1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Động cơ học tập của sinh viên (Nghiên cứu trên sinh viên các ngành Khoa học Kỹ thuật )

27 9K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 471,87 KB

Nội dung

Động cơ học tập của sinh viên (Nghiên cứu trên sinh viên các ngành Khoa học Kỹ thuật )

Trang 1

VIỆN TÂM LÝ HỌC -

DƯƠNG THỊ KIM OANH

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

(NGHIÊN CỨU TRÊN SINH VIÊN CÁC NGÀNH KHOA HỌC KỸ THUẬT )

Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH

Mã số: 62.31.80.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2009

Trang 2

VIỆN TÂM LÝ HỌC - VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS LÊ THỊ THANH HƯƠNG

2 TS NGUYỄN THỊ KIM QUÝ

Phản biện 1: PGS.TS MẠC VĂN TRANG

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS.TSKH NGUYỄN KẾ HÀO

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS NGUYỄN HỮU THỤ

Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại Viện Tâm lý học, 37 Kim Mã Thượng, Hà Nội

vào giờ, ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Viện Tâm lý học

Trang 3

1 Dương Thị Kim Oanh (2004), “Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên

khoa Sư phạm kỹ thuật, trường ĐHBK Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học, Số 4

2 Dương Thị Kim Oanh (2006), “Ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong giảng dạy tới hứng thú học tập các môn học nghiệp vụ sư

phạm của sinh viên khoa SPKT, trường ĐHBK Hà Nội”, Kỷ yếu hội nghị

khoa học lần thứ 20, trường ĐHBK Hà Nội

3 Dương Thị Kim Oanh (2006), “Các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập

của sinh viên”, Kỷ yếu hội nghị khoa học lần thứ 20, trường ĐHBK Hà Nội

4 Dương Thị Kim Oanh (2008), “Động cơ học tập của sinh viên trường

ĐHBK Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học, Số 5

5 Dương Thị Kim Oanh (2008), “Một số nhân tố tác động tới động cơ học

tập của sinh viên trường ĐHBK Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học, Số 7

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong tâm lý học, động cơ giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nhân cách và là khái niệm trung tâm để lý giải các lực thúc đẩy hành vi của con người Các nghiên cứu về động cơ đều nhằm đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao con người lại có những hành vi như họ đang có Đối với lứa tuổi sinh viên, hoạt động học tập - nghề nghiệp chuyên môn giữ vai trò chủ đạo Thành tố tâm lý quan trọng nhất của hoạt động này là động cơ học tập Động

cơ học tập đúng đắn hay lệch lạc không chỉ tác động tới kết quả học tập mà còn tới hiệu quả hoạt động nghề nghiệp và chiều hướng phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Do đó, nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về động cơ và động cơ học tập (là vấn đề khó

và phức tạp nhất trong tâm lí học), cũng như có thêm cơ sở khoa học cần thiết để tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo, nhiều trường đại học trong cả nước đã và đang nghiên cứu, tiến tới hoàn thiện việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ vào năm 2010 Với hình thức đào tạo này, chính sinh viên sẽ tự tìm ra lời giải đáp cho những trăn trở của bản thân khi bước vào trường đại học là “Học

để làm gì?”, “Tốt nghiệp xong sẽ làm gì?” Việc trả lời câu hỏi này như thế nào

sẽ tuỳ thuộc vào động cơ học tập của mỗi sinh viên

Tìm hiểu thực tế hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) chúng tôi thấy, điểm thi đầu vào của sinh viên cao

và đồng đều nhau, song họ lại có những biểu hiện khác nhau về tính tích cực nhận thức: có sinh viên tích cực, chăm chỉ, tự giác, say mê học tập; có sinh viên chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên; thậm chí có một bộ phận không ít sinh viên lười học, chán học, lưu ban hoặc bỏ học Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực tế này là do sinh viên chưa xác định rõ động cơ học tập Điều này cho thấy, động cơ học tập của sinh viên trường ĐHBK HN nói riêng và động cơ học tập của sinh viên các ngành khoa học kỹ thuật (KHKT) nói chung có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu Việc nghiên cứu hiện tượng tâm lí này sẽ góp phần tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những hiện tượng khá phổ biến ở một bộ phận sinh viên hiện nay là chán học,

bỏ học, học cầm chừng, không tích cực chủ động, tự giác trong học tập

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:

Động cơ học tập của sinh viên (nghiên cứu trên sinh viên các ngành KHKT)

Trang 5

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu thực trạng động cơ học tập và

một số nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên các ngành KHKT, trên

cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm tích cực hoá động cơ học tập cho nhóm

khách thể nghiên cứu này

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Động cơ học tập

3.2 Khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể tham gia quá trình nghiên cứu gồm: 645 người

3.2.1 Khách thể nghiên cứu chính gồm 615 sinh viên, trong đó:

- Khảo sát chính thức: 555 sinh viên

- Phỏng vấn sâu cá nhân: 20 sinh viên

- Nghiên cứu chân dung tâm lí: 2 sinh viên

(Số sinh viên phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu và nghiên cứu chân dung tâm lí được lựa chọn từ nhóm khách thể tham gia khảo sát chính thức)

3.2.2 Khách thể nghiên cứu phụ gồm 30 giáo viên và cán bộ quản lí sinh

viên, trong đó:

- Giáo viên và cán bộ trả lời phiếu hỏi: 20 người

- Giáo viên và cán bộ trả lời phỏng vấn: 10 người

(Số giáo viên và cán bộ phỏng vấn sâu được lựa chọn từ nhóm khách thể tham gia trả lời phiếu hỏi)

4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4.1 Hoạt động học tập của sinh viên các ngành KHKT được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ học tập khác nhau, trong đó mạnh nhất là động cơ nhận thức khoa học và yếu nhất là động cơ xã hội

4.2 Có nhiều nhân tố khác nhau tác động tới động cơ học tập của sinh viên các ngành KHKT, trong đó các nhân tố chủ quan như hứng thú với ngành học, tinh thần trách nhiệm và các nhân tố khách quan như môi trường xã hội vĩ mô, môi trường học tập là những nhân tố có tác động mạnh tới sự hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài: Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định các khái niệm cơ bản như động cơ, động cơ học tập của sinh viên, cấu trúc động cơ học tập, các loại động cơ học tập và biểu hiện của chúng, các nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên

5.2 Nghiên cứu thực trạng động cơ học tập và một số nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên các ngành KHKT

5.3 Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần tích cực hoá động cơ học tập của sinh viên các ngành KHKT

Trang 6

6 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

6.1 Giới hạn về mặt nội dung

Do động cơ học tập của sinh viên là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp nên nghiên cứu này không thể bao quát hết Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề sau :

- Phần thực trạng động cơ học tập : Nghiên cứu 4 loại động cơ học tập

của sinh viên là động cơ nhận thức khoa học, động cơ xã hội, động cơ nghề, động cơ tự khẳng định và biểu hiện của chúng

- Phần nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên : Nghiên cứu

một số nhân tố chủ quan như niềm tin vào bản thân, tinh thần trách nhiệm, hứng thú với ngành học, khả năng kiểm soát bản thân, định hướng giá trị và nhân tố khách quan như gia đình, bạn bè, môi trường xã hội vĩ mô và môi trường học tập

6.2 Giới hạn về phạm vi khách thể và địa bàn nghiên cứu

Trường ĐHBK HN và trường ĐHBK tp HCM là hai trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước ở bậc đại học và sau đại học về các ngành KHKT Vì vậy, có thể lấy sinh viên của trường ĐHBK HN và trường ĐHBK tp HCM làm mẫu đại diện cho việc nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên các ngành KHKT

Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khách thể là sinh viên hệ chính quy các ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Cơ khí, Điện (lớp đại trà và lớp kỹ sư tài năng), Sư phạm kỹ thuật (Cơ khí, Điện tử, Điện và Tin học) và một số cán bộ quản lý, giáo viên thuộc trường

ĐHBK HN và ĐHBK tp HCM

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thống nhất tâm lý với hoạt động: Xuất phát từ quan điểm

xem động cơ của con người không tách rời khỏi hoạt động mà được hình thành, biểu hiện và phát triển trong hoạt động, đồng thời điều khiển, điều chỉnh hoạt động, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng động cơ học tập và một

số nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên trong chính hoạt động học tập - nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt tập thể và các mối quan hệ của họ

- Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong các mối liên hệ giữa chúng với

nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác: Chúng tôi

không nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên một cách riêng rẽ, mà đặt nó trong mối liên hệ và quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác nhằm chỉ ra những ảnh hưởng lẫn nhau, những quan hệ phụ thuộc và quy luật tác động qua lại giữa chúng

- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Chúng tôi nghiên cứu

động cơ học tập của sinh viên dựa trên nguyên tắc khẳng định vai trò quyết

Trang 7

định trực tiếp của tính tích cực hoạt động của chính bản thân sinh viên cũng như ảnh hưởng của môi trường sống

7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về động cơ học tập của sinh viên đã được công bố trên các ấn phẩm trong và ngoài nước

7.2 2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát bằng bảng hỏi cá

nhân, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cá nhân, nghiên cứu chân dung tâm lý, quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, thực nghiệm tác động

7.2.3 Các phương pháp phân tích số liệu : Các phương pháp phân tích định

tính (phân tích nội dung, phân tích chân dung tâm lý) và các phương pháp phân tích định lượng (sử dụng thống kê toán học)

8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

8.1 Đóng góp về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn

đề lý luận về động cơ, động cơ học tập của sinh viên (khái niệm, cấu trúc, biểu hiện) và các nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên

8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án đã xác định, trong 4 loại động cơ học tập được nghiên cứu, động cơ tự khẳng định thúc đẩy mạnh nhất và động cơ nhận thức khoa học thúc đẩy yếu nhất hoạt động học tập của sinh viên các ngành KHKT Luận án cũng đã xác định được 17 dạng hệ thống động cơ học tập chủ yếu của sinh viên các ngành KHKT, trong đó sinh viên có hệ thống động cơ học tập không

Luận án cũng đã xác định, tác động tới nhận thức và hứng thú học tập của sinh viên có động cơ học tập không rõ ràng là biện pháp có hiệu quả trong việc tích cực hoá động cơ học tập cho sinh viên các ngành KHKT (đã được luận án kiểm chứng qua thực nghiệm tác động)

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm các phần: Mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục Có 3 sơ đồ và 14 bảng biểu

Trang 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ, ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1.1.1 Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ và động cơ học tập

1.1.1.1 Hướng tiếp cận phân tâm học

Theo hướng tiếp cận này, các tác giả như Sigmund F, Adler A, Horney K, Fromm E đều có cách lý giải khác nhau về nhân tố then chốt thúc đẩy hoạt động của con người, song về bản chất thì bản năng tính dục, cảm giác tự ti được lan toả, sức mạnh bẩm sinh hay sự chạy trốn tự do, các mối quan hệ hay tâm hồn, khí chất của con người đều là sức mạnh của bản năng nhưng dưới hình thức khác mà thôi Chúng tôi cho rằng, cách nhìn nhận động cơ của con người như những bản năng ở trên thường dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội và xem xét môi trường sống chỉ là những điều kiện để bản năng mà con người vốn

có từ lúc sinh ra được bộc lộ dần trong quá trình phát triển của cá thể Đối với lứa tuổi sinh viên, do hoạt động học tập có những điểm đặc trưng nên việc xem động cơ học tập như những bản năng sẽ phủ nhận hoặc đánh giá không đúng mức tính tích cực, chủ động và tự giác của sinh viên trong quá trình tiến hành hoạt động này Vì thế, chúng tôi không sử dụng học thuyết phân tâm học trong nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên

1.1.1.2 Hướng tiếp cận của tâm lý học hành vi

Trong tâm lý học hành vi, động cơ được giải thích bằng các khái niệm như phần thưởng (một đồ vật hay sự kiện hấp dẫn được cung cấp cho kết quả của một hành vi cụ thể) và sự trách phạt (một đồ vật hay sự kiện kích thích hay giảm bớt hành vi) (Thorndike E.L, Skinner B.F…) Các nhà hành vi học cho rằng, để hiểu về động cơ của người học cần phải bắt đầu qua phân tích cụ thể sự khuyến khích bằng phần thưởng và sự trách phạt thể hiện trong lớp học Chúng tôi nhận thấy, quan niệm của tâm lý học hành vi về việc sử dụng phần thưởng (vật chất hay tinh thần) và sự trách phạt như là động lực thúc đẩy người học học tập không chỉ có giá trị to lớn đối với trẻ nhỏ và học sinh

ở các lớp học đầu tuổi học Đối với lứa tuổi sinh viên, do có sự phát triển mạnh mẽ của tính tự ý thức nên động lực thúc đẩy hoạt động học tập còn chịu tác động phức tạp, nhiều mặt từ hoàn cảnh sống, từ các mối quan hệ xã hội, gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay Điều này cho thấy, sử dụng thưởng - phạt (học bổng, cơ hội học tập tốt hơn,

cơ hội tìm được việc làm tốt trong tương lai…) trong nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên sẽ đáp ứng được các nhu cầu, mong ước, kỳ vọng (các yếu tố trung gian)…của họ Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi xem thưởng - phạt là một trong nhiều cách thức để thúc đẩy sinh viên học tập

Trang 9

1.1.1.3 Hướng tiếp cận của tâm lý học nhân văn

Tâm lý học nhân văn do Carl Roger (1902 - 1987) và Abraham Maslow (1908 - 1972) sáng lập Những giải thích của tâm lý học nhân văn về động cơ nhấn mạnh vào những nguồn lực bên trong như nhu cầu của con người đối với

sự tự thực hiện (self-actualization) (Abraham Maslow, 1968, 1970), khuynh hướng thực hiện bẩm sinh (the inborn actualizing tendency) (Rogers và Friberg, 1994), nhu cầu tự khẳng định (self-determination) (Deci, Vallerand, Pelletier và Ryan, 1991) Các giải thích này có điểm chung là đều tin rằng con người liên tục được thúc đẩy bởi những nhu cầu bẩm sinh để hoàn thiện tiềm năng của họ Điều này cho thấy, để thúc đẩy người học học tập phải kích thích nguồn lực bên trong của họ - nhận thức về năng lực, lòng tự trọng, tính tự quản, sự tự thực hiện Quan điểm kích thích nguồn lực bên trong của tâm lý học nhân văn có giá trị thực tiễn to lớn khi nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên - lứa tuổi không chỉ có sự phát triển mạnh mẽ về tự ý thức mà còn có nhiều biến đổi về động cơ, về thang giá trị xã hội Kích thích các nguồn lực bên trong sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội Với ý nghĩa như vậy, trong nghiên cứu này, các nguồn lực như năng lực, lòng tự trọng, tính tự quản, sự tự thực hiện được chúng tôi nhìn nhận là những nhân tố bên trong kích thích, thúc đẩy sinh viên học tập

1.1.1.4 Hướng tiếp cận nhận thức

Theo nhiều cách khác nhau, lý thuyết nhận thức về động cơ được xem như là phản ứng lại quan điểm của tâm lý học hành vi Lý luận nhận thức cho rằng, hành vi của con người được quyết định bởi tư duy (nhận thức) chứ không phải là sự thưởng, phạt cho những hành vi trước đó (Schunk, Stipek) Hành vi được khởi đầu và điều chỉnh bởi kế hoạch (Miller, Galanter và Pribram), mục tiêu (Locke và Latham) sơ đồ (Ortony, Clore và Collins) hay

sự quy gán (Weiner) Cũng giống như tâm lý học nhân văn, những giải thích của tâm lý học nhận thức về động cơ cũng nhấn mạnh vào nguồn lực bên trong Trong nghiên cứu của chúng tôi, hướng tiếp cận nhận thức cũng được

sử dụng khi tìm kiếm và phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan tác động tới động cơ học tập của sinh viên

1.1.1.5 Hướng tiếp cận học tập xã hội

Thuyết học tập xã hội về động cơ là sự hợp nhất của thuyết hành vi và thuyết nhận thức Nếu như thuyết hành vi nhấn mạnh đến kết quả của hành

vi, thuyết nhận thức đề cập tới tác động trực tiếp của niềm tin và kỳ vọng của

cá nhân thì thuyết học tập xã hội sử dụng cả hai giải pháp trên khi giải thích

về động cơ Với hướng nghiên cứu động cơ như trên, chúng ta có thể lượng hoá được yếu tố tâm lý phức tạp này của con người thông qua kết quả hoạt động mà các mục đích của từng hành động hướng tới Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận trên để tìm hiểu các biểu hiện trong động cơ học tập của sinh viên

Trang 10

1.1.1.6 Hướng tiếp cận văn hoá - xã hội

Trên cơ sở của hướng tiếp cận này có thể khẳng định, các động cơ đặc trưng của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển cá thể thông qua hoạt động và giao tiếp chứ không phải là một cái gì đó có sẵn từ lúc đứa trẻ mới sinh ra Trong quá trình phát triển, cá nhân dần dần tiếp thu, nội tâm hoá các giá trị xã hội mà loài người đã tích luỹ và được lưu giữ trong các sản phẩm văn hoá vật thể hoặc phi vật thể, từ đó hình thành nên các tính cách, các năng lực, hệ thống động cơ - nhu cầu của bản thân Động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, mà đối tượng thoả mãn nhu cầu của con người lại là sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội Điều này cho thấy, với

tư cách là những phản ánh tâm lý về các đối tượng đó, các động cơ đặc trưng

của con người có nguồn gốc xã hội

Động cơ được xem là thành phần cơ bản cấu thành nên xu hướng - đặc điểm chủ đạo của nhân cách, là mắt xích khởi đầu và nền tảng của nhân cách

Hệ thống động cơ và các dạng hoạt động được định hướng bởi động cơ được xem là tham số quan trọng nhất của nhân cách Vì vậy, quá trình phát triển động

cơ gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành nhân cách

Chúng tôi nhận thấy, vì động cơ học tập của sinh viên được hình thành

và phát triển trong hoạt động học tập - nghề nghiệp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu, hứng thú của mỗi cá nhân, nên việc nghiên cứu hiện tượng tâm lý này không chỉ thông qua các hoạt động cụ thể mà còn phải gắn liền với nhu cầu và trên bình diện nhân cách của sinh viên Chính vì vậy, hướng tiếp cận văn hoá - xã hội được chúng tôi sử dụng làm cơ sở lý luận chính để nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên

1.1.2 Những nghiên cứu về các loại động cơ học tập

Bên cạnh việc phát triển và hoàn thiện những lý thuyết về động cơ học tập, các nhà nghiên cứu còn tập trung vào việc xác định và phân loại động cơ học tập ở các bậc học khác nhau, trong đó có động cơ học tập của sinh viên Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu vấn đề này như A.N.Leonchiep, L.I.Bogiovic, A.K.Marcova, P.M.Iacopson, Gardner R.C, Deci E.L, Dornyei Z, Grosse et Al, Huit.W, Sukumar C Debnath, Paul R.Pintric, F.I Rakhômautulina, Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, Vũ Thị Nho, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thị Lan, Trần Thị Thìn Mặc dù có nhiều cách phân chia động

cơ học tập của sinh viên khác nhau, song chúng đều có nội hàm giống nhau (động cơ bên trong - động cơ nhận thức khoa học, động cơ bên ngoài - động cơ

xã hội, động cơ thực hiện - động cơ tự khẳng định mình, động cơ thực hiện đối phó - động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân) Ở Việt Nam, nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của các loại động cơ học tập nói chung mà ít đi sâu vào làm sáng tỏ những biểu hiện tích cực, đúng đắn và chưa đúng đắn trong động cơ học tập của sinh viên thuộc các ngành học khác nhau, những biểu hiện trong động cơ học tập của sinh

Trang 11

viên hiện nay đã đạt ở mức độ nào so với yêu cầu của nhà trường và xã hội Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu vấn đề này là điều cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

1.1.3 Những nghiên cứu về các nhân tố tác động tới động cơ học tập

Trong các công trình nghiên cứu về động cơ học tập, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào việc tìm hiểu nhân tố tác động tới động cơ học tập của người học Nghiên cứu vấn đề này có Thorndike E, Kennedy.W, Willcutt H, Bruner.J, Heider.F, Weiner.B, Graham.S, Malone.T và các tác giả khác Nhìn chung, có hai nhóm nhân tố tác động tới động cơ học tập là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, song trong mỗi nghiên cứu lại có cách lý giải riêng Việc phân tích các nghiên cứu về vấn đề này cũng cho thấy, ở trong nước những đề tài về các nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau còn ít quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn Điều này cho thấy, tiếp tục nghiên cứu vấn đề này về phương diện tâm lý học, qua đó hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là điều cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1 Động cơ

1.2.1.1 Khái niệm động cơ

Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về động cơ, trong luận

án này chúng tôi nêu lên khái niệm động cơ như sau :

Động cơ là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó

1.2.1.2 Mối quan hệ giữa động cơ với nhu cầu và ý thức

¾ Mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu

Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân trong thế giới khách quan luôn gắn liền với các nhu cầu Nhu cầu và động cơ có mối quan hệ với nhau: Nếu như nhu cầu là động lực đầu tiên kích thích con người hoạt động, là cơ sở của động cơ thì động cơ hướng dẫn, kích thích và thúc đẩy hoạt động nhằm đạt được đối tượng thoả mãn nhu cầu của con người

¾ Mối quan hệ giữa động cơ và ý thức

Về thực chất mối quan hệ giữa động cơ và ý thức thể hiện ở chỗ, động cơ không phải là một hiện tượng tâm lý mà ý thức không thể với tới Động cơ hoạt động của con người không tách rời khỏi ý thức, song chúng có thể được phản ánh ở các mức độ khác nhau Về mặt chủ quan, động cơ hoạt động được phản ánh gián tiếp thông qua cảm nhận của chủ thể về các trạng thái xúc cảm có liên quan tới động cơ Về mặt khách quan, chúng có thể được chủ thể ý thức nhờ

Trang 12

việc phân tích hoạt động Mối quan hệ gắn bó giữa động cơ hoạt động của con người (trong đó có động cơ học tập) và ý thức còn cho thấy, con người còn có thể biểu đạt một cách có ý thức về động cơ hoạt động của bản thân bằng nhiều cách khác nhau (ngôn ngữ, hành động có chủ định)

1.2.1.3 Cấu trúc động cơ

Nói đến cấu trúc động cơ hoạt động của con người là nói đến các thành phần tạo nên động cơ và mối quan hệ giữa các thành phần đó Có thể xem xét cấu trúc động cơ ở 2 cấp độ: cấu trúc của hệ động cơ và cấu trúc động cơ hoạt động như là một tiểu hệ thống trong hệ thống động cơ hoạt động của con người Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng cấu trúc động cơ là mối gắn kết giữa sự hiểu biết về đối tượng cần chiếm lĩnh với thái độ và các hành động cụ thể mà ở đó có sự nỗ lực ý chí của con người Để hình thành và phát triển yếu tố tâm lí phức tạp này cần tác động đồng thời tới cả ba thành phần trong cấu trúc động cơ hoạt động

1.2.2 Sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên

1.2.2.1 Vài nét về sinh viên

Thuật ngữ sinh viên trong từ điển tiếng Việt được tác giả Hoàng Phê định nghĩa là những người đang theo học ở bậc đại học [45] Thuật ngữ này

có nguồn gốc từ tiếng Latin studiosus nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt

tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức

1.2.2.2 Hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập của sinh viên mang đầy đủ những nét đặt trưng của hoạt động học tập nói chung, ngoài ra nó còn có những đặc điểm cơ bản sau: Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động; Hoạt động học tập diễn ra theo kế hoạch, có mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp học tập và giảng dạy cụ thể, có thời hạn, có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học; Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao; Hoạt động học tập của sinh viên thực sự là loại lao động trí óc căng thẳng, có cường độ hoạt động cao và có tính lựa chọn rõ rệt Như vậy, trong nhà trường đại học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, gắn với nghề nghiệp

và cuộc sống tương lai của chính bản thân sinh viên Hoạt động này sẽ có kết quả cao khi sinh viên thực sự là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo

1.2.2.3 Hoạt động học tập của sinh viên các ngành KHKT

Ngoài những đặc điểm hoạt động học tập nói chung của sinh viên, theo chúng tôi, hoạt động học tập của sinh viên các ngành KHKT có những đặc điểm riêng là khă năng tự học, tự nghiên cứu cao trong học tập, khả năng thực hành tốt, khả năng sáng tạo cao

1.2.3 Động cơ học tập của sinh viên

1.2.3.1 Khái niệm động cơ học tập của sinh viên

Trang 13

Động cơ học tập của sinh viên là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của sinh viên, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của sinh viên nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó

1.2.3.2 Cấu trúc động cơ học tập của sinh viên

Như đã phân tích ở phần trên, động cơ hoạt động của con người gồm

ba thành phần cơ bản là nhận thức, thái độ và cảm xúc, ý chí và hành động Động cơ học tập của sinh viên là một dạng của động cơ hoạt động của con người nên cấu trúc của nó cũng bao gồm nhận thức, thái độ và cảm xúc, ý chí

và hành động Các thành phấn trong cấu trúc động cơ học tập gắn bó chặt chẽ với hoạt động học tâp của sinh viên

1.2.3.3 Các biểu hiện trong động cơ học tập của sinh viên

Động cơ học tập là yếu tố tâm lý bên trong thôi thúc con người hoạt động Vì vậy, yếu tố này rất khó đánh giá hay quan sát trực tiếp Xuất phát từ khái niệm động cơ học tập, cấu trúc động cơ học tập của sinh viên cũng như các tiêu chí đánh giá động cơ hoạt động của con người, trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng có thể đánh giá động cơ học tập của sinh viên qua các biểu hiện sau: Nhận thức về hoạt động học tập, thái độ và cảm xúc của sinh viên đối với hoạt động học tập, tính tích cực (hay không tích cực) trong việc thực hiện các hành động học tập Ngoài ba tiêu chí nêu ở trên, kết quả học tập của sinh viên cũng được sử dụng để đánh giá động cơ học tập của sinh viên

1.2.3.4 Phân loại động cơ học tập của sinh viên

Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại động cơ học tập của F.I.Rakhômautulina làm cơ sở lý luận chính cho đề tài Sở dĩ có sự lựa chọn trên là vì cách phân loại này không chỉ nêu lên được những đặc điểm chung của kiểu phân loại động cơ học tập thành động cơ bên trong - động cơ nhận thức khoa học, động cơ bên ngoài - động cơ xã hội mà còn thể hiện tính chất nghề nghiệp (động cơ nghề) và sự khác biệt cá nhân (động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân, động cơ tự khẳng định) trong động cơ học tập của sinh viên Ngoài ra, cách phân chia này cũng đã thể hiện được bản chất hoạt động học tập của sinh viên là học tập - nghề nghiệp Chính vì vậy, căn cứ vào đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên, chúng tôi xem xét 4 loại động cơ học tập chủ yếu là động cơ nhận thức - khoa học, động cơ xã hội, động cơ nghề

và động cơ tự khẳng định

1.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới hai nhóm nhân tố tác động tới

động cơ học tập của sinh viên là nhân tố chủ quan (niềm tin vào bản thân, hứng

thú với ngành học, tinh thần trách nhiệm, khả năng kiểm soát bản thân, định hướng giá trị) và nhân tố khách quan (gia đình, bạn bè, môi trường xã hội vĩ mô

và môi trường học tập)

Ngày đăng: 03/04/2014, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w