Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
TỤC NGỮCADAOMIỀNNÚIẤNSÔNGTRÀ
Trong văn chương truyền khẩu của dân tộc ta, tụcngữcadao chiếm một vị trí
quan trọng.
Ngoài những câu được phổ biến trong cả nước hoặc được truyền tụng qua
nhiều địa phương, mỗi địa phương lại có những câu tụcngữcadao mang tính chất
đặc thù của địa phương mình. Tính chất đặc thù nầy, hoặc nói lên bản sắc của người
dân địa phương thuộc mỗi vùng, hoặc phản ảnh một số địa danh, đặc sản, nghề
nghiệp, tập quán hoặc ngôn ngữ của từng địa phương.
Tại miềnnúiAnsôngTrà cũng đã sản sinh nhiều câu tụcngữcadao mang
tính chất riêng biệt của mình, hoặc dù không phản ảnh một cách trung thực cá tính địa
phương nhưng trên thực tế lại chỉ được truyền tụng trong địa phương Quảng Ngãi, và
ở một vài địa phương lân cận như Quảng Nam ở phía Bắc và Bình Định ở phía nam
mà thôi.
Có lẽ không một người dân Quảng Ngãi nào lại không biết đến câu tục ngữ:
Quảng Nam hay cãi,
Quảng Ngãi hay co . . .
Đã có nhiều cách giải thích câu tụcngữ nầy, đặc biệt là câu thứ hai nói riêng
về người dân Quảng Ngãi. Có nhiều người cho rằng”co” ở đây là co cụm, co lại, là
không muốn “chuyện bé xé ra to”, là chỉ muốn “dĩ hòa vi quý”. Lại có người cho
rằng”co” ở đây là co cượng, là đôi co, là chỉ muốn phần hơn về mình, không cần phân
biệt phải trái. Cả 2 cách giải thích nầy đều không nêu đúng bản chất của người dân
Quảng Ngãi. Bởi lẽ cả 2 cách giải thích đã chỉ nhằm vào mặt giá trị tiêu cực của từ
“co” mà không đánh giá đúng mặt giá trị tích cực của nó.
Gần nửa thiên niên kỷ sống dưới chế độ phong kiến hà khắc, mấy mươi năm
sống dưới ách thực dân cai trị, người dân Quảng Ngãi đã phải vô cùng khôn ngoan, vô
cùng kiên cường mới có thể tồn tai trong cái xã hội đầy rẫy bất công thời xưa. Cái
chính là tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của người dân Quảng Ngãi mới nói lên
giá trị tích cực đích thực của câu “Quảng Ngãi hay co”.
Thổ ngơi Quảng Ngãi, vùng đất sỏi cây cằn, thuở xưa lắm rừng, nhiều truông,
núi chạy ra gần sát biển, lại thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai khốc liệt đã
hun đúc cho người dân Quảng Ngãi đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu đựng. Chính thổ
ngơi đó đã sinh sản ra câu tụcngữ :
Quảng Ngãi đãi ra sạn.
Bản chất keo kiệt chăng? Bản chất hà tiện chăng? Không phải vậy đâu. Đời
sống “ăn bữa sáng lo bữa tối”, đời sống “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới có miếng ăn,
đã tạo nên đức tính vun quén, tiện tặn của người dân Quảng Ngãi đúng như nhận xét
của các sử quan triều Nguyễn đã ghi trong “Đại Nam Nhất Thống Chí”:
“Quảng Ngãi đất xấu, dân nghèo, tính tình kiệm ước. . .”
“Đãi ra sạn” chính là đức tính kiệm ước đáng khen của người dân Quảng Ngãi
vậy.
Đức tính kiệm ước đó cũng đã tạo cho người dân Quảng Ngãi biết tính toán
một cách khôn ngoan trong cuộc sống hằng ngày:
Bồng em đi dạo vườn cà,
Trái non bỏ mắm, trái già làm dưa.
Làm dưa ba bữa dưa chua,
Để dành ăn cấy, khỏi mua tốn tiền.
Đức tính kiệm ước đóbắt nguồn từ sự cơ cực, tay làm hàm nhai, phải tận dụng
mọi khoảng thời gian để kiếm sống:
Củ lang Đồng Ngổ,
Đỗ phụng Đồng Dinh
Chàng bòn, thiếp mót đổ chung một gùi.
Trong hoàn cảnh sản xuất còn lạc hậu, họ phải biết tận dụng mọi phương tiện,
mọi điều kiện để tăng gia sản xuất, kể cả việc dùng phân người , còn gọi là phân bắc,
để làm phân bón. Dân Cà Đó thuộc xã Đức Lương, quận Mộ Đức làm nghề lượm
phân người đem về bón cho cây thuốc lá. Thuốc lá Cà Đó ngon nổi tiếng, bán ra khắp
tỉnh, ở phía nam còn bán tới Bình Định. Đối với dân Cà Đó, lượm phân người để bón
cho cây thuốc lá là một kinh nghiệm truyền thống và ai muốn nhập cư về đây – làm
dâu hoặc làm rể xứ nầy – phải chịu theo nghề của cư dân ở đây:
Ai về Cà Đó,
Chịu khó xách ki.
Tay cầm đôi đũa, chân đi lòm khòm.
Mỗi địa phương có một số đặc sản tiêu biểu. Những đặc sản nầy thường được
ghi lại qua những câu tụcngữ hay cadao được lưu truyền trong từng địa phương.
Chẳng hạn ở Quảng Nam có câu:
Nem chả Hòa Vang,
Bánh tổ Hội An,
Khoai lang Trà Kiệu,
Thơm rượu Tam Kỳ.
Ơ Khánh Hòa có câu:
Yến sào Hòn Nội,
Vịt lội Ninh Hòa,
Tôm hùm Bình Kha,
Nai khô Diên Khánh.
Thì ở Quảng Ngãi cũng có câu:
Chim mía Xuân Phổ,
Cá bống sông Trà,
Kẹo gương Thu Xà,
Mạch nha Thi Phổ.
Cá bống là một loại thủy sản thường xuất hiện nhiều ở hai con sôngTrà Khúc
và sông Vệ, ngon nhất là cá bống ở vùng con nước bến Tam Thương (Thị xã Quảng
Ngãi). Cá bống kho tiêu là là một nghệ thuật đặc biệt về ẩm thực của người dân
Quảng Ngãi. Thế nên, dù đi bất cứ đâu, khi nhớ về quê nhà, người dân Quảng Ngãi
vẫn thường nhắc đến món ăn “cá bống kho tiêu” nầy:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ món cá bống sôngTrà kho tiêu.
Hay: Đi đâu cũng nhớ Thu Xà,
Nhớ mùi cá bống mặn mà hương tiêu.
Một loại thủy sản khác mang tính chất đặc biệt Quảng Ngãi, đó là “don”. Don
là một loại thủy sản thuộc họ nhà hến, chỉ xuất hiện ở vùng nước chè hai của con sông
Trà Khúc.
Nếu người dân Huế biết dùng con hến để tạo nên món “cơm hến”, một món ăn
đặc biệt của giới bình dân xứ Huế, người dân Quảng Ngãi cũng đã dùng một loại hến
có tên là don, để tạo nên món don, một món ăn đặc biệt của người bình dân miền
Đông Tư Nghĩa và Thị xã Quảng Ngãi. Một so sánh có thể là quá đáng, nhưng thật ra
chỉ nhằm đề cao giá trị đặc biệt của món don mà thôi :
Cô gái lòng son
Không bằng tô don Vạn Tượng !
Và câu cadao sau đây, mang tính hài hước nhằm mô tả cái tài sản đặc biệt của
cô gái bán don :
Có nghèo, có khó cũng lấy con vợ bán don,
Lỡ khi nó chết cũng còn cặp ui !
Dân các quận miền thượng Quảng Ngãi như Trà Bồng, Sơn Hà lại có món
canh nấu bằng rau ranh ( một loại lá cây có vị chua chua) với ốc đá (những con ốc
bám vào các tảng đá nằm ở lòng các khe, suối) :
Rau ranh, ốc đá
Cơm cá nậu nguồn.
Mía là một nông sản quan trọng của Quảng Ngãi. Đến mùa thu hoạch, nông
dân dựng chòi đạp mía nấu đường, mùi thơm ngọt lựng cả một vùng quê thật quyến rũ
:
Đi qua lò mía thơm đường
Muốn vô kết nghĩa cang thường với ai.
Đến mùa đường, người ta biếu xén nhau một tộ đường non, và một tộ đường
non cũng tạo nên nỗi nhớ quê hương :
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ nồi cơm nguội, nhớ siêu nước chè.
Nhớ hồi lên ngựa xuống xe,
Nhớ bát nước chè, nhớ tộ đường non.
Có những câu phản ảnh sinh hoạt hay tập quán địa phương :
Phèng la xóm Bầu,
Trống chầu Thi Phổ,
Mõ gỗ Thuận Yên.
Dân xóm Bầu thuộc xã Đức Thạch, quận Mộ Đức đã dùng phèng la làm hiệu
lệnh để tập trung và cổ võ dân chúng địa phương đi vét kênh mương sau mùa lũ lụt.
Dân Thi Phổ, thuộc xã Đức Vinh (Mộ Đức) đã dùng trống chầu để cổ võ dân chúng
đắp đập, sửa đập vào mùa nước lũ hay báo động mỗi khi con đập bị nước lũ xoang.
Dân Thuận Yên thuộc xã Đức Sơn (Mộ Đức) một xã cận sơn, đã dùng mõ gỗ để xua
đuổi hùm beo mỗi khi chúng xuống làng bắt gia súc hay phá hoại mùa màng.
Hoặc có những câu phản ảnh một tập tục về sinh hoạt thương mại địa phương
:
Chợ phiên ngày bảy, ngày hai
Không đi thì nhớ, đi hoài mỏi chân.
Nhớ ai như nhớ Nghĩa Hành,
Nhớ phiên Tam Bảo không đành không đi !
Chợ phiên Tam Bảo nguyên là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người
Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà.
Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho
đến sau này. Ta không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp
đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức (1848-1883) thì chợ chính thức tọa lạc
tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành) và chợ họp với ngày phiên không thay đổi : ngày
mồng hai và ngày mồng bảy Am lịch mỗi tháng.
Lại có những câu phản ảnh một sự kiện lịch sử và được xem như những câu ca
dao lịch sử, chẳng hạn như :
Tiếc công Bình Định xây thành,
Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa !
Nguyên vào đời vua Tự Đức năm thứ 4 (1851), triều đình cho lập trường thi
Hương đầu tiên tại Bình Định dành riêng cho sĩ tử thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi vào
Bình Thuận. Ba khoa thi đầu tiên sĩ tử Bình Định giành trọn chức thủ khoa, vì thế tại
Bình Định xuất hiện câu cadao :
Tiếc công Quảng Ngãi đường xa,
Để cho Bình Định thủ khoa ba lần.
Để rửa “mối hận” khoa cử này, sĩ tử Quảng Ngãi đã dốc chí dùi mài kinh sử,
và mấy khoa kế tiếp, sĩ tử Quảng Ngãi đã giành cả thủ khoa lẫn á khoa. Vậy là, một
câu cadao khác đã xuất hiện để đáp lại câu cadao “nói khích” của mấy năm về trước
:
Tiếc công Bình Định xây thành,
Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa !
Sự xuất hiện của những câu cadao kể trên dù sao cũng là một động lực tốt
thúc đẩy sĩ tử hai tỉnh cố gắng học hành để chiếm khôi nguyên, mang vinh dự về cho
tỉnh mình.
Hay như câu :
Bao giờ thiện mã qua sông
Thì thôn Mỹ Lại mới không công hầu !
Thôn Mỹ Lại thuộc xã Sơn Mỹ, quận Sơn Tịnh. Đây là quê hương của quan
đại thần Trương Đăng Quế ( 1793-1865) trở về hưu trí, về sau có nhiều người thuộc
dòng họ Trương làm quan to trong triều đình nhà Nguyễn. Đây là câu cadao mang
hình thức sấm truyền, có lẽ do một người nào đó thuộc dòng họ Trương sáng tác
nhằm nói lên lòng tự tôn của dòng họ mình.
Cũng có những câu cadao hay tụcngữ phản ảnh ngôn ngữ địa phương, chẳng
hạn như :
Thuốc ngon chợ Huyện
Giấy quyến Sa Huỳnh,
Nẫu xa thì mược nẫu,
Chớ đôi đứa mình đừng xa.
“Nẫu” chỉ ngôi thứ ba số nhiều, là “những người ấy”, là “chúng nó”, là “họ”
hay “bọn họ”, một từ thường dùng của dân chúng vùng quê xứ Quảng và Bình Định.
Hay như :
Rau ranh ốc đá,
Cơm cá nậu nguồn.
“Nậu” cũng là một từ thường được dùng phổ biến ở vùng quê xứ Quảng và
Bình Định :
[...]... Quán Cơm, Thấy hòn núi Hó Chiều về Đồng Có, Nhìn ngọn núi Tròn Về nhà than với chồng con, Ra đi gan nát, dạ mòn vì đâu ? Trong cadao Quảng Ngãi, người bình dân xứ này thích dùng cái tên nôm na núi Hó” để thay cho cái tên văn vẻ núi Thiên Ấn : Qua chùa núi Hó Thắp bó nhang vàng Xin cho bạn cũ lai hoàn như xưa Vào đến Tư Nghĩa, có những câu : Tư Nghĩa cửa Đại là đây, Gành Hào, núi Quế đá xây nên... Quán Sạn bạn hàng đà nghỉ ngơi Chợ Huyện là chỗ ăn chơi Ngó vô Quán Vịt là nơi hữu tình Trà Câu sao vắng bạn mình Hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng ! Lượng tục ngữcadao chuyên chở những nội dung kể trên được xem là ít so với lượng cadao tình cảm khá phong phú và đa dạng Phong cách giáo dục trong gia đình của cha ông ta ngày xưa rất nghiêm khắc “Yêu cho roi cho vọt” được xem là quan niệm chính... cha ! Và ơn cha nghĩa mẹ lúc nào cũng canh cánh bên lòng : Ơn cha, nghĩa mẹ trìu trìu, Mưa mai lòng sợ, nắng chiều dạ lo Ơn cha núi đất trời Tây, Lai láng nghĩa mẹ nước đầy biển Đông ! Ơn cha trọng lắm ai ơi ! Nghĩa mẹ bằng trời, mang nặng đẻ đau ! Lượng ca dao tình cảm thật phong phú, đa dạng Ngoài những tình yêu dành cho quê hương, dành cho cha mẹ, lượng ca dao nói về tình cảm trai gái đã chiếm... đứng ngồi với anh !” Có bài cadao dài kể toàn địa danh của một vùng rộng lớn dọc theo đường quốc lộ số 1 từ bắc quận Mộ Đức vào đến quận Đức Phổ : Kể từ sông Vệ, chợ Gò Ngó vô Thi Phổ thấy dò Dứt Giây Chợ Đồng Cát buôn bán sum vầy Ngó vô Lò Thổi thấy cây sùm xòa Tú Sơn một đỗi xa xa Ngó vô Quán Sạn bạn hàng đà nghỉ ngơi Chợ Huyện là chỗ ăn chơi Ngó vô Quán Vịt là nơi hữu tình Trà Câu sao vắng bạn mình... hầm Kề tai bạn cũ khóc thầm, Chầu rày quế đã phụ trầm trầm ơi ! “Chầu rày” tức là giờ đây, lúc này đây, nói về hiện tại Đây cũng là một từ mang tính đặc biệt của người dân Quảng Ngãi Có những câu tục ngữ và cadao nhắc đến tên của từng vùng đồng thời nói lên phong cảnh, sản vật, tính chất địalý hay nhân văn của những địa phương đó Ở Bình Sơn có câu : Tiếng đồn Đông Phước nhiều tre, Tham Hội nhiều lúa,... mỏng vỏ đỏ da Ai về Long Phụng theo ta mà về Ai về Long Phụng thì về, Gần sông tắm mát, chợ kề một bên Vào đến Đức Phổ, ta được nghe những câu như : Anh về Mỹ Á chi lâu Để em ôm chiếc thuyền câu một mình Mỹ Á là tên một cửa biển thuộc xã Phổ Xuân Quê em có núi Xương Rồng Có cửa Mỹ Á, có sông Thủy Triều Hay như câu : Đèo nào cao bằng đèo Sơn Cốc, Dốc nào ngược bằng dốc Mỹ Trang Một tiếng em than hai... nào cao bằng đèo Đồng Ngổ, Bộ nào rộng bằng bộ An Ba Thấy anh ăn nói thiệt thà, Muốn vô gầy dựng cửa nhà cùng anh ! Nếu có những cô gái lựa chọn người bạn tình vì “ ý ở biết kính nhường mẹ cha” thì ở đây ta lại thấy các cô đòi hỏi một tiêu chuẩn khác nữa : “ăn nói thiệt thà” Hay nữa như : Anh về đào lỗ trồng cau Cho em giâm ké giây trầu một bên Mai sau cau nọ lớn lên, Trầu kia ra lá đền ơn cho chàng Cau... như : Đi qua lò mía thơm đường, Muốn vô kết nghĩa cang thường với ai Muốn cho trúc nọ kề mai, Núi cao cũng vượt, truông dài cũng qua Tình yêu có một ma lực kỳ lạ Đã yêu nhau rồi thì không có một thử thách nào có thể ngăn cản được bước chân đi tới của người tình : Quế càng già càng tốt, Mía dài đốt càng ngon, Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn, Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng leo Đối với người con... đây là phần còn lại của một bài hát đối đáp nam nữ, vì có giá trị hài hước cao nên còn được lưu truyền riêng đến bây giờ Vào đến Mộ Đức, ta có những câu : Đèo nào cao bằng đèo Đồng Ngổ Bộ nào rộng bằng bộ An Ba Thấy anh ăn nói thiệt thà Muốn vô gầy dựng cửa nhà cùng anh ! Hay như câu : Đồng nào sâu bằng đồng Thi Phổ Thổ nò cao bằng thổ Ba Tơ Em thương anh chín đợi mười chờ Mía kia lên ngọn trổ cờ đã... cạn bày cừ Biển Sa Huỳnh khô tắc em mới từ nghĩa anh ! Tam Quan là tên một cửa biển thuộc miền bắc Bình Định gần giáp ranh với Quảng Ngãi Ở Nghĩa Hành, ta có thể nghe những câu : Đèo nào cao bằng đèo Eo Gió Cỏ nào xanh bằng cỏ Hố Cua Bao giờ cho đến gió mùa, Trèo đèo vượt suối dám đua bạn cùng Hay như : Ngó lên hòn núi Chóp Vung Ngó xuống cánh đồng lúa trĩu những bông Ước gì em chửa có chồng Anh về thưa . TỤC NGỮ CA DAO MIỀN NÚI ẤN SÔNG TRÀ Trong văn chương truyền khẩu của dân tộc ta, tục ngữ ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những. địa danh, đặc sản, nghề nghiệp, tập quán hoặc ngôn ngữ của từng địa phương. Tại miền núi An sông Trà cũng đã sản sinh nhiều câu tục ngữ ca dao mang tính chất riêng biệt của mình, hoặc dù không. câu ca dao mang hình thức sấm truyền, có lẽ do một người nào đó thuộc dòng họ Trương sáng tác nhằm nói lên lòng tự tôn của dòng họ mình. Cũng có những câu ca dao hay tục ngữ phản ảnh ngôn ngữ