Tình hình biến động lãi suất giai đoạn từ 2006-

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất đến giá cổ phiếu (Trang 28 - 29)

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005

Vào tháng 8 năm 2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản NHNN đó là các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn. Cơ chế này về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Lãi suất cho vay của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản.

Biểu đồ2.9: Tình hình biến động lãi suất huy động giai đoạn 2000-2005 (Nguồn:IMF)

Vào tháng 11 năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Vào tháng 6 năm 2002, lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng.

Bước sang năm 2003, lãi suất cho vay từ đầu năm đến cuối năm vẫn đứng nguyên khoảng 9.5%, lãi suất huy động 6 tháng đầu năm ở mức từ 6.8-7.2% vàvàothời điểm cuối quý III, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng giảm nhẹ, nhưng không đều giữa các khối ngân hàng và các kỳ hạn. Năm 2004, tình hình thế giới có nhiều biến biến động dẫn đến lãi suất ngân hàng tăng.Lãi suất huy động vốn của các NHTM có xu hướng tăng trong thời gian giữa năm, với mức tăng từ 0,01% - 0,04%/tháng còn lãi suất cho vay tương đối ổn định, nhưng ở mức cao.

Với 4 lần điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, năm 2005 được coi là một năm đầy biến động của thị trường ngân hàng. Lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ trong 10

tháng đầu năm 2005 đã tăng khá cao: VNĐ tăng 0,6 - 1,2%/năm, USD tăng 0,7 - 1,5%/năm so với cuối năm 2004.

Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012

Năm 2006

Nếu như năm 2005, do chính sách khuyến khích người dân gửi tiền bằng đồng nội tệ, VNĐ thường khởi động cuộc đua tăng lãi suất trước, thì khởi đầu năm 2006, lãi suất USD tăng khá nhanh, nhất là sau sự kiện Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản đồng đôla lên 4,5% do đó lãi suất ngoại tệ trong nước buộc phải tăng theo. Muốn giữ được khách hàng, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất VNĐ để đảm bảo một khoảng chênh lệch hợp lý giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ2. Ngoài ra giai đoạn này lãi suất còn chịu sức ép từ việc tăng chỉ số giá cả trong nước; nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh tăng.

Biểu đồ 2.10: Tình hình biến động lãi suất huy động năm 2006 (Nguồn: IMF)

Tuy nhiên, trong quý III năm 2006, các ngân hàng không tăng lãi suất nhiều như các giai đoạn trước, chỉ một số ngân hàng tăng lãi suất với biên độ nhỏ, nguồn huy động chủ yếu của các ngân hàng phần lớn vẫn là từ cá nhân và các tổ chức kinh tế. Thị trường tài chính tương đối ổn định, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tăng chủ yếu là trong 7 tháng đầu năm.

Năm 2007

Mở đầu năm 2007, nhiều ngân hàng cổ phần lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động, tạo nên một áp lực cạnh tranh mới với những sắc thái mới3. Lý do việc tăng lãi suất là phần lớn các ngân hàng hiện nay quy mô vốn và thương hiệu chưa thực sự mạnh; theo đó tăng lãi suất là một công cụ hiệu quả để hút vốn về phía mình. Thứ hai, thị trường tiêu dùng bước vào mùa mua sắm chuẩn bị Tết Nguyên đán, nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao. Thứ ba, TTCK bước vào thời điểm nóng sốt nhất từ trước tới nay

2 Nhiều NHTM đã thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất VND đối với tất cả các kỳ hạn như Ngân hàngVCB, Ngân hàng MHB, Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng ACB v.v. trong đó tăng mạnh nhất là kỳ hạn 01

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất đến giá cổ phiếu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w