1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình luật Hiến pháp - ĐH Kinh tế quốc dân

334 2,1K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 334
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Hệ thống luật Hiến pháp được chia thành các chế định cơ bản sau: 1 chếđịnh về chế độ chính trị; 2 chế định về chế độ kinh tế; 3 chế định về chế độvăn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ;

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Luật

Nguyễn Hữu Mạnh

Luật Hiến pháp

Trang 2

Hà Nội, 2008

Trang 3

M c l cục lục ục lục

Chương 1: Lý luận chung về Ngành Luật Hiến pháp

I Khái niệm ngành luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh, phương

pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp

II Nguồn và hệ thống Luật Hiến pháp

III Quan hệ pháp luật Hiến pháp

Chương 2: Khái quát chung về Hiến pháp

I Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp

II Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp

III Phân loại Hiến pháp

Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp Việt Nam

I Tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng Tám năm 1945

II Sự phát triển của chế độ chính trị qua các bản Hiến pháp

III Một số nội dung cơ bản của chế độ chính trị theo Hiến pháp 1992

(đã sửa đổi, bổ sung)

IV Một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống chính trị của nước

CHXHCN Việt Nam

Chương 5: Chế độ kinh tế

I Khái niệm chế độ kinh tế

II Sự phát triển của chế độ kinh tế qua các bản Hiến pháp

III Một số điểm mới của Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) về chế

Trang

789

111416

1920242730

344043617777

Trang 4

độ kinh tế

IV Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ kinh tế

Chương 6: Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

I Khái niệm chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

II Sự phát triển của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

qua các bản Hiến pháp

III Một số nội dung cơ bản của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và

công nghệ theo Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung)

IV Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học

và công nghệ

Chương 7: Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh

I Khái quát chung về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh

II Sự phát triển của chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh qua

các bản Hiến pháp

III Một số điểm mới về chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh

trong Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung)

IV Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách đối ngoại, quốc phòng, an

ninh

Chương 8: Quốc tịch Việt Nam

I Khái quát chung về quốc tịch

II Quốc tịch Việt Nam

Chương 9: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam

I Khái niệm quyền, nghĩa vụ và chế định quyền, nghĩa vụ cơ bản

của công dân Việt Nam

II Sự phát triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

qua các bản Hiến pháp

8186

949598101109110111114

120122

135

Trang 5

136Chương 10: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

I Khái quát chung về bộ máy nhà nước

II Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước CHXHCN

Việt Nam qua các thời kỳ

Chương 11: Pháp luật về bầu cử

I Khái quát chung về bầu cử

II Bầu cử đại biểu quốc hội

III Hoàn thiện pháp luật về bầu cử

Chương 12: Quốc hội

167

174194

197198200

205209

213214216217220

222222224

Trang 6

IV Mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác trong

bộ máy nhà nước

V Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Chương 15: Hội đồng nhân dân

I Vị trí, chức năng

II Thẩm quyền

III Tổ chức và hoạt động

IV Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan nhà nước

khác trong bộ máy nhà nước

V Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng

IV Mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân với các cơ quan nhà nước khác

trong bộ máy nhà nước

V Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân

237237252253258

262262286287291

294294296300305

Trang 7

I Vị trí, chức năng

II Thẩm quyền

III Tổ chức và hoạt động

IV Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan khác

trong bộ máy nhà nước

V Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện kiểm

sát nhân dân

310310312315319

Trang 8

Chương 1

Lý luận chung về Ngành luật Hiến pháp

I Khái niệm ngành luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Ngành luật Hiến pháp

1 Khái niệm ngành luật Hiến pháp

Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luậtcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạmpháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất

Trong phạm vi môn học Luật Hiến pháp, khái niệm Luật Hiến pháp đượchiểu là ngành luật Hiến pháp Môn học Luật Hiến pháp không chỉ nghiên cứucác quy định hiện hành của ngành Luật Hiến pháp, mà còn nghiên cứu quá trìnhphát sinh, phát triển, cũng như cơ sở lý luận có liên quan của các quy định ấy

2 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung được hiểu là nhữngquan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh Đốitượng điều chỉnh của ngành luật là căn cứ cơ bản để phân biệt ngành luật đó vớicác ngành luật khác trong hệ thống pháp luật

Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, có đốitượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất Nhữngquan hệ xã hội được coi là quan trọng nhất là các quan hệ xã hội có nội dung gắnliền với: (1) xác định chế độ xã hội, xác định những nền tảng để xây dựng xã hội,

Trang 9

nhà nước; (2) xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sống trong xã hội

ấy, nhà nước ấy; (3) xác định việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ xã hội có nội dung nêu trên đềuđược Luật Hiến pháp điều chỉnh Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ

xã hội cơ bản nhất trong số những quan hệ xã hội nêu trên

3 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp

Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luậtHiến pháp cũng là căn cứ để phân biệt ngành luật Hiến pháp với các ngành luậtkhác Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung, là cách thức tácđộng của các quy phạm pháp luật vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật ấy

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là cách thức mà cácquy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp tác động vào các quan hệ xã hội làđối tượng điều chỉnh của ngành luật Phương pháp điều chỉnh của ngành luậtHiến pháp mang tính mệnh lệnh, quyền uy Bên cạnh đó, ngành luật Hiến pháp

có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội, cơ bản nên thông thường cáchthức tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luậtHiến pháp là quy định nguyên tắc chung ứng xử cho loại quan hệ ấy Trong một

số trường hợp, các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp cùng đưa racác quyền, nghĩa vụ cụ thể

II Nguồn và Hệ thống luật Hiến pháp

1 Nguồn của Luật Hiến pháp

Nguồn của luật Hiến pháp là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật cóchứa đựng các quy phạm pháp luật cấu thành nên ngành luật Hiến pháp Gồmcác hình thức văn bản: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; một số Pháplệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủtịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Trang 10

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án TNND tốicao, Viện trưởng VKSND tối cao; một số Nghị quyết của HĐND, Quyết địnhcủa UBND Trong chừng mực nào đó, nguồn của luật Hiến pháp còn phải kể đếnTuyên ngôn độc lập và lời nói đầu các bản Hiến pháp của Nhà nước ta.

2 Hệ thống Luật Hiến pháp

Hệ thống luật Hiến pháp gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau, mỗi chếđịnh điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định thuộc đối tượng điều chỉnh củangành luật Hiến pháp, các chế định ấy liên hệ mật thiết với nhau tạo thành mộtchỉnh thể thống nhất

Hệ thống luật Hiến pháp được chia thành các chế định cơ bản sau: (1) chếđịnh về chế độ chính trị; (2) chế định về chế độ kinh tế; (3) chế định về chế độvăn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; (4) chế định về quốc phòng, an ninh; (5)chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (6) chế định về bầu cử; (7)chế định về Quốc hội; (8) Chế định về Chủ tịch nước; (9) Chế định về Chínhphủ; (10) Chế định về Hội đồng nhân dân; (11) Chế định về Uỷ ban nhân dân;(12) Chế định về Toà án nhân dân; (13) Chế định về Viện kiểm sát nhân dân

III Quan hệ pháp luật Hiến pháp

1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Quan hệ pháp luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội được quy phạmpháp luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối vớicác chủ thể trong mối quan hệ ấy Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này được Nhànước bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước

- Quan hệ pháp luật Hiến pháp là một loại quan hệ pháp luật

- Quan hệ pháp luật Hiến pháp hình thành trên cơ sở các quy phạm phápluật Hiến pháp

Trang 11

- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật Hiếnpháp được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

2 Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật Hiến pháp

a) Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những chủ thể được các quyphạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền vànghĩa vụ cụ thể Những chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp luật đểhưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ ấy

Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp gồm: Nhà nước, các cơ quan nhànước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, công dân Việt Nam, người nướcngoài, người không quốc tịch, những người có chức trách trong các cơ quan nhànước, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu cử, Uỷban bầu cử, Tổ bầu cử… Trong số các chủ thể này, có một số loại chủ thể đặctrưng, chỉ xuất hiện trong quan hệ pháp luật Hiến pháp

b) Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp là tổng thể các quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Hiến pháp Các quyền và nghĩa vụđược xác định trên cơ sở các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điềuchỉnh quan hệ ấy

c) Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp

Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những vấn đề, những giá trị,

lợi ích và hành vi cụ thể mà các chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp mong

muốn đạt được hoặc bắt buộc phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu của chủ thể khác theo quy định của quy phạm pháp luật Hiến pháp, như: lãnh thổ quốc gia,

đất đai, sông núi, địa giới, danh dự, nhân phẩm, lao động, học tập, kinh doanh

Trang 13

Chương 2

Khái quát chung về Hiến pháp

I Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp

1 Nguồn gốc của Hiến pháp

Thuật ngữ Hiến pháp đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của

xã hội loài người Thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Latinh: “Constitutio” với

nghĩa là thiết lập, xác định Tuy vậy, trong một khoảng thời gian dài, thuật ngữnày được sử dụng với những nghĩa khác nhau và khác so với quan niệm hiện nay

về Hiến pháp

Dưới thời Lamã cổ đại, Hiến pháp được sử dụng với nghĩa là một hìnhthức văn bản của Hoàng đế Trung Hoa cổ đại, Hiến pháp được sử dụng vớinghĩa là kỷ cương, phép nước

Hiến pháp, theo quan niệm hiện đại, là một đạo luật cơ bản, quan trọngcủa mỗi quốc gia, có nội dung xác định chế độ xã hội, xác định các quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, xác định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức vàhoạt dộng của bộ máy nhà nước Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với thắng lợicủa cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến,chế độ chiếm hữu nô lệ Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiếnkhông hề biết tới Hiến pháp Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế được

coi là “thiờn tử”, thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền đặt ra

pháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao

Người dân trong xó hội được gọi là "thần dõn" đó bị tước đoạt cả các quyền tối

thiểu nhất của con người, như quyền sống, quyền tự do: Vua cho sống thỡ đượcsống, vua bắt chết thỡ phải chết Để hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà vua,

Trang 14

tiến tới lật đổ chế độ thống trị hà khắc, độc đoán, chuyên quyền phong kiến, giaicấp tư sản đó phỏt động cuộc cách mạng tư sản Để tập hợp lực lượng giai cấp tưsản cần đến một nền tảng lý luận để thuyết phục mọi người Giai cấp tư sản đótỡm đến những tư tưởng đũi hỏi sự phõn chia quyền lực được nêu ra từ thời cổđại, phát triển chúng để phục vụ cho cuộc cách mạng tư sản

Những khẩu hiệu đũi hạn chế quyền lực vụ hạn của nhà vua, đũi hỏinhững quyền cơ bản của con người như: quyền sống, quyền tự do, bỡnh đẳng,công bằng đó được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia vào cuộccách mạng này Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp ra đời là sự kiện chính trị

- xó hội quan trọng, khẳng định sự thống trị của giai cấp tư sản tiến bộ, đang lên

và là lực lượng đại diện cho một phương thức sản xuất mới -phương thức sảnxuất TBCN, một chế độ cai trị mới - chế độ dân chủ tư sản, đồng thời đánh dấu

sự rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến cùng với chế độ cai trịđộc đoán, chuyên quyền của nó

Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản ở

nước Anh (1640-1654) là đạo luật năm 1653 về "Hỡnh thức cai quản Nhà nước

Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chỳng" , trong đó quy định hỡnh

thức tổ chức quyền lực mới Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp của Phápnăm, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Na-uy năm 1814, Hiến pháp Bỉnam 1831, Hiến pháp Ac-hen-ti-na năm 1853, Hiến pháp Luych-xăm-bua năm

1868, Hiến phỏp Thụy Sỹ năm 1874 Đến cuối thế kỷ thứ 18, ở nhiều nướcchâu Âu đó cú Hiến phỏp và sự ra đời các bản Hiến pháp nói trên đánh dấu bướckhởi đầu lịch sử lập hiến của nhân loại Hiện nay, trên thế giới có khoảng 190nước có Hiến pháp và sự hiện diện của Hiến pháp được xem là dấu hiệu pháp lýkhụng thể thiếu của một Nhà nước dân chủ hiện đại

2 Bản chất của Hiến pháp

Trang 15

Hiến pháp, với tư cách là một đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, vì vậy

nó mang đầy đủ bản chất của pháp luật nói chung, đó là bản chất giai cấp và bảnchất xã hội Bản chất giai cấp được thể hiện: Hiến pháp là sự thể hiện ý chí củagiai cấp thống trị, là công cụ để bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị.Bản chất xã hội của Hiến pháp được thể hiện: Hiến pháp là tổng hợp của các quytắc xử sự cơ bản nhất, quan trọng nhất góp phần bảo vệ những lợi ích chung của

cả quốc gia, dân tộc và toàn xã hội, là công cụ để duy trì và thiết lập trật tự, ổnđịnh của xã hội

Hiến pháp còn thể hiện là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước Các quyđịnh của Hiến pháp trở thành những nguyên tắc tối cao trong hệ thống pháp luậtquốc gia Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp, nhiều văn bảnluật và dưới luật được ban hành để triển khai, thực hiện những nguyên tắc ấy.Bất cứ một văn bản pháp luật nào trái với các nguyên tắc trong Hiến pháp đều bịcoi là vi hiến và bị hủy bỏ, bãi bỏ theo những thủ tục nhất định

Hiến pháp còn mang tính nhân bản ở việc ghi nhận quyền của con người.Thông qua Hiến pháp, mọi người trong xã hội thoát khỏi thân phận “thần dân”,được trở thành “công dân” và được Nhà nước ghi nhận cho hưởng những quyềnnhất định Theo nguyên tắc, đó là những quyền tối thiểu mà công dân đượchưởng, các văn bản khác được trao thêm quyền cho người dân, nhưng khôngđược hạn chế bớt những quyền của người dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp.Các văn bản khác cũng không được hạn chế, cản trở việc hưởng thụ các quyềncủa người dân được ghi nhận trong Hiến pháp

Hiến pháp còn là cơ sở để hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước, tránh

sự lạm quyền của các cơ quan này Hiến pháp ghi nhận những quyền hạn tối đa

mà các cơ quan nhà nước được hưởng và những nghĩa vụ tối thiểu mà các cơquan nhà nước phải thực hiện Các văn bản khác được trao thêm nghĩa vụ chocác cơ quan nhà nước, nhưng không được trao thêm các quyền ngoài nhữngquyền mà Hiến pháp quy định

Trang 16

II.QUá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp

1 Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp trong xã hội tư sản

Hiến pháp được hình thành cùng với cuộc cách mạng tư sản, là sản phẩmcủa cách mạng tư sản Trong cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằmchống lại chế độ phong kiến, chống lại quyền lực vô hạn của vua, chúa phongkiến Để tập hợp lực lượng, giai cấp tư sản đã đưa ra yêu cầu phải xây dựng Hiếnpháp nhằm để hạn chế hoặc xoá bỏ quyền lực vô hạn của vua chúa phong kiến.Hình thức hạn chế hoặc xoá bỏ quyền lực được thực hiện bằng cách: xoá bỏchính thể quân chủ để xây dựng chính thể cộng hoà hoặc chỉ hạn chế quyền lựccủa nhà vua bằng cách áp dụng hình thức chính thể quân chủ hạn chế

Giai cấp tư sản tiếp tục phục hưng những tư tưởng phân quyền đã đượcnêu lên trong thời kỳ cổ đại, phát triển chúng thành những học thuyết phânquyền, tiêu biểu như học thuyết phân quyền của J.Locke, Montexkio Theo đó,quyền lực không những phải chống lại sự tập trung trong tay nhà vua, mà quyềnlực cần phải được phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;đồng thời, những quyền này phải được giao cho các cơ quan khác nhau, có sựkiềm chế, đối trọng nhau để tránh sự lạm quyền và chuyên quyền

Hiến pháp trong thời kỳ đầu thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản, Hiếnpháp được sử dụng để ghi nhận sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ, tuyên

bố các quyền công dân và để hạn chế hay xoá bỏ quyền lực của nhà vua Tronggiai đoạn này, Hiến pháp mang giá trị tích cực, ngoài việc bảo vệ quyền lợi chogiai cấp tư sản thì các tầng lớp, giai cấp khác đóng vai trò là lực lượng hậu thuẫncho giai cấp tư sản giành thắng lợi cũng được bảo vệ

Khi giai cấp công nhân trong xã hội đã phát triển cả về chất và lượng, trởthành giai cấp đối trọng với giai cấp tư sản Khi ấy, Hiến pháp là sản phẩm củanhà nước tư sản lại được sử dụng để chống lại giai cấp công nhân và nhân dân

Trang 17

lao động Hiến pháp trong giai đoạn này, tuy có quy định các quyền công dânnhưng mang tính chất hình thức và phản dân chủ Bản chất của Hiến pháp chỉbảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản - lực lượng chiếm thiểu số trong xã hội,Hiến pháp không đứng về số đông dân chúng.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với thắng lợi của Xôviết, các nhànước XHCN được hình thành và trở thành một hệ thống đối trọng với các nướcTBCN Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và dân chúng laođộng, cùng với sự nhận thức của dân chúng được tăng cường Để tập hợp lựclượng và để nhận được sự ủng hộ của dân chúng, giai cấp tư sản cũng đã phảighi nhận và thực hiện đầy đủ hơn các quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hộicủa công dân Vì vậy, Hiến pháp trong giai đoạn này đã lại chứa đựng những yếu

Trong giai đoạn đầu, từ cách mạng tháng Mười đến năm 1945, Hiến phápXHCN chỉ tồn tại trong phạm vi nội bộ quốc gia (Liên bang Nga, sau là liênbang Xôviết) Sau này, khi các nước XHCN khác được hình thành, cùng với nó

là sự ra đời của các bản Hiến pháp, như: Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiếnpháp Bungary năm 1947, Hiến pháp Rumani năm 1948, Hiến pháp Cộng hoà

Trang 18

dân chủ Đức năm 1949, Hiến pháp Hungary năm 1949, Hiến pháp Ba lan năm

1952, Hiến pháp Trung Hoa năm 1954 Từ năm 1990 đến nay, khi các nướcXHCN ở Đông Âu tan rã và quay trở lại với hình thức nhà nước tư sản, các bảnHiến pháp XHCN ở các nước này đã được thay đổi, trở thành các bản Hiến pháp

tư sản Hiến pháp XHCN hiện chỉ còn áp dụng tại một số rất ít quốc gia, trong

đó có Việt Nam

III Phân loại Hiến pháp

1 Phân loại Hiến pháp theo hình thức biểu hiện

a) Hiến pháp thành văn

Hiến pháp thành văn là Hiến pháp được biểu hiện dưới hình thức văn bản.Thông thường là một văn bản, trong trường hợp đặc biệt, Hiến pháp được thểhiện dưới hình thức nhiều văn bản Ví dụ như Hiến pháp Thụy Điển được biểuhiện thông qua các đạo luật: Luật về chính thể (1809), Luật về kế vị ngôi vua(1810), Luật về nghị viện (1810), Luật về tự do báo chí (1812)

Hiến pháp thành văn là một đạo luật cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia,hiện nay đa số các quốc gia sử dụng Hiến pháp thành văn

b) Hiến pháp không thành văn

Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp không được thể hiện dưới hìnhthức văn bản cụ thể Hiến pháp không thành văn được thể hiện thông qua cácquy phạm pháp luật, các quy tắc trong phong tục, tập quán, truyền thống, án lệ

Hiện nay chỉ có một số ít quốc gia sử dụng Hiến pháp không thành văn,như: Anh, Niudilan, Isaren, Libia Hiến pháp không thành văn không mang tínhlong trọng như Hiến pháp thành văn, tuy vậy lại thuận tiện trong thủ tục thôngqua và sửa đổi

2 Phân loại Hiến pháp theo nội dung

Trang 19

a) Hiến pháp cổ điển

Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp có nội dung chủ yếu quy định về tổ chứcquyền lực nhà nước, ít có những quy định về các quyền tự do Hiến pháp cổ điểnxuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 Tuy vậy, có một sốHiến pháp được ban hành trong thời gian gần đây cũng được coi là Hiến pháp cổđiển Một số bản Hiến pháp cổ điển tiêu biểu như: Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, Hiếnpháp áo 1920, Hiến pháp Ailen 1937, Hiến pháp Thụy Điển 1974, Hiến phápCanada 1982

b) Hiến pháp hiện đại

Hiến pháp hiện đại là Hiến pháp có nội dung được mở rộng, quy địnhthêm nhiều quyền tự do của công dân Các bản Hiến pháp hiện đại tiêu biểu như:Hiến pháp Pháp 1946, 1958; Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức 1949; Hiến phápcác nước XHCN

3 Phân loại Hiến pháp theo thủ tục thông qua

và thông qua Hiến pháp, tỷ lệ thông qua Hiến pháp cao hơn mức quá bán (trên2/3, hoặc trên 3/4)

4 Phân loại Hiến pháp theo bản chất giai cấp

a) Hiến pháp tư sản

Trang 20

Hiến pháp tư sản là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước tư sản, vớibản chất là ý chí của giai cấp tư sản để bảo vệ các quyền, lợi ích của giai cấp tưsản Hiến pháp tư sản có một số đặc trưng:

(1) Về chế độ xã hội: không có quy định rõ về tính giai cấp, bảo vệ chế độ

tư hữu;

(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: Sau chiến tranh thế giới lần thứhai, các quyền tự do, dân chủ đã được ghi nhận nhiều hơn

(3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng thuyết phân quyền

b) Hiến pháp xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp XHCN là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước XHCN, vớibản chất là ý chí của nhân dân lao động, bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dânlao động Hiến pháp XHCN có một số đặc trưng sau:

(1) Về chế độ xã hội: quy định rõ tính giai cấp, ghi nhận vai trò lãnh đạocủa Đảng cộng sản, bảo vệ cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa;

(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: quy định nhiều quyền tự do, dânchủ và các quyền công dân khác;

(3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng nguyên tắc tập quyền ởnhững mức độ khác nhau

Trang 21

Chương 3

QUá trình hình thành và phát triển của

Hiến pháp việt nam

I Tư tưởng lập Hiến trước cách mạng tháng tám năm 1945

1 Hoàn cảnh xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửaphong kiến, không có sự tồn tại của Hiến pháp Pháp luật được áp dụng trên lãnhthổ của Việt Nam bao gồm những quy định pháp luật của chính quốc (Pháp)những quy định do chính quyền Đông Dương và chính quyền thực dân sở tại đặt

ra và các quy định pháp luật do bộ máy chính quyền phong kiến bù nhìn banhành

Sau khi nổ ra các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và đồng thời là sựxuất hiện của nhiều bản Hiến pháp tư sản Những giá trị của nó đối với việc hạnchế quyền lực của nhà vua, xác lập những quyền công dân đã có những ảnhhưởng nhất định đến tư tưởng lập hiến lúc bấy giờ Một số cuộc cách mạng cótác động mạnh đến tư tưởng lập hiến của Việt Nam đương thời như: Cách mạngdân chủ tư sản Pháp 1789; cách mạng Trung Hoa năm 1911; chính sách Duy tân

ở Nhật

Như vậy, trước cách mạng tháng Tám, là một nước thuộc địa, không cóHiến pháp của riêng mình, nhưng phong trào lập hiến phát triển mạnh mẽ củanhiều nước trên thế giới đã có tác động không nhỏ đến tư tưởng lập hiến ở ViệtNam

Trang 22

2 Các tư tưởng lập hiến

Trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với sự ảnhhưởng của phong trào lập hiến ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam tồn tại haikhuynh hướng lập hiến đối lập:

Khuynh hướng, tư tưởng lập hiến của những người thân Pháp muốn xâydựng một nhà nước quân chủ lập hiến dưới sự bảo hộ của Pháp Họ muốn Phápban hành cho nhân dân Việt Nam một bản Hiến pháp Đại biểu của khuynhhướng này là: Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh, Lê Văn Bông, Nguyễn Văn Vĩnh,Phạm Huy Lạc

Khuynh hướng, tư tưởng của các nhà chí sỹ yêu nước muốn xây dựng mộtnhà nước độc lập, xâu dựng một bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam độc lập,không phụ thuộc vào Pháp Đại biểu cho khuynh hướng này là: Phan Chu Trinh,Phan Bội Châu; Huỳnh Thúc Kháng

Tư tưởng lập hiến của Nguyễn ái Quốc chịu ảnh hưởng của trường pháithứ hai, tư tưởng này được phát triển sau khi người trải nghiệm thực tiễn ở cácnước tư sản, tham gia quốc tế cộng sản và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin

II Hiến pháp năm 1946

1 Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1946

a) Tình hình thế giới

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối, các nước xãhội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời và trở thành hệ thống, với vai trò đứng đầu củanhà nước liêng bang Xô Viết Lúc này, trên thế giới hình thành hai hệ thống: Hệthống các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa Hai hệthống này đấu tranh gay gắt với nhau bởi chúng có bản chất khác nhau Cácnước tư bản chủ nghĩa áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, duy trì sựbóc lột của nhà tư sản đối với lao động làm thuê Nhà nước tư sản là nhà nước do

Trang 23

giai cấp tư sản lập ra, là nhà nước bóc lột, vì lợi ích của giai cấp chiếm thiểu sốtrong xã hội Nhà nước xã hội chủ nghĩa duy trì phương thức sản xuất xã hội chủnghĩa, công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ tình trạng bóc lột, là nhà nước củadân, do dân và vì dân Hai hệ thống này đấu tranh với nhau cả về chính trị, kinh

tế và tư tưởng

Các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, nhân dânlao động, của các Đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản lan rộng Cách mạng giảiphóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay chủ nghĩa thực dân Cácnước phát xít (Đức, ý , Nhật) bị bại trận, các đế quốc đại diện cho chế độ thựcdân kiểu cũ (Anh, Pháp) suy yếu Hoa Kỳ trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chiphối hệ thống đế quốc

Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giảiphóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc thực dân cũ và mới cótác động không nhỏ đến tình hình nước ta

b) Tình hình trong nước

Hiến pháp năm 1946 ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng tháng Tám

đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và nước Việt Nam dânchủ cộng hoà được thành lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp tại ViệtNam, đồng thời chấm dứt chế độ phong kiến tại Việt Nam

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đối phó vớinhiều thế lực thù địch Với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân độiNhật, 20 vạn quân Tưởng vào đóng quan ở miền Bắc, tìm mọi cách lật đổ chínhquyền cách mạng, tạo điều kiện cho lực lượng tay sai lên nắm chính quyền Vớidanh nghĩa giải giáp quyền đội Nhật, quân Anh vào đóng ở miền Nam, đã giúpcho quân Pháp trở lại Việt Nam Sự hiện diện và hoạt động của quân Tưởng,Anh, Pháp, Nhật trên nước ta đã tạo điều kiện cho tay sai của chúng, gồm ViệtQuốc, Việt Cách… chống phá cách mạng ráo riết [1]

1 [] Việt Cách là gọi tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Quốc là gọi tắt của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Trang 24

Nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ do chính sách cai trị của thực dân Pháp vàphát xít Nhật Mọi ngành kinh tế ngừng trệ, bế tắc Tài chính quốc gia trốngrỗng Các loại tiền mất giá của quân đội Tưởng được tung vào thị trường làm chotài chính Việt Nam khó khăn hơn Nạn đói 1945 làm gần 2 triệu người chết chưakhắc phục xong, thì nguy cơ nạn đói mới lại đe dọa nhân dân Công cuộc chống

“giặc đói” được phát động bằng phong trào tăng gia sản xuất và bằng sự đoàn

kết của nhân dân ta theo tinh thần tự nguyện cứu trợ, nhường cơm sẻ áo, đồngbào nơi đói ít san sẻ cho đồng bào vùng đói nghiêm trọng Chính phủ động viên

toàn dân tích cực tăng gia sản xuất, tổ chức lạc quyên, lập “hũ gạo tiết kiệm”,

đồng thời ban hành các sắc lệnh tiết kiệm gạo, cấm tích trữ lương thực Chínhphủ xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, dồng thời động viên toàn thể nhândân bằng tinh thần tự nguyện và theo khả năng của mình, đóng góp tài chínhbằng nhiều hình thức Kết quả thu được hàng chục triệu đồng và hàng trăm cânvàng cho Nhà nước Chế độ thực dân đã để lại cho 90 % nhân dân mù chữ,Chính phủ mở các lớp bình dân học vụ xóa mù chữ ở khắp các nơi

c) Quá trình xây dựng, ban hành Hiến pháp 1946

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách Trong đó có nhiệm vụ quan trọng là cần xây

dựng ngay một bản Hiến pháp Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế

độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự

do, dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”

Trang 25

việc soạn thảo được hoàn thành, bản dự thảo được đem công bố để lấy ý kiếngóp ý từ nhân dân.

Công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp đượctiến hành khẩn trương, tuy nhiên trong điều kiện các thế lực thù địch trong vàngoài nước lăm le lật đồ chính quyền non trẻ nên quá trình chuẩn bị diễn ra hếtsức khó khăn và phức tạp Ngay từ đầu, lực lượng Việt Quốc, Việt Cách đã đòixóa bỏ hệ thống chính quyền nhân dân, đòi chia các ghế trong Nghị viện thành

ba phần bằng nhau Chính phủ kiên quyết bác bỏ đòi hỏi vô lý của chúng, đồngthời nhân nhượng một số yêu sách của chúng dể tạo điều kiện cho bầu cử đượcthuận lợi Đảng cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật, Chính phủlâm thời phải mở rộng thêm cho một số thành viên của Việt Cách và Việt Quốcđược tham gia và đổi tên thành Chính phủ liên hiệp lâm thời

Ngày 6/1/1946, bất chấp khủng bố của kẻ thù, cuộc Tổng tuyển cử đầutiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn được tiến hành, với tỷ lệ 89%tổng số cử tri đi bỏ phiếu Tổng tuyển cử đã bầu ra Quốc hội khóa I, gồm 333 đạibiểu thuộc các giai cấp, dân tộc, tốn giáo và các đảng phái khác nhau

Ngày 2/3/1946 Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ nhất được tiến hành tại Nhàhát lớn với gần 333 đại biểu tham dự Thực hiện yêu cầu nhân nhượng, hòa giải,Quốc hội đã quyết định mở rộng thêm 70 đại biểu đại diện cho Việt Quốc, ViệtCách không qua bầu cử Quốc hội cũng thành lập Ban dự thảo Hiến pháp, gồm

11 thành viên, do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, có nhiệm vụ tổng kết các ýkiến đóng góp vào bản dự thảo để xây dựng bản dự thảo Hiến pháp lần cuối

Ngày 9/ 11/1946 Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiếnpháp đầu tiên của nhà nước ta với 240 phiếu thuận và 2 phiếu chống Do điềukiện của cuộc kháng chiến xảy ra nên Hiến pháp năm 1946 không được công bố.Tuy vậy, các nội dung của bản Hiến pháp năm 1946 cũng như tinh thần của bảnHiến pháp này đã được vận dụng và truyền tải thông quan nhiều văn bản đượcban hành trong thời chiến

Trang 26

2 Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta, của nhândân ta Bản Hiến pháp này được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày9/11/1946 Cơ cấu của bản Hiến pháp năm 1946 gồm: lời nói đầu, 7 chương, 70điều Nội dung cơ bản của bản Hiến pháp năm 1946 được khái quát trên các góc

độ sau:

Thứ nhất, những nội dung xác định chế độ xã hội của nhà nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà Hiến pháp năm 1946 khẳng định nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà là nhà nước có hình thức chính thể cộng hoà dân chủ, hình thức cấutrúc là nhà nước đơn nhất; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; khôngphân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo

Thứ hai, những nội dung quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của

công dân Hiến pháp năm 1946 quy định công dân cơ các nghĩa vụ cơ bản như:Bảo vệ tổ quốc; tôn trọng Hiến pháp, tuân thủ pháp luật; đi lính Các quyền cơbản gồm: quyền bình đẳng; quyền tham gia vào quản lý nhà nước; quyền tự dongôn luận, xuất bản, tổ chức và hội họp, tín ngưỡng, đi lại và cư trú; quyền tưhữu đối với tài sản; quyền học tập; quyền bầu cử và ứng cử; quyền bất khả xâmphạm về thân thể, nhà ở và thư tín

Thứ ba, những nội dung quy định về tổ chức quyền lực nhà nước Hiến

pháp năm 1946 xác định việc tổ chức bộ máy nhà nước ta theo nguyên tắc tậpquyền Tuy nhiên bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có những sự sángtạo nhất định trên cơ sở tiếp thu một số đặc trưng của hình thức cộng hoà tổngthống và cộng hoà đại nghị Bộ máy nhà nước gồm có: Nghị viện nhân dân,Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính, Toà án

III Hiến pháp năm 1959

1 Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1959

Trang 27

Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp thứ hai của nhà nước ta Bản Hiếnpháp này ra đời trong hoàn cảnh sau cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân

ta giành được thắng lợi, miền Bắc đã được giải phóng và thực hiện việc xâydựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội còn miền Nam tiếp tục cuộc khángchiến Do tình hình lúc đó có nhiều thay đổi so với trước nên cần phải xây dựngmột bản Hiến pháp mới để đáp ứng được với những sự thay đổi đó

a) Tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quân đội Việt Minh tiếp quản thủ đô theohiệp định Giơnevơ Khi tiếp quản, nhiều công trình, máy móc, nhà xưởng bị thựcdân Pháp hủy hoại trước khi rút vào miền Nam Các trí thức, cán bộ có tay nghềcao bị địch lôi kéo vào Nam Chúng xuyên tạc, dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệuđồng bào di cư vào Nam, xúi giục bạo loạn, cài gián điệp ở lại Đất nông nghiệp

bị bỏ hoang, trâu bò bị giết Hệ thống giao thông và hạ tầng cơ sở bị tàn phánghiêm trọng Hàng triệu người mù chữ Hệ thống y tế hầu như không đáng kể.Trước tình hình trên, nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở miền Bắc rất nặng nề Chínhphủ thực hiện nhiều chủ trương để khôi phục kinh tế

Về nông nghiệp, thực hiện cuộc cải cách rộng đất và các chính sáchkhuyến nông Sau cuộc cải cách ruộng đất này, các tầng lớp nông dân có diệntích canh tác nông nghiệp khá đồng đều Về công nghiệp, hầu hết các cơ sở sảnxuất cũ được khôi phục Về văn hóa, giáo dục phát triển nhanh, xóa mù đượchơn một triệu người Về y tế và chăm sóc sức khỏe người dân được Chính phủquan tâm đầu tư xây dựng

Trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phục hồi kinh tế ở miềnBắc, chúng ta cũng đã vấp phải những sai lầm lớn khi thực hiện cải cách ruộngđất làm ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp tư sản và tiểu tư sản Hàng ngàn địachủ và trung nông bị đấu tố và giết hại Nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo bị liệtvào thành phần nhân văn giai phẩm và bị đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút

Trang 28

b) Tình hình đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam

Sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miềnNam Mỹ dựng lên chế độ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, theo hìnhthức chính thể cộng hòa tổng thống, do Ngô Đình Diệm làm tổng thống

Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trong Hiệp định Giơnevơ, các cán

bộ và chiến sỹ của ta ở miền Nam được tập kết ra miền Bắc, chính quyền khángchiến và các cấp ở tại miền Nam giải thể, vùng giải phóng rộng lớn ở miềnTrung và Nam bộ được giao cho đối phương quản lý Khi biết quân định có ýđịnh phá Hiệp định Giơnevơ, nhân dân miền Nam đã tiến hành các cuộc đấutranh đòi phải thả tù chính trị, đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thốngnhất đất nước theo quy định trong Hiệp định Chính sách khủng bố của chínhquyền Ngô đình Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng miền Nam bị tổn thấtđáng kể Đến tháng 1/1959, Đảng ta đã xác định phải dùng con đường bạo lực đểđánh đổ chính quyền Mỹ- Diệm Thực hiện chủ trương đó, khắp địa bàn Nam bộ

nổ ra các phong trào đồng khởi

c) Quá trình xây dựng và ban hành Hiến pháp 1959

Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 6 đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửađổi Ngày 1/4/1959 bản dự thảo đã được công bố để lấy ý kiến đóng góp củatoàn dân Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua bản dự thảo và trở thành bảnHiến pháp thứ hai của nhà nước ta

2 Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959

Hiến pháp năm 1959 là một bản Hiến pháp mới, là bản Hiến pháp thứ haicủa nhà nước ta Bản Hiến pháp này được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959,

có cơ cấu gồm: lời nói đầu, 10 chương, 112 điều Những nội dung cơ bản củaHiến pháp 1959 là:

Thứ nhất, những quy định về chế độ xã hội Hiến pháp năm 1959 xác định

nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có hình thức chính thể cộng hoà dân chủ,

Trang 29

hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất; quy định tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân; quy định nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

Ngoài những quy định về chế độ chính trị, Hiến pháp năm 1959 đã quyđịnh rõ về chế độ kinh tế Theo đó, khẳng định mục đích của việc phát triển kinh

tế là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất vàvăn hóa của nhân dân; phương hướng phát triển kinh tế là tiến dần từ chế độ dânchủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội; xác định các hình thức sở hữu gồm có: sởhữu của nhà nước, sở hữu của hợp tác xã, sở hữu của những người lao độngriêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc; quy định thành phần kinh tế quốcdoanh đóng vai trò lãnh đạo nền kinh tế và được phát triển ưu tiên; nguyên tắcquản lý nhà nước về kinh tế được xác định là nhà nước thống nhất quản lý nềnkinh tế bằng kế hoạch

Thứ hai, những nội dung quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của

công dân Hiến pháp năm 1959 xác định các nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm:Tuân thủ Hiến pháp, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinhhoạt xã hội; nghĩa vụ đóng thuế; nghĩa vụ đi nghĩa vụ quân sự để bảo về tổ quốc

Các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 1959 ghi nhận, gồmcó: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểutình, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cư trú, đi lại; tự do nghiên cứu, sáng tác; quyềnbất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, bảo đảm thư tín; quyền khiếu nại, tố cáo;quyền làm việc, nghỉ ngơi; quyền học tập

Thứ ba, những nội dung quy định về tổ chức quyền lực nhà nước Hiến

pháp năm 1959 tiếp tục duy trì nguyên tắc tập quyền Bộ máy nhà nước gồm cócác cơ quan: Quốc hội, chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng nhân dân,

Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

IV Hiến pháp năm 1980

1 Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1980

Trang 30

Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp thứ ba của nhà nước ta, được ban hànhtrong hoàn cảnh đất nước vừa được thống nhất, cả hai miền Nam, Bắc cùng quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

Ngày 25/4/1976 cử tri cả nước đã tiến hành tổng tuyển cử lập ra Quốc hội của

cả nước, Quốc hội gồm có 492 đại biểu Trong đó, đại diện cho miền Bắc có 249đại biểu, đại diện cho miền Nam có 243 đại biểu

Ngày 2/7/1976 Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng Trong đó,lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 thành viên, do đồng chí Trường Chinh làmchủ tịch Ngày18/12/1980 bản dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội khoá VI kỳhọp thứ 7 thông qua, trở thành bản Hiến pháp thứ ba của nhà nước ta

2 Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp thứ ba của nhà nước ta, do Quốc hộikhoá VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12 năm 1980, có kết cấu gồm: lời nóiđầu, 12 chương, 147 điều Các nội dung cơ bản được Hiến pháp năm 1980 quyđịnh là:

Thứ nhất, những quy định về chế độ xã hội Hiến pháp năm 1980 xác định rõ

tính giai cấp của nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam, đó là nhà nước chuyênchính vô sản, với hình thức chính thể là cộng hoà XHCN, hình thức cấu trúc lànhà nước đơn nhất Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụngquyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Hiến pháp năm

1980 còn quy định những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, vị trí của Đảng,nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác trong hệ thống chính trị Theo đó,Đảng là có vai trò lãnh đạo, nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, các tổchức chính trị- xã hội khác là chỗ dựa cho nhà nước Hiến pháp 1980 còn quyđịnh nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc; nguyên tắc pháp chế xãhội chủ nghĩa, xác định đường lối đối ngoại với các nước XHCN

Trang 31

Ngoài chế độ chính trị nêu trên, Hiến pháp còn quy định về chế độ kinh tếbằng một chương trong bản Hiến pháp Theo đó, xác định mục đích phát triểnkinh tế là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càngtăng của xã hội, phương hướng phát triển kinh tế là từ một nền kinh tế phổ biến

là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, xâydựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹthuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.Hiến pháp 1980 xác định nền kinh tế quốc dân với hai thành phần kinh tế quốcdoanh và kinh tế hợp tác xã, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai tròchủ đạo và được phát triển ưu tiên Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế đượcxác định là nhà nước quản lý nền kinh tế theo kế hoạch, nhà nước độc quyền vềngoại thương

Ngoài những quy định về chế độ chính trị và chế độ kinh tế, Hiến pháp 1980

đã quy định thêm một chương về chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.Các chế độ về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và kỹ thuật tạothành chế độ xã hội nói chung của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ hai, những nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp 1980 quy định những nghĩa vụ cơ bản gồm có: Trung thành với tổquốc; bảo vệ tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quân sự; Tuân theo Hiến pháp, phápluật, kỷ luật lao động an toàn xã hội, giữ gìn bí mật nhà nước, tôn trọng quy tắccủa cuộc sống XHCN; Bảo vệ tài sản XHCN; Đóng thuế, tham gia lao độngcông ích

Những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 1980 ghi nhận: Quyềnbình đẳng; quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước và của xã hội; quyềnlao động và nghỉ ngơi; quyền học tập; quyền được bảo vệ sức khoẻ; quyền cónhà ở; quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểutình phù hợp với lợi ích của XHCN và của nhân dân; tự do tín ngưỡng, cư trú, đilại, tự do nghiên cứu, sáng tác; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, thư

Trang 32

tín; được bảo hộ về tính mạng, tìa sản, danh dự, nhân phẩm; quyền khiếu nại, tốcáo.

Thứ ba, những nội dung quy định về tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp

1980 tiếp tục áp dụng nguyên tắc tập quyền cao độ, phát huy tính làm chủ củatập thể Bộ máy nhà nước gồm có các cơ quan: Quốc hội, Hội đồng nhà nước,Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân

b) Quá trình xây dựng và ban hành Hiến pháp 1992

Ngày 22/12/1988 Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua nghị quyếtsửa đổi lời nói đầu của Hiến pháp 1980 Sau đó, ngày 30/6/1989 Quốc hội khoáVIII, kỳ họp thứ 5 đã ra Nghị quyết sửa đổi các điều 57, điều 116, điều 118, điều

122, điều 123, điều 125 Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng đã ra nghị quyết thànhlập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp 1980 một cách toàn diệnnhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới Uỷ ban này gồm 28 người, do chủ tịchHội đồng nhà nước - Võ Chí Công làm chủ tịch

Cuối năm 1991, đầu năm 1992 bản dự thảo Hiến pháp đã được đem công bố

để trưng cầu dân ý Ngày 15/4/1992 Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 đã thôngqua bản dự thảo Hiến pháp, trở thành bản Hiến pháp thứ 4 của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 33

2 Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp do Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992gọi tắt là Hiến pháp năm 1992 có cơ cấu bao gồm lời nói đầu, 12 chương, 147điều Các nội dung cơ bản được quy định trong Hiến pháp năm 1992 là:

Thứ nhất, những nội dung quy định về chế độ xã hội Hiến pháp 1992 xác

định hình thức chính thể là cộng hoà xã hội chủ nghĩa, hình thức cấu trúc là nhànước đơn nhất; xác định tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhândân thực hiện quyền lực trực tiếp và gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồngnhân dân; xác định nguyên tắc Đảng lãnh đạo; nguyên tắc pháp chế XHCN; thựchiện chủ trương đoàn kết, bình đẳng dân tộc; đường lối đối ngoại rộng mở

Ngoài quy định về chế độ chính trị, Hiến pháp năm 1992 còn quy định về chế

độ kinh tế bằng một chương trong bản Hiến pháp Hiến pháp 1992 xác định mụcđích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phương hướng phát triển nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nhận sự đa dạng của nhiều chế độ

sở hữu, hình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốcdoanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhànước Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, giữvai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Nhà nước quản lý nền kinh tế bằngpháp luật, kế hoạch, chính sách

Kế thừa những quy định của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 tiếp tục quyđịnh chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương

Thứ hai, những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến

pháp 1992 quy định các nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm có: trung thành với

tổ quốc, bảo vệ tổ quốc, đi làm nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàndân; tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng; tuân theo Hiến

Trang 34

pháp, pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mậtquốc gia, chấp hành quy tắc sinh hoạt công cộng; đóng thuế và lao động côngích.

Các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 1992 ghi nhận gồm: quyềnbình đẳng; quyền tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội, biểu quyết khi nhànước tổ chức trưng cầu dân ý; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh, sở hữuđối với thu nhập hợp pháp; quyền học tập, quyền nghiên cứu, phát minh, sángchế, sáng tác; quyền được bảo vệ về sức khoẻ, quyền xây dựng nhà ở; quyền tự

do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểutình theo quy định của pháp luật; tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do đi lại, cư trú;quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh

dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; không bị coi là có tội khichưa có bản án kết tội của toà án có hiệu lực; quyền khiếu nại, tố cáo

Thứ ba, những nội dung quy định về tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp

1992 tiếp tục áp dụng nguyên tắc tập quyền, nhưng có sự tiếp thu những ưu diểmcủa cơ chế phân quyền Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan: Quốc hội, chủtịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân

3 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 1992 sau một thập kỷ áp dụng đã có một số quy dịnh khôngcòn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới Vì vậy, để phát huy vai trò,hiệu quả của Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một

số điều của Hiến pháp năm 1992

Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã ra Nghị quyết về viẹc thành lập Uỷ ban dựthảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 Sau khi hoàn thành

dự thảo đã được đem công bố để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân

Trang 35

Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến phápnăm 1992

Hiến pháp năm 1992 có kết cấu gồm lời nói đầu, 12 chương, 147 điều thìNghị quyết số 51/2001/QH10 đã sửa đổi, bổ sung lời nói đầu, 8 chương, 23 điều.Những sửa đổi này nhằm:

- Khẳng định, làm rõ hơn một số quy định trong Hiến pháp năm 1992

- Chỉnh sửa về mặt từ ngữ, thuật ngữ cho chuẩn và phù hợp với những vănbản đã ban hành gần đây

- Chính sửa lại thẩm quyền của một số cơ quan trong bộ máy nhà nướccho phù hợp với điều kiện thực tế

Tuy có sự sửa đổi, bổ sung nhiều điều, nhưng nhìn chung đó chỉ là nhữngsửa đổi, bổ sung không lớn, về cơ bản những nội dung của Hiến pháp năm 1992vẫn được khẳng định và duy trì Vì vậy, sự sửa đổi, bổ sung lần này không tạo ramột bản Hiến pháp mới

Trang 36

Chương 4

Chế độ chính trị

I Khái niệm chế độ chính trị

1 Chính trị và chế độ chính trị

Thuật ngữ chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “politika” với nghĩa

là công việc nhà nước, công việc xã hội Hiện nay, thuật ngữ chính trị được hiểu

là một lĩnh vực hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốcgia và các nhóm xã hội khác nhau xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ

và sử dụng quyền lực nhà nước

Từ cách hiểu về chính trị như vậy, chế độ chính trị - với tư cách là một chếđịnh của ngành luật Hiến pháp, là tập hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnhcác quan hệ chính trị cơ bản và quan trọng nhất, đó là quan hệ giữa các giai cấp,dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau xoay quanh một vấn đề trungtâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước

2 Những nội dung cơ bản của chế độ chính trị

Trên cơ sở quan niệm về chế độ chính trị như trên, khi nghiên cứu về chế

độ chính trị của một nhà nước cần làm rõ được các nội dung sau:

- Nguồn gốc quyền lực của Nhà nước đó như thế nào? quyền lực nhà nước

đó thuộc về ai? Vấn đề này gắn liền với nguồn gốc và bản chất của mỗi nhànước

- Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào?

a) Nguồn gốc quyền lực nhà nước

Trang 37

Nhà nước là một hiện tượng hình thành trong xã hội có giai cấp, do giaicấp thống trị lập ra nhằm để bảo vệ địa vị, quyền lợi của gia cấp thống trị, đồngthời là công cụ để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định của xã hội Nhà nướcluôn thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội Bản chất giai cấp của nhànước được thể hiện ở chỗ: (1) Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội cógiai cấp Khi xã hội không còn có sự hiện diện của các giai cấp khác nhau, khi ấynhà nước không còn tồn tại; (2) Nhà nước là sản phẩm do giai cấp thống trị lập

ra, nhằm để bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp mình Bản chất xã hội đượcthể hiện ở chỗ nhà nước còn là công cụ để quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổnđịnh của xã hội và bảo vệ những lợi ích chung của toàn xã hội

Nhà nước là một tổ chức nằm trong hệ thống chính trị, tuy vậy nó giữ vaitrò trung tâm bởi nó hội tụ được các đặc trưng sau đây: (1) Nhà nước thiết lậpmột thứ quyền lực công cộng đặc biệt trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ; (2) Nhànước chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính; (3) Nhà nước cóchủ quyền quốc gia; (4) Nhà nước ban hành ra pháp luật và thực hiện sự quản lýbắt buộc đối với mọi công dân; (5) Nhà nước đặt ra các loại thuế và tổ chức thựchiện việc thu thuế

Quyền lực được hiểu là sức mạnh, khả năng mà nhờ đó một chủ thể có thể

bắt các chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình Như vậy, quyền lực nhà

nước được hiểu là sức mạnh của Nhà nước mà nhờ đó, Nhà nước có thể bắt các

chủ thể khác (các tổ chức, cá nhân, tầng lớp, giai cấp) trong phạm vi quốc giaphải phục tùng ý chí của mình Nguồn gốc, bản chất của quyền nhà nước bắtnguồn từ nguồn gốc, bản chất của Nhà nước Quyền lực nhà nước xuất hiện khiNhà nước đó được hình thành, thuộc về giai cấp thống trị trong xã hội Bản chấtcủa việc sử dụng quyền lực nhà nước để bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong

xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đồng thời là để duy trì trật tự, ổnđịnh của xã hội

Trang 38

b) Tổ chức quyền lực nhà nước

Việc tổ chức quyền lực nhà nước gắn liền với ván đề hình thức Nhà nước.Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố chủ yếu: hình thức chính thể và hìnhthức cấu trúc Trong đó, hình thức chính thể là hình thức tổ chức của các cơ quanquyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau,

cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan ấy Hình

thức chính thể là việc tổ chức quyền lực, phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang Hình thức cấu trúc là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành

chính - lãnh thổ và xác lập tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà

nước, cũng như quan hệ giữa các cơ quan ở trung ương và địa phương Hình

thức cấu trúc là sự thể hiện tổ chức quyền lực theo chiều dọc, từ trung ương tới địa phương

Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thểcộng hoà

(1)- Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao

của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người đứng đầu nhà nước(nguyên thủ quốc gia) hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập) Vua,hoàng đế, quốc trưởng là nguyên thủ quốc gia của các nước theo chính thể này.Nhà nước theo chính thể quân chủ gọi là nhà nước quân chủ Chính thể quân chủđược chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế

- Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể quân chủ, trong đó nguyên thủ

quốc gia (vua, hoàng đế) có quyền lực vô hạn

- Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao

của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phầnđược trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện trong nhà nước tư sảnhoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến) Chính thể quân chủ

hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến (quân chủ đại nghị).

Trang 39

Chính thể quân chủ lập hiến hiện nay còn tồn tại ở nhiều quốc gia như Vươngquốc Anh, Nhật, Hà Lan… là kết quả của các cuộc cách mạng tư sản không triệt

để Giai cấp tư sản không thể xóa bỏ ngay được chế độ phong kiến nên đành phảithỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến Trong hình thức chính thể quân chủ

lập hiến, quyền lực của vua bị hạn chế bởi Hiến pháp Vua (Hoàng đế, nữ

hoàng) là nguyên thủ quốc gia, được hình thành bằng con đường thế tập Vua chỉ

mang tính chất tượng trưng, không có thực quyền theo nguyên tắc “nhà vua trị

vì nhưng không cai trị” Mọi quyết định của hoàng đế chỉ có hiệu lực khi có chữ

ký kèm theo của thủ tướng Hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm mục đích chính

thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của Nghị viện, Chính phủ Nghị viện là

cơ quan có quyền lực rất lớn, theo nguyên tắc “nghị viện có thể làm được tất cả,

chỉ trừ việc biến đàn ông thành đàn bà” Nghị viện có quyền lập pháp, quyết

định ngân sách và thuế; giám sát hoạt động của Chính phủ, bầu miễn nhiệm cácthành viên của Chính phủ Nghị viện bao gồm hai viện: thượng nghị viện (việnnguyên lão) và hạ nghị viện Thượng nghị viện đại diện cho tầng lớp quý tộc,không phải qua bầu cử Hạ nghị viện bao gồm các thành viên đại diện cho các

tầng lớp dân cư Chính phủ là cơ quan có tính thực quyền, nắm quyền hành pháp

do Nghị viện lập ra và phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện Thủ tướng doHoàng đế bổ nhiệm, những không được bổ nhiệm ai khác ngoài người đứng đầuđảng cầm quyền là đảng chiếm đa số ghế trong hạ nghị viện Các Bộ trưởng nhấtthiết phải là đại biểu của thượng viện hoặc hạ viện Các bộ trưởng phải chịutrách nhiệm trước Nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nhà vua

(2)- Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao

của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định.Nhà nước theo chính thể cộng hoà gọi là nhà nước cộng hoà Chính thể cộng hoà

có hai hình thức chủ yếu là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ Cộng hoà

quý tộc là hình thức chính thể, trong đó cơ quan đại diện là do giới quý tộc bầu

ra Chính thể này chỉ tồn tại ở kiểu nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến

Trang 40

Cộng hoà dân chủ là hình thức chính thể, trong đó người đại diện là do dân bầu

ra Chính thể này tồn tại ở tất cả bốn kiểu nhà nước đã có trong lịch sử, với khái

niệm “dân chủ” rất khác nhau Chính thể cộng hoà dân chủ là hình thức tổ chức

chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nhà nước tư sản Chính thểcộng hoà trong các nhà nước tư sản có các dạng: Cộng hoà đại nghị, cộng hoà

tổng thống và cộng hòa “lưỡng tính”

- Trong chính thể cộng hoà đại nghị, nghị viện là một thiết chế quyền lực

trung tâm Nghị viện có vị trí, vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhànước ở đây, nguyên thủ quốc gia (tổng thống) không hình thành bằng con đườngthế tập mà do nghị viện bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện Chính vì khôngphải do nhân dân trực tiếp bầu ra nên nguyên thủ quốc gia trong hình thức chínhthể cộng hòa đại nghị không có thực quyền, hầu như không trực tiếp tham giagiải quyết các công việc của đất nước Chính phủ là cơ quan hành pháp do cácđảng chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệmtrước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Vì vậy, trongcác nước này, nghị viện có khả năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chínhphủ Hiện nay, Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà áo, Cộng hoà Italia.v.v lànhững nước tổ chức theo chính thể cộng hoà đại nghị

- Trong chính thể cộng hoà tổng thống, nguyên thủ quốc gia (Tổng thống)

có vị trí và vai trò rất quan trọng Tổng thống do nhân dân trực tiếp (hoặc giántiếp thông qua đại cử tri) bầu ra Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa làngười đứng đầu chính phủ (cơ quan hành pháp) Chính phủ không phải do nghịviện thành lập Các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, chịu tráchnhiệm trước Tổng thống ở các nước theo chính thể cộng hoà tổng thống, sựphân định giữa các quyền lập pháp và hành pháp rất rõ ràng: Tổng thống và các

bộ trưởng có toàn quyền trong lĩnh vực hành pháp, nghị viện có quyền lập pháp;Nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ, Tổng thống không có quyền giải tán

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w