đề tài sử dụng các kiến thức tài chính chứng khoán và mô hình để phân tích mối liên hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu
Trang 1November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do thực hiện đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 4
1 Cở sở lý luận về lãi suất 4
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu 8
3 Tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu 12
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ CHỈ SỐVN-INDEX TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 16
1 Tình hình biến động chỉ số VN-Index giai đoạn từ 2006 - 2012 16
2 Tình hình biến động lãi suất giai đoạn từ 2006-2012 23
CHƯƠNG 3:TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 31
Trang 2November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
1 Phân tích sự tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam bằng mô hình hồi quy OLS 31
2 Ảnh hưởng của lãi suất đến giá cổ phiếu ở một số nước Châu Á 37
PHẦN III: KẾT LUẬN 39
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG BÀI
Trang 4November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2005 Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2006
Biểu đồ 2.3:Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2007
Biểu đồ 2.4:Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2008
Biểu đồ 2.5:Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2009
Biểu đồ 2.6:Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2010
Biểu đồ 2.7:Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2011
Biểu đồ 2.8:Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2012
Biểu đồ 2.9: Tình hình biến động lãi suất huy động giai đoạn 2000-2005Biểu đồ 2.10: Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2006 (nhìn k thẳng)Biểu đồ 2.11: Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2007
Biểu đồ 2.12:Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2008
Biểu đồ 2.13:Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2009
Biểu đồ 2.14: Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2010
Biểu đồ 2.15:Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2011
Biểu đồ 2.16:Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2012
Biểu đồ 3.1: Dữ liệu hồi quy giai đoạn 2006-2012
Biểu đồ 3.1: Dữ liệu hồi quy giai đoạn 2006-2012
Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa biến độc lập và phần dư
Biểu đồ 3.3: Đồ thị phân dư đối với logarit nepe của lãi suất
Trang 5November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kiểm định phân phối của VNI và R
Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng các biến VNI và R
Bảng 3.3: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư
Bảng 3.4: Kiểm định phân phối các biến LnVNI và LnR
Bảng 3.5: Kiểm định tính dừng các biến LnVNI và LnR
Bảng 3.6: kết quả hồi quy ảnh hưởng của LnR đến LnVNI
Bảng 3.7: Kiểm định Breusch-Godfrey đối với phần dư
Bảng 3.8: Kiểm định Jarque-Bera đối với phần dư
Bảng 3.9: Kiểm định White
Bảng 3.10: Kết quả mô hình hồi quy một số nước ở Châu Á
Trang 6November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình quy trình nghiên cứu
Trang 7November 1, 2013 [ BÀI BÁO CÁO NHÓM THỰC TẾ GIÁO TRÌNH ]
LỜI MỞ ĐẦU
hị trường chứng khoán Việt Nam sau một thời gian hình thành và đi vàohoạt động đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nền kinh tếnước ta Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường mang tính rủi ro cao và tiềm
ẩn nhiều biến động bất thường.Xuất phát từ mục đích đưa ra các dự báo cũng nhưphòng ngừa cho những kế hoạch đầu tư, chúng tôi đã tiến hành việc kiểm định các môhình kinh tế lượng để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán cũng như
sự biến động của chỉ số VN – Index trong giai đoạn 2006-2012.(cô nói tại sao chỉtrong giai đoạn ni, chắc vứt phần ni đi)
T
Mặt khác, trên thị trường lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm và có tác động lớnđến nền kinh tế Do đó, phân tích sự tác động giữa nhân tố lãi suất đến giá cổ phiếugiúp chúng ta giải quyết các câu hỏi: Lãi suất có tác động giá cố phiếu hay không?Nếu
có thì tác động như thế nào? Mức độ ra sao?Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã liên hệgiữa lý thuyết với thực tiễn Kết quả phân tích các mô hình hồi quy hoàn toàn phù hợpvới những gì đã được học
Cuối cùng, do giới hạn về thời gian cũng như khối lượng kiến thức, đề tàikhông tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Nhóm chúng tôi rất mong nhận đượcnhững phản hồi và góp ý tích cực từ phía thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoànthiện hơn
Nhóm xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do thực hiện đề tài
Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước Ở ViệtNam, Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất nhằmtác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi Trong nền kinh tế hiệnnay, lãi suất là một chỉ số rất quan trọng và được theo dõi chặt chẽ hằng ngày Mỗimức lãi suất được công bố sẽ ảnh hưởng đến những quyết định của cá nhân cũng nhưdoanh nghiệp; quyết định đầu tư hay gừi tiết kiệm và mỗi quyết định đó dù nhỏ nhưngcũng góp phần tác động đến sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia Chính vì những
lý do đó mà từ năm 2007 đến nay, vấn đề được quan tâm nhất là lãi suất hay cuộc đualãi suất giữa các ngân hàng thương mại Không chỉ có những nhà kinh tế, các doanhnghiệp mà các cá nhân cũng rất quan tâm Sự biến động của lãi suất trên thị trườngtiền tệ tuy có tác động gián tiếp nhưng rất nhạy cảm đến thị trường chứng khoán Lãisuất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vì mức sinh lời khi gửitiền tăng, khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng Lãi suấttăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên thị trường chứng khoán phải tăng (nhà đầu
tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng khoán cao hơn), trong bối cảnh này thì giá thị trườngcủa cổ phiếu sẽ bị sụt giảm
Mặt khác, lãi suất biến động sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của các nhân tố khác, hệquả là doanh thu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, dẫn đến kỳ vọng vào lợi nhuậntương lai của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, làm giá cổ phiếu doanh nghiệp trên thịtrường sa sút Hơn nữa, giá cổ phiếu và các tài sản tài chính là một trong những thước
đo quan trọng nhất thể hiện sức khoẻ của nền kinh tế hiện đại Trong những năm gầnđây, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầulàm thị trường chứng khoán có nhiều biến động, đặc biệt là giá cổ phiếu có nhữngphiên thay đổi bất thường Do đó, để cung cấp đầy đủ bức tranh về tình hình cũng nhưmối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản mà cụ thể ở đây là
lãi suất trên thị trường chứng khoán nước ta, với đề tài “Phân tích sự tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” chúng tôi sẽ cung cấp
các luận cứ khoa học để giúp các nhà làm chính sách xây dựng các chiến lược thúc đẩy
Trang 9sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.(Phần ni cô nói đi vô đề tài quá dài 7 dòng -> rút lại 2-3 dòng thôi!)
o Nghiên cứu sự ảnh hưởng và tác động của lãi suất đến giá cổ phiểu bằng cách
sử dụng mô hình hồi quy đơn, dựa trên phương pháp xử lí dữ liệu thời gian
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động giữa lãi suất mà cụ thể ở đây là lãi suấthuy động đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu ở đây là chỉ số VN-Index niêm yết tại Sàn giao dịch chứngkhoán TP Hồ Chí Minh HOSE trong giai đoạn từ năm 2006-2012 Lãi suất huy độnggiai đoạn từ năm 2006-2012 (Bỏ đi)
+ Không gian: chỉ số VN-Index tại Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí MinhHOSE và lãi suất huy động của NHTM
+ Thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ 1/2006 đến 12/2012
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (tổng quan lịch sử).Một số nghiên cứu cùng mục tiêu của các tác giả trên thế giới, ở Việt Nam và nghiêncứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế đã được sử dụng làm tài liệutham khảo, giúp xác định sự tác động của lãi suất đến giá của các cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán Việt Nam
Các sách, bài báo về ngân hàng, tài chính, marketing, các số liệu sơ cấp lấy từcác trang web cophieu68.com, cafef.vn…, thông tin về lãi suất huy động của các ngânhàng trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sbv.com.vn), laisuat.vn, dữliệu thống kê của IMF và Bloomberg
Trang 10Tìm hiểu lý thuyết Đưa ra tập hợp nhân tố và biến quan sát
Kết luận
4.2 Nghiên cứu định lượng
Dựa trên sự phù hợp với đặc thù về thông tin và kinh tế Việt Nam, nhân tố lãisuất được xem xét tương quan với thị trường chứng khoán Việt Nam Vì vậy mô hìnhnghiên cứu có dạng:
LnVNI t=β1+β2× LnR t+ε t
Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ chomục đích nghiên cứu.Đồng thời sử dụng phương pháp xử lí số liệu chuỗi thời gianbằng phần mềm Eviews 6 để phân tích các số liệu thu thập được và kết hợp với cáckiến thức về thống kê, kinh tế lượng,… để đưa ra những kết luận cụ thể
Quy trình nghiên cứu:
Sơ đồ 1.1: Mô hình quy trình nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần lớn:
Phần I:Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Phần này được chia thành 3
chương chính như sau:
o Chương 1: Tổng quan về lãi suất và tác động của lãi suất đến giá cổ
phiếu
Trang 11o Chương 2:Tình hình biến động lãi suất và chỉ số VN-Index trên Thị
trường Chứng khoán Việt Nam
o Chương 3:Trình bày kết quả nghiên cứu về sự tác động của lãi suất đến
giá cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam
Phần III:Kết luận
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
LÃI SUẤT ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
1 Cở sở lý luận về lãi suất
1.1 Những vấn đề cơ bản về lãi suất
Khái niệm và phân loại
o Khái niệm:
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thờigian nhất định Đây là loại giá cả đặc biệt vì nó được hình thành trên cơ sở giá trị sửdụng chứ không trên cơ sở giá trị Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người chovay khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãitrên số tiền vốn gọi là lãi suất
Ở trong tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở cho các cá nhân cũng như các doanhnghiệp đưa ra quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành tiết kiệm; đầu tư
số vốn tích lũy được gửi vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác
Mặt khác ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là công cụ điều tiết cho vay nhạy bén
và hiệu quả; thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhấtđịnh Lãi suất cao hay thấp do quan hệ cung cầu vốn quyết định Khi cung lớn hơn cầuthì lãi suất giảm, khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng Giới hạn cao nhất của lãi suấtbao giờ cũng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nếu bằng thì không có ngườinào đi vay Theo Marshall: Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên thịtrường bất kỳ; lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thịtrường đó với lãi suất đó bằng tổng cung về vốn được cung ứng trên thị trường đó vớilãi suất đó
o Phân loại:
Căn cứ vào hình thức tín dụng
- Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vaydưới hình thức mua bán chịu hàng hóa
Trang 13- Lãi suất ngân hàng: áp dung trong quan hệ tín dụng ngân hàng Bao gồm cácloại lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu của NHTM, lãi suất chiếtkhấu của NHTW, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản.
- Lãi suất tín dụng Nhà nước: áp dung khi Nhà nước đi vay của các chủ thểkhác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu
Căn cứ vào thời hạn của tín dụng
- Lãi suất ngắn hạn: áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn
- Lãi suất dài hạn: áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn
Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất
- Lãi suất cố định: là lãi suất áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay
- Lãi suất biến đổi: lã lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặckhông báo trước Điều chính theo biến động của lãi suất trên thị trường
Căn cứ vào phương pháp trả lãi
- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi lãi của khoản cho vay được khấu trừ ngày từđầu kỳ vào giá trị vốn cho vay Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ cógiá trị và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng
- Lãi suất coupon: là lãi suất được hoàn trả định kỳ cố định cho đến ngày đáo hạn
- Lãi suất mãn hạn: là lãi suất được hoàn trả toàn bộ vào lúc cuối kỳ Có thểđược xác định theo phương pháp lãi suất đơn hoặc theo phương pháp lãi suất kép
1.2 Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
Lãi suất với quá trình huy động vốn
Vốn đối với nền kinh tế là hết sức quan trọng Do đó việc tích lũy và sử dụngvốn như thế nào là rất cần thiết đối với nền kinh tế của một quốc gia Một chính sáchvốn đúng sẽ giúp cho nguồn vốn được phát huy tối đa vai trò cũng như chức năng của
nó Và chính sách lãi suất là một trong những nhân tố tác động lên chất lượng nguồnvốn Lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo giá trị tích luỹ cho cả ngườicho vay và người đi vay Chúng ta có thể cụ thể như sau:
Lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát để bảo đảm quyền lợi giữa ngườicho vay vốn và người gửi tiền Để có lợi nhuận, ngân hàng phải thực hiện một lãi suấtcho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi, nhưng không được lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình
Trang 14thua lỗ phá sản, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm ngân hàng bị ảnh hưởng vàcuối cùng là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, lãi suất ngắn hạn phải nhỏ hơn lãi suất dài hạn đối với cả haikhoản tiền gửi và vay nhằm đảm bảo tính ốn định cho khoản vốn
Lãi suất với quá trình đầu tư
Việc đầu tư vào một tài sản cố định hay một dự án được thực hiện khi doanhnghiệp dự tính lợi nhuận thu được lớn hơn số tiền họ phải bỏ ra để thực hiện khoảnvay đó Khi lãi suất thấp các doanh nghiệp có xu hướng đi vay nhiều hơn để mở rộngđầu tư và ngược lại Ngay cả khi doanh nghiệp thừa vốn thì chính sách lãi suất vẫn ảnhhưởng đến doanh nghiệp, vì nếu lãi suất cao doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi vào ngânhàng chứ không mở rộng đầu tư Do đó lãi suất và đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ nghịchvới nhau
Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Đối với nguồn thu nhập của gia đình, số tiền này sẽ được dùng để thực hiện haimục tiêu: tiêu dùng và tiết kiệm Sự phân chia giữa tiêu dùng và tiết kiệm sẽ phụ thuộcvào nhu cầu con người, giá cả hàng hóa và lãi suất tiền gửi Lãi suất ảnh hưởng trựctiếp đến giá cả hàng hóa và tỷ suất tiền gửi, do đó tác động trực tiếp đến nguồn thunhập Khi lãi suất thấp, giá cả hàng hóa thấp, người ta sẽ tiêu dùng hàng hóa nhiều hơn
so với việc tiết kiệm Ngược lại, khi lãi suất cao, con người ta có xu hướng gửi tiềnvào ngân hàng để hưởng lợi nhuận, làm tiêu dùng giảm, tiết kiệm tăng
Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Sự thay đổi của lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ ảnh hưởng lên tỷ giá hối đoáiquốc gia Nếu lãi suất danh nghĩa tăng, chúng ta xét hai trường hợp Thứ nhất là tăng
do tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất thực không đổi, thì điều này sẽ làm cho đồng nội tệgiảm giá, tỷ giá tăng Trường hợp thứ hai lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tăng,lạm phát không đổi, người ta sẽ chuyển sang nắm giữ đồng nội tệ nhiều hơn làm cầunội tệ tăng, nội tệ lên giá làm tỷ giá giảm
Lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, từ đó ảnh hưởng đến hoạt độngxuất nhập khẩu của quốc gia Tỷ giá tăng sẽ làm cho hàng hóa trong nước ở nướcngoài trở nên đắt hơn và hàng nước ngoài đối với trong nước sẽ rẻ hơn, từ đó nhập
Trang 15khẩu tăng, xuất khẩu giảm làm giảm xuất khẩu ròng Tương tự khi lãi suất giảm sẽ làmtăng xuất khẩu ròng.
Lãi suất với lạm phát
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong thời kỳ lạm pháttăng cao, việc tăng lãi suất sẽ có ý nghĩa làm giảm lượng tiền lưu thông, giúp kìm hãm
sự gia tăng của lạm phát Tuy nhiên không nên lạm dụng vì khi tăng lãi suất sẽ làmgiảm tổng cầu, tổng đầu tư, đẩy nền kinh tế không phát triển
Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực
Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt, nó có vai trò quan trọng trong việc phân bổhiệu quả các nguồn lực giữa các ngành kinh tế Vai trò đó được hiểu như sau: Khiquyết định đầu tư vào một dự án, một lĩnh vực, một ngành kinh tế nào đó thì điềuchúng ta xem xét đầu tiên chính là dự án có mang lại lợi nhuận không và lợi nhuận này
có đảm bảo hiệu quả kinh doanh, có đảm bảo khả năng chi trả khoản lãi cho số tiềnvay là chi phí ban đầu hay không Để đánh giá quyết định phân bổ nguồn lực, ta phảixem xét đến sự chênh lệch giữa nguồn thu nhập đem lại và số tiền vay phải trả Khichênh lệch này là dương, thì nguồn lực sẽ được phân bổ có hiệu quả
Lãi suất với Ngân hàng thương mại:
Với vai trò là “đi vay để cho vay”, muốn hoạt động tốt ngân hàng thương mạiphải xác định cho mình một chính sách lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay hợp lí nhất.Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp sẽ không thu hút được các doanh nghiệp vàngười dân gửi tiền vào, điều đó sẽ làm ngân hàng không có đủ nguồn vốn để đáp ứngnhu cầu khách hàng Bên cạnh đó, nếu lãi suất cho vay quá cao các doanh nghiệp sẽkhông thể vay nữa, vì lợi nhuận tạo ra không đủ để bù đắp phần lãi vay, nên việc kinhdoanh sẽ bị thu hẹp hoặc ngừng hoạt động Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ là đònbẩy vừa giúp ngân hàng làm ăn có lãi, có lời, vừa giúp nền kinh tế phát triển Do đó cóthể nói lãi suất ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại và khách hàng, là công cụ quản lý vĩ mô của Nhànước và công cụ điều hành vi mô của các ngân hàng thương mại.Sự thay đổi của lãisuất góp phần điều tiết sản xuất và tiêu dùng, cung và cầu hàng hóa, là công cụ để thựchiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia
Trang 16Ngoài ra, lãi suất còn là một trong những công cụ dự báo tình hình nền kinh tế.
Sự biến động của lãi suất có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế Từ đó cácngân hàng hoặc doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn phương án kinhdoanh cho phù hợp
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Rủi ro là những thiệt hại mà nhà đầu tư không muốn xảy ra trong tương lai đốivới một danh mục đầu tư Bao gồm rủi ro không hệ thống và rủi ro có hệ thống Cấuthành nên rủi ro là các nhân tố trong nền kinh tế có tác động tiêu cực đến danh mụcđầu tư Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và ảnh hưởng như thế nào?Trong phần này, chúng ta sẽ làm rõ điều đó
Đối với chứng khoán nói chung và từng loại cổ phiếu nói riêng, khi lưu thôngtrên thị trường đều tuân theo quy luật của thị trường Giá của cổ phiếu được hình thànhdựa trên quy luật cung-cầu và sự mất cân bằng trên thị trường sẽ dẫn đến sự biến động
về giá cả hàng hóa Những nhân tố làm thay đổi lượng cung-cầu của cổ phiếu trên thịtrường, chính là những nhân tố làm thay đổi giá cổ phiếu đó Có rất nhiều yếu tố ảnhhưởng đến giá cổ phiếu, ta có thể chia làm 2 nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố cơ bản
và nhóm nhân tố vĩ mô Khi tiến hành giao dịch trên thị trường, các nhà đầu tư thườngdựa trên những nhân tố cơ bản lẫn nhân tố vĩ mô để đưa ra những quyết định mua bánvới giá cả phù hợp nhất
2.1 Nhân tố cơ bản
Trên thị trường, giá cổ phiếu được xác định dựa trên nền tảng các yếu tố cơ bản là:(1) Tình hình lợi nhuận (ví dụ chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS EPS làthước đo để xác định phần lợi nhuận công ty tạo ra trên mỗi cổ phiếu)
(2) Hệ số định giá (ví dụ hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu – P/E)
(3) Tính thanh khoản của một loại cổ phiếu phản ánh mức độ quan tâm củacông chúng đầu tư
Cần lưu ý rằng, EPS là một thước đo phổ biến, nhưng ngoài ra còn có nhữngthước đo kế toán khác cũng được sử dụng để đánh giá tình hình lợi nhuận, ví dụ như
cổ tức trên mỗi cổ phiếu hay dòng tiền trên mỗi cổ phiếu Đồng thời, bản thân EPS
Trang 17cũng có thể được điều chỉnh theo những nguyên tắc tài chính nhằm tạo ra những con
số phản ánh chính xác hơn về tình hình lợi nhuận của công ty
Vì vậy, khi mua một cổ phiếu nào đó nghĩa là bạn mua một phần tương ứng củadòng lợi nhuận công ty có thể tạo ra trong tương lai Đây chính là cơ sở cho việc xácđịnh P/E, hay P/E thể hiện mức giá bạn sẵn sàng trả cho một phần của dòng lợi nhuậnđược hưởng trong tương lai từ việc đầu tư vào cổ phiếu đó Một phần của dòng lợinhuận được tạo ra này sẽ được chia dưới dạng cổ tức hay cổ phiếu thưởng; phần cònlại sẽ được công ty giữ lại để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Dònglợi nhuận tương lai là kết quả của mức lợi nhuận hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng trongtương lai
Đối với hệ số định giá như P/E, thước đo này được quyết định bởi tỷ lệ tăngtrưởng lợi nhuận trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu được dùng để quy dòng lợi nhuậntrong tương lai về giá trị hiện tại Nghĩa là một công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiếncao sẽ dẫn đến hệ số định giá cao, nhưng tỷ lệ chiết khấu cao sẽ khiến cho hệ số địnhgiá thấp Tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của loại cổ phiếu đó những yếu
tố vĩ mô như lạm phát hay lãi suất cơ bản trong nền kinh tế
2.2 Nhân tố vĩ mô
Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm tất cả những tác động bên ngoài đến việc hìnhthành nên giá cổ phiếu Có rất nhiều nhân tố tác động đến giá cổ phiếu và tùy vào mỗiyếu tố đều có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp và ở những mức độ khác nhau
Do đó chúng ta có thể kể đến 3 yếu tố có tác động lớn nhất trong hoạt động kinh tế củamỗi quốc gia nói chung và TTCK nói riêng bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãisuất
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài chính
và môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu haytiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài Tỷ giá hối đoái tăng cao sẽ là chất xúc tác cho thịtrường chứng khoán, thu hút nguồn đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài, tạo động lựccho thị trường phát triển Tuy nhiên, việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh gây tác động tiêucực khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh
Trang 18chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làmtăng lãi suất Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế và ngược lại.
Lạm phát
Là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm củadân cư và doanh nghiệp Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽkhông bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạthấp khiến giá cổ phiếu giảm Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu
sẽ tăng giá và ngược lại Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tếphát triển tốt và có xu hướng giảm khi nền kinh tế giảm sút Nếu dự đoán được xuhướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung củaTTCK Vì vậy việc dự đoán tình hình kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó đến giáchứng khoán cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư
Lãi suất
Lãi suất trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi tronglãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán Khi lãi suất chuẩntăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suấtchuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên
Thông thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà mộtngười phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác Thế nhưng câu chuyện về lãi suấtkhi nó chạy sang thị trường chứng khoán lại không dừng lại ở đó Mối quan hệ giữa lãisuất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau Giá của trái phiếu
là giá trị hiện tại của các dòng tiền Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bịchiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ Do đó, giữalãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàngtăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm Không chỉ vậy, quan hệquan hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tácđộng đến giá của chứng khoán Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất chứng khoánthì giá chứng khoán sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứngkhoán giảm sút vì người ta thích gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng khoán
Trang 19Ngoài sự tác động của hai nhân tố nêu trên, giá cổ phiếu còn chịu ảnh hưởngcủa các nhân tố khác như:
Môi trường chính trị
Cũng có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK, xã hội luôn có những tác động nhất địnhđến hoạt động của TTCK Yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về Chính phủ vàcác hoạt động chính trị Tuy nhiên ở nước ta tình hình chính trị tương đối ổn định nên
ta có thể bỏ qua yếu tố này
Môi trường xã hội và pháp luật
Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động củacác doanh nghiệp Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động làm giá chứngkhoán tăng hoặc giảm, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm Đây là những yếu tốphi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá chứng khoán trên thị trường.Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng lên
Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có
xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi) Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triểnvọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so vớinhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu
Tâm lý nhà đầu tư
Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổphiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu,của lợi nhuận doanh nghiệp và của lợi tức cổ phần Vào bất cứ thời điểm nào, trên thịtrường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan.Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi sốtiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá Tỷ lệ giữa 2 nhóm ngườinày sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinhdoanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng
Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phảibán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải muavào Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán
Trang 20Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuậtcủa nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích cũng có thể khiến thị giá
cổ phiếu biến động
3 Tác động của lãi suất đến giá cổ phiếu
Như đã phân tích ở trên, TTCK là một chủ thể chịu tác động của nhiều nhân tốbao gồm các nhân tố kinh tế vĩ mô và vi mô Đối với nhân tố lãi suất, về mặt lý thuyết,
về mặt lý thuyết,(bỏ đi) lãi suất huy động tăng sẽ dẫn đến lãi suất cho vay tăng theo,làm tăng chi phí vay vốn của các doanh nghiệp, hạn chế mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh và qua đó làm giảm lợi nhuận, khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp trở nênkém hấp dẫn hơn Trên thực tế đã có một thuyết cơ bản, chính thống và quy ước đượcdùng để giải thích sự vận động của giá cổ phiếu thông qua lợi nhuận của doanhnghiệp Đó là thuyết quy ước về giá cổ phiếu (Conventinal Theory of Stock Prices).Theo thuyết này, nguyên nhân cơ bản của sự vận động giá cả là sự dự đoán lợi nhuậndoanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp quan trọng nhất trongviệc quyết định giá cổ phiếu Bởi giá cổ phiếu chính là giá trị hiện tại (Present Value)của tất cả lợi tức cổ phần trong tương lai Do đó, khi lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi,giá cổ phiếu sẽ thay đổi và khi lãi suất thay đổi thì chi phí vay vốn của doanh nghiệpcũng thay đổi, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nếulợi nhuận công ty tạo ra thấp, dòng tiền tạo ra giảm cùng với lãi suất chiết khấu tănglên sẽ làm giảm giá trị của cổ phiếu Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có tỷ trọngcác khoản nợ vay ngân hàng lớn hơn VCSH, thì lãi suất tăng sẽ làm cho doanh nghiệp
dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính và phải đối mặt với nguy cơ phá sản Lúcnày nhà đầu tư lại yêu cầu mức bù rủi ro cao hơn và giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống
Ta có thể thấy rõ qua công thức định giá doanh nghiệp:
PV H
(1+r )HNgoài ra, khi chi phí vay vốn doanh nghiệp tăng, chi phí này được chuyển chocác cổ đông (viết lại) vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán
cổ tức Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranhđối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốthơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao (giả dụ lãi suất tiết kiệm) Hơn nữa, lãi suất tăng
Trang 21còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanhnghiệp giữ lại tiền mặt nhàn rỗi hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó khuếch trương kinhdoanh Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí cho vaymượn xuống thấp, và giá cổ phiếu thường tăng lên.
Bên cạnh đó, nếu lãi suất huy động trong nước tăng cũng có tác dụng thu hútluồng ngoại tệ đổ vào, gián tiếp giúp đồng nội tệ tăng giá và do vậy tác động làm giảm
tỷ giá hối đoái Các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh này sẽ gặp phải khó khăn
do hàng hóa xuất khẩu bị đắt lên, đồng thời trước đó đã chịu thêm chi phí vốn vay dolãi suất tăng Hệ quả là doanh thu của các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến
kỳ vọng vào lợi nhuận tương lai bị ảnh hưởng theo, làm giá cổ phiếu doanh nghiệptrên thị trường sa sút Tuy nhiên, đối với nhóm doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớnnguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh, thì bối cảnh trên lại là lợi thế cho họ.Nhưng do ảnh hưởng của chi phí vốn vay tăng lên, phần lợi thế này có nguy cơ bị triệttiêu
Như vậy có thể thấy rằng, lãi suất và giá cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều.Một ví dụ điển hình mà lãi suất có liên quan chặt chẽ tới TTCK: Vào tháng 2/2007,các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất VND do TTCK “bốc hỏa” Khi đó, nhiều ngườidân rút tiền tiết kiệm để đổ vào chứng khoán, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất đểgiữ chân khách hàng và cạnh tranh với kênh đầu tư chứng khoán Tháng 8/2007,TTCK trở nên trầm lắng và bắt đầu chuyển biến theo hướng ngược lại Các công tychứng khoán, các công ty niêm yết và những nhà đầu tư cá nhân chùn chân, rủ nhauđem gửi tiền ở các ngân hàng1
Hay một ví dụ khác tại Việt Nam trong thời gian qua, việc lãi suất gửi tiết kiệmgiảm đã sẽ làm giảm mức độ hấp dẫn của kênh đầu tư này và khiến một phần dòng tiềnchuyển sang kênh đầu tư khác Các kênh đầu tư truyền thống như vàng, bất động sản
và ngoại tệ đều đang hàm chứa nhiều rủi ro nên khó thu hút vốn đầu tư Giá vàng thếgiới đang trong xu hướng giảm cộng thêm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giớiquá cao, khiến kênh đầu tư này khá rủi ro Bất động sản hiện đang đóng băng và thanhkhoản thấp khiến khả năng chôn vốn của các nhà đầu tư là cao Tỷ giá VND/USD khá
ổn định và chưa cho thấy khả năng biến động mạnh khi lạm phát tại Việt Nam được
Trang 22kiềm chế và thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn khá tốt, do đó kênh đầu tưngoại tệ hiện tại cũng không tiềm năng Với các lý do trên, cộng thêm xu hướng hồiphục của nền kinh tế Việt Nam thì một phần dòng tiền tiết kiệm đã chuyển vào chứngkhoán.
Tuy nhiên chúng ta phải luôn nhớ rằng, lãi suất không phải là yếu tố có tínhquyết định đối với giá chứng khoán và có rất nhiều cách thức khác nhau để xem xét sựthay đổi của giá chứng khoán và khuynh hướng thị trường Do vậy, không ai có thể tựtin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất huy động của ngân hàng có thể tạo nên ảnhhưởng xấu đến toàn bộ giá chứng khoán
Mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô mà cụ thể là nhân tố lãi suất với chỉ sốchứng khoán – đại diện cho tình hình của thị trường chứng khoán – cũng (thêm) đãđược nhiều sinh viên và các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Mỹ – Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
đã sử dụng phương pháp tập hợp các thông tin thứ cấp và những nhận định của chuyêngia về chứng khoán để “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên sàngiao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh HOSE” Tác giả cho rằng 3 nhân tố tác động đếngiá cổ phiếu: nhân tố ngoại sinh (lãi suất, lạm phát ), nhân tố nội sinh (gắn với công
ty cổ phần) và nhân tố can thiệp (tâm lý nhà đầu tư, đầu cơ)
Công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên của nhóm sinhviên Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh đã sử dụng mô hình OLS, GARCH,EGARCH để nghiên cứu “Mối liên hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trườngchứng khoán Việt Nam” và nhóm cũng chỉ ra rằng giá cổ phiếu trên TTCK có mốitương quan ngược chiều với lãi suất.(sửa lại: lãi suất có sự tác động ngược chiều đếngiá cổ phiếu trên TTCK -> câu ni hợp lý k hè???)
Đề tài “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến Thị trường Chứngkhoán Việt Nam” của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt và Ths Phạm Dương PhươngThảo đã sử dụng mô hình OLS, kết quả cho thấy khi các nhân tố khác không đổi tạiViệt Nam thì: nhân tố cung tiền, lạm phát, giá dầu và sản lượng công nghiệp có tươngquan dương, còn lãi suất, tỷ giá có tương quan9 âm với thị trường chứng khoán
Zhou (1996) cũng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu sửdụng phân tích hồi quy Ông thấy rằng lãi suất có tác động quan trọng đến lãi cổ phiếu,
Trang 23đặc biệt là trong dài hạn, nhưng giả thuyết cho rằng lợi nhuận cổ phiếu dự kiến sẽ dichuyển một đối một với lãi suất cũ bị từ chối Ngoài ra, kết quả của ông cho thấy lãisuất dài hạn giải thích một phần quan trọng trong sự thay đổi trong tỷ lệ giá cổ tức vàcho thấy sự biến động cao của thị trường chứng khoán có liên quan đến sự biến độngcao của lãi suất trái phiếu dài hạn, điều này có thể được tính bằng cách thay đổi dự báo
về tỷ lệ chiết khấu
Lee (1997) sử dụng hồi quy trong ba năm để phân tích mối quan hệ giữa thịtrường chứng khoán và ngắn hạn lãi suất lãi suất ngắn hạn (câu k có ý nghĩa??? Vứtnghiên cứu ông ni đi, hoặc sửa lại) Ông đã cố gắng dự báo lợi nhuận vượt quá (tức là
sự khác biệt giữa lợi nhuận thị trường chứng khoán và các rủi ro lãi suất ngắn hạn) trêncác chỉ số Standard & Poor 500 với mức lãi suất ngắn hạn, nhưng phát hiện ra rằngmối quan hệ này không ổn định theo thời gian Nó dần dần thay đổi từ tiêu cực đáng
kể đến không có mối quan hệ, hoặc thậm chí đến một tác động tích cực mặc dù mốiquan hệ không đáng kể
Jefferis và Okeahalam (2000) làm việc tại thị trường Nam Phi, Botswana vàZimbabwe, cho thấy lãi suất cao hơn sẽ dẫn đến việc ép giá cổ phiếu thông qua việcthay thế có hiệu lực (lãi suất cao trở nên hấp dẫn hơn so với cổ phiếu), tăng tỷ lệ chiếtkhấu (và do đó giảm giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai), hoặc tácđộng làm giảm đầu tư và do đó trong tương lai giảm lợi nhuận dự kiến
Arango (2002) cho thấy một số bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến và nghịchđảo giữa giá cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán Bogota và lãi suất tính theo ngânhàng lãi suất cho vay liên, ở một mức độ bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ
Hsing (2004) thông qua một mô hình VAR cấu trúc cho phép xác định đồngthời nhiều biến nội sinh như đầu ra, lãi suất thực suất, tỷ giá , chỉ số thị trường chứngkhoán và phát hiện ra rằng có một mối quan hệ nghịch đảo giữa giá chứng khoán và lãisuất
Trang 24CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ CHỈ SỐ VN-INDEX TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1 Tình hình biến động chỉ số VN-Index giai đoạn từ 2006 - 2012
Giai đoạn từ năm 2000 - 2005:
12/04/2005
31/01/2005
26/11/2004
24/09/2004
21/07/2004
19/05/2004
15/03/2004
31/12/2003
29/10/2003
25/08/2003
23/06/2003
16/04/2003
12/02/2003
27/11/2002
25/09/2002
22/07/2002
20/05/2002
13/03/2002
26/11/2001
10/08/2001
25/04/2001
03/01/2001
18/09/2000
- Giai đoạn đầu: Từ khi ra đời cho đến hết năm 2000, chỉ số chứng khoán
VN-Index đã tăng “phi mã” từ 100 điểm lên 571 điểm – gấp 5,7 lần trong vòng 6 tháng
- Giai đoạn thứ 2: bắt đầu từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ số VN-Index gần
như “rơi tự do” từ 571 điểm xuống còn trên 130 điểm
- Giai đoạn thứ 3: từ nửa cuối năm 2004, chỉ số VN-index tăng dần lên trên 200
điểm và đến hết năm 2005 đã vượt qua mốc 300 điểm
Giai đoạn từ năm 2006 - 2012
Năm 2006 T kéo biểu đồ cho nó biến động rồi đó
17/11/2006
03/11/2006
20/10/2006
06/10/2006
22/09/2006
08/09/2006
24/08/2006
10/08/2006
27/07/2006
13/07/2006
29/06/2006
15/06/2006
01/06/2006
18/05/2006
04/05/2006
18/04/2006
03/04/2006
20/03/2006
06/03/2006
20/02/2006
06/02/2006
13/01/2006
Trang 25Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2006
(Nguồn: cophieu68.com)
Thị trường giao dịch tập trung những tháng đầu năm 2006 đã chứng kiên sự lênđiểm nhanh chóng của chỉ số VN-Index Sau một thời gian dài xoay quanh mức 300điểm, VN-Index đã vượt ngưỡng 400 điểm vào phiên giao dịch ngày 01/3/2006 Đếncuối tháng, vào phiên giao dịch ngày 31/3/2006, ngưỡng 500 điểm cũng bị phá vỡ Kếtthúc phiên giao dịch ngày 25/4/2006 VN-Index đạt 632,69 điểm - con số cao nhất kể
từ khi TTCK Việt Nam được hình thành năm 2000 Cùng với sự lên điểm của Index, khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng cao Khối lượng cổ phiếu khớp lệnhbình quân phiên cho 5 tháng đầu năm 2006 là 1,7 triệu cổ phiếu, giá trị đạt hơn 84 tỷđồng, cao lần lượt gấp 3 và 5 lần so với mức bình quân của 4 tháng cuối năm 2005
VN-Chỉ số giá chứng khoán VN-Index của phiên giao dịch cuối cùng của năm(ngày 29/12) tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ở mức751,77 điểm, tăng mạnh so với mức 307,5 điển của phiên giao dịch cuối cùng năm
2005 Như vậy tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởngtới 146% Đây là mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấntượng
Năm 2007
Tiếp nối thành công của năm 2006, TTCKViệt Nam tiếp tục có những bướcchuyển mình trong năm 2007 Với những phát triển vượt bậc về quy mô, chất lượng,TTCK đã và đang chứng minh vị thế và tẩm ảnh hướng đáng phải có của nó với đờisống kinh tế đất nước
TTCK chính thức có một bước nhảy vọt cả về số lượng các công ty niêm yết,chất lượng hàng hóa và quy mô giao dịch Làn sóng các công ty niêm yết cuối năm
2006 nhằm hưởng ưu đãi thuế đã không gây ra khủng hoảng như một số chuyên gia dựbáo, mà trái lại, đã trở thành một lực đẩy tích cực Với sự góp mặt của FPT, PVD,PPC, SSI, DPM,…, số lượng các cổ phiếu lớn có ảnh hưởng liên thông gần với VN-Index tăng lên Thị trường không còn chịu tác động chỉ từ một hai mã cổ phiếu nên độcân bằng cao hơn
Trang 2602/11/2007
19/10/2007
05/10/2007
21/09/2007
07/09/2007
23/08/2007
09/08/2007
26/07/2007
12/07/2007
28/06/2007
14/06/2007
31/05/2007
17/05/2007
03/05/2007
13/04/2007
30/03/2007
16/03/2007
02/03/2007
08/02/2007
25/01/2007
11/01/2007
19/11/2008
05/11/2008
22/10/2008
08/10/2008
24/09/2008
10/09/2008
25/08/2008
11/08/2008
28/07/2008
14/07/2008
30/06/2008
16/06/2008
02/06/2008
14/05/2008
25/04/2008
09/04/2008
26/03/2008
12/03/2008
27/02/2008
13/02/2008
22/01/2008
08/01/2008
Với độ mở của nền kinh tế khá lớn thì cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu vẫn ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam Sự ảnh hưởng này thông qua sự
Trang 27sụt giảm của sản lượng xuất khẩu và thu hút các dòng vốn Đây là 2 nhân tố quantrọng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 đã đẩy giá cổ phiếu các công ty tăng lênquá cao, bong bóng trên TTCK được bơm phồng Sự xấu đi của các yếu tố kinh tế vĩ
mô và các chính sách thắt chặt của Chính phủ đã làm cho bóng bóng này xì hơi, chỉ sốVN-Indexgiảm trên 65% trong năm 2008 Có cổ phiếu đã giảm giá đến 94%, nhiều cổphiếu giảm trên 80% giá trị Hầu hết các công ty chứng khoán gặp khó khăn do sự sụtgiảm chung của thị trường khiến thiệt hại từ nghiệp vụ tự doanh bị thua lỗ và cácnghiệp vụ kinh doanh khác đều đình đốn Với quy định vốn tối thiểu cho các nghiệp
vụ kinh doanh của công ty chứng khoán sắp được áp dụng chắc chắn làn sóng sápnhập và phá sản công ty chứng khoán là không thể tránh khỏi
Trang 28tư cá nhân So với các kênh đầu tư khác như vàng, USD, bất động sản, tiết kiệm, cóthể nói kênh đầu tư chứng khoán rất hấp dẫn và đem lại lợi nhuận lớn nhất ở Việt Namtrong năm 2009 Đây lànăm đầu tiên TTCK Việt Nam bắt đầu có sự liên hệ chặt chẽvới TTCKthế giới, là một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy TTCK và kinh tế Việt Nambước đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới chứ không còn là thị trườngbiệt lập.
19/11/2010
05/11/2010
22/10/2010
08/10/2010
24/09/2010
10/09/2010
25/08/2010
11/08/2010
28/07/2010
14/07/2010
30/06/2010
16/06/2010
02/06/2010
19/05/2010
05/05/2010
16/04/2010
02/04/2010
19/03/2010
05/03/2010
12/02/2010
29/01/2010
15/01/2010
mà cả việc các ngân hàng sẽ buộc phải bán cổ phiếu ra thị trường để có đủ vốn đápứng những quy định mới Và tâm lý vốn đã bất ổn của nhà đầu tư do việc giá cổ phiếukhông tăng trưởng cuối cùng đã hoàn toàn trở nên bi quan Lúc này, pha loãng trởthành một từ phổ biến và thị trường đã trừng phạt những công ty tăng vốn mà không