Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá PhiMở đầuTrong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trong đà phát triển mạnh mẽ, chúng ta đang ở trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hướng tới mục tiêu trên, Việt Nam đang hết sức nỗ lực nhưng trong quá trình thực hiện cũng gặp phải không ít khó khăn như xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu . Để vượt qua những khó khăn đó, tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển không thể không kể đến vai trò to lớn của đầu tư xây dựng cơ bản, là một yếu tố quyết định, có tính sống còn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Những năm gần đây, lượng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực đầu tư phát triển, ngày càng có nhiều công trình có quy mô lớn được đầu tư cho thấy đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là lượng vốn đầu tư quan trọng tăng hay giảm theo các yếu tố nào? Ta có thế xây dựng mô hình nào đó thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn xây dựng cơ bản và các yếu tố trên không? Mô hình xây dựng liệu có phù hợp không? Ngoài ra, những mục tiêu phát triển kinh tế mà kế hoach đã đề ra có thể đạt được hay không? .Thực tế, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta còn rất nhiều bất cập, tình trạng thất thoát, lãng phí, thiếu hiệu quả trong đầu tư còn rất phổ biến. Trong khi đó, khả năng cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản thì có hạn, vì vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để quản lý lượng SV: Lê Thuỳ Dương1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phivốn đó và sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất, đạt mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất?Chính vì lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đề tài em nghiên cứu nhằm đánh giá tổng quát thực trạng sử dụng nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của nước ta, phân tích những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước ta.Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Ts. Trần Bá Phi, giảng viên của khoa Toán Kinh Tế, trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như khả năng kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn !SV: Lê Thuỳ Dương2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá PhiChương 1: Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách cho đầu tư XDCBI) Hoạt động đầu tư XDCB và vốn đầu tư XDCB:1)Hoạt động đầu tư và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:1.1) Hoạt động đầu tưHoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có hoặc tăng thêm năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Do vậy, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì hoạt động của các cơ sỏ vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.Hoạt động đầu tư có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư được chia thành:- Đầu tư cơ bản: Thực chất là một phần của hoạt động đầu tư vào tài sản cố định thông qua việc tái sản xuất các tài sản cố định, làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Đến lượt mình, đầu tư cơ bản lại được chia thành đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị.- Đầu tư vào tài sản lưu động: Là hoạt động đầu tư mua sắm các loại nguyên, nhiên liệu dự trữ cho quá trình sản xuất, đầu tư cho việc tiêu thụ thành phẩm và thanh lý các loại hàng tồn kho…1.2) Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:SV: Lê Thuỳ Dương3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi- Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư cơ bản nói chung, đó là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định.- Phân loại hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Xét theo mục đích của hoạt động đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:+ Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản làm tăng quy mô và cơ cấu tài sản cố định, tăng số lượng và khối lượng của tài sản cố định ( xây mới).+ Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm khôi phục lại quy mô và cơ cấu tài sản cố định ban đầu ( duy tu bảo dưỡng, sửa chữa ).Xét theo tính chất của hoạt động đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:+ Các hoạt động đầu tư làm gia tăng hoặc khôi phục tài sản cố định phi sản xuất như các công trình công cộng, đương giao thông, các công trình kiến trúc, nhà ở và các cơ sở quân sự.- Đầu tư XDCB có những đặc điểm nổi bật được thể hiện thông qua sản phẩm của nó, đó là công trình xây dựng. Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất ( bao gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa ) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng mang một số đặc điểm sau:+ Một là, công trình xây dựng gắn liền với một địa điểm nhất định.SV: Lê Thuỳ Dương4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi+ Hai là, công trình XDCB được xây dựng và sử dụng tại cùng một địa điểm nhất định, tức sản phẩm xây dựng là cố định.+ Ba là, công trình xây dựng mang tính đơn chiếc, riêng lẻ; mỗi công trình thường có thiết kế riêng cho phù hợp với yêu cầu đầu tư và điều kiện địa chất, khí hậu của từng vùng. Do đó, các công trình xây dựng có thể cùng công dụng, công suất sử dụng, nhưng lại khác nhau về khối lượng và giá cả xây dựng trên những địa điểm khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm không cố định và thường xuyên phải di chuyển vì vậy tính ổn định trong sản xuất rất khó đảm bảo, điều này phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý sản xuất của nhà thầu trong quá trình thi công.+ Bốn là, công trình xây dựng thường có kích thước và quy mô lớn, thời gian kiến tạo và sử dụng lâu dài dẫn đến chu kỹ sản xuất của các nhà thầu trong Xây dựng cơ bản thường kéo dài, vốn đầu tư vào dự án bị ứ đọng. Đòi hỏi các Chủ đầu tư và các nhà thầu phải tìm biện pháp rút ngắn thời gian xây dựng và đảm bảo chất lượng công trình. Công trình xây dựng được sử dụng trong một thời gian dài, do đó trước khi bỏ vốn đầu tư phải dự tính trước các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Mặt khác, do thời gian sử dụng lâu dài nên việc đánh giá hiệu quả của dự án, công trình trong thời gian 1 đến 2 năm thì khó có thể chính xác.2) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản2.1) Khái niệmSV: Lê Thuỳ Dương5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi- Theo Nghị định 385/HĐBT ngày 7 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Quốc hội ) về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Nghị định 232/CP ngày 6/6/1981 thì: “Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”. Các văn bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư XDCB nữa. Tuy nhiên, thuật ngữ “vốn đầu tư XDCB” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay.- Vốn đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, nó là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế.2.2) Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản2.2.1) Nguồn vốn trong nước- Nguồn vốn Nhà nước: Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.+ Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. nguồn vốn này được hình thành từ một phần tích luỹ trong nước, một phần vốn khấu hao cơ bản do các đơn vị nộp Nhà nước ( chủ yếu là qua thuế ), một phần vốn vay trong nước thông SV: Lê Thuỳ Dương6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phiqua việc phát hành tín phiếu Nhà nước, một phần vốn vay nợ và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài bao gồm cả phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Vốn ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý bao gồm có vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương, được cấp theo kế hoạch Nhà nước đã giao.+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước.Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.+ Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn. Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngaỳ càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.- Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo SV: Lê Thuỳ Dương7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phiđánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để.- Thị trường vốn: Là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có thể làm được.2.2.2) Nguồn vốn nước ngoài- Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn tài trợ phát triên chính thức ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn vay tương đối lớn, bao giờ ODA cũng có yếu tố không hoàn lại ( còn gọi là thành tố hỗ trợ ) đạt ít nhất 25%. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe ( tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để đạt được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không, việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này còn hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài SV: Lê Thuỳ Dương8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phitrợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được các mục tiêu có tính nguyên tắc.- Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại: Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại, nó có ưu điểm rõ ràng là không gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Đối với Việt Nam, việc tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất hạn chế.- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nó có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những nghành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển nhanh ở nước nhận đầu tư.- Thị trường vốn quốc tế: Đối với Việt Nam, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triên sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm,, SV: Lê Thuỳ Dương9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phicải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn huy động qua thị trường vốn cũng được Chính phủ quan tâm. Các đề án về phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công ty ra nước ngoài cũng đã được xây dựng và xem xét. Tuy nhiên, đây là một hình thức huy động vốn rất mới mẻ và còn phức tạp đối với Việt Nam.3) Quản lý Nhà nước về vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản3.1) Ngân sách Nhà nước và vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản- Theo Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 thì ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Tong đó, chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.Như vậy, trong các khoản chi của ngân sách Nhà nước có một phần dành ra để chi cho phát triển kinh tế xã hội và chiếm phần lớn trong số đó là chi cho đầu tư xây dựng cơ bản.Ngân sách Nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia hoạt động và phân phối vồn đầu tư thông qua hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.- Theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước, có thể chia nguồn vốn đầu tư từ NSNN thành: Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vốn đầu tư của ngân sách địa phương SV: Lê Thuỳ Dương10 [...]... lý khối lượng thi công xây dựng công trình - Quản lý môi trường xây dựng II) Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách cho đầu tư XDCB 1) Mục tiêu của quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản Mục tiêu cơ bản của quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan... dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước được lập và quản lý trên cơ sử hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành - Quyết toán vốn đầu tư xây dựng. .. đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi Chương 2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước 1) Các nhân tố Việc thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, vấn đề về cơ chế quản lý, chậm giải ngân, chậm tiến độ, không thống nhất cách làm từ trên xuống dưới…là những nguyên nhân dễ thấy làm cho nguồn. ..Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý sử dụng - Theo mức độ kế hoạch hoá vốn đầu tư có: + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ( vốn trong nước và vốn ngoài nước ): Nguồn vốn này được hình thành... phí dự án đầu tư xây dựng công trình - Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình: + Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công trình phù hợp với bước thiết kế xây dựng và được biểu SV: Lê Thuỳ Dương 12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình + Chi phí dự án đầu tư xây dựng của... án đầu tư là đầu tư và xây dựng mới, hoặc cải tạo, sữa chữa, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng, là đầu tư mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới; là việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn… Dự án đầu tư có đặc điểm rất nổi bật là chi phí đầu tư. .. Dương 20 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T.S Trần Bá Phi - Thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư: Là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn Tất cả các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước mà chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn hoặc trả nợ vay thì nguồn vốn để thu hồi và trả nợ vay bao gồm toàn bộ khấu hao cơ bản, một phần lợi nhuận và các nguồn vốn khác ( nếu có... tư thuộc ngân sách Nhà nước nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu học phí… - Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản không có khả năng thu hồi trực tiếp với số lượng lớn, có tác dụng chung cho nền kinh tế, xã hội, các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư Vì là nguồn vốn cấp phát trực tiếp... không thì nguồn vốn đầu tư XDCB thực hiện được lại là một khoản âm, điều này là không thể vì một khi nguồn vốn ngân sách của Nhà nước được cấp cho XDCB thì chắc chắn nguồn vốn này phải được thực hiện, hoặc trường hợp cùng lắm là bằng không, tức là không có nguồn vốn nào được thực hiện Điều này chỉ có thể lý giải được là do vẫn còn các biến số bị bỏ sót ngoài mô hình làm cho NV XDCB thực hiện bị giảm... nguyên nhân dễ thấy làm cho nguồn vốn đầu tư thực hiện bị giảm Tuy nhiên, đó là những nguyên nhân khá chung chung, thuộc về mặt cơ chế chính sách Trong bài này sẽ đề cập tới các nhân tố cụ thể ảnh hưởng tới việc thực hiện nguồn vốn đầu tư từ phía chi phí trong xây dựng cơ bản Thị trường sắt thép gần đây đang biến động lớn, đó là những gì mà các nhà xây dựng quan tâm nhất hiện nay Sắt thép khan hiếm, giá . đầu tư xây dựng cơ bản2 .2.1) Nguồn vốn trong nước- Nguồn vốn Nhà nước: Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín. lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bảnMục tiêu cơ bản của quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. -