Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp để phát triển nhận thức của trẻ khiếm thính tiểu học trong lớp học hoà nhập
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
VƯƠNG HỒNG TÂM
SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP ĐỂ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH
TIỂU HỌC TRONG LỚP HỌC HOÀ NHẬP
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI, 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Đặng Thành Hưng
2 PGS.TS Trần Thị Bích Trà
Phản biện 1: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG
Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH Phản biện 3: PGS TS CAO MINH CHÂU
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp
tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Vào hồi: 8giờ 00 ngày 30 tháng 6 năm 2009
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trang 21 2
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng là phương tiện giúp con người phát triển
nhận thức và hoà nhập cộng đồng TKT do sức nghe suy giảm nên khả năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói hạn chế, kéo theo những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức Do
vậy, việc trang bị ngôn ngữ cho TKT là việc làm cần thiết
TKT không thể tham gia đầy đủ và có chất lượng vào toàn bộ quá trình học tập vì bản
thân thiếu phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nói Phương tiện giao tiếp nào là hữu ích đối
với sự phát triển nhận thức của TKT ? Vấn đề này chưa được quan tâm trong quá trình dạy
học ở các trường hoà nhập nói chung và trường chuyên biệt dạy TKT nói riêng
Sử dụng các phương tiện giao tiếp trong dạy học hoà nhập TKT cần đảm bảo phù
hợp khả năng giao tiếp của TKT Do sử dụng các phương tiện giao tiếp đặc thù, nên
đặc điểm việc học của TKT mang sắc thái riêng cần được nghiên cứu nhằm phát triển
nhận thức cho TKT hiệu quả nhất
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số biện pháp sư phạm sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp để
phát triển nhận thức của TKT tiểu học trong quá trình học tập ở lớp hoà nhập
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Môi trường và hoạt động giao tiếp của TKT tiểu học trong quá trình dạy học hoà nhập
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ và sự kết hợp các phương tiện giao tiếp trong dạy học hoà nhập TKT
tiểu học
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu các biện pháp của giáo viên kết hợp được những phương tiện giao tiếp
của trẻ trên cơ sở tính đến: 1) Đặc điểm của TKT (mức độ khiếm thính, khả
năng giao tiếp), 2) Nội dung bài học, 3) Môi trường lớp học thì kết quả nhận
thức trong học tập của TKT sẽ có những cải thiện nhất định
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Xác định cơ sở lí luận của đề tài (hệ thống khái niệm công cụ, những quan
điểm và nguyên tắc lí luận có tính chỉ đạo) và định hướng phương pháp, kĩ thuật
nghiên cứu có liên quan đến biện pháp sử dụng các phương tiện giao tiếp để phát triển
nhận thức của TKT tiểu học trong lớp học hoà nhập
5.2 Khảo sát thực trạng khả năng giao tiếp, học tập của TKT tiểu học và thực trạng sử dụng các phương tiện giao tiếp do giáo viên thực hiện trong dạy học hoà nhập có TKT 5.3 Đề xuất một số biện pháp sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp thích hợp
để phát triển nhận thức của TKT tiểu học trong lớp học hoà nhập
5.4 Thực nghiệm sư phạm và khảo nghiệm nhằm kiểm chứng tác dụng và tính khả thi của các biện pháp sử dụng kết hợp các phương iện giao tiếp
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1 Về mẫu và địa bàn nghiên cứu: Mẫu khảo sát: 85 TKT không mắc các dạng khuyết tật khác được chọn ngẫu nhiên, đang học ở các lớp hoà nhập của khối 1,2,3 tại
10 huyện thuộc 6 tỉnh đã và đang thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật 6.2 Về nội dung thực nghiệm
2 môn Tiếng Việt và Đạo đức lớp 2,3 vì các môn học này sử dụng nhiều từ ngữ, cấu trúc bài học được thiết kế có nội dung phù hợp giúp TKT dễ dàng nắm bắt được những thông tin cốt lõi của bài học
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Các phương pháp lôgic
- Phương pháp so sánh để phân tích kinh nghiệm quốc tế
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học giáo dục
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7 3 Các phương pháp nghiên cứu khác
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp sử dụng thống kê toán học
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
8.1 Về lí luận
8.1.1 Bổ sung một số yếu tố mới vào lí luận GDHN ở tiểu học cho trẻ khuyết tật nói chung và TKT nói riêng
Trang 33 4 8.1.2 Hệ thống hóa và làm phong phú thêm những khía cạnh cụ thể của lí luận
giáo dục TKT và phát triển nhận thức ở tiểu học
8.1.3 Góp phần bổ sung các luận cứ khoa học để phát triển chương trình giáo dục
trẻ khuyết tật nói chung và TKT nói riêng ở tiểu học
8.2 Về thực tiễn
8.2.1 Những phát hiện về thực trạng giáo dục TKT, giáo dục hòa nhập TKT và
thực trạng giao tiếp, phương tiện giao tiếp của TKT tiểu học có giá trị tham khảo cho
công tác quản lí, nghiên cứu, giảng dạy và phát triển giáo viên
8.2.2 Các biện pháp và kĩ thuật sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp để phát
triển nhận thức của TKT tiểu học trong lớp hoà nhập là những đóng góp mới vào lĩnh
vực giáo dục trẻ khuyết tật
8.2.3 Những phát hiện mới về biện pháp và kĩ thuật của luận án bao gồm: Sử
dụng ngôn ngữ nói kết hợp với kí hiệu ngôn ngữ (đối với từ ngữ mới) trong dạy học
hoà nhập TKT tiểu học; Sử dụng đồng thời ngôn ngữ nói và kí hiệu ngôn ngữ trong
dạy học hoà nhập TKT tiểu học; Sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp với kí hiệu ngôn ngữ
(đối với từ ngữ trọng tâm) trong dạy học hoà nhập TKT tiểu học
9 BỐ CỤC LUẬN ÁN
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp để
phát triển nhận thức của TKT tiểu học trong lớp học hoà nhập
Chương 2: Thực trạng sử dụng các phương tiện giao tiếp để phát triển nhận thức
của TKT tiểu học trong lớp học hoà nhập
Chương 3: Một số biện pháp sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp
để phát triển nhận thức của TKT tiểu học trong lớp học hoà nhập và thực
nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TKT TIỂU HỌC
TRONG LỚP HỌC HOÀ NHẬP
TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Trên thế giới
Thế kỷ XV - XVIII, mở đầu cho thời kỳ xã hội quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục TKT, đã có một số công trình nghiên cứu và các hoạt động chăm sóc giáo dục TKT của nhiều nhà sư phạm nổi tiếng như: Ponce De Leon, 1520 - 1584 (Tây Ban Nha), tác giả của phương pháp cấu trúc Dạy theo phương pháp dùng từ vựng đúng với ngữ cảnh của câu nói dựa trên nền tảng những từ ngữ, tập phát âm từng âm Able de L' Epee (1712–1789) người Pháp, phát minh ra "Ngôn ngữ ký hiệu
có phương pháp", là người thành lập trường dạy trẻ điếc đầu tiên tại Pari (1774) với mục đích dạy trẻ học tiếng Pháp và viết tiếng Pháp Ngoài ra, ông còn thu thập cử chỉ điệu bộ của trẻ và xây dựng thêm hệ thống ký hiệu mới Các "Ký hiệu có phương pháp" giúp các em có thể diễn đạt ý tưởng
Thế kỷ XVIII - XX, sự nghiệp giáo dục TKT phát triển thêm một bước đáng kể, biểu hiện ở tính xã hội cao hơn, tính khoa học sâu hơn, đã có một số nhà giáo dục tiêu biểu như: Fiedrich Moritz Hill, 1805 - 1874 (Đức), ông sử dụng phương pháp lời nói dạy TKT và tiến hành dạy trẻ ngôn ngữ nói ngay từ giai đoạn đầu tiên khi trẻ bị giảm thính lực Cho đến năm 1880 tại Đại hội Milan ở Ý đã quyết định chọn phương pháp lời nói, quyết định này đã chấm dứt sự tranh cãi nhiều năm về phương pháp dạy TKT
Có nhiều quan điểm, trường phái khác nhau về việc sử dụng các phương tiện giao tiếp trong dạy học TKT từ nhiều thập kỷ Mỗi phương tiện giao tiếp được cân nhắc đến mặt ưu, nhược điểm và đề cập đến phương pháp dạy Nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu và giáo dục đều có quan điểm thống nhất nên sử dụng đa dạng
các phương tiện giao tiếp trong dạy học TKT thì sẽ có hiệu quả giáo dục tốt hơn
1.1.2 Ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hoàng Yến đề xuất 4 biện pháp tổ chức giáo dục hoà nhập cho TKT
chuẩn bị vào lớp 1, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của môi trường ngôn ngữ bao quanh TKT phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ và đi đến kết luận “ngôn ngữ của các em trở nên phong phú và hiệu quả chỉ khi trẻ được học ngôn ngữ trong
Trang 45 6
ngữ cảnh và có sự tương tác xã hội Lê Văn Tạc khẳng định: Mọi TKT đều có thể học
tập và phát triển có hiệu quả trong mội trường giáo dục hoà nhập nếu giáo viên đón
nhận sự đa dạng và tạo môi trường cho TKT tham gia hoạt động học tập Phạm Thị
Cơi đã kết luận: TKT có nhu cầu giao tiếp chủ yếu sử dụng thị giác để tiếp thu và sử
dụng chử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ kí hiệu biểu đạt thông tin TKT có thời gian học từ
8-10 năm học mới có vốn từ bằng vốn từ của trẻ nghe bình thường ở cùng độ 5-6 tuổi
Như vậy, các công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong và ngoài nước đã
đề cập đến một số khía cạnh của việc giáo dục hoà nhập có TKT Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu việc sử dụng kết hợp các phương
tiện giao tiếp nhằm phát triển nhận thức của TKT chưa được nghiên cứu đầy đủ ở
trong nước và ngoài nuớc, đang được đặt ra về mặt lí luận cũng như thực tiễn giáo
dục hoà nhập ở Việt Nam
1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
1.2.1 Trẻ khiếm thính
1.2.1.1 Định nghĩa, phân loại khiếm thính (điếc)
Theo từ điển Tiếng Việt, điếc thường được hiểu là mất khả năng nghe Trong
giáo dục chúng tôi sử dụng khái niệm TKT như sau: “Trẻ khiếm thính là
những trẻ bị suy giảm sức nghe khác nhau dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và
giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lí khác”
Khiếm thính được chia ra 4 mức độ: 21-40 dB: điếc nhẹ, 41-70 dB: điếc vừa, 71-90
dB: điếc nặng, trên 90 dB điếc sâu Các yếu tố như: Mức độ điếc, thời điểm bị điếc, sự phù
hợp của máy trợ thính , can thiệp sớm là những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn
ngữ và lời nói của TKT
1.2.1.2 Một số đặc điểm phát triển của TKT
Đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ khiếm thính
Mất sức nghe ảnh hưởng lớn đến cơ quan vận động Trong cơ chế hoạt động thần
kinh có tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan thính giác và vận động Thiếu tác động
của kích thích này đến cơ quan phân tích vận động dẫn tới bộ máy cấu âm không hành
động và hiện tượng câm xuất hiện ở TKT Sự suy giảm chức năng phân tích thính giác
dẫn đến hành động ngôn ngữ trở nên uể oải, thiếu mạch lạc, không phân biệt rõ
Đặc điểm về trí nhớ của trẻ khiếm thính
Do những hạn chế về thính giác nên việc tiếp nhận và ghi nhớ của TKT chủ yếu qua thị giác Sự ghi nhớ sự vật, hiện tượng của TKT dựa trên sự thiết lập mối liên hệ ý nghĩa giữa những sự vật mới tri giác được và hệ thống những hình ảnh đã hình thành Hình ảnh nào mà trẻ biểu hiện bằng lời thì ghi nhớ tốt hơn, những hình ảnh khó biểu thị bằng lời thì TKT ghi nhớ kém TKT gặp khó khăn hơn nhiều so với trẻ nghe bình thường trong việc liên kết trong ý nghĩa các phần tri giác được thành một chỉnh thể Ghi nhớ từ của TKT sử dụng một trong bốn "điểm tựa": cử chỉ, âm vị, thị giác và tổng hợp các loại này TKT có trí nhớ tốt khi lấy cử chỉ làm điểm tựa, hiểu nhanh khi từ được thể hiện qua cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiêu và nhớ dựa vào hình ảnh; rất khó khăn khi nhớ từ không được thể hiện bằng cử chỉ tương đương phải ghi nhớ bằng các "điểm tựa" âm vị TKT thường sử dụng cả hai điểm tựa trong quá trình ghi nhớ là cử chỉ và ngôn ngữ nói
Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thính
Tư duy của con người liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ TKT do hạn chế về sự phát triển ngôn ngữ nói nên ảnh hưởng rất lớn đến
tư duy, TKT thường thiếu hụt về số lượng biểu tượng, tên gọi các khái niệm được thể
hiện bằng lời nói Tư duy trực quan-hành động là nét đặc trưng của TKT Sự thiếu
hụt về thính giác đã làm thay đổi cấu trúc sắp xếp các kinh nghiệm từ những cơ quan cảm giác khác Sự thiếu hụt thính giác đã ảnh hưởng lớn đến tư duy trừu tượng của trẻ
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ khiếm thính
Khả năng tri giác bằng mắt ở TKT rất phát triển và thường tốt hơn ở trẻ nghe bình thường TKT quan sát sự vật, hiện tượng bằng thị giác nhanh hơn, chính xác hơn, toàn diện hơn và chi tiết hơn Chính vì khả năng này mà TKT có thể nhận thức thế giới xung quanh đầy đủ mà không cần thính giác TKT không thể hiểu, không thể nhận thức được bất kì sự vật, hiện tượng nào, cho dù đơn giản, cụ thể nếu trẻ không nhìn thấy tận mắt Khả năng phân tích ở TKT rất tốt Trẻ có thể dễ dàng nhận ra những đặc điểm riêng, khác nhau giữa những đối tượng quan sát Nhưng rất hạn chế khi tìm những đặc điểm chung giữa chúng
Đặc điểm phương tiện ngôn ngữ /giao tiếp của trẻ khiếm thính
Khả năng nghe bị hạn chế nên sự phát triển ngôn ngữ nói của TKT bị ảnh hưởng Sự phát triển ngôn ngữ phụ thuộc vào thời gian và mức độ mất sức nghe Sự tổn thất chức năng nghe càng sớm, càng nặng thì khuyết tật ngôn ngữ càng nặng nề hơn Trong khi nói TKT thường
Trang 57 8 không biết sử dụng cách ngắt quãng luồng khí và chia câu thành các đoạn Giọng nói của TKT
yếu, không có hơi Do hạn chế về ngôn ngữ nói nên TKT rất khó nắm được những quy tắc ngữ
pháp và hình thành khái niệm mới Trong văn viết của TKT cấu trúc câu thường bị sai lệch như
sai ngữ pháp, sai lệch các thành phần của câu Trong bài viết của TKT thường thiếu tính lôgic
và trật tự khi trình bày các sự kiện thường bị lộn xộn, mô tả phần vụn vặt mà quên đi phần
chính, chọn từ không đúng, bỏ sót từ, mắc lỗi trong việc kết hợp từ trong câu
1.2.2 Giao tiếp và phương tiện giao tiếp
1.2.2.1 Định nghĩa giao tiếp và phương tiện giao tiếp
- Định nghĩa giao tiếp
Tổng hợp nhiều quan điểm về giao tiếp, chúng tôi sử dụng khái niệm giao tiếp như
định nghĩa sau đây:
Giao tiếp là sự tương tác giữa người này và người khác dựa vào việc trao đổi các ngôn
ngữ chung mà hai bên đều hiểu được và sử dụng những kĩ năng cá nhân, liên cá nhân để đạt
được mục đích truyền, nhận và xử lí thông tin, chia sẻ ý tưởng, tình cảm, kinh nghiệm, giá trị
với nhau, diễn ra dưới các hình thức tiếp xúc, quan hệ hiểu biết lẫn nhau, cộng tác và hợp tác
Theo khái niệm trên, những thuộc tính bản chất của giao tiếp trong dạy học và giáo dục
được coi trọng Đó là sự hiểu nhau, ngôn ngữ chung và những kĩ năng cá nhân, kĩ năng liên cá
nhân mà hai bên đều biết sử dụng và đều hiểu, sự hiểu đó dẫn đến chia sẻ, cộng tác và hợp tác
- Định nghĩa phương tiện giao tiếp
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm phương tiếp giao tiếp phù hợp với
khái niệm giao tiếp Phương tiếp giao tiếp là tất cả những yếu tố có hình thức vật chất
được các chủ thể giao tiếp sử dụng trên cơ sở cùng chấp nhận và hiểu biết chung về
chúng để tiến hành quá trình giao tiếp với nhau Phương tiện giao tiếp được chia
thành hai nhóm: phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ
1.2.2.2 Chức năng của giao tiếp và phương tiện giao tiếp trong hoạt động nhận
thức của TKT tiểu học
- Chức năng của giao tiếp
Để học tập thành công, người học phải thực hiện 3 loại kĩ năng: 1/ Các kĩ năng
nhận thức; 2/ Các kĩ năng quản lí (thời gian, hành vi, ); 3/ Các kĩ năng giao tiếp
Trong nghiên cứu luận án chúng tôi xác định giao tiếp có những chức
năng sư phạm chủ yếu sau:
+ Kích hoạt môi trường học tập và nhu cầu của người học nhờ các quan hệ và liên
hệ tương tác, chia sẻ, thông cảm, đồng cảm, cộng tác, hợp tác thân thiện với nhau + Làm nảy sinh các hoàn cảnh và điều kiện học tập cụ thể hỗ trợ cho hoạt động nhận thức và học tập của trẻ, nhất là của TKT thì điều này lại càng quan trọng + Giao tiếp là con đường chủ yếu để con người trải nghiệm thực tế, nắm bắt
cơ hội và vượt qua những thách thức trong quá trình lĩnh hội những giá trị, nhất
là những giá trị tinh thần, đạo đức trừu tượng
+ Giao tiếp là điều kiện thuận lợi để phát triển các kĩ năng sống, kĩ năng
xã hội, là những kĩ năng có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cuộc sống và hiệu quả học tập
+ Giao tiếp thực chất là một kênh truyền thông trực tiếp trong đó nội dung thông tin rất sống động và đa dạng, ngay cả với nội dung học tập trừu tượng nhất
Chức năng của phương tiện giao tiếp
Thật khó có thể khẳng định sử dụng phương tiện giao tiếp nào trong dạy học là hữu ích và hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhận thức của TKT Đây là một vấn đề đang gây nhiều tranh luận, vì mỗi phương tiện giao tiếp trong dạy học đều có những
ưu và nhược điểm nhất định Việc quyết định sử dụng phương tiện giao tiếp nào và sử dụng như thế nào trong việc dạy học TKT để đạt hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nghe và giao tiếp của TKT, cũng như năng lực của giáo viên Cho dù quan niệm thế nào thì đương nhiên phương tiện giao tiếp luôn có chức năng phương tiện, công cụ và tạo thuận lợi cho hoạt động nhận thức
Các chức năng công cụ chủ yếu của phương tiện giao tiếp trong dạy học TKT tiểu học bao gồm: phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ đều trực tiếp hoặc gián tiếp là công cụ hoạt động của trẻ, trước hết là hoạt động giao tiếp, và những hoạt động khác như học tập, chơi, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cá nhân trong gia đình, văn hóa- nghệ thuật quần chúng; phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ đều có là công cụ quản lí hành vi và môi trường cụ thể của cá nhân, trên lớp, ngoài lớp và ở những nhiệm vụ học tập khác nhau
1.2.2.3 Vai trò của phương tiện giao tiếp trong sự phát triển nhận thức của TKT tiểu học
- Vai trò của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Trang 69 10 Thông thường, tất cả các hiện tượng tâm lí ở người phát triển bình
thường đều được liên kết với nhau bằng hoạt động tư duy thông qua ngôn
ngữ Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự phát triển thức của con người, ngôn ngữ
được xem là phương tiện giúp con người trao đổi thông tin, truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội Ngoài ra, ngôn ngữ còn phản ánh tình cảm, trao đổi ý kiến và bày tỏ
những quan điểm để mở rộng tầm hiểu biết của mỗi cá nhân
Tư duy bằng ngôn ngữ là hoàn thiện nhất bởi vì nó có khả năng trừu tượng hóa
không giới hạn Sau khi nắm được ngôn ngữ thì tư duy ở TKT được chuyển đổi và
bắt đầu diễn ra trên cơ sở ngôn ngữ
- Vai trò của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phương tiện phi ngôn ngữ xảy ra thường xuyên trong giao tiếp nói chung và giao
tiếp giữa giáo viên và học sinh nói riêng Phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp có
vai trò, ý nghĩa không kém phần quan trọng so với phương tiện ngôn ngữ Nhưng
việc truyền tin chỉ mang ý nghĩa định hướng thiếu sự chính xác và rành mạch
1.2.3 Nhận thức và sự phát triển nhận thức của trẻ khiếm thính tiểu học
1.2.3.1 Định nghĩa nhận thức và sự phát triển nhận thức
- Định nghĩa nhận thức
Trong luận án này sử dụng khái niệm nhận thức chỉ quá trình và kết quả của
những hoạt động và hành vi bên ngoài có thể quan sát được của cá nhân “Nhận thức
là quá trình và kết quả huy động và sử dụng các chức năng tâm lí cá nhân như trí tuệ,
nhu cầu, tình cảm, ý chí, tâm vận động… để thực hiện hành động và hành vi phản
ánh hiện thực ở các cấp độ khác nhau, từ nhận biết, hiểu sự vật, cho đến tiến hành áp
dụng và xử lí logic cũng như giá trị gắn với sự vật đó”
- Định nghĩa phát triển nhận thức
Trong tâm lí học, khái niệm Phát triển nhận thức chỉ sự phát triển các quá trình và thuộc
tính tâm lí của nhận thức cá nhân như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng
Trong luận án chúng tôi chọn khái niệm “Phát triển nhận thức được hiểu là quá trình
thay đổi tiến bộ, nâng cao trình độ cá nhân trong hoạt động nhận thức gắn liền với việc sử
dụng tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm xã hội, tình cảm, ý chí và những điều kiện tâm - sinh lí
cá nhân khác, đặc biệt là ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp” Một trong những mô hình
sư phạm về sự phát triển nhận thức được sử dụng rộng rãi trong dạy học là Thang nhận thức của B Bloom , chỉ rõ các trình độ hay giai đoạn phát triển nhận thức cá nhân
1.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của TKT tiểu học
T Johsson đưa ra những kết luận khẳng định giáo viên có vai trò quyết định
đến kết quả học tập của TKT: nguyên nhân chủ yếu làm cho TKT không thể học tập có hiệu quả ở các trường hoà nhập là do không nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ phía giáo viên, là do họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của mình đối với TKT ở trong lớp hoà nhâp
Conrad cho rằng sự suy giảm thính lực là nguyên nhân chính hạn chế khả năng học tập của TKT chứ không phải là do môi trường học tập, đặc biệt là đối với trẻ điếc nặng và điếc sâu Một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục hoà nhâp là do TKT chưa được trang bị máy trợ thính phù hợp Johnson T khẳng định những tiến bộ của khoa học kỹ thuật góp phần đáng kể cải thiện chất lượng ngôn ngữ cho TKT cả về số lượng và chất lượng
1.2.4 Lớp học hoà nhập
1.2.4.1 Khái niệm giáo dục hòa nhập và trường hòa nhập
Giáo dục hoà nhập là phương thức tiến hành giáo dục đặc biệt theo hướng "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội Trường hoà nhập "Tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng nhằm chú trọng đến việc học của mọi trẻ Mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau tạo ra và duy trì môi trường đầm ấm có hiệu quả cho việc học tập Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ"
1.2.4.2 Đặc điểm lớp học hòa nhập và dạy học hòa nhập có trẻ khiếm thính tiểu học
Trong môi trường lớp học hoà nhâp có TKT, cho thấy sự khác nhau về đặc điểm lĩnh hội kiến thức, trẻ nghe bình thường chủ yếu sử dụng thính giác còn TKT chủ yếu
sử dụng thị giác để tiếp kiến thức Từ sự khác nhau đó dẫn đến cách biểu đạt ngôn ngữ cũng khác nhau, trẻ nghe bình thường chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói, TKT sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau (nói, cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ kí hiệu ) Trình độ nhận thức của các em có sự chênh lệch rõ nét, cho nên gây không ít khó khăn trong dạy - học Đòi hỏi giáo viên biết lựa chọn, điều chỉnh nội dung, phương
Trang 711 12 pháp phù hợp khả năng nhằm giúp các em tiếp thu được kiến thức Ngoài ra, đối với
dạy học TKT giáo viên cần có kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau
1.2.5 Một số quan điểm sử dụng các phương tiện giao tiếp trong dạy học TKT
1.2.5.1 Quan điểm giao tiếp trong dạy học hoà nhập trẻ khiếm thính
- Sử dụng ngôn ngữ nói làm phương tiện giao tiếp
Quan điểm trường phái ngôn ngữ nói cho rằng, phương pháp này phá vỡ hàng rào
cản trở giao tiếp giữa TKT và trẻ nghe bình thường Bởi vì, không có TKT nào bị điếc
hoàn toàn ngay từ khi mới sinh, đa số TKT bị điếc nặng còn có khả năng nghe được
tiếng động Ưu thế lớn nhất của việc sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của TKT là
hạn chế đến mức tối đa khoảng cách giữa TKT và trẻ nghe bình thường, việc truyền
tải thông tin dễ dàng bởi không phải qua quá trình chuyển mã Tuy nhiên, dỡ bỏ được
rào cản về ngôn ngữ cho TKT là vấn đề khó TKT được giáo dục bằng ngôn ngữ nói
tạo cho trẻ sự tự tin, không cảm thấy bị xa lánh, tạo cơ hội dễ hoà nhập hơn
- Sử dụng giao tiếp tổng hợp làm phương tiện giao tiếp trong dạy học TKT
TKT mất thính lực ở mức độ nặng và sâu, dù có máy trợ thính thì vẫn gặp khó khăn khi
nghe và phân biệt âm thanh lời nói Khi được khuyến khích giao tiếp bằng các phương thức
khác, TKT tự tin hơn rất nhiều Việc sử dụng kí hiệu giúp cho quá trình hiểu và sử dụng
ngôn ngữ được thúc đẩy nhanh chóng, giống như quá trình đạt được khả năng ngôn ngữ ở
trẻ nghe bình thường Giao tiếp tổng hợp có những ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển tình
cảm và tránh cho TKT khỏi những hiện tượng tâm lí tiêu cực, nếu chỉ dùng ngôn ngữ nói
Sử dụng song ngữ làm phương tiện giao tiếp trong dạy học TKT
TKT được coi là thành viên của một cộng đồng có nền văn hoá riêng Ngôn ngữ
kí hiệu là ngôn ngữ có cấu trúc, có đặc điểm hình thái riêng và có vị thế như bất cứ
ngôn ngữ nào khác Ngôn ngữ kí hiệu không chỉ giúp TKT phát triển khả năng giao
tiếp mà còn phát triển nhận thức Vì thế, việc học ngôn ngữ nói như là thứ ngôn ngữ
thứ nhất là không phù hợp, TKT cần có một “tiếng nói” riêng phù hợp hơn để có khả
năng lĩnh hội thông tin phản hồi thông qua con đường thị giác Chỉ có sử dụng ngôn
ngữ kí hiệu thì TKT mới có thể có cơ hội công bằng trong việc tiếp cận với thông tin
Nhưng nếu sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong các lớp học hoà nhập thì các trường phải
tuyển dụng thêm những người khiếm thính vào làm việc với vai trò là phiên dịch
Điều này không phải dễ dàng thực hiện được
Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong dạy học cũng có những hạn chế: là ngôn ngữ đơn giản hoá, vì thế nó không có khả năng truyền tải tri thức, thông tin và các ý tưởng như ngôn ngữ nói Hơn nữa, ý nghĩa được thể hiện trong ngôn ngữ kí hiệu là tượng hình nên thường gặp nhiều hạn chế khi diễn đạt ý tưởng
1.2.5.2 Nội dung và yêu cầu sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp nhằm phát triển nhận thức của TKT trong dạy học hoà nhập
- Nội dung sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp theo những quan điểm và cách tiếp cận hiện nay mà không sa vào cách làm cực đoan, tuyệt đối hóa một quan điểm ;
+ Sử dụng kết hợp các hình thức ngôn ngữ nói, viết và kí hiệu ngôn ngữ;
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp ngôn ngữ;
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp của cá nhân trẻ với phương tiện giao tiếp của nhóm trẻ và với phương tiện giao tiếp của giáo viên;
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp trên lớp với phương tiện giao
giao tiếp phát sinh ngoài lớp (ở nhà, ở địa phương…);
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp trong dạy học với các phương tiện giao tiếp trong những môi trường sinh hoạt, vui chơi, công tác xã hộ và giao tiếp văn hóa
- Yêu cầu sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp trong dạy học và giao tiếp với TKT phải đảm bảo tính cá nhân hóa, phát triển các phương tiện giao tiếp phù hợp với khả năng của
mỗi trẻ, giúp các em phát triển tối đa khả năng hoạt động nhận thức của mình
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp cần phù hợp với môi trường học hoà nhập ở tiểu học và môi trường đó cần được tổ chức thích hợp với việc sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp cần dựa trên khả năng giao tiếp của giáo viên, đặc biệt các kĩ năng giao tiếp và hiểu biết về giao tiếp của TKT
Trang 813 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1 TKT tiểu học xét từ quan điểm phát triển nhận thức có những khác biệt lứa tuổi
so với trẻ nghe bình thường về khả năng nhận thức thính giác kém hơn, khả năng giao
tiếp bằng ngôn ngữ nói bị hạn chế
2 Các phương tiện giao tiếp của TKT tiểu học có vai trò và chức năng sư phạm
rất quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của các em Việc làm rõ những
điểm khác nhau về vai trò và chức năng của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ chính là định hướng cho quá trình sử dụng sao cho hiệu quả để phát triển
nhận thức của TKT trong môi trường học hoà nhập
3 Để phát triển nhận thức trước hết cần phát triển các phương tiện giao tiếp
của trẻ và sử dụng các phương tiện giao tiếp này kết hợp với nhau tùy theo nội
dung học tập, mức độ khiếm thính và môi trường lớp học cụ thể
4 Mỗi phương tiện giao tiếp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có
phương tiện giao tiếp vạn năng đối với mọi TKT Trong dạy học cần sử dụng kết
hợp các phương tiện giao tiếp một cách linh hoạt trên nguyên tắc hướng tới phát
triển ngôn ngữ phù hợp khả năng mỗi TKT
5 Phát triển nhận thức của TKT trong môi trường giáo dục hoà nhập nói chung, sử dụng
kết hợp các phương tiện giao tiếp trong lớp học hoà nhập nói riêng được định hướng như
sau: 1) Tiếp cận cá nhân 2) Tiếp cận lịch sử 3) Tiếp cận hệ thống 4) Tiếp cận giao tiếp.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP ĐỂ PHÁT
TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TKT TIỂU HỌC TRONG LỚP HỌC HOÀ NHẬP
2.1 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.1.1 Mục đích khảo sát
Đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng nhận thức của TKT, đánh giá thực trạng
việc sử dụng các phương tiện giao tiếp của giáo viên trong dạy học hòa nhập TKT
nhằm tiếp thu kinh nghiệm và căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp phát triển nhận
thức của TKT trong dạy học hoà nhập
2.1.2 Nội dung khảo sát
- Khả năng nghe của TKT tiểu học
- Khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ của TKT tiểu học
- Khả năng nhận thức bài học của TKT tiểu học
- Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp trong dạy học hoà nhập TKT tiểu học
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và nhận thức của TKT tiểu học
2.1.4 Phương pháp khảo sát
Bảng hỏi (Anket), phỏng vấn, quan sát, phiếu đánh giá, bảng kiểm các từ loại, bài tập trắc nghiệm
2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1 Nhu cầu giao tiếp của TKT rất phát triển, đó là nhu cầu giao tiếp trong học tập, vui chơi, các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày, Khả năng giao tiếp của TKT nói chung còn yếu cả 3 mặt: năng lực cá nhân, những điều kiện bên ngoài, phương tiện hỗ trợ giao tiếp
2 Hầu hết TKT được phát hiện muộn, không được sử dụng máy trợ thính ngay từ khi còn nhỏ, không được chú trọng phát triển ngôn ngữ ngay sau khi phát hiện nên các em chưa có một nền tảng vững chắc về mọi mặt, nhất là ngôn ngữ ngay từ khi trẻ ở tuổi Mầm non, bỏ qua thời kỳ hình thành và phát triển ngôn ngữ thuận lợi nhất Cho nên, khi vào học tiểu học các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và giao tiếp
3 Sự yếu kém của các biện pháp tác động trong quan hệ dạy - học, giao tiếp thầy - trò và các hoạt động giao tiếp nói chung chịu ảnh của một số yếu tố như: năng lực chuyên môn của giáo viên, TKT chưa được chuẩn bị tốt về mặt ngôn ngữ, thiếu tích cực trong việc đổi mới phưong pháp dạy học, trang thiết bị đồ dùng dạy học thiếu thốn, một số giáo viên chưa thật sự quan tâm TKT, sử dụng các phương tiện giao tiếp chưa thích hợp với khả năng của TKT, chưa xây dựng được môi trường giao tiếp hiệu quả, và chưa có kĩ năng sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp
4 Sự phối hợp giữa cộng đồng và nhà trưòng để nâng cao khả năng giao tiếp cho TKT còn hạn chế về kĩ năng, thiếu sự tích cực và thường xuyên Chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói, chưa biết lựa chọn và sử dụng những phương tiện giao tiếp phù hợp với đặc điểm giao tiếp và nhận thức của TKT
Trang 915 16
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO
TIẾP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TKT TIỂU HỌC TRONG LỚP HỌC HÒA
NHẬP VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP
1 Nguyên tắc vừa sức; 2 Nguyên tắc trực quan, 3 Nguyên tắc hệ thống và phát
triển, 4 Nguyên tắc cá biệt hóa, 5 Nguyên tắc hoà nhâp
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP ĐỂ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TKT TIỂU HỌC TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP
3.2.1 Sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp với kí hiệu ngôn ngữ (đối với
từ ngữ mới) trong dạy học hoà nhập TKT
3.2.1.1 Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm triệt để khai thác khả năng bù đắp của kí hiệu ngôn ngữ khi
trẻ học những vấn đề chứa từ mới, thuật ngữ mới, kết hợp với việc tận dụng khả năng
nghe còn lại của trẻ để phát triển ngôn ngữ nói
3.2.1.2 Điều kiện thực hiện biện pháp
- TKT được đeo máy trợ thính thích hợp
- Vị trí khi giao tiếp với TKT thuận lợi
- Môi trường nghe yên tĩnh
- Từ ngữ sử dụng trong giao tiếp với TKT ngắn gọn, dễ hiểu
- Sử dụng tối đa phương tiện trực quan trong dạy học TKT
- Tôn trọng cách biểu đạt giao tiếp của TKT
3.2.1.3 Qui trình thực hiện biện pháp
Bước 1: Chuẩn bị bài học
- Hướng dẫn TKT đọc và tìm hiểu nội dung bài học trước khi bài học diễn ra
- Trang bị cho TKT một số kí hiệu ngôn ngữ mói đối với trẻ
- Chuẩn bị phương tiện dạy học và đồ dùng trực quan
Bước 2: Tiến hành bài học
- Giáo viên đọc bài học bằng NN nói kết hợp KHNN hỗ trợ đối với những từ mới
- Yêu cầu một trẻ nghe bình thường đứng ở trên bục giảng, quay mặt xuống phía
dưới lớp đọc bài, giúp TKT thêm một lần nghe lại nội dung bài học
- Tất cả trẻ nghe bình thường đọc thầm tìm và rút ra từ khó, TKT xem lại từ mới
(từ mới đối với TKT)
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh, vật thật, tình huống thực tế hoặc đóng kịch nhằm giải nghĩa những từ khó trong bài học đối với trẻ nghe bình thường), từ mới (đối với TKT) và đồng thời cung cấp kí hiệu ngôn ngữ của những từ mới đó
- Giáo viên đặt một số câu hỏi và sử dụng ngôn ngôn ngữ nói kết hợp kí hiệu ngôn ngữ đối với từ mới, giúp TKT hiểu nội dung chính của bài học
Bước 3: Củng cố bài học
- Sau khi học xong bài học, giáo viên yêu cầu TKT giải nghĩa một số từ ngữ mới
- Sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp kí hiệu ngôn ngữ hỗ trợ các từ mới đặt các câu hỏi
trong sách giáo khoa, yêu cầu TKT tham gia trả lời một trong những câu hỏi đó
3.2.2 Sử dụng đồng thời ngôn ngữ nói với kí hiệu ngôn ngữ trong dạy học hoà
nhập TKT
3.2.2.1 Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này chủ yếu dựa vào kí hiệu ngôn ngữ và phát triển khả năng sử dụng kí hiệu ngôn ngữ để tăng cường ngôn ngữ nói của trẻ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức của trẻ Dành cho trẻ khiếm thính nặng và sâu (nếu được can thệp sớm)
3.2.2.2 Điều kiện thực hiện biện pháp
- Vị trí giao tiếp với TKT thuận lợi
- Giáo viên có kĩ năng giao tiếp với TKT bằng kí hiệu ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kí hiệu
- Phương tiện trợ thính hoạt động tốt
- TKT có khả năng hiểu và biểu đạt kí hiệu ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kí hiệu
- Giáo viên và bạn bè trong lớp tôn trọng cách giao tiếp của TKT
- Giáo viên sử dụng tối đa phương tiện và đồ dùng trong dạy học TKT
- Môi trường nghe yên tĩnh
3.2.2.3 Qui trình thực hiện biện pháp
Bước 1: Chuẩn bị bài học
- Hướng dẫn TKT đọc và tìm hiểu nội dung bài học trước khi bài học diễn ra
- Trang bị cho TKT hầu hết các kí hiệu ngôn ngữ trong bài học (trừ một số kí hiệu
là thành phần phụ trong câu: giới từ,…)
- Chuẩn bị phương tiện dạy học và đồ dùng trực quan
Bước 2: Tiến hành bài học
Trang 1017 18
- Giáo viên đọc bài học sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp đồng thời với kí hiệu ngôn
ngữ (những từ gạch chân trong bài học)
- Yêu cầu một trẻ nghe bình thường đọc lại toàn bài, giáo viên phiên dịch ra kí
hiệu ngôn ngữ
- Yêu cầu học sinh toàn lớp đọc thầm và gạch chân từ khó hiểu, TKT xem lại
những từ mới từ khó đã chuẩn bị trước
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh, vật thật, tình huống thực tế, kịch bản, trang phục để
giải nghĩa từ khó và giải nghĩa thêm một số từ mới đối với TKT
- Giáo viên cho học sinh toàn lớp quan sát tranh minh hoạ cho nội dung từng đoạn
và cùng các em tìm hiểu nội dung bài học
- Giáo viên đặt câu hỏi (sử dụng ngôn ngữ nói đồng thời kí hiệu ngôn ngữ) theo
nội dung từng đoạn để giúp trẻ hiểu nội dung của từng phần và từ đó rút ra nội dung
chính của toàn bài học
Bước 3: Củng cố bài học
- Sau khi học xong bài học, giáo viên lựa chọn một số từ khó, từ mới đối với TKT,
yêu cầu trẻ giải thích
- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ nói đồng thời với kí hiệu ngôn ngữ đặt ra một số
câu hỏi và yêu cầu các em trả lời trong đó có TKT Các câu hỏi này được tách nhỏ
như vẫn mang đầy đủ nội dung của các câu hỏi trong sách giáo khoa, nó giúp TKT
dễ hiểu, dễ trả lời các câu hỏi
3.2.3 Sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp KHNN (đối với các từ ngữ
trọng tâm) trong dạy học hoà nhập TKT
3.2.3.1 Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này sử dụng ngôn ngữ nói, kí hiệu ngôn ngữ kết hợp với nhau để tạo sinh
và phát triển dần ngôn ngữ kí hiệu của những trẻ khả năng nghe âm thanh lời nói hạn
chế, vì đó là loại ngôn ngữ đặc trưng của các em, ngôn ngữ kí hiệu khi đã phát triển có
thể giữ vai trò quan trọng trong học tập và phát triển nhận thức Dành cho trẻ khiếm
thính sâu và nặng (không được can thiệt sớm)
3.2.3.2 Điều kiện thực hiện biện pháp
- Vị trí giao tiếp với TKT thuận lợi
- Giáo viên có kĩ năng giao tiếp với TKT bằng kí hiệu ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kí hiệu
- Phương tiện trợ thính hoạt động tốt
- TKT có khả năng hiểu và biểu đạt kí hiệu ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ kí hiệu
- Giáo viên và bạn bè trong lớp tôn trọng cách giao tiếp của TKT
- Giáo viên sử dụng tối đa phương tiện và đồ dùng trong dạy học TKT
- Môi trường nghe yên tĩnh
- Trang phục giáo viên của giáo viên không nhiều chi tiết rườm rà, màu sắc sặc sỡ tránh làm cho trẻ bị phân tán khi giáo viên sử dụng kí hiệu ngôn ngữ
3.2.3.3 Qui trình thực hiện biện pháp
Bước 1: Chuẩn bị bài học
- Hướng dẫn TKT đọc và tìm hiểu bài học trước khi bài học diễn ra
- Giáo viên cung cấp và giải thích cho TKT một số từ mới
- Chuẩn bị phương tiện dạy học
Bước 2: Tiến hành bài học
- Giáo viên đọc bài học và kết hợp kí hiệu ngôn ngữ đối với từ ngữ trọng tâm
- Yêu cầu một trẻ nghe bình thường đọc lại toàn bài, giáo viên phiên dịch lại bằng
kí hiệu ngôn ngữ
- Yêu cầu học sinh toàn lớp đọc thầm và gạch chân từ khó hiểu.giáo viên cùng TKT xem lại những từ trọng tâm của bài học
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh, vật thật, tình huống thực tế, kịch bản, trang phục để giải nghĩa từ khó và giải nghĩa thêm một số từ trọng tâm khó hiểu đối với TKT
- Giáo viên kết hợp cho trẻ quan sát tranh và kể lại bằng ngôn ngữ nói kết hợp kí hiệu ngôn ngữ theo đoạn (khi nói đến từ trọng tâm đồng thời đưa ra kí hiệu ngôn ngữ tương ứng)
- Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi (sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp kí hiệu ngôn ngữ đối với những từ ngữ mới) theo nội dung từng đoạn để giúp trẻ hiểu nội dung của từng đoạn và từ đó rút ra nội dung chính của bài học
Bước 3: Củng cố bài học
- Kết thúc bài học giáo viên đặt một số câu hỏi có sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp kí hiệu ngôn ngữ để kiểm tra mức độ hiểu bài của TKT
- Trước tiên đặt các câu hỏi tổng quát cả bài, sau đó đặt câu hỏi chia nhỏ theo đoạn
- Căn cứ vào mức độ hiểu nội dung bài học, giáo viên làm cơ sở để đánh giá khả năng nhận thức của trẻ