Chỉ số DMFT ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng mặc dù tỷ lệ sâu giữa hai vùng không có sự khác biệt.. Để cung cấp các số liệu cho chương trình chăm só
Trang 1Đánh giá thực trạng sâu răng
ở hai vùng đồng bằng của Việt nam
TS Trịnh Đình Hải
Trường Đại Học Răng Hàm Mặt Nghiên cứu điều tra cắt ngang về tình trạng sâu răng ở cộng đồng dân cư sống ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em cả hai vùng rất cao Đối với sâu răng vĩnh viễn ở trẻ
em, cả tỷ lệ sâu và chỉ số DMFT đều gia tăng theo tuổi rõ rệt ở cả hai vùng ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em cao hơn rõ rệt
- Tỷ lệ sâu răng ở người lớn rất cao ở cả hai vùng và đều ở mức trên 88% Chỉ số DMFT ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng mặc dù tỷ lệ sâu giữa hai vùng không có sự khác biệt
- Về chăm sóc răng miệng:
+ Hầu hết trẻ em từ 6 đến 14 tuổi ở cả hai vùng có răng sâu không được hàn
+ Đối với các lứa tuổi từ 15 trở lên, tỷ lệ các răng sâu được hàn có cao hơn nhưng cũng ở mức rất thấp và hầu hết là dưới 8% cho các lứa tuổi
I Đặt vấn đề
Sâu răng là bệnh ở mô cứng của răng
với biểu hiện huỷ mô cứng và tạo thành
hố trên răng gọi là lỗ sâu [2,3]
Sâu răng là một trong các bệnh răng
miệng phổ biến nhất, có nơi đến trên 50%
, thậm chí trên 90% dân số có sâu răng
[1,2] Sâu răng là nguyên nhân chủ yếu
gây mất răng ở trẻ em và người trẻ tuổi
Chính vì vậy mà ở các thập niên từ 1960
đến 1980, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)
đã xếp sâu răng là một trong 3 tai hoạ về
bệnh tật của loài người, sau ung thư và
bệnh tim mạch [4]
ở nước ta có hai vùng đồng bằng lớn
là vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long ở hai vùng
này, mạng lưới Răng Hàm Mặt đã được tổ
chức, đầu tư và phát triển hơn so với các
vùng địa lý khác của Việt Nam Đặc biệt,
chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em
học đường (Nha học đường) ở hai vùng này cũng được triển khai sớm hơn và bắt
đầu từ những năm đầu của thập niên
1980 Để cung cấp các số liệu cho chương trình chăm sóc răng miệng ở các vùng đồng bằng của nước ta, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu răng ở hai vùng đồng bằng của Việt Nam, so sánh tình trạng sâu răng giữa hai khu vực và đối chiếu với các mục tiêu của WHO đặt ra cho các nước trong khu vực
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1 Xác định tỷ lệ sâu răng và chỉ số răng sâu mất trám dmft/DMFT ở trẻ em hai vùng đồng bằng của Việt Nam và so sánh tình trạng sâu răng ở trẻ em giữa hai vùng
2 Xác định tỷ lệ sâu răng và chỉ số răng sâu mất trám DMFT ở người lớn hai vùng đồng bằng của Việt Nam và so
Trang 2sánh tình trạng sâu răng ở người lớn giữa
hai vùng
3 Đánh giá thực trạng chăm sóc răng
miệng cho trẻ em và cộng đồng ở hai
vùng đồng bằng thông qua khảo sát tỷ lệ
các răng sâu được điều trị
II Đối tượng và phương pháp
1 Đối tượng
Đối tượng là trẻ em từ 6 tuổi trở lên và
người lớn ở hai vùng đồng bằng của Việt
Nam là vùng Đồng bằng sông Hồng và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long Các đối
tượng nghiên cứu được chia theo các
nhóm tuổi bao gồm các nhóm 6-8 tuổi,
nhóm 9-11 tuổi, nhóm 12 -14 tuổi, nhóm
15-17 tuổi, nhóm 18-34 tuổi, nhóm 35-44
tuổi, nhóm từ 45 tuổi trở lên Cỡ mẫu
nghiên cứu là 1940 người
Các đối tượng nghiên cứu được chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng nhiều giai đoạn Giai đoạn đầu
là chọn ngẫu nhiên các tỉnh và thành phố
trong mỗi vùng, tiếp theo là chọn ngẫu
nhiên các huyện thị, sau đó chọn ngẫu
nhiên các xã, phường rồi đến làng (ở
nông thôn) và cụm dân cư (ở thành phố)
và trường học Cuối cùng là chọn ngẫu
nhiên các cá thể dựa trên danh sách của cụm dân cư đối với người lớn và danh sách học sinh của trường học đối với trẻ
em
Các đối tượng đã chọn được khám sâu răng theo phương pháp đánh giá của WHO [5] Người khám là các bác sỹ Răng Hàm Mặt đã được tập huấn và định chuẩn để thống nhất về cách đánh giá với chỉ số Kappa từ 0.96 - 0.98
Các kết quả khám trên từng cá thể
được mã hoá theo phương pháp của WHO [5] và được ghi vào phiếu in sẵn
Các số liệu dược xử lý theo phương pháp thống kê Y học
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là điều tra
mô tả cắt ngang
III Kết quả
1 Tình trạng sâu răng ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Tình trạng sâu răng được thể hiện bởi
tỷ lệ người bị sâu răng (%) và chỉ số răng sâu mất trám dmft đối với răng sữa và DMFT đối với răng vĩnh viễn Các kết quả
được trình bày ở các bảng 1,2 và 3
Bảng 1: Sâu răng sữa ở trẻ em vùng Đồng bằng sông Hồng
dmft Nhóm tuổi Tỷ lệ sâu (%)
9-11 53.2 1.68 0.00 0.01 1.69
dmft: chỉ số răng sâu mất trám (răng sữa)
dt: số răng sâu (chưa điều trị)
mt số răng mất do sâu
ft:số răng sâu đã được hàn (trám)
Kết quả ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ sâu
răng sữa rất cao ở lứa tuổi 6-8 tuổi và ở
mức 72.3%, trung bình mỗi trẻ em lứa tuổi này có 3.25 răng sữa đã bị sâu Điều
đáng chú ý ở đây là số răng sâu đã được hàn (ft) trung bình ở mỗi trẻ em rất thấp
và chỉ chiếm tỷ lệ 0.92% trong số các răng sữa đã bị sâu chung cho cả 3 lứa tuổi
Trang 3Bảng 2: Sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em vùng Đồng bằng sông Hồng
dmft Nhóm tuổi Tỷ lệ sâu (%)
dt mt ft dmft
6 -8 10.3 0.15 0.00 0.00 0.15
12-14 43.9 0.92 0.03 0.02 0.97 15-17 32.3 0.89 0.02 0.02 0.93
DMFT: Chỉ số răng sâu mất trám (răng
vĩnh viễn)
DT: Số răng sâu (chưa điều trị)
MT: Số răng mất do sâu
FT: Số răng sâu đã được hàn
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh
viễn ở trẻ em từ 10.3% (6-8 tuổi) đến
50.7% (9-11 tuổi) Trẻ em 12 tuổi có 47.1% bị sâu răng và trung bình mỗi em
có 1.05 răng đã bị sâu (DMFT =1.10)
Cũng tương tự như tình trạng sâu răng sữa, các răng vĩnh viễn ở trẻ em cũng rất
ít được điều trị ở hai nhóm tuổi nhỏ hơn, toàn bộ các răng vĩnh viễn đã bị sâu đều không được điều trị (FT = 0.00)
Bảng 3: Sâu răng ở người lớn vùng Đồng bằng sông Hồng
dmft Nhóm tuổi Tỷ lệ sâu (%)
dt mt ft dmft
18-34 89.9 1.15 0.17 0.22 1.54 35-44 95.5 1.35 0.71 0.11 2.17
≥ 45 95.0 1.69 4.45 0.18 6.32 Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ sâu
răng ở người lớn rất cao, từ 89.9% đến
95.5% Số răng sâu trung bình ở mỗi cá
thể (DMFT) gia tăng theo tuổi và ở lứa
tuổi từ 45 trở lên, trung bình mỗi người có
6.32 răng đã bị sâu và trung bình mỗi
người đã bị mất 4.45 răng do sâu
2 Tình trạng sâu răng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Các kết quả về tình trạng sâu răng
được trình bày ở các bảng 4,5 và 6
Bảng 4: Sâu răng sữa ở trẻ em vùng Đồng bằng sông Cửu Long
dmft Nhóm tuổi Tỷ lệ sâu (%)
Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ trẻ em
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ
lệ sâu răng sữa rất cao, đặc biệt là trẻ em
6 tuổi có tới 97.5% bị sâu răng Trẻ em 6 tuổi trung bình mỗi em có 9.96 răng sữa
đã bị sâu, một mức độ rất cao Mặc dù
Trang 4tình trạng sâu răng ở mức độ cao nhưng
số răng sâu được điều trị rất thấp, trung
bình mỗi trẻ em 6 tuổi có 0.08 răng được
hàn trong tổng số 9.96 răng bị sâu, như
vậy tỷ lệ các răng sâu được hàn chỉ có 0.80%
Bảng 5: Sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em vùng Đồng bằng sông Cửu Long
dmft Nhóm tuổi Tỷ lệ sâu (%)
6 -8 29.3 0.44 0.00 0.00 0.44
Kết quả ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn là 29.3% ở trẻ em 6-8 tuổi
và 86.3% ở trẻ em 15-17 tuổi Tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn gia tăng rõ theo các nhóm
tuổi Cũng như tỷ lệ sâu răng, chỉ số
DMFT cũng gia tăng rõ theo nhóm tuổi và
cao nhất ở lứa tuổi 15-17 tuổi với mức 3.02 Nhìn chung, trẻ em dưới 14 tuổi hầu hết các răng sâu không được điều trị, ở lứa tuổi 15-17 tuổi, tỷ lệ các răng sâu
được điều trị cũng chỉ ở mức 4.30%
Bảng 6: Sâu răng ở người lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
dmft Nhóm tuổi Tỷ lệ sâu (%)
dt mt ft dmft
18-34 88.4 2.17 1.42 0.22 3.81 35-44 95.6 2.63 3.31 0.51 6.45
≥ 45 93.7 2.70 7.92 0.06 10.68
Tỷ lệ sâu răng ở người lớn rất cao, trên
88% Lứa tuổi trung niên 35-44 tuổi có tỷ
lệ người sâu răng cao nhất với mức
95.6% Chỉ số DMFT gia tăng theo tuổi
rõ, từ 3.81 (ở nhóm tuổi 18-34) tăng lên
10.68 (ở nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên) ở nhóm tuổi trên 45, trung bình mỗi người
có xấp xỉ 8 răng đã bị mất do sâu Tỷ lệ các răng sâu được hàn ở cả 3 nhóm tuổi
đều rất thấp
3 So sánh tình trạng sâu răng giữa hai vùng
Bảng 7: So sánh tình trạng sâu răng giữa hai vùng
Tuổi
6 73.2 97.5 < 0.01 2.49 9.96 < 0.01
6-8 72.3 93.7 < 0.01 2.45 6.34 < 0.01
9-11 53.2 51.1 > 0.05 1.69 1.85 > 0.05
Kết quả so sánh ở bảng 7 cho thấy ở
trẻ em 6-8 tuổi, có sự khác nhau rõ rệt về
tình trạng sâu răng sữa giữa hai vùng (p <
0.01) Trẻ em vùng Đồng bằng sông Cửu Long sâu răng sữa nhiều hơn vùng Đồng bằng sông Hồng
Trang 5Bảng 8: So sánh tình trạng sâu răng vĩnh viễn giữa hai vùng
Tuổi
6 - 8 10.3 29.3 < 0.01 0.15 0.41 < 0.01
9-11 50.7 61.7 < 0.01 0.81 1.42 < 0.01
12-14 43.9 70.9 < 0.01 0.97 2.45 < 0.01
15-17 32.3 86.3 < 0.01 0.93 3.02 < 0.01
18-34 89.9 88.4 > 0.05 1.54 3.81 < 0.01
35-44 95.5 95.6 > 0.05 2.17 6.45 < 0.01
≥ 45 95.0 93.7 > 0.05 6.32 10.68 < 0.01
Kết quả so sánh ở bảng 8 cho thấy ở
cả 4 nhóm tuổi trẻ em, tỷ lệ sâu răng vĩnh
viễn và chỉ số DMFT giữa hai vùng có sự
khác nhau rõ rệt ( p < 0.01) Trẻ em vũng
Đồng bằng sông Cửu Long sâu răng
nhiều hơn
Đối với người lớn, không có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ sâu răng giữa hai vùng (p > 0.05), nhưng chỉ số DMFT ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn
rõ rệt ( p < 0.01)
Bảng 9: So sánh tỷ lệ các răng sữa sâu được hàn giữa hai vùng
Tỷ lệ răng sữa sâu được hàn (ft/dmft) Tuổi
ĐBSH ĐBSCL P
6-8 0.87% 0.63% > 0.05
9-11 0.59% 1.08% > 0.05
Nhìn chung, cả hai vùng thì tỷ lệ các răng sữa sâu được hàn ở trẻ em rất thấp, chỉ ở
mức trên dưới 1% Còn lại, khoảng 99% các răng sữa sâu không được điều trị
Bảng 10: So sánh tỷ lệ các răng vĩnh viễn sâu được hàn giữa hai vùng
Tỷ lệ răng sâu được hàn (%) Tuổi
ĐBSH ĐBSCL P
6 - 8 0.00 % 0.00 % > 0.05
9-11 0.00 % 0.00 % > 0.05
12-14 2.06 % 1.22 % > 0.05
15-17 2.15 % 4.43 % < 0.05
18-34 14.29 % 5.77 % < 0.05
35-44 5.07 % 7.91 % < 0.05
≥ 45 2.85 % 0.56 % < 0.05
ở vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ
các răng sâu được hàn cao hơn ở lứa tuổi
18-34 và trên 45 tuổi (p < 0.05) nhưng lại
thấp hơn ở các lứa tuổi 15-17 và 35-44
Nhưng nhìn chung ở cả hai vùng, tỷ lệ các răng sâu được hàn cũng rất thấp và hầu hết ở mức dưới 8% Toàn bộ các
Trang 6răng vĩnh viễn sâu ở trẻ em từ 6 - 11 tuổi
đều không được điều trị ở cả hai vùng
IV Bàn luận
1 Về thực trạng sâu răng
Các kết quả ở bảng 1 và bảng 4 cho
thấy ở hai vùng Đồng bằng Sông Hồng và
Đồng bằng Sông Cửu Long thì tỷ lệ trẻ em
sâu răng sữa rất cao Đặc biệt trẻ em 6-8
tuổi ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có
tới 90% có sâu răng sữa và trung bình mỗi
trẻ em 6 tuổi có 10 răng sữa bị sâu Đây là
con số báo động về tình trạng sâu răng
Trẻ em 6 tuổi vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long có tỷ lệ sâu răng sữa ở mức
97.5% và chỉ số dmft là 9.96 Đến lứa tuổi
9-11 tuổi thì tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở
mức cao nhưng đã giảm xuống gần một
nửa và ở mức 51.1% và chỉ số dmft là
1.85 Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em
giảm xuống khi tuổi tăng lên từ 6 đến 9
tuổi là do các răng sữa đã được dần thay
thế bởi các răng vĩnh viễn tương ứng
Trái với xu hướng sâu răng sữa, tỷ lệ
sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em gia tăng theo
tuổi Trẻ em 6-8 tuổi có 29.3% bị sâu
răng và chỉ số DMFT là 0.44, ở lứa tuổi
9-11 tuổi thì tỷ lệ sâu răng tăng lên 61.7%
và chỉ số DMFT ở mức 1.42, và ở lứa tuổi
15 đến 17 tuổi thì tỷ lệ sâu ở mức rất cao
là 86.3% và chỉ số DMFT ở mức trên 3.0
Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em vùng đồng
bằng sông Cửu Long cao thể hiện nguy
cơ sâu răng cao
Đối với người lớn, người lớn vùng Đồng
bằng Sông Hồng có tỷ lệ sâu răng từ
89.9% đến 95.0% và ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long là từ 88.4% đến 95.6%
tuỳ theo lứa tuổi Về tỷ lệ sâu răng, thì
không có sự khác biệt giữa hai vùng (p >
0.05) Nhưng xét về chỉ số răng sâu mất
trám DMFT thì có sự khác nhau giữa hai vùng (p < 0.05) Chỉ số DMFT ở người lớn vùng Đồng bằng sông Hồng từ 1.54
(18-34 tuổi) đến 6.32 (tuổi trên 45), trong khi chỉ số răng sâu mất trám DMFT ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long ở các lứa tuổi tương ứng là 3.81 và 10.68, cao hơn gần gấp đôi so với vùng Đồng bằng Sông Hồng Như vậy, các yếu tố nguy cơ gây sâu răng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với vùng Đồng bằng ở phía Bắc
2 Về thực trạng chăm sóc răng miệng
Các kết quả ở bảng 9 và 10 cho thấy việc chăm sóc răng miệng thông qua việc hàn các răng sâu cho cộng đồng ở hai vùng đồng bằng còn yếu Đối với trẻ em, gần 99% các răng sâu không được điều trị Đối với người lớn, tỷ lệ các răng sâu
được hàn có cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức rất thấp, hầu hết là dưới 8%
Các con số này nói lên rằng hầu hết các răng sâu ở cả cộng đồng trẻ em và người lớn ở cả hai vùng Đồng bằng đều không được điều trị Hay nói cách khác, hầu hết trẻ em và cộng đồng người trưởng thành không được chăm sóc răng miệng Các răng đã bị sâu cứ tiếp tục tiến triển và cuối cùng là dẫn đến mất răng và không được điều trị bảo tồn để có thể giữ
được răng tồn tại suốt đời Thực trạng này phản ánh sự yếu kém của mạng lưới Nha khoa ở các tuyến cơ sở
V Kết luận
Qua bàn luận về tình hình sâu răng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi rút ra các kết luận dưới đây:
1 Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em cả hai vùng rất cao Đối với sâu răng vĩnh viễn ở
Trang 7trẻ em, cả tỷ lệ sâu và chỉ số DMFT đều
gia tăng theo tuổi rõ rệt ở cả hai vùng ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình
trạng sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn
ở trẻ em cao hơn rõ rệt
2 Tỷ lệ sâu răng ở người lớn rất cao ở
cả hai vùng và đều ở mức trên 88% Chỉ
số DMFT ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long cao hơn so với vùng Đồng bằng
sông Hồng mặc dù tỷ lệ sâu giữa hai
vùng không có sự khác biệt
3 Về chăm sóc răng miệng:
- Hầu hết trẻ em từ 6 đến 14 tuổi ở cả
hai vùng có răng sâu không được hàn
- Đối với các lứa tuổi từ 15 trở lên, tỷ lệ
các răng sâu được hàn có cao hơn nhưng
cũng ở mức rất thấp và hầu hết là dưới
8% cho các lứa tuổi
Tài liệu tham khảo
1 Trịnh Đình Hải (2000) Hiệu quả
chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong dự phòng sâu răng - Y học thực hành, số 5, trang 2-5
2 Nguyễn Dương Hồng (1997) Sâu
răng - Răng Hàm Mặt tập I NXB Y học
Hà Nội, trang 102-109
3 Ralph E McDonald (2000) Dental
caries for the child and Adolescent Dentistry for the child and Adolescent Mosby, trang 209-246
4 WHO (1994) - Oral health for
Western Pacific Region Manila
5 WHO (1997) - Oral health Surveys
basic Methods Geneva, trang 4-65
Summarry
Estimating the Situation of Dental caries in two
Delta areas of Vietnam
The study is a cross - sectional survey on the situation of dental caries in the population living in the Red River Delta and in the Mekong River Delta The result of the study indicated that:
1 In both areas, the percentage of children who were affected dental caries in the primary dentition is very high The percentage of caries in the permanent dentition and DMFT index increases a cross the age groups in both areas In the Mekong River Delta, the situation of caries in children is more serious
2 The percentage of adults who had dental caries is very high in both areas and the DMFT index in Mekong River Delta is higher
3 Almost all children 6-14 years old who had dental caries are untreated in both areas In other groups, the percentage of filling teeth is higher but it is still in very low level and also lower than 8% for all age groups