian và tổ chức kiến trúc

cảnh quan CVĐCN;

o Kiến nghị và kết quả đề xuất của Luận án cho đến năm 2020

4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Các kết quả của Luận án đóng góp một phần thông tin, số liệu trong công tác đào tạo, sản xuất,

nghiên cứu của ngành Xây dựng; Đóng góp xây dựng tiêu chuẩn xây dựng về CVĐCN; Là cơ sở

khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo; Nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân; Phát

triển các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường cho đất nước

5 Cấu trúc nghiên cứu của luận án

Cấu trúc của luận án gồm 136 trang với 3 phần chính

Các bài báo liên quan đến luận án đã được công bố :

3 bài báo khoa học Tài liệu tham khảo : 81 tài liệu

Phần phụ lục : Gồm 2 phụ lục

Trang 5

Chương 1 Tổng quan về tình hình phát triển công viên đa

chức năng trên thế giới vμ việt nam 1.1 Tình hình phát triển Công viên đa chức năng

1.1.1 Công viên đa chức năng trên Thế giới

• Xuất hiện trên TG từ giai đoạn 1115 – 1234; có mặt trong, ngoài đô thị; có diện tích nhỏ nhất

là 13 ha và lớn nhất là hơn 200.000 ha

• CVĐCN trong đô thị có chức năng nghỉ ngơi kết hợp với tối thiểu một trong các chức năng: Thể

thao, văn hoá, vui chơi giải trí; CVĐCN ngoài đô thị có chức năng nghỉ ngơi kết hợp tối thiểu với

một trong bốn chức năng: Thể thao, văn hoá, vui chơi giải trí, khoa học

• Mặt bằng tổng thể đa phần có giải pháp trung tâm, chuỗi, tuyến nhóm; Kiến trúc cảnh quan dựa trên nguyên trạng thiên nhiên; Công trình có số lượng ít, quy mô nhỏ và trung bình, đa phần mang dáng vẻ hiện đại

1.2.3 Công viên đa chức năng tại Việt Nam

• Có mặt tại Việt Nam từ năm 1958; diện tích nhỏ nhất là 11 ha và lớn nhất lhơn 75.000 ha

• Các CVĐCN Việt Nam có mặt trong, ngoài đô thị; Có chức năng Nghỉ ngơi và tối thiểu một trong những chức năng: Thể thao, văn hoá, vui chơi giải trí, khoa học

• Mặt bằng tổng thể các CVĐCN có giải pháp trung tâm, tuyến, mạng và luôn khai thác tối đa

địa hình tự nhiên; Kiến trúc cảnh quan dựa trên sự nguyên trạng thiên nhiên; Công trình kiến trúc có số lượng ít, quy mô nhỏ và trung bình; đường nét, màu sắc dân gian hay cổ kính hay hiện đại

1.2 Xu hướng phát triển công viên đa chức năng

Như vậy về căn bản, CVĐCN trên Thế giới và Việt Nam đến giai đoạn 2020 có những đặc điểm chung về xu hướng phát triển của như sau:

• Đa dạng về quy mô ( cực lớn, lớn, trung bình và nhỏ), về vị trí ( trong, ngoài đô thị), về cấu trúc ( gồm không gian nghỉ ngơi kết hợp với một hay nhiều các không gian chức năng khác

như thể thao, văn hoá, vui chơi giải trí, khoa học) (Xem Hình 1.17 trang 25)

• Phong phú về hình thức ( thuần nhất ngôn ngữ kiến trúc; kiến trúc sinh thái, kiến trúc công

năng, ; kết hợp các phong cách kiến trúc; biểu hiện hình thức đặc trưng riêng), phong phú về

trò chơi ( viễn tưởng, thám hiểm, cổ tích,…)

• Chất lượng, tiện nghi; áp dụng công nghệ mới (sinh học, thông tin, xây dựng, giao thông,…)

• Mạch lạc không gian (không gian chức năng riêng, nghệ thuật kiến trúc rõ nét đối với các

thành phần trong từng không gian chức năng) (Xem Hình 1.17 trang 25)

• Linh hoạt (bố trí không cố địnhmột số công trình, trò chơi…) và mở (không tạo vách bao che

cho một số không gian chức năng; chuẩn bị cho sự ra đời của một số không gian chức năng khác trong 15-50 năm nữa đối với CVĐ)

• Yếu tố trung tâm ( sử dụng mặt nước, quảng trường hay công trình, tiểu cảnh,… làm trung tâm

bố cục các không gian chức năng ); CVĐCN Việt Nam thường sử dụng mặt nước làm trung

tâm bố cục

Trang 6

H×nh 1.17 Xu h−íng ph¸t triÓn c¸c kh«ng gian chøc n¨ng cña CV§CN trªn ThÕ giíi vµ ViÖt Nam

Trang 7

1.5 Những tồn tại và hướng tập trung nghiên cứu của đề tài

1.5.1 Những tồn tại thực tế đối với Công viên đa chức năng Việt Nam

Hệ thống và phân bổ: CVĐCN chưa đáp ứng về số lượng, quy mô, bán kính phục; diện tích nhỏ

và phân bổ không đều; Chức năng: Chức năng nghỉ ngơi - giải trí hình thành sau từ sự thiếu vắng ở các CVĐCN lân cận, có từ hai đến năm chức năng; Chưa ứng dụng tốt chu trình sinh học khép kín, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên; Chưa tổ chức cây xanh liên hoàn, đa dạng sinh học nên hiệu quả cải tạo môi trường còn chưa tốt; Tổ chức không gian kiến trúc

cảnh quan: Hình thức quy hoạch, công trình không nhất quán; kiến trúc cảnh quan chắp vá

không gian, nghèo nàn về chi tiết…; Chất lượng và hiệu quả hoạt động: CVĐCN bị tách rời khỏi mạng lưới du lịch dẫn đến hoạt động không hiệu quả và chưa huy động tốt công tác xã hội hóa 1.5.2 Hướng nghiên cứu của đề tài

• Quy hoạch mạng lưới CVĐCN Việt Nam

• Tổ chức quy hoạch không gian CVĐCN

• Tổ chức kiến trúc cảnh quan CVĐCN

• Một số nghiên cứu điều chỉnh TCXD CVĐCN

Chương ii đối tượng, phương pháp nghiên cứu vμ cơ sở khoa học của quy

hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng tại việt nam

2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quy hoạch và Kiến trúc CVĐCN Việt Nam Quy hoạch gồm

nghiên cứu quy hoạch mạng lưới và quy hoạch không gian; Kiến trúc gồm nghiên cứu tổ chức kiến trúc cảnh quan và một số nghiên cứu điều chỉnh TCXD CVĐCN

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp Điều tra khảo sát, Tổng hợp, Phân tích, Chuyên gia, Đánh giá để tiếp

cận và làm tái hiện quy luật phát triển đối tượng nghiên cứu, xác định các vấn đề có tác động bản chất đến đối tượng nghiên cứu, dự báo các trạng thái của đối tượng nghiên cứu trong tương lai

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Hệ sinh thái tự nhiên

‘’HST là đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học bao gồm cả quần xã sinh vật và môi trường vô

sinh Trong đó mỗi một phần này lại ảnh hưởng đến phần khác và cả hai đều cần thiết để duy trì sự

sống như đã tồn tại ” HST bao gồm HST ở cạn và HST ở nước và nếu khai thác tốt những đặc trưng của các HST đó vào tổ chức kiến trúc cảnh quan sẽ tạo nên sắc thái tự nhiên đặc trưng cho CVĐCN Mỗi HST mang trong mình những đặc điểm cấu tạo về hình thể, kiểu dáng, cấu trúc vật chất phù hợp cho từng loại hình giải trí trong lòng thiên nhiên Khai thác điều kiện tự nhiên qua sử dụng các đặc

điểm QH – KT trúc truyền thống của địa phương trong quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan CVĐCN là cần thiết

2.2.2 Đa dạng sinh học

‘’ HST luôn tồn tại toàn vẹn, hoàn chỉnh như một cơ thể “ Khi bị một tác động từ bên ngoài, “Hệ

sinh thái sẽ phản ứng thích nghi bằng cách xếp lại các mối quan hệ bên trong và toàn thể hệ thống phù hợp với môi trường để duy trì sự ổn định” Những tác động vượt ra khỏi sức tải, hệ không tự

điều chỉnh được sẽ bị suy thoái và nếu còn tiếp tục bị tác động thì sẽ bị huỷ diệt” Để ngăn chặn kịp

Trang 8

thời những hậu quả xấu cho sự sống trên trái đất, đe doạ đến cuộc sống của thế hệ mai sau nhiều

QG cùng tham gia vào một biện pháp bảo vệ môi trường, đó là: Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học gồm: đa dạng gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái Đa dạng gen là những biểu

hiện khác nhau về gen một phần có thể được thể hiện ra bằng những sự khác nhau về hình thức của các sinh vật mà mắt thường có thể nhìn thấy được; Đa dạng loài tức là đa dạng các loại thuộc các nhóm sinh vật khác nhau và số lượng cá thể của từng loài; Đa dạng hệ sinh thái làm nên đa dạng cảnh quan trong CVĐCN Ta có thể đón nhận Thế giới tự nhiên hoang sơ như nó vốn có hay thuần nhất hay đa dạng theo ý muốn của con người nhờ công nghệ ĐDSH các cấp độ

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1 Điều kiện kinh tế

Sức hút của CVĐCN tỷ lệ với điều kiện kinh tế của khu vực Sức hút thể hiện qua Tỷ lệ người đến

CVĐCN (là % số dân khu vực có mặt tối thiểu một lần trong năm tại CVĐCN – Viết tắt là TLĐcvđcn);

Cuộc điều tra tháng 12 năm 2006 đã cho ta kết quả số lượng người có nhu cầu tham dự trong CVĐCN

Tỷ lệ người đến CVĐCN và số lượng nhu cầu của con người đối với các không gian chức năng quyết

định căn bản đến diện tích CVĐCN và diện tích các khu chức năng ( Tỷ lệ tương quan Ynn, Ytt, Yvh,

Yvcgt, Ykh) Ta cũng thấy, những địa phương có điều kiện kinh tế tốt tất yếu sẽ có những CVĐCN có

hình thái biểu hiện sự tác động lớn của xã hội con người ( số lượng nhiều, quy mô lớn, đa dạng loại hình

trò chơi, chất lượng dịch vụ tốt, hình thức kiến trúc cảnh quan phong phú)

2.3.2 Điều kiện xã hội

Dân số tăng và đa dạng hơn tất yếu đòi hỏi tăng diện tích và đa dạng hình thức kiến trúc cảnh quan CVĐCN Tức là số lượng CVĐCN phải tăng nhiều và đồng nghĩa đòi hỏi điều chỉnh phân

bổ, cơ cấu sử dụng đất, hình thái CVĐCN Như vậy, dân số trong các khu vực lãnh thổ có ảnh hưởng sâu sắc đến quy hoạch, kiến trúc CVĐCN;

Các độ tuổi con người Việt Nam: Trên cơ sở sức khoẻ và sinh lý cơ thể, quỹ thời gian của con

người, các đối tượng sử dụng CVĐCN được phân thành các độ tuổi như sau: 6 tuổi là thời kỳ trẻ em

( 5 đến 8%), 7–14 tuổi là thời kỳ thiếu niên ( 7 đến 10 %), 15 – 29 tuổi là thời kỳ thanh niên (14 đến 19%), 30 – 60 tuổi là thời kỳ trung niên (28 đến 40%), > 60 tuổi người cao niên (18 đến 21%).Người tàn tật tật cũng được chia theo độ tuổi như trên;

Trong cùng một ngành nghề nhưng khác nhau về vị trí địa lý cũng sẽ tạo cho con người có sự khác nhau về tâm ký Song, mỗi nghề nghiệp thường tạo nên những đặc điểm tâm lý, nhu cầu đặc trưng trong hoạt động nghỉ ngơi – giải trí Với sự đa dạng ngành nghề cho thấy sự đa dạng tâm lý, nhu cầu của con người trong CVĐCN

2.4 Điều kiện văn hoá

2.4.1 Tín ngưỡng – Tôn giáo

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế

và tâm linh Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi, để được phù hộ Vì vậy, một số người dân thường hay pha trộn tín ngưỡng của mình vào đời sống bình thường cũng như trong các hoạt động nghỉ ngơi – giải trí trong CVĐCN

Phật giáo hiện có khoảng 10 triệu tín đồ, 20.000 chùa thờ Phật; Thiên chúa giáo phổ biến ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, vùng châu thổ sông Hồng, hiện có

Trang 9

khoảng 6 triệu tín đồ, 6.000 nhà thờ; Đạo Tin Lành hiện có khoảng 1 triệu tín đồ, 500 nhà thờ Tin Lành; Đạo Hồi hiện có khoảng 100 nhà thờ Hồi Giáo, 70.000 tín đồ tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh Khối người Chăm theo Hồi giáo

chính thống ( Châu Đốc, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh) và Hồi giáo không chính thống ( Binh

Thuận, Ninh Thuận ); Đạo Cao Đài có khoảng 2,3 triệu tín đồ, 6000 đền thờ, trung tâm là tỉnh

Tây Ninh.; Đạo Hoà Hảo có khoảng 1,2 triệu tín đồ tập trung nhiều ở miền Tây nam Bộ Nếu biết khai thác các cơ sở thờ tự tôn giáo liên quan đến việc tổ chức CVĐCN sẽ tạo được tính gần gũi trong của người dân nói chung

2.4.2 Nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi – giải trí của người dân

Người dân tại các đô thị lớn có ngành nghề chủ yếu phi nông, lâm, ngư nghiệp Vì vậy, các hoạt động

giải trí gần nơi ở chủ yếu là thể thao (thể dục) hàng ngày, sinh hoạt văn hoá cho người cao tuổi, tìm

hiểu của thanh niên hay ông bà, cha mẹ cho trẻ nhỏ vui chơi Cũng vì có thu nhập cao, người dân nơi

đây có thể chấp nhận cho những cuộc đi xa cho những dịp cuối tuần, ngày lễ

Người dân ở đô thị trung bình và nhỏ cũng đã chú trọng đến các hoạt động thể thao, nghỉ ngơi – giải trí trong đời sống hàng ngày, những dịp lễ Nhưng do mức thu nhập của người dân còn hạn chế nên các hoạt động nghỉ ngơi – giải trí vẫn chủ yếu thông qua các sinh hoạt cộng đồng Những dịp cuối tuần, ngày lễ người dân chưa có điều kiện tham dự những chuyến nghỉ ngơi - giải trí xa nhà Ngày trong tuần, người dân thường dành thời gian cho các hoạt động thể dục, văn hoá

Người dân ngoài đô thị với phương thức sản xuất phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của gia cầm, gia súc, thuỷ, hải sản, cây lương thực Người dân sử dụng quỹ thời gian hàng ngày của mình vào các hoạt

động sản xuất, thời gian còn lại trong ngày phục vụ sinh hoạt gia đình, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi- giải trí hàng ngày, cuối tuần Vào dịp lễ, Tết, giai đoạn chuyển tiếp của hoạt động nuôi, trồng lại họ có những chuỗi ngày nghỉ ngơi - giải trí phong phú kéo dài Nên những điểm nghỉ ngơi – giải trí quy mô tuy xa nơi ở vẫn thu hút nhiều cộng đồng dân cư ngoài đô thị

2.4.3 Di sản văn hoá - lịch sử

Di sản vật thể là những những quần thể, công trình kiến trúc, những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, những sản phẩm thủ công, đang tồn tại và hoà quện vào cuộc sống con người Nếu biết

khai thác, kết nối chúng trên diện rộng và trong từng lĩnh vực sẽ tạo ra một ‘’Thế giới’’ có bề

dày lịch sử, có sự giao hoà, tôn vinh hiện tại và quá khứ

Di sản phi vật thể là những lời hát, điệu nhạc, những hình ảnh xa xưa, những sắc màu âm thanh ngày hội dân gian được sinh ra và phát triển tại các địa phương, Khó có một CVĐCN nào có thể tách khỏi các hoạt động trên Nếu biết khai thác các Di sản văn hoá- lịch sử trong quy hoạch không gian CVĐCN sẽ đem lại tác động tích cực cho các Di sản và CVĐCN

2.4.4 Điều kiện văn hoá tạo nên sắc thái xã hội của CVĐCN

Biểu hiện ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ là điểm mạnh của CVĐCN tại đô thị lớn thì các tập tục vui chơi, lao động, thờ cúng, lại là điểm mạnh trong CVĐCN tại đô thị trung bình và nhỏ, những vùng nông thôn hẻo lánh Điều này đã tạo sự phong phú cho CVĐCN, cho bức tranh

toàn cảnh du lịch Việt Nam

Theo quan điểm của ngành khoa học môi trường, những thế mạnh trên bao gồm các sản phẩm của

môi trường nhân văn Như: Văn hoá ( Điêu khắc, ca nhạc, múa, kịch, hội hoạ, kiến trúc, ); Công

nghệ (Xây dựng, chế tạo, sản xuất, nghiên cứu, ); Kinh tế : Kinh tế vĩ mô, thương mại, ; Thông tin

Trang 10

( Tuyên truyền, giáo dục, ); Kiến thức bản địa ( Tập tục, giao tiếp, thờ cúng, ).Tuỳ vào thế mạnh

nào mà các CVĐCN mang sắc thái đó hay còn có thể có tên gọi theo thế mạnh đó

2.5 Tiến độ khoa học kỹ thuật

2.5.1 Xây dựng

Công nghệ xây dựng, sản xuất vật liệu tiên tiến giúp dễ dàng thi công những CVĐCN quy mô lớn,

tại các địa hình phức tạp, có được vật liệu xây dựng, trang trí, trang thiết bị chiếu sáng, âm thanh,

trang thiết bị nội, ngoại thất trang trí như mong muốn;

2.5.2 Giao thông

Công nghệ thi công, vật liệu, phương tiện giao thông, cho phép thiết kế, thi công, sử dụng thuận

tiện những CVĐCN có quy mô lớn, địa hình tầng bậc, trên không, ngầm, các hạng mục công trình

bố cục phân tán; Phương tiện giao thông tạo điều kiện cho sự đi lại thuận tiện trong CVĐCN với

mọi địa hình, khoảng cách

2.5.3 Điện tử – công nghệ thông tin

Công nghệ điện tử, công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ trong công tác thiết kế, xây dựng,

quản lý, sử dụng, điều hành, quảng bá CVĐCN; Về góc độ tiện dụng, các thành tựu về công nghệ

điện tử – thông tin đã thực sự mang đến cho các hoạt động của CVĐCN theo hình thức cung cấp

dịch vụ chứ không đơn thuần là những lao động phục vụ giản đơn

2.5.4 Sinh học

Công nghệ sinh học cho phép chúng ta điều chế, lai ghép, cấy, nuôi, sinh sản, phân chia, nhân

giống, các loại động, thực vật theo ý muốn từ số lượng đến hình thức, gen hay tạo nên các diễn thế

trong các sinh cảnh trong CVĐCN;

2.5.5 Thương mại:

Kinh doanh, dịch vụ, thương mại, ngoài việc phục vụ những nhu cầu cần thiết còn thể hiện mức

độ đô thị hoá, sắc thái văn hoá địa phương trong CVĐCN

2.6 Cơ sở nghệ thuật kiến trúc

Tâm lý độ tuổi của con người trong CVĐCN: Độ tuổi 1-14: Ham vui, tìm hiểu, mơ ước thích vui chơi

cùng độ tuổi 15 -29 tuổi ; độ tuổi 15 – 29: Tìm hiểu, mơ ước, chinh phục thích vui chơi cùng lứa tuổi độ

tuổi 30- 60: Chinh phục, chiêm nghiệm thích nghỉ ngơi - vui chơi cùng mọi độ tuổi Độ tuổi > 60: Chiêm

nghiệm, chia sẻ thích nghỉ ngơi – vui chơi cùng mọi độ tuổi

Đặc điểm trong nghỉ ngơi- giải trí của độ tuổi tạo nên những yêu cầu về thẩm mỹ, công năng riêng và là

cơ sở trong quy hoạch, kiến trúc CVĐCN Sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý độ tuổi con người đến

xu hướng nghệ thuật kiến trúc trong CVĐCN qua Bảng 2.19 trang 8

2.7 Đặc điểm của loại hình Công viên đa chức năng Việt Nam

2.7.1 Các đối tượng tham dự chính trong CVĐCN

Tuỳ từng không gian chức năng của

Trang 11

Bảng 2.19 đặc điểm tâm lý độ tuổi ảnh hưởng đến xu hướng nghệ thuật kiến trúctrong tổ chức không gian Công viên đa chức năng

đối tượng tham dự trong cvđcn

trẻ em- thiếu niên (<15 tuổi ) Thanh niên ( 15-29 tuổi ) Trung niên ( 31- 60 tuổi ) Người cao niên ( > 60 tuổi )

đặc điểm tâm lý chung của độ tuổi

• sắp xếp các không gian thành phần có định hướng

• Sắp xếp các không gian thành phần có định hướng, quy luật

• Sắp xếp các không gian thành phần có quy luật

Xu hướng tạo hình không gian

• Bố cục nên mô phỏng, động, thay đổi

• Gam màu tự nhiên rực rỡ

• Không gian động chiếm ưu thế

• Màu sắc tương phản, theo gam

• Các không gian động, tĩnh tương

đương số lượng ,quy mô

• Bố cục các thành phần nên mang tính chân thực

• Màu sắc nhẹ nhàng hoặc theo gam

Trang 12

2.7.2 Trạng thái các không gian chức năng trong CVĐCN

Tuỳ theo việc chứa đựng loại hình hoạt

động nào của con người mà không gian

Yêu cầu các công trình kiến trúc khi xây mới, cải tạo phải đảm bảo: Phù hợp với Định hướng

phát triển kiến trúc Việt Nam; An toàn, thích hợp, bền vững trong quá trình sử dụng; Đảm bảo trật tự chung, thống nhất, hài hoà về hình thức trên từng tuyến phố hoặc khu vực đô thị, phù hợp với chức năng công trình; Tôn trọng các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc điểm địa phương và bảo vệ cảnh quan, môi trường

2.8.2 Định hướng quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2020

Đô thị trung tâm cả nước chia theo 05 cấp: Các đô thị trung tâm quốc gia; các đô thị trung tâm cấp

vùng, liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô thị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm khu dân cư nông thôn; Đô thị được chia làm 6 loại: Đặc biệt, loại I, II, III, IV, V; Hệ thống đô thị trên 10

vùng đô thị hóa đặc trưng; Phân bố và tổ chức các khu chức năng chủ yếu trong đô thị: Các khu công

nghiệp, các khu ở và các khu trung tâm phục vụ công cộng trong đô thị, các khu du lịch và nghỉ mát

Trang 13

2.8.3 Yêu cầu đô thị phát triển bền vững

Định hướng phát triển đô thị bền vững Quốc gia, Các mục tiêu chính của chiến lược phát triển đô

thị - đô thị hoá bền vững, Lồng ghép mục tiêu PTBV vào kế hoạch PTĐT và ĐT hoá bền vững

ngắn hạn đến 2020 đã cho thấy QH, KTCVĐCN là một giải pháp bộ phận đáp ứng yêu cầu đô thị

phát triển bền vững và Chiến lược phát triển bền vững QG

2.8.4 Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm

• Cây xanh công cộng (CXCC) ( xem Bảng 2.20.)

Bảng 2.20 Tổng hợp tiêu chuẩn đất cây xanh công cộng (TCCX) đến năm 2020

(người)

TCCX sử dụng công cộng

TCCX công viên

TCCX vườn hoa

• Tiêu chuẩn cây xanh công viên: Trong các đô thị lớn: Công viên trung tâm đô thị ≥ 15ha, khu thành

phố ≥ 10ha, khu ở ≥ 3ha, vườn dạo≥ 0,5ha ; Vườn công cộng ở đô thị nhỏ, thị trấn, các điểm dân cư≥ 2ha

• Quy mô các khu chức năng trong CVĐCN ( xem Bảng 2.22.)

Bảng 2.22 Quy mô các khu chức năng trong công viên

Khu chức năng % so với diện tích công viên Khu chức năng % so với diện tích công viên

Khu biểu diễn 5 – 10% Khu thể dục thể thao 5 – 10%

Khu văn hoá giáo dục 5 – 10% Khu thiếu nhi 5 – 10%

Khu nghỉ ngơi người lớn 60-70%

Đô thị loại II 8 Các khu vực nông thôn Không có số liệu

Chương III Đề xuất quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng vμ bμn

luận kết quả

3.1 Đề xuất quy hoạch mạng lưới công viên đa chức năng

3.1.1 Lựa chọn vị trí xây dựng CVĐCN

• Bán kính phục vụ hợp lý của CVĐCN đối với người dân đô thị: CVĐCN hàng ngày có Rcvđcn ≤

1 km nằm trong quận hay nội đô các đô thị trung bình và nhỏ; CVĐCN phục vụ nghỉ ngơi – giải trí cuối

tuần, ngày lễ, Tết có 40km ≤ Rcvđcn ≤ 100 km cơ bản nằm ở khu vực nông thôn

• Bán kính phục vụ hợp lý của CVĐCN đối với người dân ngoài đô thị: Với định hướng QH đô

thị Việt Nam đến năm 2020, chỉ cần phân bổ các CVĐCN đảm bảo bán kính phục vụ hợp lý cho

người dân đô thị hiện nay thì cũng sẽ đáp ứng Rcvđcn phục vụ cho người dân các khu vực nông

thôn lân cận ( Xem Bảng 3.1 )

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.17. Xu h−ớng phát triển các không gian chức năng của CVĐCN trên Thế giới và Việt Nam - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 1.17. Xu h−ớng phát triển các không gian chức năng của CVĐCN trên Thế giới và Việt Nam (Trang 6)
Hình 2.5 bên. - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 2.5 bên (Trang 12)
Bảng 2.22. Quy mô các khu chức năng trong công viên - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Bảng 2.22. Quy mô các khu chức năng trong công viên (Trang 13)
Bảng 3.1. bán kính  phục vụ hợp lý của cvđcn đối với người dân  đô  thị  ( nguồn : Tác giả) - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Bảng 3.1. bán kính phục vụ hợp lý của cvđcn đối với người dân đô thị ( nguồn : Tác giả) (Trang 14)
Bảng 3.2.  tỷ lệ tương quan diện tích các khu chức năng trong  cvđcn  tại các đô thị khảo sát:ynn, Ytt,Yvh,Yvcgt,Ykh (người) - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Bảng 3.2. tỷ lệ tương quan diện tích các khu chức năng trong cvđcn tại các đô thị khảo sát:ynn, Ytt,Yvh,Yvcgt,Ykh (người) (Trang 17)
Hình 3.5. bố cục chồng lớp không gian cây xanh – mặt n−ớc - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 3.5. bố cục chồng lớp không gian cây xanh – mặt n−ớc (Trang 18)
Hình 3.11. Giải pháp giao thông h−ớng tâm    Hình 3.12. Giải pháp giao thông tuyến - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 3.11. Giải pháp giao thông h−ớng tâm Hình 3.12. Giải pháp giao thông tuyến (Trang 19)
Hình 3.15. các hạng mục công trình trong các không gian chức năng - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 3.15. các hạng mục công trình trong các không gian chức năng (Trang 20)
Hình 3.18. Ph−ơng án bố cục h−ớng tâm  Hình 3.19. Ph−ơng án bố cục mạng l−ới - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 3.18. Ph−ơng án bố cục h−ớng tâm Hình 3.19. Ph−ơng án bố cục mạng l−ới (Trang 21)
Hình 3.16. Ph−ơng án bố cục trung tâm  Hình 3.17. Ph−ơng án bố cục tuyến - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 3.16. Ph−ơng án bố cục trung tâm Hình 3.17. Ph−ơng án bố cục tuyến (Trang 21)
Hình 3.20.  Ph−ơng án bố cục mặt bằng tổng thể tuyến nhóm - Quy hoạch, kiến trúc công viên đa chức năng trong điều kiện Việt Nam
Hình 3.20. Ph−ơng án bố cục mặt bằng tổng thể tuyến nhóm (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w