Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về ngân hàng.
- Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiến lược hội nhập quốc tế của ngân hàng, có kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng.
- Cải cách tổ chức và hoạt động của NHNN phải phù hợp với cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng- tiền tệ.
- Phát triển đồng bộ và vận hành có hiệu quả thị trường tiền tệ.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại các NHTM theo các đề án đã được chính phủ phê duyệt.
2.2.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Để hỗ trợ Chi nhánh NHNo&PTNT TP Hà Tĩnh thực hiện các biện pháp nêu trên nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Chi nhánh, NHNo&PTNT Việt nam cần:
- Giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay hộ sản xuất, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu để phù hợp với hộ sản xuất đặc biệt là với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng.
- Bắt đầu đưa các khách hàng hộ sản xuất thuộc các dự án, chương trình lớn có vốn được chỉ định của Chính phủ và vốn đầu tư nước ngoài đến với Chi nhánh, giúp Chi nhánh nâng cao năng lực để đáp ứng các nhu cầu vay vốn trên.
- Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh có rất nhiều tổ chức tín dụng hoạt động bao gồm cả NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và các quỹ tín dụng trung ương, NHNo & PTNT Việt Nam cần đưa ra mức lãi suất vay phù hợp, linh hoạt, hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
2.2.3.4. Đối với UBND các cấp và các sở ban ngành địa phương.
Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, phải kiểm tra, giám sát kinh doanh, xác định mức vốn đăng ký phù hợp với quy mô kinh doanh của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của khách hàng. Nếu khách hàng sản xuất kinh doanh không đúng ngành nghề như trong giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép. Có như vậy mới buộc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro đạo đức do khách hàng gây ra.
Chỉ đạo các ngành khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm thú y, giống cây trồng tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về
khoa học kỹ thuật trong việc trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác nhằm không ngừng đẩy mạnh việc tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho các hộ nông dân có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại có hiệu quả.
Các cấp uỷ chính quyền tạo điều kiện tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong Tỉnh, chủ yếu là thị trường hàng nông sản, hàng đặc sản khác. Có được thị trường tiêu thụ vững chắc thì mới kích thích các hộ sản xuất yên tâm bỏ vốn đầu tư khai thác các tiềm năng, thu hút lao động, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và cũng là điều kiện để mở rộng đầu tư của Ngân hàng.
Chỉ đạo ngành địa chính hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ dân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm có giầy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ dân tiếp cận được vốn tín dụng một cách dễ dàng.
Các cấp chính quyền địa phương cần có những chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển với các tiềm năng hiện có, phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn các hộ sản xuất chuyển đổi hướng sang những loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề có giá trị cao
Quan tâm hơn nữa đến tình hình sản xuất của người dân, hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp trong sản xuất. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có kế hoạch tuyên truyền tiến bộ khoa học kỹ thuât, trình độ quản lý, cung cấp con giống, cây giống tốt phù hợp với đặc điểm ở địa phương để hộ sản xuất nâng cao năng suất, sản lượng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nâng cao trình độ dân trí của người dân để họ nắm rõ những thông tin mà Ngân hàng đưa ra, giúp họ hiểu biết hơn và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian qua hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các hộ sản xuất, tăng cơ cấu thương nghiệp dịch vụ, tăng giá trị sản xuất từ các ngành nông nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông nhàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định.
Nhưng thực tiễn vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhiều hộ sản xuất vì nhiều lý do vẫn chưa được vay vốn hoặc vay chưa được kịp thời nên chưa đáp ứng được chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chi nhánh cần phải tìm biện pháp mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay kinh tế hộ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh phát triển. Tuy nhiên muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng các ngành, các cấp, giải quyết các ách tắc khó khăn trong phạm vi ngành mình, cấp mình. Tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng về môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý. Các điều kiện thủ tục vay vốn được đơn giản hóa và thực hiện nhanh chóng là điều kiện để mở rộng tín dụng. Ngoài ra còn phải có sự cố gắng của bản thân các hộ sản xuất vì đây xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, là nơi trực tiếp đưa đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng.
Cho vay hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh là một hoạt động cần thiết để thúc đẩy sản xuất phát triển hoạt động Ngân hàng không những chỉ mang yếu tố hiệu quả kinh doanh đơn thuần mà còn là động lực đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển là công cụ điều tiết tất cả các thành phần kinh tế. Nhằm thúc đẩy sự phát triển hàng hoá nhiều thành phần góp phần thực hiện các mục tiêu của thành phố và của tỉnh đề ra. Với các giải pháp đó được kết hợp đồng bộ thì chắc chắn việc đầu tư kinh tế hộ sẽ được mở rộng và ngày càng nâng cao chất lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng sẵn có, tạo việc làm cho người lao động trong thành phố.
Vì vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư tín dụng hộ sản xuất là điều hết sức cần thiết đối với NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh thành phố Hà Tĩnh nói riêng. Với kiến thức nhận được từ các thầy cô giáo và thực tế thực tập tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh em đã hoàn thành đề tài: " Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh". Tuy nhiên, do trình độ hiểu
biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô trong bộ môn tài chính- ngân hàng, các anh chị đang công tác và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Đặng Thành Cương, thầy đã hướng dẫn tận tình chu đáo, cùng các bác, gì, anh chị ở NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Học viện Tài Chính.
2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Hà Tĩnh, Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011. 3. Nghị định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
30/3/1999.
4. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2010.
5. Quyết định số 666/ QĐ-HĐQT-TDHo về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ngày 15/6/2010.
6. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, Trung tâm đào tạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
7. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
8. Website cña Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n:
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Thời gian: 06/02/2012 đến 23/03/2012
Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh
Lớp: 49B2- TCNH
Trường: Đại học Vinh
Địa điểm thực tập: NHNo&PTNT chi nhánh TP Hà Tĩnh
Người phụ trách: Anh Dương Minh Hà
TT Thời gian Nội dung công việc Địa điểm
1 Tuần 1 (06/2-10/2)
- Bắt đầu làm quen với các phòng trong chi nhánh.
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
- Tìm hiểu đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức của chi nhánh, cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh
2 Tuần 2 (13/02- 17/2)
- Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
- Tìm hiểu hoạt động tại phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh 3 Tuần 3
(20/2- 24/2)
- Quan sát các CBTD tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
- Tìm hiểu quy trình cho vay, các thủ tục cần thiết một khách hàng phải có khi vay vốn Phòng kinh doanh 4 Tuần 4 (27/2-02/3) - Đọc các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp…
- Học cách viết hồ sơ giấy.
- Phụ giúp các anh chi trong phòng viết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản Phòng kinh doanh 5 Tuần 5 (05/3-09/3) - Học cách nhập dữ liệu khách hàng vào máy tính Phòng kinh doanh 6 Tuần 6 (12/3- 16/3)
- Thu thập và tổng hợp tài liệu để viết báo cáo
Phòng kinh doanh 7 Tuần 7
(19/3-23/3)
- Viết hoàn chỉnh báo cáo Phòng kinh doanh