Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, sắp xếp bố trí cán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh (Trang 46 - 48)

cán bộ tín dụng phù hợp với địa bàn.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào yếu tố năng lực và hiệu suất của những ngươì lao động. Mọi tổ chức muốn đạt được mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và các Ngân hàng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp và khác biệt với các công việc khác trong hệ thống, cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng và phải dành nhiều thời gian trao đổi, tiếp xúc, kiểm tra khách hàng của mình. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng rất mật thiết, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một phẩm chất đạo đức, tính liêm khiết và trung thực.

- Ngân hàng cần mở những lớp bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và đi sâu vào một số ngành nghề quan trọng để nâng cao hiểu biết về phương thức kinh doanh, thời vụ… Từ đó có cơ sở xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề, chu kỳ phát triển của từng cây trồng, con giống.

- Xây dựng những tố chất lao động mới của người CBTD, để đảm bảo cho Ngân hàng và hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng và liên tục. Để làm đựơc điều này phải thông qua đào tạo, bồi dưỡng, động viên khuyến khích người lao động. Làm tốt điều này nhà quản trị Ngân hàng sẽ tạo cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động, bởi thông qua đó góp phần nâng cao khả năng nhận thức, trình độ tư duy lý luận, năng lực tiếp thu những kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất công tác với người lao động.

- Cung cấp đầy đủ các phương tiện làm việc, công cụ làm việc và môi trường làm việc thuận lợi cho CBTD. Ở đây, các công cụ và phương tiện làm việc có thể hiểu là các cơ sở quy định về quy trình làm việc hợp lý, hệ thống thông tin được sử dụng triệt để, điều kiện công tác tốt, có sự hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ…

- Phải thực hiện một cách khoa học việc tổ chức công việc, đào tạo, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng; xác định chính xác nhu cầu từng loại nhân lực sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh, tránh xảy ra hiện tượng thừa, thiếu lao động.

- Thúc đẩy và tạo điều kiện phát huy sự cố gắng, sáng tạo của cá nhân CBTD, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể; sử dụng CBTD phải đúng người, đúng việc đồng thời quan tâm đến cả lợi ích vật chất và yếu tố đời sống tinh thần của họ, đảm bảo sự công bằng, kết hợp hài hòa mục tiêu của Chi nhánh với mục tiêu và lợi ích của người lao động;

- CBTD phải có sự am hiểu nhất định, trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hộ sản xuất, từ đó tư vấn, gợi ý và hướng dẫn cho hộ sản xuất sử dụng vốn vay có hiệu quả, từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Điều này cũng củng cố và phát triển quan hệ giữa hộ sản xuất với Ngân hàng, mở rộng lượng tín dụng hộ sản xuất. CBTD vì thế ngoài việc giỏi nghiệp vụ cần phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, tự học tập và trau dồi kiến thức…

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, học tập kinh nghiệm giữa các CBTD của Chi nhánh và CBTD của các Chi nhánh khác trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Trang bị thêm máy móc, thiết bị, công nghệ và đào tạo cách sử dụng để cán bộ dễ dàng hơn khi quản lý hồ sơ vay vốn, tổng kết, làm các báo cáo theo quy định của NHNo&PTNT, theo dõi tình hình khách hàng và tình hình nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu… Số lượng máy tính được trang bị hiện nay ở Chi nhánh đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu sử dụng của cán bộ nhân viên. Tuy vậy, nhiều cán bộ còn sử dụng máy tính chưa cho hiệu quả cao do không

được đào tạo một cách bài bản. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có khoá học đào tạo tin học thích hợp. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng cần mua và trang bị thêm nhiều phần mềm, chương trình mới, thay thế cho những chương trình đã tương đối cũ như hiện nay, nhằm tăng cường hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên tín dụng;

- Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng chung và khách hàng hộ sản xuất trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế, chỉ nên thay đổi cán bộ tín dụng khi có những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của Chi nhánh;

- Thực hiện chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng mà vẫn đảm bảo được khả năng đa dạng hoá đầu tư của ngân hàng để tránh rủi ro, tăng chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tín dụng tạo nền tảng cho việc xây dựng và bảo vệ các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời Chi nhánh cần quan tâm đến việc giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay. Công tác chuyên môn hoá này với Chi nhánh còn hạn chế, chưa được đẩy mạnh. Riêng với tín dụng hộ sản xuất, chưa có cán bộ tín dụng nào chuyên chăm sóc đối tượng khách hàng này, từ đó mà tín dụng hộ sản xuất còn bị xem nhẹ. Chi nhánh vì vậy cần sắp xếp một số cán bộ tín dụng có trình độ, hiểu biết về sản xuất kinh tế hộ để đảm nhiệm chính việc tiếp xúc, phục vụ đối tượng này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP Hà Tĩnh (Trang 46 - 48)