CA DAO, TỤC NGỮ Chữ Ăn: Cái thú đoạn trường docx

39 604 0
CA DAO, TỤC NGỮ Chữ Ăn: Cái thú đoạn trường docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CA DAO, TỤC NGỮ Chữ Ăn: Cái thú đoạn trường Hàn Lệ Nhân (Sưu tầm, lược soạn) Ăn mới thực văn nhân tài tử, Ăn nguyên là văn tự quốc gia. «Trăm năm trong cõi người ta», Không ăn thiên hạ cho là dở hơi. (Đào Trọng Đủ) Trong loạt bài Miệng lưỡi đa sự ký, tôi đã tản mạn qua-loa-rơ-măng về chữ Ăn. Trong bài Tiếng Việt tình tôi, khi trích lại bản sơ kết về chữ Cả trong tiếng nước ta, tôi đã đã nhưng chợt nghĩ lại chữ Ăn, so với chữ Cả, sự kỳ diệu của nó thật thụ gấp vài trăm lần, nên có bài này. Tôi e chữ Ăn trong tiếng Việt là thêm một quái chiêu đáng khoe ra với thiên hạ – ngoài hào quang trong chiến tranh, phở Hà Nội, bún bò Huế, nước mắm Phú Quốc và hai chữ triệu phú dĩ nhiên. Mở đầu : Ai mở cuộc thi [ Vào khoảng tháng 5 tháng 6 năm 1951, một tuần báo xuất bản tại Sài-Gòn tổ chức một cuộc thi Trau giồi tiếng Việt. Bài thi có bốn câu hỏi: 1. Tìm một chữ Việt Nam rất thông thường, dùng được rất rộng và có hàng chục nghĩa và giảng hết nghĩa của chữ ấy. Cắt nghĩa tường tận hai bài thơ của Hồ Xuân Hương mà ban tổ chức gọi là Bà Chúa thơ nôm: bài Chùa Quán sứ và bài Hờn duyên (Tự tình 2) 2. Tiếng Việt Nam có tính cách tượng thanh nên có nhiều trạng từ rất hay, đọc lên đủ làm cho người ta tưởng tượng được nghĩa của nó. Tỉ dụ: say chuếnh choáng, treo tòn ten, cúi lom khom, trắng phau phau… 3. Xin các bạn tìm những trạng từ tiếng gấp đôi (như các tỉ dụ trên) có thể dùng sau các hình dung từ hay động từ sau đây: Nhai, nỗi, gõ, vỗ, rộng, tròn, sâu, cười, dài, treo, lo, quạt, gầy, mừng, vừa, kêu, khấn, rét, im, chối, tươi, say, chạy, đứng, cao, nhiều, gọi, đi, yêu, thơm. Nếu tìm được nhiều trạng từ khác 30 tiếng trên, các bạn có thể ghi thêm vào càng hay. 4. Vấn đề thống nhất Việt ngữ: Thí sinh phải đọc bài : Vài đề nghị thống nhất Việt ngữ (*) của Phan Hữu và giả nhời ba câu hỏi sau: a/ Có nên thống nhất triệt để ? b/ Nên đặt nguyên tắc theo đề nghị của ban tổ chức hay không ? c/ Nếu không nên thì cần thay đổi nguyên tắc thế nào cho tiếng Việt thống nhất hoàn toàn ?] ******************** Tôi (tác giả Cô Đào Đào Trọng Đủ) yêu tiếng Việt, lẽ tất nhiên là phải dự thi. Bài tôi làm cũng chia làm 4 đoạn, nhan đề của mỗi đoạn có 4 chữ, ghép 4 câu thành ra bài Tứ ngôn như sau: Ai mở cuộc thi để tôi kiêu ngạo, tôi trêu giám khảo, tôi nhạo chàng Phan. Cuộc thi không thành, vì được ít lâu tờ Điện Báo phải đình bản. Thế là bài thi hài hước của tôi cứ việc nghỉ ngơi trong tủ sách. Rồi đến một Tết nào đó, lâu ngày tôi quên, tôi trích ra 2 đoạn nói về chữ Ăn và chữ Đánh, được một tờ báo Xuân xuất bản ở Nam vang đăng, nhưng lại bị kiểm duyệt… Mãi về sau, Cam-pu-chia cho tự do thêm, một báo tiếng Việt mới được phép đăng cả bài. Rồi tuần tự nhi tiến, bài thơ Ăn của tôi đi đến đài Pháp-Á, rồi ra tới Hà Nội, lại được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho đăng vào tạp chí Văn Hoá… Sau cùng, vào năm 1964-1965, khi báo Trung Lập ra đời tại Nam Vang, bài thơ Ăn lại được đăng một lần nữa và do đó, được theo một bạn yêu thơ đem sang tận Pháp cho nhiều đồng bào thưởng thức… Tôi cũng phấn khởi và trẻ lại được phần nào, rồi đem bản sao ra chép lại cho khỏi thất lạc. Mà cũng may có chép lại, tôi mới nhận thấy 28 năm về trước, tôi ngây thơ…không đoán ra chữ nhà báo đã in nhầm là Nỗi (dấu Ngã) cho nên dạo ấy tôi đã viết : Còn chữ Nỗi văn chương quá Nỗi Khuya rồi mà nghĩ mãi không ra ! Thì ra, tôi đợi 28 năm giời mới nhận thấy chính là chữ Nổi (dấu Hỏi) mà thợ xếp chữ đã xếp lầm ra chữ Nỗi (dấu Ngã). Vậy câu thơ ngày trước xin đổi lại như sau : Còn chữ Nổi lênh đênh quá nỗi Khuya rồi mà nghĩ mãi mới ra ! Sửa lại có thế thôi, còn cả bài thơ 28 năm trước thế nào, bây giờ vẫn thế ấy, mặc dầu bản thân tôi có đổi, cũng như quan niệm tôi đối với đời cũng có khác trước một phần nào… Tôi chắc mười mươi các bạn cũng thừa hiểu rằng 55 {tuổi} phê bình thế nào chả khác 83 {tuổi}. Antony ngày 28-6-1979 Cô Đào Để tôi kiêu ngạo (Chữ Ăn) Cô Đào Đào Trọng Đủ Các ngài mở cuộc thi đặc biệt, Thời tôi đây xin viết một bài. Trước là kính tặng các ngài, Sau là khoe món khôi hài của tôi. Câu thứ nhất lôi thôi quá đỗi, Khách văn phòng nhiều nỗi phân vân, Đang khi tẩn ngẩn, tần ngần Tiếng rao ngoài phố: Ai Ăn bánh mì ? Tôi nghe thấy, cười khì một cái, Chữ Ăn rồi, ngài cãi hay sao ? Chữ Ăn ý nghĩa dồi dào, Tha hồ thi sĩ nghêu ngao, ỡm ờ. Bị Ăn cắp, ngồi trơ mắt ếch, Vì Ăn tham nên mếch lòng nhau. Ăn thua vang vẻ gì đâu ? Ăn gian, Ăn lận của nhau bấy rầy. Người túng bấn Ăn vay từng bữa, Kẻ giàu sang Ăn bửa từng xu. Ăn chơi quen thói lu bù, Ăn tiền hối lộ như Vu (1) mới là. Ông ốm nghén vì bà Ăn rở, Cậu đi tu để mợ Ăn chay. Trước khi Ăn tiệc mày đay,(2) Học cho biết cách Ăn mày huy chương. Chồng cặm cụi Ăn lương nhà nước, Vợ ung dung hút thuốc Ăn trầu. Tổ tôm, ông phải ngồi chầu, Cài khàn không phỗng mặc dầu bà Ăn. Mong chóng đến ngày Xuân: Ăn Tết, Vợ chồng ai Ăn kết xe điều. Bánh chưng, bánh tét cho nhiều, Để dành Ăn giỗ bao nhiêu cho vừa. Ba ngày Tết, Ăn bừa, Ăn bãi, Tết xong rồi họ lại Ăn chơi. Khi âm nhạc, lúc cờ người, Nhạc thời Ăn nhịp, cờ thời Ăn quân. Người lao động cởi trần, Ăn nắng, Khách phòng khuê da trắng như ngà Thiên nhiên sẵn đúc một toà Để cho Ăn ghét, chẳng ma nào thèm. (3) Vãi nào vãi Ăn khem suốt tháng, Sư nào sư Ăn mặn quanh năm. Ăn ngồi rồi lại Ăn nằm, Ăn kham mặc khổ, Quan âm độ trì. Ăn hương hoả thiếu gì sung sướng, Ăn hoa hồng, tôi tưởng bền hơn. Ăn thề là để rửa hờn, Nhân dân đầy đủ, giang sơn vững vàng. Kẻ xấu thói Ăn lường, Ăn lận, Người quen mui Ăn bẩn, Ăn bây, Ăn lời, Ăn lãi không đầy, Bụng ta cũng vậy, bụng Tây khác gì ? Người Ăn xổi, ở thì vô số, Kẻ Ăn không nói có gia-na, (4) Ăn non lại được Ăn già, Ăn bây cờ bạc mới là người ngoan. Ai chẳng biết làm quan Ăn lễ, Ai không hay lính lệ Ăn bòn, Ăn quèo, Ăn quịt mới ngon, Ăn quanh, Ăn quẩn hãy còn ngô nghê. Ăn lót dạ tỉ tê rồi đói, Ăn thông lưng sành sỏi càng no, Ăn chung đổ lộn tự do, Ăn cầm chừng để vừa cho có chừng. Trai cướp vợ Ăn mừng ỏm tỏi, Gái tranh chồng Ăn hỏi linh đình. Ăn thua có một chữ tình, Để người Ăn cắp rồi mình Ăn năn. (5) Cô Đào Đào Trọng Đủ (gồm 53 chữ Ăn kép) Chú thích bài Để tôi kiêu ngạo, phần chữ Ăn: (*) Cuốn này đã thất lạc. (1) Vu, tiếng Pháp: Vous = Ông, bà ; quý ông, quý bà. (HLN ghi thêm) (2) Mày đay, tiếng Pháp: Médaille = Huy chương (3) Việt Nam Tự Điển quên chữ Ăn nắng và Ăn ghét. (4) Gia-na, tiếng Pháp: Il y en a = có (HLN ghi thêm) (5) Về chữ Ăn, cụ Đào dứt bài thơ với 4 câu mưỡu bài này. Phần kế tiếp là nói về chữ Đánh nên không ghi ra đây, tôi (HLN) để dành cho mục khác ; ngoài ra cụ còn nói về câu hỏi 2 và 4. Trong bài thơ trên có 53 chữ Ăn kép: hai chữ Ăn cắp, Ăn chơi, Ăn lận được dùng hai lần, tôi (HLN) cho là có hơi phá cách: 1) Ăn bãi (tiếng đệm: Ăn bừa ăn bãi) 2) Ăn bẩn (ăn hối lộ, Ăn quịt v.v. một cách đê tiện) 3) Ăn bây (cờ bạc: vơ lấy tiền người khác mà đánh, lối đánh cù nhây không hợp lệ) 4) Ăn bòn (ăn mót) 5) Ăn bừa (ăn lung tung, bạ gì ăn nấy, ăn xàm) 6) Ăn cầm chừng (ăn cầm hơi) 7) Ăn cắp (lén lấy của người khác: móc túi chẳng hạn) 8) Ăn chay (ăn hoa quả đạm bạc của Phật giáo đại thừa, tục gọi ăn lạt) 9) Ăn chơi (ăn chơi phóng túng) 10) Ăn chung (khác với ăn riêng ; cờ bạc : ăn thì lấy, thua thì trả) [...]... mười chín (619) chữ Ăn đứng đầu câu hay đầu từ kép (5) ; 2/ Hàng ngàn chữ Ăn hoặc hàm nghĩa Ăn như Hốc, Tọng, Táp, Đớp… nằm trong câu của ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ví dụ : Thợ may Ăn rả, thợ mã Ăn hồ, thợ mộc Ăn giăm khô, thợ rèn Ăn *** sắt v.v Phần 2 này sẽ được đưa ra trong một đề tài khác Để bổ túc cho bài thơ trên của cụ Cô Đào Đào Trọng Đủ, tôi viết tiếp : Chữ Ăn: Cái thú đoạn trường Văn nhân... tơn hoác miệng Ăn-ten: Ăn ở cần kiệm chính liêm… Ăn tục nói phét xứng tên phường chèo ! Ăn phải đũa, ăn theo ai đấy, Ăn bẫm vậy, múa gậy làm sao ? Ăn trăng nói gió tầm phào, Ai Ăn bánh vẽ, lại gào khen ngon ! Ăn ấy ấy hãy còn nhiều lắm, Nhưng mà thôi, Ăn khảnh bấy nhiêu Đủ quyền Ăn nói đôi điều, Chuyển qua Ăn mặc, Ăn tiêu thường thường Ăn là thú đoạn trường nhân thế, Ai Ăn không (2) đặt để lăng nhăng:... tay Ăn tiếp Và xin vui lòng tôn trọng nguyên tắc: 1/ Thể thơ phải là Song thất lục bát (như hai bài thơ Ăn trên) ; 2/ Chỉ dùng 1 lần duy nhất chữ Ăn trong số từ kép hay câu còn lại dưới đây (hoặc tự tìm ra chữ Ăn khác càng hay) 155 chữ đậm trên kia là những chữ đã bị Ăn mất rồi 156) Ăn ảnh (ăn hình: Người mặt rỗ chụp hình dễ ăn ảnh => đẹp hơn ở ngoài) 157) Ăn ba bứa (ăn qua quýt: Có vợ được Ăn ra {ba}bữa,... tối (như trên) 176) Ăn cạ (ăn chằn: chữ dùng trong đánh chắn) 177) Ăn bỏ lờ 178) Ăn bỏ vây 179) Ăn nhả xương, ăn đường nuốt chậm 180) Ăn cám (Chẳng làm được việc gì: Cứ nó thì chỉ có mà Ăn cám) 181) Ăn cám sú (lú lẫn quên sạch kiếp trước) 182) Ăn cám trả vàng 183) Ăn canh cặn 184) Ăn cánh (vào hùa với nhau để kiếm lời, để làm điều bất chính) 185) Ăn cay dễ bưng tai 186) Ăn cầm hơi (ăn cầm... sự sự sinh lắm thế ! 54) Ăn ấy ấy (ăn thứ không nên ăn) 55) Ăn banh (giọng Nam, en panne = bị trục trặc) 56) Ăn bánh vẽ (bị lừa bịp: Quẳng đi cái có khổ vì cái không – Nguyễn Chí Thiện) 57) Ăn báo (ăn báo cô) 58) Ăn bẫm (ăn khoẻ, ăn tham cách thô tục) 59) Ăn bẻo (ăn bớt tiền của người khác một cách nhỏ nhen) 60) Ăn bĩnh (không chịu dam tiền khi thua bạc) 61) Ăn boóng (đi theo người khác để ăn nhờ) 62)... (ăn nhanh, nuốt chửng) 107) Ăn ngữ (ăn chịu, ăn trước trả sau) 108) Ăn người (giành lấy về mình phần lợi hơn người bằng sự tinh ranh ; ức hiếp trù dập người thấp cổ bé miệng) 109) Ăn nhà (ngược lại với ăn tiệm) 110) Ăn nhau (tranh hơn thua, giết nhau) 111) Ăn nhây (Ăn nhây, nói trây) 112) Ăn như hạm (tham ăn quá độ, tham lam quá chừng) 113) Ăn nói (được nói chẳng được ăn: hai thương ăn nói mặn mà có... gió (ba hoa thiên địa) 137) Ăn trầu gẫm (ngậm miếng trầu mà nghĩ ngợi lan man đến việc khác) 138) Ăn trộm (lén lút vô nhà người lấy của, vô công trường, công sở chôm vật liệu) 139) Ăn trước trả sau (có ăn có chịu ; nghĩa bóng: “tiền trãm hậu lễ”) 140) Ăn tục nói phét (thuyết giảng những điều không tưởng) 141) Ăn tươi (nuốt chửng) 142) Ăn uống (nói chung về sự ăn, sự uống) 143) Ăn vã (chỉ ăn thức ăn,... miếng Ăn Ăn kiểu Việt còn hàng trăm thứ: Ăn lua láu, Ăn ngữ, Ăn phần, Ăn đẽo, Ăn tạp, Ăn xàm, Ăn chõm, Ăn boóng, Ăn dầm, Ăn loang Ăn bốc hốt, Ăn hoang, Ăn hổn, Ăn thâm vốn, Ăn ngốn, Ăn tươi, Ăn vã, Ăn vặt, Ăn vòi, Ăn bẻo, Ăn bĩnh, Ăn bồi, Ăn hôi ! Ăn vòng ngoài đố ai chịu được, Thời này thời Ăn trước trả sau Ăn hớt mãi phải Ăn sâu, Ăn vụng được cái no mau, nhớ hoài Ăn cướp dở không tày Ăn trộm, Đã... (gồm102 chữ Ăn kép) (1) Ăn không của dân bằng mánh khoé lưu manh (2) Hoá công Ăn không ngồi rồi nên vẽ vời ra loài vật-người là tác phẩm duy nhất phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có thể sống để Ăn ngon-mặc đẹp, chứ nếu chỉ Ăn để sống, mặc cốt bền thì đâu mà sinh sự sự sinh lắm thế ! 54) Ăn ấy ấy (ăn thứ không nên ăn) 55) Ăn banh (giọng Nam, en panne = bị trục trặc) 56) Ăn bánh vẽ (bị lừa bịp: Quẳng đi cái. .. ăn khác) 314) Ăn giá (đã thuận giá trong mua bán) 315) Ăn già ăn non (ăn già ăn non, cái mồm thỏm lẻm) 316) Ăn giải (đoạt giải) 317) Ăn gian, nói dối 318) Ăn giấy (công chức văn phòng: nghề ăn giấy) 319) Ăn giỗ nắm phần 320) Ăn gió nằm sương (– nằm mưa) 321) Ăn giỗ nói chuyện đào ao 322) Ăn giọng (hợp giọng, giọng ca cô X rất ăn giọng với nhạc của nhạc sĩ Y) 323) Ăn giũa (tiếng chuyên môn nghề bạc: . CA DAO, TỤC NGỮ Chữ Ăn: Cái thú đoạn trường Hàn Lệ Nhân (Sưu tầm, lược soạn) Ăn mới thực văn nhân tài. trăm mười chín (619) chữ Ăn đứng đầu câu hay đầu từ kép (5) ; 2/ Hàng ngàn chữ Ăn hoặc hàm nghĩa Ăn như Hốc, Tọng, Táp, Đớp… nằm trong câu của ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ví dụ : Thợ may. cụ Cô Đào Đào Trọng Đủ, tôi viết tiếp : Chữ Ăn: Cái thú đoạn trường Văn nhân quả khéo Ăn độ thế, Hậu sinh xin Ăn ké lai rai. Trước Ăn chữ, nay trả bài, May ra Ăn mót thêm vài thứ

Ngày đăng: 02/04/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan