1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội

60 666 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 578,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Nguyễn Thành Độ - TS Nguyễn Ngọc Huyền – Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – Năm 2002

2 GS.TS Nguyễn Thành Độ - TS Nguyễn Ngọc Huyền – Giáo trình Quản trị Kinh Doanh – Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – Năm 2004.3 PGS.TS Lê Công Hoa – Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh

doanh – Lưu hành nội bộ - Năm 2005.

4 PGS.TS Lê Công Hoa – Giáo trình Quản lý hậu cần kinh doanh – Lưu hành nội bộ - Năm 2004.

5. Gioi/Dien_mao_nao_cho_nganh_det_may/

http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/The-6. http://www.vnn.vn/kinhte/2004/04/58876/

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần kéo theo sự tăng trưởng chóng mặt của các ngành công nghiệp Không thể phủ nhận rằng, cạnh tranh là một phần tất yếu trong nền kinh tế thị trường, và tự do cạnh tranh là một yếu tố giúp các doanh nghiệp tiến xa hơn trong lĩnh vực của mình Sự phát triển này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình Trong môi trường mà tính chất cạnh tranh khắc nghiệt như vậy, nếu không có hoặc có ít khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp hoặc sẽ không có khả năng phát triển hoặc phải đứng ngoài cuộc chơi

Để có thể tồn tại trên thị trường, thì phải có khả năng cạnh tranh Để có khả năng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và giảm chi phí sản xuất đến mức có thể Điều này có nghĩa doanh nghiệp cần phải đảm bảo từ khâu nguyênc vật liệu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ một cách tốt nhất, trơn tru nhất và thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường Có như, doanh nghiệp mới giữ được thị phần của mình và đứng vững trên thị trường.

Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội là một công ty Nhà nước có thời gian hoạt động từ rất lâu và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vải bạt phục vụ cho tiêu dùng Sở dĩ công ty có thể tồn tại được lâu như vậy là do sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc sản xuất

Trang 4

và tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được từ trước đến nay còn tồn tại không ít khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục để công ty ngày một vững mạnh và phát triển hơn nữa, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia và lĩnh vực sản xuất của công ty Nhận thức được những mặt còn hạn chế trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, em đã quyết

định chọn đề tài: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội” cho chuyên đề tốt nghiệp.

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu và kết luận, về cơ bản chuyên đề được chia thành 3 chương như sau:

Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.

Chương II: Phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm Dệt của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Dệt của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Hoàng Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này!

Em cũng xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên trong Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty!

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI

I Tổng quan về Công ty Dệt 19/5 Hà Nội1 Thông tin chung về công ty

Tên công ty : Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội.

Tên tiếng Anh : Hanoi May 19 Textile Company.Tên giao dịch : Hatexco.

Địa chỉ : số 203 - Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội.Điện thoại : 04.8.584.551 -04.8.584.616.

Fax : 048585392.

Email : hatex_co@hn.vn.vnn.

Website : hiện đang được xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động.Số ĐKKD : 108.747 - Cấp ngày 28/07/1993.

Mã số thuế : 0100.100.495-1 Cục thuế Thành phố Hà Nội.

Số tài khoản : 0.021.000.000.738 Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.Ngân hàng giao dịch:

 Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội (32 Láng Hạ).

 Ngân hàng Công Thương Hà Tây ( cầu Am- Hà Đông- Hà Tây). Các kho bạc Nhà nước : dải ngân dự án đề tài.

 Ngân hàng Cổ Phần Quân Đội.

Hiện nay Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước ngoài (Singapo) :

Trang 6

 Cơ sở 1 : tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Cơ sở 2 : tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ sở 3 : tại Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cơ sở 4 : tại khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam.

 Liên doanh 1 : Norfolk hatexco được thành lập năm 2002.

 Liên doanh 2 : Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 được thành lập năm 1993.

Có 4 nhà máy :

 Nhà máy Dệt Hà Nội. Nhà máy Sợi Hà Nội.

 Nhà máy May Thêu Hà Nội. Nhà máy Dệt Hà Nam.

2 Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh

2.1 Hình thức pháp lý

Ngày 01/09/2005 theo quyết định số 2903/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ngày 28/05/2005 Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng.

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.

2.2 Loại hình kinh doanh

 Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các

Trang 7

loại, hàng dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng

 Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết

 Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học,

thiết bị viễn thông

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá

 Cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi và máy móc thiết bị

 Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu thị trường và được luật pháp cho phép.

3 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hà Nội Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.

Bề dày lịch sử hình thành và phát triển Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội có thể chia lam 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn hình thành, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa (1959-1973):

Công ty được thành lập vào tháng 5/1959 (thời điểm miền Bắc Việt Nam giải phóng được 5 năm), tiền thân của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt, bít tất, vải kaki, vải phin, popơlin, … như Việt Thắng, Tây Hồ, …Vì thế, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị

Trang 8

mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và thực sự cũ kỹ lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp Vì thế Xí nghiệp được đánh giá như sự hợp tác của các cơ sở dệt để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa.

Ngày đầu thành lập, xí nghiệp được Thành phố công nhận là Xí nghiệp Quốc doanh mang tên Xí nghiệp dệt 8/5, kỷ niệm kỳ họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 8/5/1946, xí nghiệp có trụ sở đặt tại số 4 – Hàng Chuối – Hà Nội Sản phẩm chính của xí nghiệp là bít tất, khăn mặt, vải kaki, vải phin, popơlin, … phục vụ cho bảo hộ lao động và công tác quốc phòng.

Số lượng công nhân của xí nghiệp vào thời kỳ này khoảng 250 người Sản lượng hàng năm luôn tăng từ 10 -15%.

Năm 1964, đất nước có chiến tranh, xí nghiệp thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, nhiều cán bộ, công nhân của xí nghiệp đã lên đường tòng quân đi đánh giặc Bộ phận còn lại của xí nghiệp vẫn tiếp tục ở lại bám trụ xí nghiệp tiếp tục sản xuất và đấu tranh chống lại sự đánh phá leo thang của giặc Mĩ.

Cũng trong thời gian này một bộ phận của xí nghiệp được sơ tán về thôn Văn – xã Thanh Liệt - Huyện Thanh Trì –Hà Nội làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt Để tăng sản lượng sản xuất xí nghiệp được Nhà nước cho phép nhập thêm 50 máy dệt Trung Quốc mới đưa vào sản xuất nhằm phục vụ cho công tác Quốc phòng (võng, balô)

Năm 1967 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội Nhiệm vụ của xí nghiệp lúc này chủ yếu phục vụ cho Quốc phòng

Giai đoạn xí nghiệp phát triển trong cơ chế bao cấp (1974-1988):

Năm 1980, xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây

Trang 9

dựng cơ sở mới ở Nhân Chính – Thanh Xuân với diện tích 4.5 ha và được đầu tư thêm 100 máy dệt hiệu UTAS Tiệp Khắc Quá trình xây dựng cơ bản từ năm 1981 đến năm 1985 thì hoàn thành Lúc này số lượng cán bộ công nhân xí nghiệp là 520 người, hàng năm sản xuất ra hơn 1, 8 triệu mét vải quy chuẩn các loại.

Năm 1983, do nhu cầu giới thiệu tính ngành sản xuất, nhà máy được Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội quyết định đổi tên thành nhà máy dệt 19/5.

Năm 1988, xí nghiệp thực tế đưa vào sản xuất 209 máy dệt các loại với 1500 công nhân, hàng năm sản xuất ra 500 tấn sợi và 2, 7 triệu mét vải quy chuẩn các loại Có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của nhà máy dệt 19/5.

Không những thành công về sản xuất, thời kỳ này nhà máy còn nhận được nhiều sự khen thưởng của Uỷ ban Nhân dân Thành phố, của Đảng về các thành tích đặc biệt xuất sắc như Văn hoá, Văn nghệ, Thể dục, Thể thao, An ninh, Quốc phòng, … Đảng bộ nhà máy được công nhận là Đảng bộ vững mạnh, sản xuất tiên tiến, …liên tục nhận được cờ thi đua của Thành uỷ.

Giai đoạn vật lộn để phát triển vững mạnh trong cơ chế thị trường (1989 – 1999):

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế vân hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nhiều thành phần kinh tế được thành lập và khuyến khích phát triển, kinh tế quốc doanh sau nhiều năm không bắt kịp cơ chế thị trường đã dần phát triển trở lại và khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền Kinh tế quốc dân.

Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của nhà máy đều được cấp trên giao xuống, việc hoàn thành các chỉ tiêu của cấp trên giao là nhiệm vụ của công ty Nay bước sang nền kinh tế thị trường nhà máy đã gặp những khó khăn không nhỏ Sản phẩm do nhà máy

Trang 10

làm ra không được thị trường chấp nhận, hàng năm nhà máy chỉ tiêu thụ được 1 triệu mét vải bạt các loại, trong khi đó phải nuôi một số lượng công nhân khổng lồ hơn 1 nghìn người và bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu đồng bộ, mang nặng tính quan liêu Có những lúc tưởng chừng như nhà máy không thể đứng vững.

Đứng trước khó khăn đó, ban lãnh đạo nhà máy đã mạnh dạn cải tổ sắp xếp lại bộ máy quản lý, bộ phận sản xuất, đa dạng hoá kinh doanh, tìm kiếm mặt hàng mới, chủ động chào hàng, tìm bạn hàng, …

Để giải quyết chế độ cho hơn 1 nghìn công nhân nhà máy đã có chủ trương cho nghỉ hưu sớm, nghỉ mất sức, chuyển đổi công việc, …nhưng lượng công nhân vẫn còn lại 927 người.

Qua nhiều năm vật lộn với cơ chế mới, nhà máy đã dần đi vào ổn định và bắt đầu có những bước phát triển Nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập và làm nghĩa vụ với Nhà nước Từ năm 1991, nhà máy đã có thu để bù chi và doanh thu các năm liên tục tăng.

Năm 1993 theo quyết định số 255/QDUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhà máy dệt 19/5 được đổi tên thành Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội Từ đây đánh dấu mhữmg bước phát triển và trưởng thành vượt bậc của công ty.

Năm 1993 Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội đã mạnh dạn góp vốn liên doanh với nhà đầu tư Singapore, đây là một trong những liên doanh đầu tiên trong ngành dệt may tại Việt Nam Doanh nghiệp đã góp 20% vốn bằng đất đai, nhà xưởng và chuyển 500 lao động từ doanh nghiệp sang liên doanh.

Lúc này số lượng lao động còn lại ở công ty là 250 người, đây là những người hoặc là bền bỉ với doanh nghiệp hoặc là không còn chỗ nào khác để đi.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn quyết tâm đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Trang 11

Năm 1993, công ty đầu tư thêm 2 máy se sợi nặng của Trung Quốc Lô hàng bạt nặng đầu tiên đã được ký hợp đồng tiêu thụ ngay 80.000 mét.

Năm 1998, công ty đầu tư thêm dây chuyền dệt tự động mang nhãn hiệu UTAS Tiệp Khắc làm tăng doanh thu của công ty lên 33 tỷ đồng, công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi.

Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhất của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội (từ năm 2000 đến nay):

Năm 2001 công ty đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng thêm nhà máy kéo sợi có công suất 1250 tấn/năm Cho đến nay sản lượng thực tế là 1700 tấn/năm làm tăng doanh thu năm 2001 lên 43 tỷ đồng.

Năm 2002 công ty tham gia liên doanh với tập đoàn Norfolk Singapore.Tháng 06/2002 sau nhiều nỗ lực công ty được tổ chức quốc tế QMS của Australia cấp chứng chỉ ISO 9002 khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với bạn hàng.

Tháng 12/2002 công ty đã mở rộng sang lĩnh vực may thêu với 600.000 sản phẩm may/năm và 1, 5 triệu sản phẩm thêu/năm, đưa giá trị xuất khẩu của công ty lên đến 180.000 USD sau 45 năm phát triển và trưởng thành đến nay Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu của thành phố Hà Nội Doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng thưởng cờ cho đơn vị sản xuất tiêu biểu, Đảng bộ nhà máy được Thành Uỷ tặng cờ cho Đảng bộ vững mạnh, xuất sắc.

Năm 2005 công ty thành lập nhà máy dệt Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam có công suất 3 triệu mét /năm: 36 máy dệt Picanol của Bỉ, mỗi 1 máy có giá trị trên 1 tỷ đồng, thêm 20 máy Picanol của Bỉ sản xuất từ năm 1990 có công suất 3 triệu mét/năm.

Trang 12

4 Chức năng hoạt động của công ty

Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đất nước, đảm bảo sự phát triển của công ty, quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động trong công ty

II Đặc điểm hoạt động của công ty1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường

1.1 Đặc điểm về sản phẩmSản phẩm sợi:

Công ty sản xuất các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45 Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng Doanh thu từ sợi hàng năm chiếm 60% tổng doanh thu của Công ty Sản phẩm sợi của doanh nghiệp chiếm 30% thị phần cả nước.

Sản phẩm vải:

Công ty sản xuất các loại vải có độ dầy từ 80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản phẩm chủ yếu là bạt 2, bạt 3, bạt 8, bạt 10 phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại.

Sản phẩm may thêu:

Sản phẩm may thêu được Công ty đầu tư và đưa vào sản xuất tháng 12/2002 Sản phẩm chính là quần áo xuất khẩu các loại; T-shirt, Jacket, quần áo dệt kim và các sản phẩm thêu các loại

Bảng 1: Sản phẩm may thêu

Đơn vị: triệu đồng.Chỉ tiêu

Số lượng (quy đổi)

Giá trị SXCN

Doanh thu

Số lượng (quy đổi)

Giá trị SXCN

Doanh thu

Trang 13

May 142671 582 763 698470 3011 4021

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội).

Sản phẩm may thêu của doanh nghiệp tuy mới ra đời nhưng đã tìm được chỗ đứng và được các bạn hàng quốc tế đánh giá cao.

1.2 Đặc điểm về thị trường

Giai đoạn đầu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân dội và một số doanh nghiệp sản xuất giày Song do tính cạnh tranh của các loại sản phẩm này ngày càng quyết liệt và nhu cầu về sản phẩm mới của Công ty tăng lên nên trong một vài năm gần đây Công ty đã mở rộng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác như: kinh doanh sản phẩm may mặc, sản phẩm thêu và kinh doanh khác.

Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã được nhiều khách hàng công nhận.

Ngày nay, sản phẩm vải không chỉ là để đáp ứng về số lượng, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nên khách háng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, thời hạn giao hàng…mà còn phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, kiểu dáng Sản phẩm vải Công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất giày do đó thị trường chính trong một vài năm gần đây là các đơn vị sản xuất giày trong và ngoài nước.

Thị trường trong nước chủ yếu là các công ty giày, dệt, may như: Công ty sợ Phúc Tân, Công ty bông Việt Nam, Công ty giày Thụy Khê, Công ty dệt

Trang 14

Minh Khai, Công ty dệt Thành Công, Công ty giày Hiệp Hưng, Công ty giày An Lạc, Công ty giày Bình Định…Trong một vài năm gần đây, thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường miền Nam, thị trường quân đội và thị trường miền Bắc có xu hướng giảm xuống, do vậy Công ty đã chủ động trong việc tìm thị trường nước ngoài đó là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU Với thị trường ngoài nước sản phẩm chủ yếu Công ty cung cấp là sản phẩm may thêu chất lượng cao Do đó sản lượng tiêu thụ vải bạt và doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên đáng kể

2 Đặc điểm về nhân sự

Cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung, lao động chủ yếu của công ty là lao động nữ (chiếm khoảng 80% lao động của toàn công ty) Trong các khâu chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các khâu, các bộ phận sửa chữa, bảo vệ, hành chính.

Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của công ty lên đến 1500 người Hiện nay, do nhu cầu tăng giảm lao động gján tiếp cùng với quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất, tổng số lao động hiện nay của công ty là 1349 người.

Do đặc điểm của ngành dệt may nói chung là đò hỏi đội ngũ lao động thủ công tương đối cao, trình độ tay nghề phải tương đối cao đặc biệt đối với loại hàng dùng cho xuất khẩu vì yêu cầu của khách hàng là rất khắt khe về chất lượng, quy cách sản phẩm Qua bảng số liệu lao động dưới đây chúng ta thấy nhìn chung đội ngũ lao động trong công ty có sự biến đổi về chất rõ rệt.

Lượng lao động có tay nghề cao trong công ty tăng lên qua các năm Năm 2004 lao động có trình độ đại học, cao đẳng công ty chỉ có 51 người, năm 2007 tăng lên 139 người, đặc biệt đội ngũ thợ bậc cao của công ty tăng lên 100% Do quy mô của công ty tăng lên do đó đội ngũ lãnh đạo chủ chốt

Trang 15

trong công ty cung có xu hướng tăng theo, cán bộ chủ chốt năm 2007 so với năm 2004 tăng 65%, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng 27 người Bộ phận KCS của công ty trong những năm tới có xu hương tăng lên vì đây là bộ phận quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi đóng gói sản phẩm chuyển đến tay người tiêu dùng

Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty

4Theo bộ phận

Trang 16

Dưới 35 tuổi Nam 91 110 120 135

Từ 35 - 40 NamNữ 47139 51145 67260 80315

(Nguồn: Phòng Lao động - Tiền lương – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội).

Trình độ lao động có tay nghề cao trong công ty tăng lên qua các năm, cụ thể như sau: năm 2004 lao động có trình độ đại học, cao đẳng công ty chỉ có 51 người, năm 2007 tăng lên 139 người, đặc biệt đội ngũ thợ bậc cao của công ty tăng lên 100% (từ 75 lao dộng lên đến 149 lao động) Do quy mô của công ty tăng lên do đó đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong công ty cung có xu hướng tăng theo, cán bộ chủ chốt năm 2007 so với năm 2004 tăng 65%, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng 27 người Bộ phận KCS của công ty trong những năm tới có xu hương tăng lên vì đây là bộ phận quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi đóng gói sản phẩm chuyển đến tay người tiêu dùng.

3 Đặc điểm về công nghệ

3.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Hiện nay công ty có 5 phân xưởng:

• Phân xưởng sợi: sản xuất các loại sợi 100% cotton phục vụ cho sản xuất vải bạt.

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất Sợi

• Phân xưởng may: thực hiện gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu cho công ty liên doanh Norfolk – Hatexco, công ty TNHH tập đoàn

Trang 17

sản xuất 19/5.

Sơ đồ 2: Quy trình May

• Phân xưởng dệt: sản xuất chủ yếu các loại vải phục vụ cho ngành công nghiệp may giày.

Sơ đồ 3: Quy trình Dệt

• Phân xưởng thêu: gồm 10 máy Northphenix với công xuất 15.000 mũi/máy.

• Ngành hoàn thành:

Sơ đồ 4: Quy trình hoàn thành sản phẩm

Soạn hàngKCS Đo gấp Đóng kiện Nhập kho

Sợi đơnĐậu sợi (dọc, ngang)Se sợi (dọc , ngang)

Đánh ốngSợi dọc - Mắc sợi dọc

Sợi ngang - suốt tự độngDệt

Chải vảiGiáp mẫu Cắt May

Trang 18

• Tổ chức bộ máy ở các phân xưởng:

- Quản đốc phân xưởng: được tổng giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi hoạt động của phân xưởng.

- Trưởng ca sản xuất: là người giúp việc cho quản đốc phân xưởng và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về công việc mà mình phụ trách.

Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất

3.2 Máy móc công nghệ sản xuất

Nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty trong hững năm gần đây đã từng bước được hiện đại hoá, một số khâu trong dây truyền sản xuất mới Đặc biệt cuối năm 1998 đầu năm 1999 công ty đã đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp với số tiền lên tới 60 tỷ đồng Tiếp đó đầu năm 2002 Công ty tiếp tục mua 2 máy đậu và một máy se để hoàn thiện và nâng cao năng suất.

Tuy nhiên hiện nay các máy móc thiết bị của Công ty có sự đan xen cuả nhiều thế hệ, nhưng chủ yếu vẫn là những máy móc có từ những năm 60 tới nay đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được.

Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng hơn 100 máy các loại như: máy đậu của Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc ;máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy chải, máy ghép, máy OE

Ngành hoàn thành

Trang 19

Theo các bảng số liệu trên ta thấy công nghệ dệt ở tình trạng rất lạc hậu, công nghệ kéo sợi nhập từ Trung Quốc, có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết, thậm chí tái khấu hao đến nhiều lần song vẫn đang còn sử dụng Chính hiện trạng của máy móc thiết bị như vậy đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng.

Bảng 3: Thống kê máy móc hiện tại công ty đang sử dụng

Năm đầu tư

Nguyên giámột chiếc (đồng)

Máy thêu - Australia 10 2003 20.000.000

(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Hà Nội)

3.3 Đặc điểm về nguyên phụ liệu sản xuất của công ty

Nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp

Trang 20

đến chất lượng sản phẩm Đây là một yếu tố đòi hỏi cần phải cung ứng một cách kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

Do sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại vải bạt vì vậy nguyên phụ liệu sản xuất chính của Công ty chủ yếu là sợi và bông xơ và được nhập khẩu từ nước ngoài chiếm tới hơn 90%, nên chịu ảnh hưởng khá nhiều của các nước xuất khẩu nguyên liệu Trong đó:

 Bông xơ chiếm 50% (Bông loại 1: 70%, loại 2: 30% ). Sợi chiếm khoảng 45%.

 Vật tư và nguyên liệu khác 5%.

Thị trường trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20% nguyên liệu bông cho Công ty còn phần lớn phẩi nhập từ nước ngoài như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Phi, Ấn Độ,…

Nguồn cung sợi từ các nhà cung ứng trong nước như: sợi Huế, sợi 8/3, sợi Hà Nội, sợi Vĩnh Phú, Hà Nam Sợi chủ yếu được dùng cho sản xuất là sợi cotton 100% ngoài ra còn có cả sợi Peco, sợi tổng hợp, sợi đay.

Do nguồn nguyên liệu phần lớn nhập từ nươc ngoài nên chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, thông lệ quốc tế, trong khi đó gí cả không ổn định, thường xuyên tăng làm cho giá thành của Công ty tăng lên Đây là điều bất lợi cho tiêu thụ sảm phẩm

Tuy nhiên trong những điều kiện hiện nay, khi nước ta chỉ mới cung ứng được 10% tổng sản lượng bông của toàn ngành, trong khi chất lượng cũng chưa thực sự được đảm bảo thì nhập khẩu nguyên liệu vẫn là những giải pháp ban đầu nhằm tăng thêm chất lượng của sản phẩm.

4 Đặc điểm về tài chính

Cơ cấu tổng nguồn vồn bao gồm:

_ Vốn của Chủ sở hữu thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi

Trang 21

từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên theo quy định tại Nghị định 63/2001/NĐ-CĐ ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên là 29,7 tỷ đồng

_ Lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn cho công ty._ Vốn do Chủ sở hữu công ty bổ sung cho công ty.

_ Khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng được Nhà nước để lại bổ sung vốn theo quy định của Nhà nước.

_ Các loại vốn khác có nguồn vốn từ ngân sách và coi như của ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Trang 22

năm 2007 Nộp ngân sách từ 3.5 tỷ năm 2004 lên 4,9 tỷ năm 2007, trừ năm 2006 thì các năm khác không ngừng tăng lên cùng sự phát triển của công ty Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng có tác động tốt hơn đối với xã hội nói riêng và cả nước nói chung Lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng qua 4 năm, từ 1,7 tỷ năm 2004 đến 2,5 tỷ năm 2007, tăng 0,8 tỷ tương ứng tăng 68% Cùng với sự phát triển của công ty, thu nhập của người lao động của công ty cũng tăng đáng kể, tăng hơn 70 phần trăm qua 4 năm Điều này cho thấy, công ty đã có những chú trọng hơn trong việc phát triển và nâng cao nguồn nhân lực cũng như có sự quan tâm hơn đối với đời sống của họ.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI

Trang 23

I Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt của công ty trong thời gian vừa qua

1 Kết quả về sản phẩm

Hiện nay, sản phẩm Dệt của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội có 4 chủng loại chủ yếu, đó là: Bạt 2, Bạt 3, Bạt 8 và Bạt 10 Các chủng loại sản phẩm trên phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại

Bảng 5: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của sản phẩm Dệt.

Mặt

Số lượng

Giá trị ( trđ)

Số lượng

Giá trị ( trđ)

Số lượng

Giá trị ( trđ)Bạt 2 1000s

p 11715 410025 12538 463906 13100 537100Bạt 3 1000s

Trang 24

Về mặt chất lượng, qua bảng trên ta cũng thấy, tốc độ tăng về mặt giá trị lớn hơn trung bình 1,5 lần ( đặc biệt sản phẩm Bạt 10 lớn gấp 2 lần) tốc độ tăng về mặt số lượng Điều này chứng tỏ các sản phẩm của công ty đã và đang dần tạo được uy tín cũng như lòng tin của người tiêu dùng Đây là một dấu hiệu khá khả quan, bởi đó là xu thế chung của ngành Dệt năm 2007 vừa qua, càng khẳng định một điều Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã có những bước phát triển vững chắc.

Biểu đồ : So sánh kết quả tiêu thụ về sản lượng.

Bạt 2Bạt 3Bạt 8Bạt 10

2 Kết quả về thị trường

Trước đây, các sản phẩm Dệt may nói chung, sản phẩm Dệt của công ty nói riêng đã tạo cho mình được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước Công ty đã có rất nhiều nghiên cứu, cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhằm ngày càng mở rộng thị trường, phát triển trên phạm vi rộng, được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Trong thị trường trong nước, công ty đã ngày càng khẳng định được uy tín của mình Với đặc tính sản phẩm Dệt là để sản xuất sản phẩm khác nên thị trường chính của công ty tập trung ở các thành thị lớn, dân cư đông đúc như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định

Trang 25

Thị trường xuất khẩu là một thị trường quan trọng không kém, khi mà trong những năm gần đây, sản lượng sản phẩm xuất khẩu đạt doanh số cao, cho doanh thu hàng trăm tỷ đồng Do công ty không ngừng cố gắng cải tiến cả về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng cũng như giá cả nên trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty đã và đang đáp ứng được những yêu cầu của các thị trường khó tính nhất là Mỹ và EU.

Mở rộng thị trường là xu thế tất yếu của bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào Đây là vấn đề sống còn trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay Và Công ty Dệt 19/5 Hà Nội không nằm ngoài quy luật đó Trong những năm gần đây, cùng với việc nước ta gia nhập WTO, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã có những đổi mới đáng kể, nhằm thích ứng với điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn Công ty đã có dự định xuất khẩu sản phẩm sang các nước Tây Phi, Châu Mỹ la tinh Đây là những mảng thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn.

II Những đặc điểm về sản phẩm Dệt của công ty1 Đặc điểm về chất lượng

Sản phẩm Dệt nói chung có đặc điểm là sản phẩm trung gian, tức là nó vừa là sản phẩm của quá trình sản xuất trước ( quá trình Dệt), vừa là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sau ( quá trình may, thêu) Do đó, chất lượng sản phẩm bắt buộc phải có chất lượng cao, đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn đồng đều và có chất ổn định.

Chất lượng sản phẩm Dệt của 19/5 hiện nay được xếp vào loại khá so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như: sản phẩm của Dệt Đồng Xuân, Dệt Vĩnh Phú, Dệt Vĩnh Yên, Dệt Việt Thắng, Tây Hồ Có được thành quả như ngày nay chính là do công ty đã có tầm nhìn chiến lược, từ năm 2000, Công ty đã triển khai xây dựng và vận hành từng bước các hệ

Trang 26

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994, ISO 9001:2000, quản lý chất lượng toàn diện TQM, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 Sau 7 năm thực hiện, công ty đã có những chuyển biến đáng kể trong toàn bộ quá trình sản xuất, uy tín đối với khách hàng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Vừa qua, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Như vậy, thuế suất theo thông lệ quốc tế không có chế độ bảo hộ của nhà nước bởi hàng rào thuế quan như trước đây Do đó, công ty muốn tồn tại và phát triển chỉ có con đường duy nhất đó là tự đổi mới mình, thích nghi hơn nữa với cơ chế thị trường luôn biến động Việc tự đổi mới mình ở đây không phải là thay đổi hoàn toàn những gì công ty đang có, mà cần tìm hướng đi cho riêng mình, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng, gia tăng thêm chủng loại sản phẩm, đầu tư có tính toán về lâu dài các dây chuyền máy móc thiết bị, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ngày càng khó tính, nhất là khi thị trường mở cửa, các sản phẩm cùng loại của trong và ngoài nước ồ ạt xâm nhập thị trường, làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn Chính vì thế, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội vừa qua đã có nhiều cải tiến, nhất là trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm, nhằm kịp thời thích ứng với môi trường mới.

2 Đặc điểm về giá cả

Qua đôi điều đặc điểm về chất lượng nói trên, cùng với bảng kết quả tiêu thụ qua mấy năm gần đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng giá cả các sản phẩm của công ty tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp khác sản xuất

Trang 27

các sản phẩm cùng loại Chênh lệch về giá vào khoảng từ 10.000 đ đếm 30.000 đ Trước đây, Dệt 19/5 sử dụng phương pháp định giá như sau:

Giá bán = giá thành + thuế + lợi nhuận kỳ vọng.

Thực tế cho thấy phương pháp tính giá này đã không còn phù hợp, nhất là trong thị trường mở như hiện nay Do đó, trong vài năm gần đây, công ty đã có những điều chỉnh nhất định trong sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu cũng như chi phí nhân công, giảm giá thành, tiến tới giảm giá bán Công ty đã biết sử dụng nhiều phương pháp tính giá linh hoạt hơn, nhằm khuyến khích người mua hơn như: phương pháp định giá theo hệ số, giá phân biệt, giá mùa vụ, khách hàng thân thiết, giảm giá chiết khấu

3 Những đặc điểm về bao bì

Các sản phẩm Dệt may nói riêng, các sản phẩm khác của 19/5 nói chung khi được vận chuyển, tiêu thụ trong và ngoài nước đều thực hiện nghiêm túc công tác bao bì, bao gói cho sản phẩm Làm tốt việc này không những là thực hiện nghiêm túc theo quyết định 178/1999/QĐ-TTg cùng các thông tư liên quan của Thủ tướng Chính Phủ về quy chế ghi nhãn mác hàng hóa, mà còn giúp khách hàng của công ty có thể nhận biết rõ ràng hơn về thương hiệu, chất lượng, uy tín, cũng như tránh được hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường.

Các sản phẩm của Dệt 19/5 khi lưu thông đều có nhãn hàng hóa trên bao bì, bao gói, sản phẩm ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc, theo quy định Thứ nhất là thông tin trên bao bì Ở mức tối thiểu bao bì phải có các thông tin như tên nhãn hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, số lượng, cách sử dụng, thời gian bảo hành ( đối với các sản phẩm có thời gian bảo hành)… Cuối cùng là sự tiện dụng: dễ mở, dễ sử dụng, dễ cất trữ và có thể tái sử dụng

4 Những đặc điểm về kiểu dáng mẫu mã

Trang 28

Đối với các sản phẩm Dệt may nói chung, vấn đề về kiểu dáng mẫu mã rất quan trọng Nhất là khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu "ăn no mặc ấm" giờ đã trở thành " ăn ngon mặc đẹp" Nói như vậy để chúng ta thấy được tầm quan trọng của kiểu dáng mẫu mã như thế nào, đôi khi nó còn có tầm ảnh hưởng lớn hơn cả giá cả, bởi đây là một nhân tố rất nhạy cảm, nó tác động trực tiếp đến thị hiếu của người tiêu dùng, đưa người tiêu dùng đến hành vi mua hay không mua Mặc dù vậy, đây lại là một điểm yếu cố hữu của Dệt 19/5 Công ty cũng đã cố gắng đầu tư nhân lực, vật lực, thuê làm nhiều mẫu thiết kế mới nhưng tình hình đã không mấy khả quan.

Mặt bằng chung mà nói, hầu hết các mẫu mã hiện nay của công ty hầu hết một phần là các mẫu cũ do các doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng sản xuất, một phần là các mẫu mã cũ từ những năm 90 chưa được cải hoặc cải tiến đôi chút, còn lại là các mẫu mới do công ty thuê thiết kế nhưng không được hưởng ứng nhiều từ phía khách hàng

Ta cũng cần nhận thấy rằng, đây không chỉ là điểm yếu của riêng 19/5 mà chính là bộ mặt chung của các doanh nghiệp Dệt may ở Việt Nam Hầu hết các doanh nghiệp này đều gặp phải tình trạng nghèo nàn về kiểu dáng mẫu mã, đơn điệu về hình thức.

Việt Nam gia nhập WTO cũng chưa lâu, nhưng cũng đủ thời gian để chúng ta kịp hiểu sự khắc nghiệt của thị trường mở, sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, mà một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu chính là kiểu dáng mẫu mã Chúng ta đã nhận được không ít các bài học về điều này Nhiều sản phẩm của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, mặc dù gần như biết về chất lượng của các loại mặt hàng này, thậm chí cứ nói đến hàng chất lượng thấp là người ta nghĩ ngay đến cụm từ " hàng tàu" Vậy mà thứ " hàng tàu " vẫn được tiêu thụ một khối lượng khổng lồ ở Việt Nam Tại sao lại xảy ra điều vô lý như thế ? Và câu trả lời không ở đầu xa mà chính ở người tiêu

Trang 29

dùng, khi ai cũng hiểu : mặc dù chất lượng thấp, nhưng giá hàng Trung Quốc quá rẻ nếu so với hàng hóa cùng loại khác, và một đặc điểm quan trọng nhất đó là mẫu mã đẹp, đa dạng cả về chủng loại lẫn màu sắc Chính điều này đã đánh trúng tâm lý gần như toàn bộ người tiêu dùng khi nó làm thỏa cơn khát về kiểu dáng mẫu mã lâu nay.

Qua đây, ta có thể thấy rõ đặc điểm về kiểu dáng mẫu mã của Dệt 19/5 nói riêng, các doanh nghiệp trong ngành Dệt may nói chung.

5 Những đặc điểm về thương hiệu

Biết được tầm quan trọng của thương hiệu, tuy nhiên, không phải ai cũng thấy rõ cần phải làm gì để củng cố, phát huy hình ảnh của nó trong tâm trí khách hàng Dệt 19/5 ở đây chính là một ví dụ điển hình Công ty có quá trình hình thành và phát triển khá lâu dài, có được lòng tin, thân thiết với khá nhiều bạn hàng trong và ngoài nước Thương hiệu của công ty được hình thành và củng cố qua thời gian dài khách hàng tiêu dùng các sản phẩm của công ty Tuy nhiên đây cũng chính là vần đề chính cần nhắc tới cũng như vấn đề kiểu dáng mẫu mã sản phẩm ở các công ty Dệt may nói chung Hầu hết các công ty Dệt may hiện nay đều có đặc điểm chung đó là doanh thu chủ yếu được thu về từ các khách hàng truyền thống Điều đó có nghĩa là, mặc dù các công ty này đã bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng thị trường, tuy nhiên, vấn đề thương hiệu lại được quan tâm chưa đúng lúc Chính vì thế, các công ty nói chung, 19/5 nói riêng hiện nay, việc tìm thêm được các khách hàng mới là vô cùng khó khăn Điều này có lẽ sẽ không có gì khó hiểu khi mà các khách hàng đều muốn mua của các doanh nghiệp mà họ đã quen, đã hiểu được chất lượng, giá cả sản phẩm Tâm lý khách hàng là ngại tìm hiểu cái mới bởi nó mất thêm thời gian và tiền bạc, thêm vào đó là sự thiếu quan tâm đúng mức của các doanh nghiệp trong việc quảng bá giới thiệu thương hiệu của mình

Trang 30

Chính bởi vì thế, Dệt 19/5 và các doanh nghiệp khác trong ngành Dệt may đang gặp không ít khó khăn trong xây dựng, quảng bá, giới thiệu thương hiệu của mình tới người tiêu dùng.

III Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Dệt1 Nhân tố bên trong

1.1 Hoạt động Marketing

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Marketing là quảng cáo, là bán hàng Nhưng thực chất ra, Marketing lại là tổng hợp của mọi hoạt động xúc tiến từ lúc sản phẩm đang còn trong phôi thai cho đến khi sản phẩm được tung ra thị trường và kết thúc vòng đời của chúng Nói cách khác, Marketing giống như những người mở đường cho sản phẩm ra đời, làm cầu nối với khách hàng khi sản phẩm được tung ra thị trường Tất cả các hoạt động đó được diễn ra có kế hoạch, có thời gian biểu cụ thể Hoạt động Marketing thực sự đã có mặt từ rất lâu, từ khi con người bắt đầu trao đổi, buôn bán những hàng hóa đơn giản nhất Tuy ở mức độ nhận thức khác nhau, nhưng Marketing đã đi vào hoạt động kinh doanh hết sức tự nhiên, và không thể thiếu nó được Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 18, người Châu Âu đã nhận thấy vai trò quan trọng của Marketing trong kinh doanh Ở Châu Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng, người ta cũng đã dần thấy được vai trò quan trọng của Marketinh nhưng không mấy ai hiểu được phải làm ra sao, áp dụng thế nào cho nó hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh Vì vậy, từng khía cạnh của nó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng cạnh tranh, tiêu thụ của sản phẩm.

Thứ nhất, về chính sách giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty Mỗi sản phẩm được định giá không đúng sẽ tạo cho đối thủ cạnh tranh một cơ hội kinh doanh, đồng nghĩa với việc mình mất đi lợi thế

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty - Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội
Bảng 2 Cơ cấu lao động của công ty (Trang 15)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản - Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội
Bảng 4 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (Trang 21)
Bảng 5: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của sản phẩm Dệt. - Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội
Bảng 5 Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của sản phẩm Dệt (Trang 23)
Về mặt chất lượng, qua bảng trên ta cũng thấy, tốc độ tăng về mặt giá trị lớn hơn trung bình 1,5 lần ( đặc biệt sản phẩm Bạt 10 lớn gấp 2 lần) tốc độ  tăng về mặt số lượng - Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội
m ặt chất lượng, qua bảng trên ta cũng thấy, tốc độ tăng về mặt giá trị lớn hơn trung bình 1,5 lần ( đặc biệt sản phẩm Bạt 10 lớn gấp 2 lần) tốc độ tăng về mặt số lượng (Trang 24)
Bảng 8: Giá trị của ngành Dệt may trong nền kinh tế Việt Nam. - Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội
Bảng 8 Giá trị của ngành Dệt may trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w