* Mềm vỏ:
- Nguyên nhân do chất lượng thức ăn, cung cấp thức ăn không đủ, nguồn nước bị nhiễm chất hoá học bất lợi như; nhiễm các loại thuốc dùng trong nông nghiệp thải ra, nước thải công nghiệp có một số hoá chất có độc tính cao, đất có pH thấp.
- Giai đoạn bị bệnh: tất cả các giai đoạn của tôm
- Tác hại: tôm dễ bị tôm khác ăn thịt, các mầm bệnh tấn công
- Phòng trừ bệnh: cung cấp thức ăn đủ, chất lượng đảm bảo cho từng giai đoạn, bổ xung một số chất bổ cần thiết trộn với thức ăn cho tôm ăn: VitaminC: 50 - 100mg/100kg thức ăn lúc giai đoạn tôm phát triển mạnh ở những tháng cuối vụ nuôi cho ăn bổ sung: don, dắt...)
* Bệnh phồng nắp mang - đen mang
- Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân (hội chứng đen mang) nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng Fe, Cu, Co, Zn, Mn, do thiếu vitaminC, ao nuôi đáy quá nhiều bùn nhiều chất hữu cơ tích tụ do thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, pH thấp. Thời gian mắc bệnh có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 đặc biệt tập trung cuối vụ nuôi.
- Dấu hiệu bệnh lý: mang chuyển từ màu hồng sang màu nâu -> màu đen, các tia mang phồng lên, trở lên đen. Môi trường càng ô nhiễm bệnh càng nặng
- Tác hại: tôm hô hấp khó khăn, kém ăn, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
- Phòng bệnh: không cho thức ăn dư thừa, thay nước thường xuyên, nạo hút đáy (nếu có điều kiện), xử lý môi trường tốt tránh nguồn nước bị ô nhiễm. Bổ sung vitaminC vào thức ăn của tôm
Ngoài một số bệnh thường gặp ở 4 nhóm trên tôm còn gặp các bệnh tuy không phổ biến như: đỏ thân (do thức ăn hôi thối kém chất lượng) bệnh bọt khí (do lượng oxy trong nước quá thấp thường nhỏ hơn 4 mg/lít) nổi đầu dạt vào bờ; bệnh do pH thấp do đất xì phèn, hoặc sau cơn mưa vv... Song một trong những nguyên nhân gây ra tất cả bệnh tôm là do môi trường không đảm bảo, biến động bất lợi.
Do đó, một vấn đề phải được hết sức quan tâm của các hộ nuôi tôm nếu mong có một vụ nuôi tôm đạt kết quả là phải quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.
3.5. Thu hoạch bảo quản sản phẩm.
Sau một thời gian nuôi: 110 - 120 ngày (đối với vụ nuôi xuân hè ở khu vực phía Nam) tôm có thể đạt cỡ trung bình 30 - 35g/con, cá thể lớn có thể đạt 45 - 50 g/con tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm bị bệnh mà đã đạt cỡ 15 - 20 g/con thì thu hoạch gấp.
3.5.1. Phương pháp thu.
3.5.1.1Thu tỉa.
Thu những con tôm có kích cỡ lớn hơn và đạt kích cỡ thu hoạch so với đàn tôm trong ao nuôi. Cách thu này áp dụng đối với các ao tôm nuôi phát triển không đều do phân đàn hoặc để giảm mật độ tôm trong ao, giúp những cá thể chư đạt cỡ thu lớn nhanh hơn, mặt khác giảm bớt khó khăn cho ngư dân về đầu tư mua thức ăn
* Phương pháp thu: Dùng vó thả mồi nhử tôm vào vó (thường kết hợp vừa cho tôm ăn hàng ngày vừa tiến hành thu tỉa) dùng vợt bắt những cá thể theo ý muốn
Ngoài ra có thể thu bằng đó: ánh sáng đèn có khoảng cách nan đó phù hợp với cỡ thu. Loại những cá thể nhỏ. Hai dụng cụ trên thu tôm khoẻ không mất các phần phụ
Ngoài 2 phương tiện trên có thể dùng chài quăng nhưng phương tiện này dễ ảnh hưởng đời sống tôm còn lại nuôi tiếp.
3.5.1.2. Thu toàn bộ.
Khi tôm đạt kích cỡ tương đối đồng đều thời vụ nuôi cần kết thúc ta tiến hành thu toàn bộ, cần chú ý chỉ thu hoạch khi trong ao có tôm lột vỏ qua kiểm tra nhỏ với 5%. Không nên thu hoạch tôm ở thời điểm tôm lột vỏ, vì thế phải có kế hoạch theo dõi thời điểm lột vỏ của tôm để sản lượng tôm thu có kết quả tốt. Cỡ tôm thu thường 25 - 30g/con, nên thu vào ngày thứ 7 - 8 khi quan sát thấy xác tôm lột nhiều vì chu kỳ thay vỏ lần sau sẽ diễn ra sau 14 - 16 ngày.
* Phương pháp thu: dùng đáy (đọn) ni lon chắn qua cửa cống rút nước tôm theo nước ra đáy qua cống. Lưu ý điều chỉnh độ chênh mực nước trong ao và ngoài không quá mạnh, ảnh hưởng tình trạng sức khoẻ của tôm làm giảm giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra có thể dùng máy bơm (thường vào kỳ nước kém không tháo được nước) tát cạn, mò bắt tôm. Có một số địa phương dùng te, vét để thu sau khi tháo cạn vợi nước trong ao sau khi dùng xung điện làm tê liệt tôm.
3.5.2. Bảo quản thu hoạch.
3.5.2.1. Bảo quản bằng ướp đá.
Tôm thu lên được rửa sạch cho vào nước đá để tôm chết ngay. Như vậy sẽ giữ được độ tươi và chất lượng của tôm, sau đó tôm được ướp lạnh: mỗi lớp tôm 1 lớp đá. Tỷ lệ đá tôm 1:1 (1kg đá/1kg tôm) thời gian bảo quản không quá 10 giờ sẽ chuyển đến nhà máy.
3.5.2.2. Bảo quản sống.
Phương pháp này phức tạp song chất lượng hoàn toàn bảo đảm. Phương pháp này tôm thu phải sống (đánh tỉa) khoẻ mạnh. Sau đó đưa vào nhốt ở giai, chuồng đặt dưới nước sạch với khoảng 200 con/m3, thời gian bảo quản càng nhanh hạn chế tôm chết, sau đó dùng phương pháp tiện chuyên dùng đưa đến nơi cần tiêu thụ.