1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)

63 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 887,75 KB

Nội dung

Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990).

BỘ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Chủ đề 1: Lợi thế cạnh tranh-sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990) Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Ứng với mỗi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải thích vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh và năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. (Cụ thể ứng dụng vào ngành chè ở Việt Nam) GVHD: TS. NGUYỄN HÙNG PHONG NGUYỄN KIM PHƯỚC. HVTH: NHÓM 1 – KHÓA MBA10 1. PHAN NGUYỄN TUẤN HIỆP 2. BÙI THỊ THANH CHI 3. NGUYỄN TRUNG KIÊN 4. LÊ THỊ HOÀNG OANH 5. PHẠM THỊ MỸ DUNG 6. NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG. TP.HCM, 08/2012 - Trang 1 - LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến với thầy Nguyễn Hùng Phong và cô Nguyễn Kim Phước đã tận tình hướng dẫn chúng tôi, học viên lớp MBA khóa 10 trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu bài học và thực hiện nghiên cứu đề tài môn học Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp MBA khóa 10 đã nhiệt tình đóng góp cho nhóm chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện để đề tài được hoàn thành tốt hơn. Cuối cùng, do giới hạn của môn học và thời gian nghiên cứu nên chưa thể phân tích cụ thể và đi sâu vào các vấn đề nên rất mong quý Thầy Cô và bạn đọc thông cảm về những thiếu xót nếu có. Kính chúc quý Thầy Cô, quý bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công. Xin trân trọng kính chào. Nhóm Học viên thực hiện Nhóm 1. - Trang 2 - NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thành Phố HCM, ngày , tháng , năm 2012. - Trang 3 - MỤC LỤC Trang Phần 1. Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia. 5 1. Lợi thế cạnh tranh là gì ? 5 2. Lợi thế cạnh tranh mang đến sự phồn vinh của quốc gia: 5 3. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh . 6 4. Tóm lược về Mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter và nhận định các yếu tố này ở Việt Nam: 6 * Cụ thể các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng: 17 1. Trong quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia láng giềng: 17 2. Những yêu cầu về chuyển đổi chính sách: 18 3. Chương trình hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh. 18 4. Phát triển nguồn nhân lực. 19 5. Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước. 19 6. Phát triển các tổ hợp tại Việt Nam. 20 7. Tổ hợp và các chính sách kinh tế. 21 8. Các khuyến nghị để thực hiện. 21 Phần 2. Ứng với mỗi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải thích vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh và năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. 22 Ứng dụng vào ngành chè ở Việt Nam 2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và trên thế giới. 22 2.1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng chè: 22 2.1.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây chè, phân bố của ngành hàng chè trong nước. 22 2.1.3. Phân bố địa lý, thuận lợi và khó khăn 24 2.1.4. Các sản phẩm chính và tình hình sản xuất của ngành chè trên thế giới. 28 2.1.5. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của ngành hàng trong nước theo chuỗi thời gian hàng năm. 31 2.1.6. Tình hình sản xuất chè trên thế giới. 33 2.1.7. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè và một số chỉ tiêu xuất khẩu chè của Việt Nam theo các phân khúc thị trường. 36 - Trang 4 - 2.2. Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia trong ngành chè Việt Nam ứng với mô hình kim cương của Michael Porter. 37 2.2.1. Điều kiện về yếu tố sản xuất trong ngành chè ở Việt Nam. 38 2.2.2. Các điều kiện về cầu trong sản xuất chè ở Việt Nam. 41 2.2.3. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan trong ngành chè tại Việt Nam. 42 2.2.4. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa 43 2.2.5 Vai trò của chính phủ trong ngành chè Việt Nam. 44 2.3. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các quốc gia xuất khẩu chè thành công trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam 46 2.3.1. Nghiên cứu về thành tựu và bài học kinh nghiệm của các quốc gia xuất khẩu chè trên thế giới 46 2.3.2. Từ những nghiên cứu trên ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam. 53 2.4. Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020. 55 2.5. Một số kiến nghị 56 - Trang 5 - Chủ đề 1: Lợi thế cạnh tranh-sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990) Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Ứng với mổi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải thích vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh và năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị. Phần 1. Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ ra các chính sách nào mà chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của quốc gia. 1. Lợi thế cạnh tranh là gì ? Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. 2. Lợi thế cạnh tranh mang đến sự phồn vinh của quốc gia : Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các Công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ. Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. - Trang 6 - Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội. 3. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh . Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh quốc tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của Adam Smith hay chỉ có lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạosự năng động của ngành của quốc gia đó Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. 4. Tóm lược về Mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter và nhận định các yếu tố này ở Việt Nam: Hình 1.1. Mô hình kim cương của Michael Porter. - Trang 7 - Michael Porter đã đưa ra mô hình phân tích tại sao một vài quốc gia lại có lợi thế cạnh tranh hơn các quốc gia khác. Mô hình này đưa ra các yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, các yếu tố này được xem như là “viên kim cương của Michael Porter – Porter’s Diamond”. Lý thuyết này cho rằng điểm tựa quốc gia của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Porter đưa ra bốn yếu tố trong mô hình viên kim cương của mình như sau (xem hình 1.1) Theo Porter (1990), bốn thuộc tính trong mô hình kim cương của một quốc gia sẽ định hình môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh quốc gia, cụ thể: (1). Các điều kiện của yếu tố đầu vào: Hiện trạng của một quốc gia liên quan đến các yếu tố sản xuất như kỹ năng lao động, cơ cấu hạ tầng v.v… chúng có liên quan đến cạnh tranh cho những ngành riêng. Các yếu tố này có thể chia thành các nhóm như: (1) nguồn nhân lực (trình độ học vấn, chi phí lao động, sự cam kết v.v…), (2) các nguồn nguyên liệu (nguồn nguyên liệu tự nhiên, không gian v.v…), (4) nguồn kiến thức, (5) nguồn vốn và cơ sở hạ tầng, vật chất, (6) Hạ tầng hành chính (đăng ký, cấp phép), (7) Thông tin và tính minh bạch, (8) Hạ tầng khoa học và công nghệ. Các yếu tố này cũng bao gồm các yếu tố như chất lượng nghiên cứu trường đại học, sự bãi bỏ các quy định của thị trường lao động, khả năng chu chuyển nhanh của thị trường chứng khoán của quốc gia v.v… Các yếu tố quốc gia này thường cung cấp những lợi thế cạnh tranh đầu tiên và từ đó lợi thế cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở này. Mỗi quốc giamột nhóm các điều kiện yếu tố cụ thểthế nên mỗi quốc gia sẽ phát triển những ngành công nghiệp mà nhóm điều kiện các yếu tố đầu vào của nó là tối ưu. Điều này cũng giải thích được sự tồn tại của các quốc gia gọi là “quốc gia có nguồn lao động rẻ”, các nước nông nghiệp (đất nước rộng lớn với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào). Michael Porter chỉ ra rằng các yếu tố này không phải có từ thiên nhiên hay được thừa hưởng mà nó có thể thay đổi hay phát triển. Ví dụ như các sáng kiến về chính trị, tiến bộ công nghệ hoặc thay đổi về văn hóa xã hội có thể hình thành nên những yếu tố đầu vào của quốc gia. - Trang 8 - * Nhận định các điều kiện của yếu tố đầu vào ở Việt Nam. Trong bảng Báo cáo năng suất Việt Nam 2010 thì: Những năm qua Việt Nam vẫn tập trung tăng cường sử dụng lao động vào huy động sử dụng vốn là chủ yếu, chưa có nhiều đóng góp của các yếu tố như trình độ công nghệ, chất lượng lao động, công nghệ quản lý, cơ sở hạ tầng, … vào tăng trưởng kinh tế. Nguồn: Theo Trung tâm năng suất Việt Nam (2010). Theo nhận định của các chuyên gia cho thấy: - Một trong những lợi thế cạnh tranh của VN thường được nói đến là nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, luật Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nên "giải mã" để xem đây là lợi hay là nhược điểm của VN. Lý do là giá nhân công rẻ đồng nghĩa với lao động tay nghề thấp. Như vậy, lợi thế này cũng chính là nhược điểm của lao động VN. Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài than phiền rằng khó tuyển dụng nhân sự cho ngành công nghệ thông tin, ngân hàng, viễn thông Do đó VN khó có thể thu hút đầu tư vào những khu vực dịch vụ cao cấp mà VN, đặc biệt là TP.HCM đang rất cần để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao hàm lượng nội địa là việc mà Nhà nước phải nhanh chóng thực hiện để "tạo chất" cho "lợi thế nhân công" mà VN đang có hiện nay. - Chi phí thấp là lợi thế của Doanh nghiệp Việt Nam: Tuy nhiên, theo GS-TS Võ Tòng Xuân, các nhà thương thuyết của ngành ngoại giao và thương mại đang quá mải mê với việc thiết kế lịch trình giảm thuế quan hàng nhập mà chưa có kế hoạch "lợi dụng cơ hội do mậu dịch tự do đem lại". Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, giá cả của chúng ta hiện nay cao hơn so với Thái Lan, Trung Quốc do tốn nhiều chi phí, trả nhiều lệ phí, nhiều công gián tiếp lại không có nhãn hiệu uy tín quốc tế nên bán không được giá. GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng, nhiệm vụ của Nhà nước phải đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học (giống cây trồng và vật nuôi, kể cả những giống có gien chuyển đổi thích nghi điều kiện canh tác khắc nghiệt của vùng sâu, vùng xa, công nghệ sau thu hoạch). Bên cạnh đó, phải quyết tâm cải tiến các chính sách, bãi bỏ những loại lệ phí vô lý để giảm bớt giá thành sản phẩm, bãi bỏ những ưu đãi với một thành phần kinh tế, cơ cấu lại các DN quốc doanh Nguồn: Nguyên Hằng – [Việt Báo (theo Thanh Niên)] http://vietbao.vn/Kinh-te/Canh-tranh-quoc-te-Dau-la-loi-the-cua-Viet- Nam/45211622/87/ - Trang 9 - (2). Các điều kiện của cầu: Thể hiện mức độ phức tạp của khách hàng và nhu cầu (đòi hỏi chất lượng cao, an toàn, và phù hợp với môi trường). Các điều kiện của cầu ảnh hưởng đến việc hình thành nên các điều kiện yếu tố đầu vào của quốc gia. Chúng tác động đến không gian, xu hướng cải tiến và phát triển sản phẩm. Theo Porter các nhu cầu được thể hiện bởi ba đặc tính chính sau: sự hỗn hợp (sự hỗn hợp giữa nhu cầu và sở thích người tiêu dùng), phạm vi và tốc độ phát triển, phạm vi và tốc độ phát triển và các cơ chế mà nó truyền những sở thích từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài. * Nhận định các điều kiện của cầu ở Việt Nam: - Với thị trường rộng lớn, dân số đông (khoảng 90 triệu dân) nên nhu cầu trong nước ngày càng lớn và đa dạng; - Người tiêu dùng trong nước ngày càng trở nên khó tính: đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn, an toàn và thân thiện hơn với môi trường;    Nên đây vừa là cơ hội và thách thức của các nhà sản xuất. (3). Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Thể hiện sự hiện diện của Nhà cung cấp và các ngành hỗ trợ. Một ngành công nghiệp thành công trên toàn thế giới có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan. Những ngành công nghiệp cung cấp có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hóa các ngành ở những giai đoạn sau trong chuỗi hệ thống giá trị. Bên cạnh những nhà cung cấp, những ngành công nghiệp có liên quan cũng rất quan trọng. Đây là những ngành công nghiệp có thể sử dụng và phối hợp các hoạt động riêng lẻ với nhau trong chuỗi giá trị hoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung (ví dụ như phần cứng, phần mềm v.v…) [...]... Hồng Kông với một triết lý rất đơn giản: mẫu quốc phảilợi từ thuộc địa Nhưng mẫu quốc chỉ có thểlợi khi người dân thuộc địa được có khả năng phát triển tối đa, sinh lợi tối đa Không ai biết được lợi thế cạnh tranh của mỗi người, mỗi doanh nghiệp là gì nhưng hãy để họ tự quyết định và làm - Trang 15 - ăn theo ý họ, theo khả năng của họ Mức thuế phải ở mức thấp nhất để không ai phải băn khoăn... bị ảnh hưởng mạnh của cấu trúc sở hữu và sự kiểm soát Ví dụ như các công ty tư nhân hoàn toàn hoạt động khác biệt so với các công ty nhà nước Porter cho rằng các đối thủ cạnh tranh trong nước và việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong một quốc giathể giúp cung cấp các tổ chức các cơ sở để đạt được lợi thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu Porter cho rằng các ngành kinh tế của quốc gia sẽ thành công... thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Thể hiện ở bối cảnh chiến lược và cạnh tranh: - Những quy định và cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư và nâng cao năng suất (ưu đãi vốn đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ); - Cạnh tranh nội địa gay gắt (mức độ thông thoáng đối với cạnh tranh nội địa và nước ngoài, ) Đây là điều kiện của một quốc gia mà nó quyết định cách các công ty được thành lập, được tổ chức và được. .. thuận lợi Tác động tương hỗ của các nhóm nhân tố này thúc đẩy sự phát triển của ngành và lợi thế của một yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và phát triển các nhóm yếu tố khác * Nhận định bối cảnh ở Việt Nam Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 201 0-2 011 của WEF (diễn đàn kinh tế thế giới) cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 200 9-2 010... trường kinh doanh; - Trang 21 - Phần 2 Ứng với mỗi yếu tố trong mô hình viên kim cương này anh/chị hãy giải thích vì sao những chính sách này có thể dẫn đến một sự gia tăng lợi thế cạnh tranh và năng suất cho một ngành được lựa chọn tại quốc gia của anh/chị Ứng dụng vào ngành chè ở Việt Nam 2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và trên thế giới 2.1.1 Lịch sử phát triển của ngành hàng chè:... tế giữa các quốc gia láng giềng: Hợp tác quốc tế giữa các quốc gia láng giềng Nâng cao năng suất - Cải tiến hạ tầng giao thông; - Xây dựng một mạng lưới năng lượng hiệu quả; Điều kiện các yếu tố dầu vào - Tăng cường truyền thông và liên kết khu vực; - Kết nối các thị trường tài chính; - Tạo phong trào học tập cao hơn của Sinh viên; - Thống nhất các yêu cầu hành chính đối với doanh nghiệp - Xóa bỏ các... có môi trường kinh doanh thông thoáng để phát triển tối đa lợi thế riêng của họ thì mỗi doanh nhân sẽ đạt được tính cạnh tranh cao nhất họ có thể đạt được Như vậy tính cạnh tranh của toàn xã hội cũng sẽ đạt được mức tối đa Từ đó, ông xác định vai trò của chính quyền là triệt để tránh can thiệp vào đời sống kinh doanh của doanh nghiệp Phảimột thể chế công (public institutions) trong sạch, hợp lý... người của Hồng Kông đạt được ¼ thu nhập bình quân của người dân ở “mẫu quốc Anh quốc Và chỉ sau đó 25 năm, thu nhập của người dân Hồng Kông đã vượt qua thu nhập của người dân mẫu quốc! Ngày nay, tính cạnh tranh toàn cầu của Hồng Kông ngang ngửa với Anh quốc, thường ở "top ten" toàn cầu Vậy thì Hồng Kông đã làm gì?Hồng Kông đã may mắn có được sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết làm chuyện đúng để có được. .. trường, luôn tìm tòi phát huy được lợi thế cạnh tranh của họ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, không bị ảnh hưởng do sự can thiệp của chính quyền thúc đẩy sự phát triển toàn diện; nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nếu quá coi nhẹ chủ trương, các chính sách của nhà nước, của chính quyền thì các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của mình tại thị trường trong... chủng của Trung Quốc sản xuất tại Phúc Kiến, Quảng Đông, Đài Loan bao gồm 5 loại sau: - Thuỷ tiên - Ô long - Thiết quan âm Kỳ chủng - Sắc chủng - Bao chủng (4) Trà trắng hay bạch trà Thuộc loại đặc sản của Trung Quốc, chỉ lên men nhẹ, sản xuất chủ yếu ở Phúc Kiến Căn cứ vào giống và độ non của búp chia thành: - Bạch hào ngân trâm - Bạch mẫu đơn - Cống my - Thọ my (5) Trà ướp hoa Gồm có 3 loại: - Trà . DOANH QUỐC TẾ Chủ đề 1: Lợi thế cạnh tranh- sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990) Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael. thế cạnh tranh mang đến sự phồn vinh của quốc gia: 5 3. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh . 6 4. Tóm lược về Mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của. thế cạnh tranh- sự phồn vinh của quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990) Sử dụng mô hình viên kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để chỉ ra các chính

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình kim cương của Michael Porter. - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Hình 1.1. Mô hình kim cương của Michael Porter (Trang 7)
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và xuất khẩu chè của Việt Nam - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và xuất khẩu chè của Việt Nam (Trang 32)
Bảng 2.2. Cơ cấu các loại chè xuất khẩu của Việt Nam (2006 – 2009). - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.2. Cơ cấu các loại chè xuất khẩu của Việt Nam (2006 – 2009) (Trang 32)
Bảng 2.4. Các thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam ( triệu USD) - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.4. Các thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam ( triệu USD) (Trang 33)
Bảng 2.5. Bảng diện tích trồng chè phân theo châu lục năm 2000 – 2009 (1000 ha) - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.5. Bảng diện tích trồng chè phân theo châu lục năm 2000 – 2009 (1000 ha) (Trang 34)
Bảng 2.6. Bảng kim ngạch xuất khẩu chè của thế giới phân theo từng loại chè (triệu  USD) - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.6. Bảng kim ngạch xuất khẩu chè của thế giới phân theo từng loại chè (triệu USD) (Trang 35)
Bảng 2.8. Bảng phân khúc thị trường thế giới chia theo Nhóm từ 1 đến 8. - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.8. Bảng phân khúc thị trường thế giới chia theo Nhóm từ 1 đến 8 (Trang 36)
Bảng 2.7. Giá nhập khẩu chè của 05 quốc gia nhập khẩu có giá nhập khẩu cao nhất  trong giai đoạn 2005 – 2009 (USD/kg) - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.7. Giá nhập khẩu chè của 05 quốc gia nhập khẩu có giá nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2009 (USD/kg) (Trang 36)
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu về xuất khẩu chè của Việt Nam. - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu về xuất khẩu chè của Việt Nam (Trang 37)
Bảng 2.9. Bảng các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở Việt Nam. - Lợi thế cạnh tranh - sự phồn vinh của một quốc gia được tạo ra chứ không phải gắn liền bẩm sinh (Porter, 1990)
Bảng 2.9. Bảng các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở Việt Nam (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w