2) Ước lượng mô hình:
2.4) Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả trên cho ta thấy một số điểm khác xa so với dự đoán ban đầu của chúng ta. Biến mà ta quan tâm nhất là giá sắt thép nhập khẩu lại không gây tác động ngược chiều lớn lắm tới NVXDCB được thực hiện. Điều này cũng được lý giải một phần nào bởi các doanh nghiệp trong nước đã có những động thái tích cực phòng tránh được ảnh hưởng biến động giá sắt thép, cụ thể là trong những tháng cuối năm 2007, đặc biệt là trong tháng 1/2008, dự đoán được trước xu hướng tăng giá thép trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp trong nước ta đã tranh thủ nhập được một lượng lớn phôi thép với giá hợp lý. Theo dự tính, năm 2008 tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4.6 triệu tấn, nhưng nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu, lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 1/2008 của cả nước đã lên tới 377 ngàn tấn, tăng 40% so với lượng nhập trong tháng 12/2007, như vậy,
các doanh nghiệp thép đã nhập khẩu một lượng phôi thép dự trữ, số này đủ để dùng hết quý I/2008.
Biến có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất tới giá trị thực hiện vốn XDCB lại là tỷ giá VND/USD, hệ số của nó dường như ngược lại hoàn toàn so với logic bình thường vốn có. Lẽ ra khi tỷ giá càng tăng, tức là đồng Đô la càng tăng giá, ta càng mất nhiều tiền nội tệ để đổi lấy USD mua sắt thép nhập khẩu, như vậy sẽ càng hạn chế nguồn cung sắt thép do các doanh nghiệp thấy giá tăng sẽ giảm lượng mua xuống. Nhưng thực tế lại ngược lại, tỷ giá tuy có tăng, nhưng tăng quá ít, và tăng không đáng kể so với nhu cầu quá lớn của đầu tư xây dựng cơ bản. Xét về bản chất, ảnh hưởng của lạm phát trong nước chính ra đã làm tỷ giá này bị giảm đi nhiều, có thể so với năm trước tỷ giá có tăng, nhưng nó tăng không đáng kể, lạm phát khiến cho sự thay đổi không đáng kể này lại là một lợi thế đối với việc nhập khẩu sắt thép, bởi trong nhận thức của những nhà nhập khẩu, số tiền mà họ phải bỏ ra để mua sắt thép nhập khẩu xét về giá trị có khi thấp hơn nhiều so với trước kia. Nhất là năm nay, năm 2008, nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với năm 2007 do nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho giá thép càng tănng cao. Tính từ năm 2000 đến nay, về danh nghĩa đồng Việt Nam đã bị mất giá 20% so với USD; nếu so với “rổ tiền tệ” của 19 đông tiền khác ( bao gồm cả USD ) thì đồng Việt Nam đã giảm giá về danh nghĩa tới 22% và giảm khoảng 12% về tỷ giá thực.
Chỉ số giá vật liệu xây dựng nói chung cũng có ảnh hưởng tới tăng chi phí dẫn đến giảm giá trị thực hiện NV XDCB, nhưng với tình hình lạm phát tăng quá cao như hiện nay thì có vẻ như số liệu về tăng chỉ số giá vật liệu xây dựng vẫn chưa đủ sức nói lên mức tăng giá thật sự. Gần đây, giá cả một số loại vật liệ xây dựng như gạch, cát… tại Hà Nội và TP HCM hiện cũng bắt đầu tăng thêm 15–20%, trong đó gạch ống tăng lên 1500đồng/viên so với giá 700đồng/viên so với giữa năm ngoái, cát với mức giá hiện nay khoảng 170 nghìn đồng/m3, tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.
- Qua nhận xét, ta thấy tuy giá sắt thép nhập khẩu không ảnh hưởng nhiều tới thực hiện vốn XDCB, xong đó là do có sự chuẩn bị khá tốt của các nhà nhập khẩu, tình hình sẽ xấu đi rất nhiều nếu đến hết quý I/2008 giá thép trên thế giới vẫn tiếp tục tăng giá. Điều này rất có khả năng xảy ra, bởi nhu cầu nhập khẩu sắt thép của các nước khác cũng đang tăng khá mạnh, đặc biệt là một nước lớn như Trung Quốc, sẽ càng đẩy giá lên cao nữa. Ta có tình hình nhập khẩu của một số nước trong tháng 01/2008:
Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá nhập khẩu trung bình (USD/tấn) Trung Quốc 118.939 78.116.721 656,78 Ukraine 99.473 57.970.176 582,77 Nga 83.049 49.789.435 599,52 Malaysia 20.853 12.562.349 656,78 Nhật Bản 12.216 7.488.388 613,00 Hồng Kông 6.042 3.715.770 614,99
Thổ Nhĩ Kỳ 2.527 1.452.949 574,97
Nam Phi 1.983 1.130.132 569,91
Hàn Quốc 986 444.982 451,30
ấn Độ 382 233.460 611,15 Tổng 346.450 212.904.361 614,53
Không những thế, ta đã thấy ảnh hưởng của lạm phát gây ra hiệu ứng rất lớn. Tuy các nhà nhập khẩu vẫn nhập về một lượng lớn, xong nhu cầu xây dựng lớn khiến giá sắt thép tăng mạnh, sau đó ảnh hưởng chung của lạm phát lại một lần nữa đẩy giá thép lên cao hơn. Do đó, hiện nay cần phải có biện pháp kịp thời để hạn chế mức tăng giá của sắt thép cũng như các vật liệu xây dựng khác. Cần phải giảm lạm phát là mục tiêu hàng đầu cần giải quyết bởi nếu không, giá các nguyên vật liệu càng tăng càng làm tăng lạm phát do chi phí đẩy, XDCB càng gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu XDCB của nước ta ngày càng lớn phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước, do đó, nhập khẩu không nên là nguồn cung nguyên vật liệu chủ yếu, dù có phải tốn kém ta cũng nên đầu tư vào các nhà máy sản xuất phôi thép cung cấp cho ngành sản xuất thép trong nước, tốt nhất là có khả năng cung cấp khoảng 3/4 nhu cầu trong nước. Ta cũng phải công nhận những động thái rất tích cực và kịp thời của Bộ Tài Chính khi quyết định giảm thuế nhập khẩu ưu đãi 6 nhóm mặt hàng sắt thép từ mức 5-40% xuống còn 3-20%.