1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bài nghiên cứu văn minh đông nam á cổ trung đại thành tựu kiến trúc và điêu khắc thành tựu kiến trúc và điêu khắc borobudur indonesia

16 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN BÀI NGHIÊN CỨU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ – TRUNG ĐẠI THÀNH TỰU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC THÀNH TỰU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC BOROBUDUR - INDONESIA ANGKOR WAT – CAMPUCHIA THÁNH ĐỊA MỸ SƠN – VIỆT NAM HS thực hiện: Võ Trần Mẫn Nghi Lớp: 10A2 Số tt: 22 NĂM HỌC 2022-2023 MỤC LỤC A Mở đầu I Lí chọn đề tài II Các bước tiến hành nghiên cứu B Nội dung nghiên cứu I Borobudur (Bô-rô-bu-đua) – Indonesia Giới thiệu sơ lược thành tựu Lịch sử hình thành của Borobudur Kiến trúc và điêu khắc của Borobudur a Tổng quan kiến trúc b Kiến trúc Stupa Ý nghĩa và giá trị của Borobudur II Angkor Wat (Ăng-co Vát) – Campuchia Giới thiệu sơ lược thành tựu Lịch sử hình thành của đền Angkor Wat Kiến trúc và điêu khắc của đền Angkor Wat a Kiến trúc sơ lược và những nghi vấn b Kiến trúc và điêu khắc theo tầng nền Ý nghĩa và giá trị của Angkor Wat III Thánh địa Mỹ Sơn – Việt Nam Giới thiệu sơ lược thành tựu Lịch sử hình thành Thánh địa Mỹ Sơn Kiến trúc và điêu khắc của Thánh địa Mỹ Sơn Ý nghĩa và giá trị của Thánh địa Mỹ Sơn IV Những nét thống nhất Kiến trúc Stupa Kiến trúc và điêu khắc mang sự ảnh hưởng từ Ấn Độ Lối kiến trúc và điêu khắc thể hiện tín ngưỡng phồn thực Lối kiến trúc cách điệu đóa hoa sen C Kết luận D Tài liệu tham khảo 3 4 4 5 7 7 10 10 10 10 11 12 12 12 12 13 14 14 15 A MỞ ĐẦU I Lí chọn đề tài “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” – Xi-xê-rông Đây là một câu danh ngôn bất hủ nói lên vai trò của lịch sử với người và cuộc sống ở mọi thời thời đại Giá trị của lịch sử thể hiện ở rất nhiều thứ, rất nhiều mặt, từ tôn giáo, chữ viết, kiến trúc và điêu khắc đến khoa học, kĩ thuật Tất cả những điều đó đều là những giá trị của một thời đại đã qua, của những nền văn hóa đan xen suốt nhiều triều đại lịch sử Trong đó, kiến trúc và điêu khắc chính là một những giá trị quan trọng nhất Mỗi một quốc gia, mỗi một nền văn hóa lại có những kiến trúc và điêu khắc mang nét riêng biệt thể hiện rõ sự độc đáo và đa dạng của chúng Kể cả là kiến trúc của cùng một quốc gia hay của cùng một nền văn hóa qua nhiều thời đại khác nhau, những kiến trúc và điêu khắc ấy cũng sẽ có nét riêng biệt Như ở Việt Nam, hình điêu khắc rồng ở các chùa chiền thời nhà Trần sẽ khác với thời nhà Lý Tuy nhiên, dù có nhiều sự khác biệt thế cũng sẽ có những điểm chung nhất định Bởi vì người và văn hóa của các quốc gia và dân tộc khác sẽ có mối liên hệ và giao thoa với Thế nên mỗi kiến trúc và điêu khắc của một nền văn hóa sẽ có sự đa dạng thống nhất Bài nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ luận điểm “đa dạng thống nhất” của các nền văn hóa thông qua việc tìm hiểu các tư liệu khoa học, phân tích và đánh giá một số kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn minh Đông Nam á cổ – trung đại Mà cụ thể là kiến trúc của ba quốc gia sau: Indonesia, Campuchia và Việt Nam Tương ứng với ba thành tựu kiến trúc và điêu khắc sau: Borobudur, Angkor Wat và Thánh địa Mỹ Sơn II Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp bốn bước sau: Xác định vấn đề -Xác định đối tượng nghiên cứu: Thành tựu kiến trúc và điêu khắc của Đông Nam Á cổ – trung đại: + Borobudur (Indonesia) + Angkor Wat (Campuchia) +Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam) -Phương pháp thực hiện: tra cứu thông tin về thành tựu các tư liệu điện tử và tư liệu giấy, sử dụng các thông tin đã tra cứu được tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá để đưa nhận định mang tính khoa học Dùng những nhận định, so sánh để chứng minh cho luận điểm “đa dạng thống nhất” văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại Sưu tầm sử liệu -Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu -Tìm kiếm, sưu tầm, tổng hợp những nguồn sử liệu liên quan Chọn lọc, phân loại -Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu -Miêu tả, đánh giá, thẩm định các nguồn sử liệu liên quan (các nguồn sử liệu tìm kiếm cần có tính chính xác và đã được thẩm định) Xác định, đánh giá -Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguồn sử liệu đã thu thập (nguồn gốc, thời điểm đời, tác giả, nợi dung,…) I B NỢI DUNG NGHIÊN CỨU Borobudur (Bơ-rơ-bu-đua) – Indonesia Giới thiệu sơ lược thành tựu -Vị trí địa lí: Thành phố Magelang, tỉnh Central Java, Indonesia -Quy mô: Diện tích Di sản 25,51ha; diện tích vùng đệm 64,31ha -Năm xây dựng: thế kỷ thứ IX -Ý nghĩa tên gọi: Tháp Phật đồi cao -Giá trị: Di sản thế giới (1991, hạng mục i, ii, vi) Lịch sử hình thành của Borobudur -Dựa vào những ghi chép bằng chữ được khắc Karangtengah và Kahuluman những phiến đá của di tích, nhà sử học JG de Casparis đã cho rằng người sáng lập Borobudur là vị vua cổ đại Mataram của triều đại Syailendra tên là Samaratungga và đã cho xây dựng đền vào khoảng năm 824 sau Công nguyên -Công trình vĩ đại này đã chính thức hoàn thành vào thời gái của vị vua, Ratu Pramudawardhani, công trình xây dựng mất gần nửa thế kỉ (ước tính kéo dài khoảng 75 năm và hoàn thành vào năm 825) -Từ giữa thế kỷ đến thế kỷ 11, đền Borobudur đã trở thành địa điểm cho những người hành hương Phật giáo không đến từ Trung Quốc mà còn có Ấn Độ, Tây Tạng, Campuchia -Ngôi đền Borobudur, sau vương triều Sailendra sụp đổ, đã bị bỏ hoang và lãng quên suốt 10 thế kỉ Không một dữ kiện nào rõ chính xác nào hoặc tại điều này lại xảy -Công trình đền Borobudur vẫn tồn tại vững chắc sau gần 1000 năm bị bỏ quên và đã trở thành một địa điểm khảo cổ học Phật giáo nổi tiếng Kiến trúc và điêu khắc của Borobudur a Tổng quan kiến trúc -Toàn bộ khu đền tháp 300.000 viên đá xếp thành, được xây dựng một mặt phẳng rộng 2500 mét vuông Công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng đá núi lửa màu xám lấy đảo Java Ở mỗi tâng và mỗi mặt của tháp đều có hàng trăm bức phù điêu miêu tả cuộc đời Đức Phật Càng lên cao, các chủ đề càng dần tách khỏi trần tục để đến với sự siêu thoát, trừu tượng Bức tranh G.B Hooijer (khoảng 1916-1919) mô tả chùa Borobudur thời kỳ hồng kim Phối cảnh tởng thể Borobudur Central Java, Indonesia Bức phù điêu Hoàng hậu Maya cưỡi xe ngựa lui về Lumbini để hạ sinh Thái tư Siddhartha Gautama (Đức Phật) -Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác Trên vách đá hiện các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung thấp kém, tham dục và hận thù -Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới Những tầng cao hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo… b Kiến trúc Stupa -Theo “Phật học từ điển” của Đoàn Trung Còn thì "tháp" hay "pagoda", "tháp bà", "đâu bà", "du bà", "tụy đồ ba", "tụy đô bà", "phù đồ" đều là những tên gọi phiên âm của "stupa" - Ấy là những tòa kiến trúc cao, nhiều tầng, dưới lớn nhỏ, để thờ xá lị của chư Phật hoặc của các bậc thành đạo Bồ-tát, Duyên-giác, A-la-hán; hoặc để táng di cốt của các bậc tôn túc từng hành đạo các chùa - Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ đến thế kỷ TCN, có dạng bán cầu, xung quanh có lan can và được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, đỉnh là hình tượng chiếc lọng Phù điều miêu tả Thái tử Siddhartha Gautama (Đức Phật) Một bứa phù điêu miêu tả thuyền vượt biển của vương triều trở thành một ẩn sĩ khổ hạnh Sailendra Java - Chịu ảnh hưởng nhiều từ nghệ thuật kiến trúc truyền thống Ấn Độ, Borobudur là một dạng stupa lớn hình chuông, không hề mang chức thờ cúng mà là công trình tưởng niệm của Phật giáo Trong những ngày nước lũ lụt, đền núi này trông một đóa sen nổi mặt nước Kiến trúc đền gồm những lộ đài hình vuông, hình tròn và 73 vòm bát úp hình những quả chuông, bên có đặt tượng Phật Toàn bộ đền cao 42m tương đương với tòa nhà 10 tầng, được xây một đài hình vuông Mặt bằng công trình chia làm phần chính Phần phía của núi này cao bao gồm vòng tròn đồng tâm, ở vòng trong cùng gồm 16 stupa, vòng tròn tiếp theo 24 stupa, vòng ngoài cùng 36 stupa, chính giữa tâm là stupa cao nhất và lớn nhất, phần tròn này tượng trưng cho trời Mặt Borobudur Phù điêu và tượng Phật xung quanh các bậc thềm của Borobudur -Từ chân đồi khách phải trèo 15 m mới lên tới nền đền Cấu trúc phù đồ gồm 12 nền lộ thiên to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, chồng lên tạo thành một khối cao 42 mét Chiều dài mỗi cạnh nền dưới cùng là 123 m Nếu trèo lên từng tầng một và dọc đường chu vi của tất cả 12 tầng thì tổng cộng là km -Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các Bồ Tát và các vị đã giác ngộ Phật pháp, và cả những cảnh niết bàn hay dưới đại ngục Tượng Phật ngồi bảo tháp nhỏ tại tầng thứ Bậc thang lên các tầng của Borobudur Ý nghĩa và giá trị của Borobudur -Công trình Borobudur là niềm tự hào của người dân Indonesia, cùng với Chùa Mendut và Chùa Pawon tại Central Java, Indonesia là một những quần thể chùa và cũng là một các di tích Phật giáo lớn nhất thế giới, được cho là đại diện cho kiệt tác sáng tạo của người , là công trình kiến trúc có giá trị mang ý nghĩa phổ quát xuất sắc… -Ngày Quần thể chùa Borobudur vẫn là địa điểm hành hương Phật tử ở Indonesia tổ chức Đại lễ Phật đản tại và đất là nơi du khách đến thăm nhiều nhất Indonesia -Những giá trị mà Borobudur mang lại là giá trị về sử học và văn hóa, nó là một tư liệu lịch sử quan trọng để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa Java và tôn giáo Phật giáo từ mấy trăm năm trước Cũng đồng thời giải mã bí ẩn lớn nhất của Borobudur: Ai là người đã xây dựng nên Borobudur? II Angkor Wat (Ăng-co Vát) – Campuchia Giới thiệu sơ lược thành tựu -Vị trí địa lí: Angkor, Xiêm Riệp, Campuchia -Quy mô: Diện tích Di sản 162,6 -Năm xây dựng: thế kỷ thứ XII -Ý nghĩa tên gọi: Thành phố của những đền -Giá trị: Di sản thế giới (1992, hạng mục i, ii, iii, iv) Lịch sử hình thành của đền Angkor Wat -Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 - 1150) Thờ thần Vishnu, đền được coi thủ đô và đền thờ của nhà vua Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng bất kỳ bản khắc nào nhắc đến đền vào thời đó, tên ban đầu của nó vẫn là một dấu hỏi, nó có thể đã được gọi là "Varah Vishnu-lok", theo tên của vị thần được thờ Công việc có vẻ đã kết thúc sau nhà vua băng hà không lâu, dựa vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở -Năm 1177, 27 năm sau cái chết của Suryavarman II, Ăngkor bị tàn phá bởi người Chăm, kẻ thù truyền kiếp của người Khmer một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng đường thủy Sau đó vua Jayavarman VII đã phục hưng đế quốc và thành lập một thủ đô và đền thờ mới (Ăngkor Thom và Bayon) cách Angkor Wat vài kilo mét về phía bắc -Đến cuối thế kỷ XII, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo dần chuyển sang Phật giáo và tiếp tục cho đến ngày Không giống nhiều đền Ăngkor khác, Angkor Wat một phần bị quên lãng từ sau thế kỷ XVI, nó không bao giờ hoàn toàn bị bỏ hoang, một phần nhờ hào bao xung quanh đã bảo vệ đền khỏi sự xâm lấn của rừng rậm -Di sản nghệ thuật tuyệt vời của Angkor Wat và các di tích Khmer khác khu vực Ăngkor đã trực tiếp dẫn đến sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia một thuộc địa vào ngày 11 tháng năm 1863 và sự xâm lược Xiêm La nhằm nắm quyền kiểm soát khu di tích Điều này nhanh chóng dẫn đến việc Campuchia đòi lại những vùng đất phía tây bắc đã nằm quyền kiểm soát của người Xiêm (Thái) từ năm 1351 (Manich Jumsai 2001) hay theo các nguồn khác là năm 1431 Campuchia giành độc lập vào ngày tháng 11 năm 1953 và sở hữu Angkor Wat từ đó đến Có thể nói rằng từ thời kỳ thuộc địa cho đến được UNESCO đề cử làm Di sản thế giới năm 1992, đền Angkor Wat đã có một vai trò quan trọng việc hình thành khái niệm di sản văn hóa hiện đại cũng sự toàn cầu hóa di sản văn hóa Kiến trúc và điêu khắc của đền Angkor Wat a Kiến trúc sơ lược và những nghi vấn -Có khá nhiều ý kiến tranh cãi của các học giả xoay quanh vấn đề: Angkor Wat là một đền thờ hay một lăng mộ Hầu hết đều đồng ý là kiến trúc và các trang trí ở đã rằng đó là một đền thờ thần và cũng đồng thời là lăng mộ dành cho đức vua sau ngài qua đời -Căn cứ của kết luận này nằm ở chỗ: +Khác với hầu hết những đền khác ở Angkor quay về hướng Đông, Angkor Wat lại có lối vào chính quay về hướng Tây +Các điêu khắc ở được sắp xếp để có thể chiêm ngưỡng từ trái sang phải, một hình thức sử dụng nghi lễ Hindu giáo dành cho các lăng mộ Điều này được nhấn mạnh mặt tường hướng Tây với sự hình tượng hóa cái chết bằng cảnh mặt trời lặn Angkor Wat được xây bằng các khối đã sa thạch và cho đến bây giờ, vẫn chưa tìm được chất liệu mà người Khmer đã dùng để kết nối những khối đá này lại với Chiều cao của Angkor Wat tính từ nền tới đỉnh ngọn tháp chính là 65m, trông có vẻ cao thực tế nhờ việc thiết kế công trình đặt tầng nền Mỗi tầng lại xây nhỏ và đặt cao tầng dưới Cá dãy hành lang có mái và hàng cột tạo thành giới hạn của tầng nền thứ nhất và tầng nền thứ hai Tầng nền thứ nâng đỡ cho ngọn tháp – bốn tháp góc và một tháp chín ở giữa – là nét kiến trúc nổi bật của Angkor Wat Hình dáng cách điệu của chúng là một búp hoa sen Các tầng nền, cái này chồng lên cái tạo cho đền có hình tháp mà những đóa hoa sen chính là điểm nhấn Sự thiết kế đặc biệt này của Angkor Wat cho phép có thể nhìn thấy đủ cả ngọn tháp từ một số góc nhất định Nhiều cấu trúc sân được thiết kế dạng chữ thập Bộ mái đã cuốn vòm của các dãy hành lang, các phòng lớn, các gian thờ là một điểm độc đáo khác của Angkor Wat Khi nhìn ở xa thì mái trông lớp bằng ngói đã, lại gần thì mới biết đó là những cuốn vòm Đồng thời kiến trúc và bố cục của Angkor Wat là bản mô phòng bằng bằng đá về quan niệm cổ xưa về vũ trụ và trật tự thế giới: +Ngọn tháp trung tâm vươn lên tượng trưng cho núi vũ trụ Meru theo truyền thuyết nằm tại trung tâm vũ trụ +Những bức tường bao ngoài tượng trung cho giới hạn của thế giới và các hào nước xung quanh quanh tượng trưng cho các đại dương Angkor Wat mô vũ trụ Ngôi đền Angkor Wat Một nghiên cứu cho thấy người Khmer xây dựng đền, những kích thước áp dụng cho các thành phần kiến trúc của đền được tính toán dựa những số liên quan đến các truyền thuyết và vũ trụ quan của Hindu giáo Ví dụ, vị trí của các mảng phù điêu được điều chỉnh khớp cới quỹ đạo hệ mặt trời Những kiến trúc và mảng điêu khắc đặc biệt này đã đặt lên nghi vấn về trình độ phát triển của người Khmer và cũng là của nhân loại 900 năm trước Bởi là những hiểu biết mà vài trăm năm gần đây, người ta mới chứng thực được chúng Angkor Wat là một đền rộng lớn được bao quanh bởi các hào nước rộng tới 200m chiều dài tổng cộng của các dãy hành lang là 5,5km Con đường chính được lát đá băng qua hào nước có chiều dài 250m và rộng 12m Các số cũng giải thích tại nhiều cư dân địa phương tin rằng Angkor Wat được xây dựng bởi chính các vị thần b Kiến trúc và điêu khắc theo tầng nền Tầng nền thứ nhất bao gồm một lối vào chính giữa có các bậc thềm chạy thẳng vào tầng nền hai và ba cùng hai lối vào hai bên dành cho voi, ngựa và xe kéo Trên dãy hành lang của nền thứ nhất này, chúng được chiêm ngưỡng những dãy tiên nữ Apsara hân hoan nhảy múa, dáng điệu uyển chuyển dịu dàng, thân người thon thả xinh đẹp cùng nét mặt tú Hình ảnh điêu khắc này phần nào thể hiện quan niệm về cái đẹp của người Khmer xưa Mặt sau của dãy hành lang có chặm những nhóm từ ba tới năm Devatas, được đánh giá thuộc số những tiên nữ đẹp nhất ở Angkor Wat, cùng những dãy thần cưỡi những thú truyền thuyết và các dải trang trí theo hoa lá uốn lượn thể hiện tính thẩm mĩ cực kì cao điêu khắc Qua cổng chính, tiếp đường lát đá dài 350m, rộng 9m với các lan can đá chạm khắc theo hình thân của rắn thần Naga uốn những chiếc đầu lên thành hình nan quạt, hình ảnh thể hiện sức mạnh và uy quyền tối cao Các tiên nữ Aspara nhảy múa Tượng thần rắn Naga Tầng nền thứ hai có các dãy hành lang hấp dẫn nhất của Angkor Wat với những bức phù điêu vô cùng tinh xảo và ấn tượng Quy mô, mức độ tinh xảo, vẻ đẹp và ấn tượng của chúng đứng đầu tất cả các đền tại khu Angkor Tổng cộng chiều dài của các dãy phù điêu là khoảng 215m, mô tả các truyền thuyết Hindu giáo Ramayana, Mahabharata, Trận chiến giữa các thần Thiện và Ác, tích Khuấy động Biển Sữa, Chiến công tiêu diệt lũ quỷ của Vishnu,… và các sự kiện chính cuộc đời của Surayavarman II Phù điêu tích “Khuấy biển sữa” Phù điêu vua Surayavarman II Rời tầng nền thứ hai và bước tới tầng nền thứ ba của Angkor Wat Đây là nơi mà xưa có đức vua và các thầy tư tế cao cấp nhất mới được đặt chân tới Tầng này không có những phù điêu hai tầng còn lại, là nơi vươn lên ngọn tháp chính, tạo nên hình tượng kiến trúc chính của cả đền Tầng nền rộng mỗi chiều là 60m, cao 13m và vươn lên 40m nền của tầng thứ hai Mười hai cầu thang, mỗi cái có 40 bậc với độ dốc 70 độ đưa ta lên tầng cao nhất Những bậc thang của Ankor Wat Angkor Wat nhìn từ cao Ý nghĩa và giá trị của Angkor Wat -Sự hoàn hảo của bố cục, sự cân đối, tỉ lệ thức, những bức phù điêu và điêu khắc của đền khiến nó trở thành một những đền thờ đẹp nhất thế giới -Mỗi năm Angkor Wat thu hút một lượng lớn khách du lịch và ngoài nước đến tham quan di tích và mang lại một nguồn lợi kinh tế khổng lồ về du lịch cho người dân nới -Là một di tích lịch sử tồn tại gần 900 năm, Angkor Wat là tư liệu sử học quan trọng cho các nhà nghiên cứu về văn hóa Khmer cũng những lối kiến trúc, điêu khắc độc đáo trước thời đại của họ -Angkor Wat cũng là niềm tự hào của người dân Campuchia, hình ảnh đền Angkor Wat được in lên quốc kì chính thức của Campuchia đủ để thấy ý nghĩa của đền này với người dân Đồng thời, cũng là di tích lịch sử mang tính tôn giáo nên có giá trị và ý nghĩa rất lớn với những cộng đồng người theo Hindu giáo và Phật giáo III Thánh địa Mỹ Sơn – Việt Nam Giới thiệu sơ lược thành tựu - Vị trí địa lí: xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam -Quy mô: Diện tích Di sản 142 -Năm xây dựng: thế kỷ thứ IV -Giá trị: Di sản thế giới (1999) Lịch sử hình thành của Thánh địa Mỹ Sơn Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam Ngoài chức hành lễ, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực Sau vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này 10 Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần Tổng số công trình kiến trúc là 70 chiếc Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương Kiến trúc và điêu khắc của Thánh địa Mỹ Sơn Các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ IX, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ XI – giữa thế kỷ XII, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H) Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ Bên cạnh là một kiến trúc quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm hay phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn Phần lớn những kiến trúc này hiện đã bị suy tàn, đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ hướng Đông, Tây) Sinh thực khí nam Linga Sinh thực khí nữ Yoni Họa tiết trang trí thân tháp Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X (Một 11 số đền đài đã được xây dựng thời gian này, nhiên vào thế kỷ XVII nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm) thông tin này không chính xác Ý nghĩa và giá trị của Thánh địa Mỹ Sơn -Sức hấp dẫn, giá trị đặc biệt của Khu di tích Mỹ Sơn đến từ những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của nền văn minh Champa suốt hàng chục thế kỉ -Mỹ Sơn là kho tàng với những tuyệt tác kiến trúc, những giá trị văn hóa đặc sắc, những kiến thức khoa học xây dựng, vật liệu mà các nhà khoa học vẫn tìm hiểu IV Những nét thống nhất -Từ những kiến thức đã tìm hiểu được ở phần I, II và III có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cấu trúc xây dựng, kiến trúc, chất liệu cũng kĩ thuật điêu khắc của cả thành tựu: Borobudur, Angkor Wat và Thánh địa Mỹ Sơn Thế đã trình bày thì cũng có thể dễ dàng thấy được một số những chi tiết giống nhau, giống về nét điêu khắc, phù điêu hay ý nghĩa của chúng Những điểm giống đó sẽ được điểm lại ở phần này để chứng minh cho luận điểm “đa dạng thống nhất” của văn minh Đông Nam Á Kiến trúc Stupa -Điểm đầu tiên dễ thấy nhất đó là cả thành tựu đều được xây dựng theo kiến trúc đền tháp (stupa) Với Borobudur là một stupa lớn hình chuông, còn Angkor Wat cùng Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể bao gồm nhiều đền thờ và tháp Phối cảnh Borobudur Angkor Wat nhìn từ cao Tháp B4 Mỹ Sơn Lối kiến trúc và điêu khắc mang sự ảnh hưởng từ Ấn Độ -Từ phần lịch sử hình thành của mỗi thành tựu, ta có thể thấy được sự xâm nhập của văn hóa Ấn Độ sang Đông Nam Á Bằng chứng thuyết phục nhất chính là những tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ là Hindu giáo và Phật giáo đều được thể hiện các phù điêu, chạm khắc của cả công trình Borobudur, Angkor Wat và Thánh địa Mỹ Sơn Các truyền thuyết, các tích,… đucợ điêu khắc khắc và ghi lại những kiến trúc này và còn song hành với những vị vua quyền lực (Angkor Wat có phù điêu của vua Surayavarman II và những phù điêu tôn giáo khác) 12 Phù điêu các tiên nữ Aspara nhảy múa Angkor Wat Tượng Phật ngồi bảo tháp nhỏ tại tầng thứ Borobudur Điêu khắc tiên nữ Aspara Thánh địa Mỹ Sơn Tượng đầu Phật tại Angkor Wat Lối kiến trúc và điêu khắc thể hiện tín ngưỡng phồn thực -Tín ngưỡng phồn thực là một những tín ngưỡng bản địa của người dân Đông Nam Á nên cũng không có gì lạ cả ba thành tựu kiến trúc này đều có những hiện vật, phù điêu,… thể hiện tín ngưỡng phồn thực rõ nét Tín ngưỡng phồn thực này được thể hiện song song với những tín ngưỡng khác Phật giáo, Hindu giáo cả ba thành tựu Borobudur, Angkor Wat, Thánh địa Mỹ Sơn Hình ảnh sinh thực khí nam (Linga) được điêu khắc phù điêu Biểu tượng Linga tại Phế tích Kbal Spean tại Ankor Wat người Borobudur 13 Sinh thực khí nam (Linga) và sinh thực khí nữ (Yoni) tại Thánh địa Mỹ Sơn Lối kiến trúc cách điệu đóa hoa sen -Lối kiến trúc xây dựng tổng thể cách điệu đóa hoa sen này thể hiện ở hai thành tựu đó là Borobudur và Angkor Wat Với Borobudur, vào những ngày lũ nó sẽ trông một đóa hoa sen nở rộ nước Còn Angkor Wat mang hình dáng cách điệu của những búp hoa sen xinh đẹp giữa nền trời xanh Hình ảnh tổng thể Angkor Wat Hình ảnh tổng thể Borobudur C KẾT LUẬN “Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai quá khứ.” – Victor Hugo Lịch sử được viết nên bởi người xuyên suốt qua nhiều thời đại Có nhiều thời đại từng bị lãng quên, cũng có những thời đại mãi mãi trở thành giai thoại, không người biết đến chúng có thực sự tồn tại hay không Thế cũng có những thứ là bất diệt với thời gian, cả ba thành tựu Borobudur, Angkor Wat và Thánh địa Mỹ Sơn đều từng là những công trình bị lãng quên nhiều thế kỉ và trải qua trăm nghìn biến thiên của lịch sử Dù vậy chúng vẫn tồn tại và đứng vững, còn mang đến cho người rất nhiều bí ẩn và câu hỏi xoay quanh chúng Và những thành tựu kiến trúc này cũng là nét tiêu biểu của văn hóa mỗi quốc gia của Đông Nam Á Thiết kế, kiến trúc, phù điêu,… của chúng đều khác nhau, rất đa dạng thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người dân quốc gia đó Nhưng rồi lại có những điểm giống đến lạ thường, những điểm kiến trúc không hẹn mà cùng thống nhất Cả ba công trình Borobudur, Angkor Wat và Thánh địa Mỹ Sơn đều thể hiện rõ sự “đa dạng thống nhất” của văn minh Đông Nam Á Giá trị của cả ba thành tựu Borobudur, Angkor Wat và Thánh địa Mỹ sơn là rất lớn Về mặt kinh tế, chúng mang lại nguồn lợi tức khổng lồ phát triển ngành dịch vụ du lịch và kèm theo đó là rất nhiều ngành dịch vụ khác phát triển theo Về mặt văn hóa-xã hội thì những thành tựu này là niềm tự hào của người dân ở cả quốc gia: Indonesia, Campuchia và Việt Nam, chúng cũng đồng thời là tư liệu lịch sử quan trọng để nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc trước văn hóa của người 14 Java, người Chăm Bên cạnh đó, những thành tựu này cũng là những công trình tôn giáo nên có ý nghĩa rất lớn các cộng đồng tôn giáo Phật giáo, Hindu giáo (Ấn Độ giáo) Tuy nhiên bài nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như: kiến thức còn chưa được chi tiết, phân tích không quá chuyên sâu và tính chuyên môn không cao,… Những hạn chế này sẽ được cố gắng khắc phục vào lần tới Hy vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ có ích việc tìm hiểu và học tập lịch sử Xin chân thành cảm ơn! D TÀI LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: tư liệu chữ và tư liệu hình ảnh đều được trích dẫn từ các nguồn dưới BOROBUDUR https://vi.wikipedia.org/wiki/Borobudur#L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD25/1/2023 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-mo-thanh-pho-ho-chi-minh/dong-nam-ahoc/cong-trinh-kien-truc-phat-giao-borobudur-cua-indonesia/1902410625/1/2023 http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=7753&Itemid=153 25/1/2023 http://phamnghiemtrai.com.vn/tin-tuc/bao-thap-borobudur-kien-truc-cua-giac-ngo/25/1/2023 https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_(Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o)25/1/2023 https://ktds.vn/kham-pha-ve-dep-den-thieng-borobudur- 11/2/2023 https://tapchinghiencuuphathoc.vn/thanh-dia-phat-giao-borobudur-voi-van-hoa-tam-linh-va-giaoduc.html 11/2/2023 ANGKOR WAT ThS kTS Lý Thế Dân, Angkor – Di sản văn hóa thế giới, Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005, trang 45, 46, 47 https://vi.wikipedia.org/wiki/Angkor_Wat 27/1/2023 https://doanhnhanplus.vn/than-thoai-khuay-bien-sua-544368.html 27/1/2023 https://www.aseantraveller.net/tin-tuc/642_angkor-wat-ky-quan-kien-truc.html 11/2/2023 https://baodantoc.vn/quan-the-di-tich-den-angkor-ky-quan-the-gioi-tai-campuchia1640237514228.htm 12/2/2023 THÁNH ĐỊA MỸ SƠN https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-da-nang/van-hoa-vietnam/tong-hop-my-son-my-son/3821882828/1/2023 https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-su-pham-ha-noi/phat-trien-du-lich-ben-vung/3-bian-cua-den-thap-cham-bai-tap-tu-chon/3857737028/1/2023 https://www.studocu.com/en-gb/document/oxford-brookes-university/notation-and-harmony/thanhdia-my-son-aiha-aoha-aia/13106404 12/2/2023 https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_%C4%91%E1%BB%8Ba_M%E1%BB%B9_S%C6% A1n#L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD12/2/2023 15 http://duyxuyenrt.vn/tin-tc/van-hoa-the-thao/cac-gia-tri-dac-biet-cua-khu-di-tich-myson.html12/1/2023 16 ... của các nền văn hóa thông qua việc tìm hiểu các tư liệu khoa học, phân tích và đánh giá một số kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn minh Đông Nam á cổ – trung đại. .. pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp bốn bước sau: Xác định vấn đề -Xác định đối tượng nghiên cứu: Thành tựu kiến trúc và điêu khắc của Đông. .. Các bước tiến hành nghiên cứu B Nội dung nghiên cứu I Borobudur (Bô-rô-bu-đua) – Indonesia Giới thiệu sơ lược thành tựu Lịch sử hình thành của Borobudur Kiến trúc và điêu khắc

Ngày đăng: 13/03/2023, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w