1. Những ưu điểm
Nhìn chung, trong mấy năm trở lại đây Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác liên quan, có thể kể ra ở đây:
- Doanh thu kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, năm 2004 doanh thu là 95 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh thu là 190 tỷ đồng, tăng 50% qua 3 năm. Bên cạnh đó, cùng với sự cố gắng của công ty, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng. Sản phẩm của Dệt 19/5 ngày càng được nhiều cá nhân, tổ chức, vùng miền trong nước biết đến. Đó là một thành công lớn trong việc không ngừng học hỏi tiếp thu kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Đi cùng với sự gia tăng của doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng trong 3 năm trở lại đây, từ 1,7 tỷ năm 2004 đến 2,5 tỷ năm 2007. Có được điều này là do công ty đã biết áp dụng nhiều phương pháp để tiết kiệm chi phí như: phân ca công việc hợp lý nhằm tiết kiệm điện, tổ chức thu mua có kế hoạch để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu...
- Bên cạnh những thành tựu về mặt kinh doanh, công ty cũng đã đạt được nhiều thành tựu về mặt xã hội. Trước hết, công ty đã giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động cả trong nội thành Hà Nội và các tỉnh lẻ lân cận. Số lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm, thu nhập của công nhân được cải thiện. Công ty cũng đã có những quan tâm nhất định tới đời sống của cán bộ công nhân viên, giúp đỡ được nhiều người có cuộc sống ổn định hơn. Thêm nữa, công ty đã cùng nhiều tổ chức ở trong khu vực chung tay cải thiện, làm sạch môi trường sống, làm cho không gian tự nhiên ngày càng được cải thiện hơn.
- Nộp ngân sách nhà nước của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm qua, từ 3,5 tỷ đồng năm 2004 lên 4,9 tỷ đồng năm 2007. Điều này thể hiện trách nhiệm rất cao của công ty với nhà nước va thành phố Hà Nội.. Việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước rất nghiêm túc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn đất nước.
2. Những nhược điểm
2.1 Hạn chế
Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của công ty còn có nhiều hạn chế cần được khắc phục:
- Mặc dù thị trường của công ty không ngừng được mở rộng qua các năm nhưng hầu hết đều là mở rộng thị trường cũ, rất ít có thị trường mói. Thị trường nội địa hiện nay công ty chú trọng nhiều ở thị trường miền nam và quân đội, đây là điều rất đáng tiếc bởi tiềm năng của công ty có thể vươn ra các khu vực khác. Thị trường xuất khầu của công ty tập trung chủ yếu là Mỹ và EU, là hai thị trường lớn nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên, công ty cũng nên mở rộng thị trường ra các nước ở châu Phi, châu Úc, là các thị trường rất tiềm năng.
- Các chính sách về marketing như: chính sách quảng cáo, xúc tiến và phân phối cũng còn nhiều yếu điểm. Nhất là trong khâu xúc tiến. Khi mà việc xây dựng, quảng bá thương hiệu công ty thông qua các hoạt động quảng cáo, truyền bá diễn ra rất rầm rộ ở các doanh nghiệp cùng ngành khác thì Công ty chưa hề chú trọng đến hoạt động này. Có thể do chưa nhận thức được tầm quan trọng của những hoạt động này, cũng có thể do nguồn ngân sách chi cho những hoạt động này không nhiều hoặc không có nên hiện tại, Công ty cũng chưa hề có một website riêng để quảng bá sản phẩm của chính mình mà phải thông qua website khác, lại rất sơ sài.
2.2 Nguyên nhân
- Cùng với hành trình gia nhập WTO của Việt Nam, thị trường trong nước có sự cạnh tranh quyết liệt, bên cạnh đó là sự gia nhập thị trường của nhiều doanh nghiệp nước ngoài làm cho thị phần của doanh nghiệp giảm đi đáng kể.
- Phần lớn nguyên liệu của công ty hiện đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi giá của chúng đang có xu hướng tăng lên khá cao. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp vào loại cao trong các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Tuy công ty đã có những đầu tư lớn vào khâu máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng song hiệu quả vẫn không được như mong muốn bởi vì hầu hết các loại máy móc này tuy khá hiện đại ở Việt nam nhưng đều là các máy móc lỗi thời ở nước ngoài vào khoảng 10-30 năm, do đó hiệu quả không cao, nhất là khi cạnh tranh bên ngoài càng khốc liệt.
- Hầu hết lao động trong nhà máy đều là lao động phổ thông nên chưa được đào tạo tay nghề cho nên trong khâu tuyển dụng công ty đã phải mất thêm nhưng chi phí khá lớn cho công việc tuyển dụng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI I. Định hướng phát triển
1. Định hướng phát triển chung của ngành Dệt may
Sản phẩm Dệt nói riêng, ngành Dệt may nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Điều này không chỉ thể hiện qua lý thuyết chung mà được số liệu hóa rất cụ thể. Năm 2007 vừa qua, ngành Dệt may lần đầu tiên vượt qua Dầu thô trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Bảng 8 : Giá trị của ngành Dệt may trong nền kinh tế Việt Nam. STT Chỉ số ĐVT 1995 2000 2005 1 GDP Tỷ đồng 22892 444139 947434 2 Công nghiệp nhẹ. Tỷ đồng 34318 82922 92780 3 Ngành Dệt may. Tỷ đồng 3100 9120 10260 4 Tỷ lệ 3/2 % 9.03 11 10 5 Tỷ lệ 3/1 % 1.4 2.1 2.1 6 Tổng giá trị xuất
khẩu. Triệu USD 5449 14308 15810
7 Xuất khẩu Dệt may. Triệu USD 850 1892 5000
8 Tỷ lệ 7/6 % 15.6 13.2 24
(Nguồn: Phòng vật tư)
Qua các số liệu ở trên ta cũng đã thấy được phần nào vai trò của ngành Dệt may trong nền kinh tế Việt Nam. Giá trị ngành Dệt may năm 1995 chiếm 9,03% GDP, chiếm 1,4% trong Công Nghiệp nhẹ. Đến năm 2005 thì nó đã chiếm 10% GDP và 2,1% công nghiệp nhẹ. Đồng thời, giá trị xuất khẩu của ngành Dệt may năm 1995 chiếm 15,6% tổng giá trị xuất khẩu thì năm 2005 con số đó đã là 24%, một con số khá lớn, nếu không muốn nói là có tầm ảnh hưởng quyết định đến nền kinh tế nước ta.
Chính vì tầm quan trọng như vậy nên Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và đã phê duyệt chiến lược và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam 2010 tầm nhìn 2020. Với sự quan tâm trên, kỳ vọng ngành Dệt may trở thành 1 trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế nước ta ngày càng được nâng cao về mọi mặt.
Bảng 9: Các chỉ tiêu dự kiến cho ngành Dệt may.
Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Đến năm 2010
Sản xuất
Bông xơ Nghìn tấn 80
Xơ sợi tổng hợp Nghìn tấn 120
Sợi các loại Nghìn tấn 300
Vải lụa thành phần Triệu m2 1400
May mặc Triệu sản phẩm 1500
Kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 8 đến 9
Sử dụng lao động Triệu người 4 đến 5 Tỷ lệ sử dụng nguyên phụ
liệu nội địa trên sản xuất dệt may xuất khẩu.
75%
Vốn đầu tư phát triển
Tổng vốn tư phát triển toàn
ngành dệt may Tỷ đồng
Khoảng 30.000 trong đó tổng công ty dệt may
Việt Nam khoảng 9500 Tổng vốn đầu tư phát triển
trồng nguyên liệu bông Tỷ đồng Khoảng 1500
(Nguồn: Tổng công ty may Việt Nam).
Trên đây là một vài chỉ tiêu cơ bản của ngành Dệt may Việt Nam được hoạch định đến năm 2010 tầm nhìn 2020. Với các số liệu trên, ta có thể khái quát được mục tiêu phát triển của ngành trong những năm tới là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
2. Định hướng về hoạt động nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Dệt phẩm Dệt
Việc nâng cao lợi thế cạnh tranh là một việc hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp trong thời kinh tế thị trường mở cửa hiện nay. Có nâng cao lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, dậm chân tại chỗ chính là tụ hậu so với đối thủ. Do đó bất kì công ty nào cũng cần nâng cao lợi thế cạnh tranh. Dệt 19/5 không năm ngoài điều đó. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, công ty cần đưa ra các định hướng sau:
- Nâng cao về chất lượng sản phẩm: Chất lượng là một yếu tố rất quan trọng. Chất lượng tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, tạo cho họ
- Đa dạng về kiểu dáng mẫu mã; các mặt hàng trong nước và nhập khẩu ngày càng nhiều với kiểu dáng mẫu mã ngày càng đa dạng. Do đó doanh nghiệp cần đa dạng về kiểu dáng mẫu mã, thu hút sự quan tâm cũng như đánh vào tâm lý khách hàng để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.
- Giảm giá thành: giá cả luôn là yêu tố được khách hàng quan tâm và cập nhật thường xuyên. Doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp nhằm giảm chi phí, tiến tới giảm giá thành. Có như vậy, doanh nghiệp mới thành công hơn trên thị trường giá cả leo thang trong mấy năm gần đây.